Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Biên Giới

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Biên Giới

Tiết: 1+2 Văn học: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ND: Lê Anh Trà

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1/ Kiến thức: Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thah cao và giản dị

 2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm

 3/ Thái độ: Giáo dục HS từ lòng kính yêu tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác

II/ Chuẩn bị:

 GV: soạn giảng tài liệu tham khảo, bảng phụ

 HS: Đọc văn bản, tìm hiểu câu hỏi SGK

III/ Phương pháp:

 Phát vấn, thảo luận, gợi tìm

IV/ Tiến trình:

 1/ Ổn định:

 Kiểm diện HS

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 (GV giới thiệu sơ lược chương trình ngữ văn 9)

 

doc 185 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1+2 Văn học: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
ND: Lê Anh Trà
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức: Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thah cao và giản dị
 2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm
 3/ Thái độ: Giáo dục HS từ lòng kính yêu tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác
II/ Chuẩn bị:
 GV: soạn giảng tài liệu tham khảo, bảng phụ
 HS: Đọc văn bản, tìm hiểu câu hỏi SGK
III/ Phương pháp:
 Phát vấn, thảo luận, gợi tìm
IV/ Tiến trình:
 1/ Ổn định: 
 Kiểm diện HS
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 (GV giới thiệu sơ lược chương trình ngữ văn 9)
 3/ Bài mới:
 * GV giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc cho HS
 - HS đọc tiếp theo
GV nhận xét cáchđọc
 HS đọc chú thích, GV diễn giảng những từ cơ bản
GV chuyển ý
 Văn bản trên chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
 HS chia làm 2 đoạn
Đ1: Trong cuộc đời  hiện đại -> sự tiếp thu nhân hoá nhân loại
Đ2: còn lại (lối sống của Bác)
GV nhận xét chốt
Hoạt động 2
* HS chú ý đoạn 1 (sgk) đọc thầm
GV hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 
 Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
(Nếu HS trả lời không được GV đặt câu hỏi gợi mở)
 Do đâu mà Bác có điều kiện tiếp thu vốn tri thức văn hoá sâu rộng như thế? 
HS : Do Bác đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá phương Đông, phương Tây
 Vì sao Bác lại có được vốn tri thức sâu rộng như thế?
GV: cho HS thảo luận chung (2’)
- Gọi 1 – 3 HS trình bày ý kiến
- GV nhận xét chốt ý
GV diễn giải – nhấn mạnh ý
 Sự tiếp thu nền văn hoá thế giới của Bác là sự tiếp thu thụ động hay là có chọn lọc?
HS: Người đã tiếp thu 1 cách chọn lọc
- GV diễn giải: Điều quan trọng ở Bác là sự tiếp thu sáng tạo không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động mà phải có sự chọn lọc, mạnh dạn phê phán cái tiêu cực
GV liên hệ 2 câu thơ của Bằng Việt
“ Một con người gồm Kim, Cổ, Tây, Đông
 Giàu quốc tế đậm Việt Nam từng nét”
* GV liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng HS
 + Cách ăn mặc
 + Cách nói năng
GV chuyển ý sang nội dung thứ 2 
* GV cho HS đọc đoạn 2 (còn lại)
 Lối sống bình dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào?
HS: Giản dị ở nơi ở, nơi làm chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao như cảnh làng quê thân thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẽn vẹn vài phòng tiếp khách là nơi họp bộ chính trị, nơi làm việc
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su thô sơ
- Cách ăn uống: dân dã, đạm bạc
GV: Diễn giảng, nhấn mạnh các điểm trọng tâm
 Từ xưa đến nay không có 1 vị lãnh tụ chủ tịch nào mà có lối sống giản dị như Bác
