Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

 ( Phạm Tiến Duật)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

+ Giúp học sinh cảm nhận được những nét độc đáo cùng h/a những chiếc xe

không kính cùng h/a những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm,

sôi nổi lạc quan, yêu đời.

+ Thấy được đặc sắc NT của bài thơ: Những nét riêng về giọng điệu, ngôn ngữ

trong bài thơ.

 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến, kính trọng những anh bộ đội đã hi sinh cho tổ quốc, tự hào về cha anh mình đi trước. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần lạc quan yêu đời trong cuộc sống.

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về tinh thần hiên ngang, dũng cảm mà lại lạc quan yêu đời của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.

 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mĩ cứu nước.

III. Chuẩn bị:

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 47 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 ( Phạm Tiến Duật)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
+ Giúp học sinh cảm nhận được những nét độc đáo cùng h/a những chiếc xe
không kính cùng h/a những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm,
sôi nổi lạc quan, yêu đời. 
+ Thấy được đặc sắc NT của bài thơ: Những nét riêng về giọng điệu, ngôn ngữ
trong bài thơ. 
 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến, kính trọng những anh bộ đội đã hi sinh cho tổ quốc, tự hào về cha anh mình đi trước. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần lạc quan yêu đời trong cuộc sống.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về tinh thần hiên ngang, dũng cảm mà lại lạc quan yêu đời của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mĩ cứu nước.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi.
+ Kỹ thuật động não: Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình đ/c.
+ Kỹ thuật trình bày một phút;
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + ảnh tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm + Đồ dùng.
 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) 
* Cách 1: Góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước là hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe hiên ngang
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”...
* Cách 2: Trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Bên cạnh hình ảnh những cô nữ thanh niên xung phong anh dũng, chúng ta còn bắt gặp hình ảnh chiến sĩ lái xe vượt qua mưa bom, lửa đạn của quân thù chi viện cho miền Nam thương yêu. Bằng cảm xúc chân thành của người trong cuộc nhà thơ Phạm Tiến Duật viết bài thơ.....
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
SGK trang 132.
- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng tươi trẻ, khoẻ khoắn, tinh nghịch pha chút hóm hỉnh, ngang tàng. Khổ 7, 8 đọc chậm, tâm tình.
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc.
- Tìm hiểu các từ khó :
 + Tiểu đội? ( Đơn vị tính của quân đội như tiểu đội, trung đội, đại đội)
+ Ung dung? (Có cử chỉ, dáng điệu thư thái, nhàn nhã, không vội vàng, không hề lo lắng hay bận tâm gì)
+ Chông chênh? (ở thế không vững chãi vì không có chỗ dựa)
- Học sinh quan sát CT* SGK trang 132.
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- GV treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
Sau khi TN đại học SPI Hà Nội xong, năm 1964...
Trên chiến trường ác liệt không ngừng tiếng bom đạn, ông đã viết nhiều bài thơ mang hơi thở trực tiếp của chiến tranh và được đánh giá là ...
GV: Giọng thơ của PTD mang 1 phong cách rất riêng, không ai giống được. Lời thơ tự nhiên, mộc mạc: “Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh ở Thạch Nhọn?”....
Máy chiếu: Tác phẩm chính
Vầng trăng – Quầng lửa (1970)
Thơ một chặng đường (1971)
ở hai đầu núi (1981)
- Nêu h/c ra đời của bài thơ ?
GV : Đây là 1 trong những bài thơ đặc sắc nhất nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 – 1970 cùng với các bài “Lửa đèn; Gửi em cô thanh niên xung phong ; Nhớ ằ.