GV kể mẫu chuyện về Bác
GV liên hệ lối sống của Nguyễn Trãi khi về Côn Sơn
 Em hiểu gì về 2 câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
HS phát biểu
 Vì sao có thể nói lối sống của Bác kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
* HS thảo luận nhóm (3’)
GV gọi đại diện 4 nhóm trình bày
GV chốt ghi bảng
- GV nhấn mạnh: Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổcủa những con người tự vui trong hoàn cảnh nghèo khó, hay theo lối nhà tu hành. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá
- Đây là cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẫm mỹ, cái đẹp là cái giản dị tự nhiên
 Để làm nổi bật vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì?
GV cho HS thảo luận (2’)
GV có thể gợi ý 
 Trong văn bản nghị luận yếu tố nào là quan trọng nhất?
 Lí lẽ dẫn chứng
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả?
 Dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ linh hoạt
Hoạt động 3
*GV hướng dẫn HS tổng kết lại nội dung nghệ thuật
 Qua những điều đã phân tích em hãy nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
GV cho HS phát biểu ý kiến
GV chốt ý 
 Nêu ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
 Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh mổi HS chúng ta cần học tập và rèn luyện như thế nào?
HS phát biểu: cần hoà nhập với khu vực quốc tế, nhưng phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
GV giáo dục tư tưởng HS
*HS đọc ghi nhớ – GV chốt
I/ Đọc – hiểu chú thích
 1/ Đọc
2/ Chú thích
 (SGK)
3/ Bố cục
II/ Đọc – phân tích văn bản
 1/ Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Bác đi qua nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá phương Đông, phương Tây
+ Nắm vững ngôn ngữ giao tiếp
 + Qua công việc lao động mà học hỏi
- Người đã tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài trên nền tảng văn hoá dân tộc
 2/ Lối sống của Bác
- Giản dị
 + Nơi ở, nơi làm việc nhà sàn nhỏ bằng gỗ vẽn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
 + Trang phục: đơn giản, thô sơ
+ Ăn uống đạm bạc
- Thanh cao
 + Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời
=> Vừa giản dị, vừa thanh cao vĩ đại
- Nghệ thuật
 + Lập luận chặt chẽ
 + Dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ linh hoạt
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ
 4/ Củng cố và luyện tập:
 GV khuyến khích HS sưu tầm kể những mẫu chuyện về Bác
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Soạn bài mới: các phương châm hội thoại
 + Phương châm về lượng
 + Phương châm về chất
V/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3 Tiếng Việt
ND: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và chất
 + Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
 2/ Kỹ năng: Rèn năng lực sử dụng ngôn từ trong giao tiếp
 3/ Thái độ: giáo dục HS tính trung thực trong giao tiếp
II/ Chuẩn bị: 
 GV: Soạn giảng, bảng phụ
 HS: Xem trước bài, trả lời câu hỏi SGK
III/ Phương pháp: 
 Phát vấn, gợi tìm, thảo luận
IV/ Tiến trình:
 1/ Ổn định lớp: KDHS
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV thông qua
 3/ Bài mới:
 GV giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đoạn đối thoại trong sgk (mục 1)
HS quan sát và đọc – trả lời câu hỏi
 Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng được điều mà An muốn biết không?
HS: không
 Vì sao?
HS: điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể như bể bơi, sông, hồ,
 Như vậy cầ trả lời như thế nào cho đúng?
HS: nơi, địa điểm nào?
 Vì sao chúng ta cần trả lời như vậy?