Trắc nghiệm : Bài thơ Đồng chí” và “Bài thơ về..” giống nhau ở điểm nào?
a. Cùng viết về đề tài người lính.
b. Cùng viết theo thể thơ tự do
c. Kết hợp giữa a, b. (c)
- Đọc xong bài thơ, gây ấn tượng đầu tiên cho em là hình ảnh nào?
- H/a những chiếc xe không kính được giới thiệu qua những câu thơ nào?
Gv: Câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về những chiếc xe không kính ngộ nghĩnh bởi vì chẳng ai sản xuất xe mà lại không có kính bao giờ.
- Vậy nguyên nhân nào khiến những chiếc xe trở nên như vậy?
- “Bom giật, bom rung” nghĩa là ntn? Từ loại?
(Bom nổ làm chao đảo mọi vật, khiến mọi vật di chuyển, lắc qua lắc lại không theo một hướng nào)
- Qua đó em hình dung ntn về không khí và mức độ cuộc chiến tranh đang diễn ra?
( Vô cùng ác liệt. Người chiến sĩ lái xe luôn phải đối mặt với đạn bom, tử thần luôn rình rập bất cứ lúc nào)
- Đọc đi đọc lại 2 câu thơ đầu, em thấy giọng thơ ntn? 
- Qua đó tác giả đã cho ta biết điều gì?
GV: Đó là những h/a chân thực, chân thực đến trần trụi. Khác với 1 số các nhà thơ cùng thời : Nếu Huy Cận lấy h/a con thuyền – Chế Lan Viên lấy h/a con tàu mang ý nghĩa tượng trưng mĩ lệ, lãng mạn hoá thì h/a xe không kính của PTD đã trở thành 1 h/a độc đáo, độc đáo đến vô cùng.
- Qua việc tập trung miêu tả h/a những chiếc xe không kính độc đáo, tác giả muốn khắc hoạ hình ảnh nào ? 
GV : H/a người chiến sĩ lái xe là h/a trung tâm, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bài thơ. Song h/a các anh được mtả ở các khổ thơ lại có sự khác nhau.
- Học sinh đọc 4 khổ đầu.
- Tư thế người chiến sĩ lái xe được mtả ntn?
- Ung dung” diễn tả 1 tư thế ntn? (Cử chỉ, dáng điệu thư thái, bình tĩnh, khô lo lắng, vội vã gì bất chấp nguy hiểm)
- Nhà thơ đã sử dụng BPNT gì? Cấu tạo của câu có gì đặc biệt?
GV: Tính từ Ung dung” được đặt lên trước cụm CV; Trước cả mệnh đề chỉ nơi chốn buồng lái.
- Qua đó em có cảm nhận gì về tư thế của người chiến sĩ lái xe?
GV: Không có sự tàn phá, huỷ diệt nào lay chuyển được tinh thần các anh. Dộu chiến tranh còn có nhiều gian khổ, hy sinh khó tránh khỏi song các anh không hề né tránh, run sợ. Câu thơ có giọng trang nghiêm như 1 lời thề: Nhìn đất ...
- Ngồi trên chiếc xe không kính, các anh cảm nhận được điều gì?
- gió xoa mắt đắng nghĩa là ntn? (Ngọn gió vỗ về con mắt cay đỏ của các anh vì những đêm thiếu ngủ kéo dài)
- Em cảm nhận ntn về h/a Con đường chạy thẳng vào tim?
GV: Người lính ngồi trong buồng lái phải phơi mặt trước gió sương. Gió thổi thốc vào mặt. TN, sao trời, cánh chim sa ùa cùng tốc độ băng băng của những chiếc xe trên rừng Trường Sơn.
- Cảm nhận này của họ xuất phát từ đâu? Từ nguồn cảm hứng nào ?
GV: Đó là sự phát hiện, cảm nhận đầy thi vị của người lính trước vẻ đẹp bất ngờ của TN.
- Vậy đó là sự cảm nhận ntn với TN? 
- Qua sự cảm nhận thú vị ấy, em hiểu thêm gì về tinh thần các anh trên đường ra mặt trận? (Say sưa, lạc quan, yêu đời)
- Lái xe không kính, người lính lái xe gặp phải những khó khăn nào?
- Bất chấp thử thách, thái độ các anh ntn trước khó khăn bản thân?
 GV: Cái lấm cái bụi, cái ướt át không làm họ khó chịu mà lại trở thành 1 cái cớ để đùa, để cười.
- Cười ha ha? (Cười to hết cỡ, sảng khoái, thoải mái)
GV: Khác hẳn với nụ cười buốt giá trong bài “Đ/c”
- Nhận xét giọng điệu khổ thơ? Tác giả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả thực tại khắc nghiệt?
- Khổ thơ 3 và 4 ngời sáng vẻ đẹp gì của người lính lái xe? Tiếng cười ha ha diễn tả tinh thần ntn?
- Tác giả đã ghi lại và tái hiện h/a nào về các anh? Tìm chi tiết?
GV: Đoạn thơ tái hiện cuộc sống sinh hoạt, sự hình thành của tiểu đội xe không kính.
- “Trong bom rơi”? (Từ trong chiến trường, từ trong mất mát hy sinh ...)
- Bắt tay? (Thể hiện tình đ/c, đồng đội, đoàn kết)
- Chông chênh” diễn tả 1 tư thế ntn? (Không chắc chắn, không vững chãi ...)
- Qua 2 khổ thơ, em cảm nhận được điều gì về tình đ/c đồng đội của các anh?
- Học sinh đọc khổ cuối.
- Nhịp điệu 2 câu đầu và 2 câu cuối đạon thơ này có gì đặc biệt?
GV: 2 câu đầu – Dồn dập, lời thơ trúc trắc như 1 khúc quơ rẽ ngoặt 
 2 câu cuối – Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ru, liền mạch thơ.
- Từ không có kính, tác giả đã mở ra những cái không nào của đoàn xe?
- BPNT?
- Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
GV: Khép lại 3 cái không để mở ra 1 cái có. Đó là cái gì?
- Trái tim” chỉ ai? BPNT?
- Vậy điều gì đã làm nên sức mạnh cho người chiến sĩ lái xe?
GV bình: Chiếc xe, đoàn xe chuyển bánh không phải vì động cơ máy móc nữa mà vì trái tim y/n, khát vọng giải phóng miền Nam. Câu thơ cuối khảng định quyết tâm giải phóng miền Nam không gì lay chuyển nổi bởi t/y dành cho miền Nam đi trước về sau” là sức mạnh vô song. Bộ não của xe chính là tấm lòng người chiến sĩ. Chiếc xe trở thành 1 cơ thể sống. Trái tim gan góc, kiên cường, lạc quan, yêu đời, chan chứa yêu thương chính là người chiến sĩ lái xe.
- Nêu những nét đặc sắc NT của bài thơ?
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của h/a người chiến sĩ lái xe trong bài thơ?
a. Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm.
b. Tràn đầy niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ.
c. ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
d. Cả 3 ND trên. (d)
GV: Tác giả ca ngợi h/a ... với lòng y/n cháy bỏng. Đó là phẩm chất thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ.
10’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích :
 a. Tác giả (1941 – 2007)
- Quê: Thanh Ba – Phú Thọ.
- Năm 1964 tham gia quân đội hoạt động trên tuyến đường TSơn.
- Nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
- Thơ ông thường tập trung thể hiện hình tượng người lính và h/a cô TNXP.
- Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch.
* Tác phẩm chính
b. Tác phẩm :
Sáng tác 1969 in trong tập Vầng trăng – Quầng lửa (1970).
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1. Thể loại:
- Thể tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần.
 2. Phân tích
 a. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Không có kính ...
Bom giật bom rung ...
=> ĐT mạnh;
Lời thơ đặc biệt, câu thơ gần văn xuôi, giọng thản nhiên:
Giới thiệu và giải thích nguyên nhân những chiếc xe không kính.
b. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
 * Khổ 1,2,3,4:
- Tư thế: Ung dung
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=> NT điệp từ, đảo ngữ:
Tư thế hiên ngang, tự tin, bình tĩnh, kiêu hãnh.
- Cảm nhận:
.. gió xoa mắt đắng
.. con đường chạy thẳng vào tim.
 sao trời cánh chim 
Như sa như ùa ...
=> Cảm hứng hiện thực + Cảm hứng lãng mạn:
Cảm nhận thân mật, gắn bó, giao hoà với vẻ đẹp của TN.
- Khó khăn: tuôn, xối, phun.
- Thái độ: phì phèo, cười ha ha.
=> Giọng thơ tinh nghịch, mới mẻ, bình thản + Lặp cấu trúc; ĐT mạnh; H/a so sánh:
Thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm – Tinh thần lạc quan, tươi trẻ.
* Khổ 5, 6: Gia đình người chiến sĩ.
 tiểu đội, bạn bè, bắt tay, chung bát đũa, võng mắc chông chênh..
=> Niềm vui ấm áp của tình đ/c đồng đội gắn bó keo sơn.
* Khổ cuối: ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
 Không đèn
Không kính Không mui
 Thùng xước 
=> NT liệt kê:
Nhấn mạnh sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh.
- Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> NT đối lập + H/a hoán dụ:
ý chí quyết tâm, bầu nhiệt huyết sục sôi, tinh thần chiến đấu tất cả vì miền Nam ruột thịt.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Xây dựng h/a những chiếc xe không kính độc đáo.
- Ngôn ngữ gần lời nói, giọng thơ phóng khoáng, nghịch ngợm, ngang tàng.
4. Củng cố – Luyện tập (1’) So sánh h/a anh bộ đội thời chống Pháp trong bài thơ “Đ/c” với h/a người chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ trong bài thơ này?
5. Hướng dẫn học (1’) 
- Học ND bài. Học thuộc lòng bài thơ. 
- Ôn lại toàn bộ KT về phần VH trung đại VN. Tiết 48 kiểm tra văn học 45’.
 .............................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tho ve tieu doi xe Hai.doc