 Vì như vậy mới đảm bảo nội dung câu nói và đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp
 Qua đó em rút ra bài học gí trong giao tiếp?
 HS trao đổi nhóm
 Khi giao tiếp nói đúng nội dung
*HS đọc mục 2 “truyện cười”
 Vì sao truyện lại gây cười?
HS: các nhân vật khoe khoan nói thừa điều đáng ra không nên nói
 Như vậy anh tìm lợn và anh có áo mới cần hỏi và trả lời như thế nào cho đúng?
HS đọc lại câu hỏi của anh tìm lợn và câu trả lời của anh có áo mới
 Qua truyện này em cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
HS: khi giao tiếp cần nói đúng nội dung, câu nói không thiếu cũng không thừa
GV chốt mục ghi nhớ
Hoạt động 2
GV treo bảng phụ truyện cười
*HS đọc
 truyện gây cười ở chi tiết nào?
HS: truyện gay cuời ở chi tiết 2 anh chàng nói quá sự thật (1 quả bí to bằng cái nhà, 1 cái nồi to bằng cả cái đình làng)
 Qua truyện cười này phê phán điều gì?
HS: phê phán tính nói khoác
 Nói như thế nào gọi là nói khoác?
HS: nói không đúng sự thật
*GV liên hệ thực tế
 nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
HS: không
GV chốt ý 
 Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thục nói phải có cơ sở
Gọi HS đọc ghi nhớ 2
GV chuyển ý 
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm BT
 HS đọc yêu cầu BT1
GV ghi câu a, b lên bảng phụ
HS trả lời tại chổ
GV diễn giảng
*HS đọc yêu cầu BT2
GV hướng dẫn chia nhóm thảo luận
HS đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét chốt
*HS đọc BT3: phương châm hội thoại nào không được tuân thủ
I/ Phương châm về lượng:
1/ Đoạn hội thoại
 - Ba chưa trả lời đúng nội dung câu hỏi của An
- An muốn hỏi là địa điểm
- Truyện cưới “lợn cưới áo cưới” 
*Ghi nhớ 1
II/ Phương châm về chất:
 - Truyện cười “quả bí khổng lồ”
 - Phê phán tính nói khoác
*Ghi nhớ 2
III/ Luyện tập:
 1/ Bài tập 1:
a.Thừa cụm từ : nuội ở nhà
Vì: tø gia súc đã bao hàm từ nuôi ở nhà
b.Cụm từ: có 2 cánh
Vì: tất cả loài chim đều có 2 cánh
 2/ Bài tập 2:
a.Nói có sách
b.Nói dối
c.Nói mò
d.Nói nhăng, nói cuội
e.Nói trạng
- câu a tuân thủ phương châm về chất
- câu b,c,d,e không tuân thủ
 3/ bài tập 3:
- Vi phạm phương châm về lượng
 4/ Củng cố và luyện tập:
 HS nhắc lại 2 ghi nhớ
 GV khắc sâu kiến thức
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Học thuộc nội dung ghi nhớ
 Làm bài tập 4, 5/ 11
 Soạn bài “ Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”
V/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 4 Tập làm văn
ND: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức: Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn
 2/ Kỹ năng: Biết cách đưa một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
 3/ Thái độ: Giáo dục HS ý thức trong việc sử dụng
II/ Chuẩn bị:
 GV:Soạn giảng, bảng phụ
 HS: Xem lại kiến thức cũ, sgk
III/ Phương pháp:
 Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
IV/ Tiến trình:
 1/ Ổn định tổ chức: KDHS
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV đặt câu hỏi xung quanh lí thuyết về văn bản thuyết minh
 3/ Bài mới:
 GV giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức văn bản thuyết minh ơ ... biểu
GV nhận xét
 HS đọc BT2
 Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp
GV gợi ý
I/ Các phương châm hội thoại
1/ Sơ đồ: SGK
2/ Bài tập 2
II/ Xưng hô trong hội thoại
1. Anh - em
quý bà, quý cô
2. Xưng khiêm hô tôn: người nói tự xưng mình 1 cách khiếm nhường, gọi người đối thoại 1 cách tôn kính
VD: - Bệ hạ
 - Bần tăng
3. Từ ngữ xưng hô đa dạng, phong phú
-Căn cứ vào tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao)
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Trực tiếp: Nhắc lại nguyên vẹn lời của người khác
-Gián tiếp: Nhắc lại lời hay ý của người khác không cần nguyên vẹn
* Giống: cùng dẫn lại lời của người khác
2. Bài tập 2: 
 VBT
4/ Củng cố và luyện tập:
 GV khắc sâu kiến thức HKI
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị kiểm tra tiếng việt
V/ Rút kinh nghiệm:
Con – chú
Bần tăng – bệ hạ
4/ HS kể
* Củng cố: 
GV thu bài
* Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Ôn lại phần văn học “Thơ truyện hiện đại Việt Nam”
- Kiểm tra 1 tiết
V/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 75 KIỂM TRA THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
ND: 
I/ Mục tiêu : 
 1/ Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức thơ, truyện hiện đại Việt Nam, thông qua đó giúp HS nắm vững hơn kiến thức
 2/ Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành 
 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực khi làm bài 
II/ Chuẩn bị:
 GV: Ra đề kiểm tra
 HS: Xem lại kiến thức đã học, giấy, bút
III/ Phương pháp:
 Thực hành
IV/ Tiến trình:
 GV ghi đề lên bảng
ĐỀ
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
 1/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào năm nào?
 a. 1946 b. 1947 c. 1948
 2/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác bằng thể thơ gì?
 a. Tự do b. Tám chữ c. bảy chữ 
 3/ Giá trị nghệ thuật của bài thơ về tiểu đội xe không kính được tạo nên từ những điểm nào?
 a. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận
 b. Giọng điệu ngang tàng
 c. Ngôn ngữ tự nhiên
 d. Tất cả đều đúng
 4/ Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được viết trong hoàn cảnh nào?
 a. Khi đang công tác ở xa
 b. Khi đang học tập ở nước ngoài
 c. Khi đi thực tế
Tiết: 76, 77 CỐ HƯƠNG
ND: (Lỗ Tấn)
I/ Mục tiêu : 
 1/ Kiến thức: Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc của xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
 + Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương. Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
 2/ Kĩ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt, phân tích truyện
 3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, trân trọng tình bạn
II/ Chuẩn bị:
 GV: Soạn giảng, chân dung tác giả 
 HS: SGK, hệ thống câu hỏi 
III/ Phương pháp:
 Đọc diễn cảm, phân tích, gợi mở, tóm tắt tác phẩm
IV/ Tiến trình:
 1/ Ổn định lớp: KDHS
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV không kiểm tra chỉ giới thiệu sơ lược một số tác phẩm văn học nước ngoài được học
3/ Bài mới:
 GV giới thiệu bài 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV cho HS đọc chú thích * 
 Nêu những nét chính về tác giả Lỗ Tấn? 
 Tên lúc nhỏ là Chu Thụ Nhân, là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ
-Có sự nghiệp văn học đồ sộ và đa dạng về thể loại 
 Em hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm? 
HS: Truyện ngắn có yếu tố hối ký chứ không phải là hồi ký
-Phương thức biểu đạt chính: tự sự 
-Truyện được kể theo ngôi thứ nhất
GV lưu ý: Giúp HS không nên đồng nhất nhân vật “tôi” là tác giả
 HS chú ý từ khó SGK GV giải thích
 GV: HS đọc ở nhà
 Căn cứ vào trình tự thời gian chuyền về thăm quê của nhân vật “tôi” em hãy phân chia bố cục?
 3 phần
-Từ đầu .sinh sống -> trên đường về quê
-Tiếp theo .. như quét -> những ngày ở quê
- Còn lại: trên đường rời quê
 GV gọi HS tóm tắt tác phẩm GV khuyến khích cho điểm
GV nhận xét và tóm tắt lại tác phẩm 1 cách ngắn gọn 
Hoạt động 2 
GV căn cứ vào diễn biến tâm trạng nv tôi để phân tích
 HS đọc thầm đoạn 1
 Nhân vật tôi trở về quê trong hoàn cảnh nào? Vào thời điểm nào? Mục đích của chuyến về quê lần này?
 Trên đường về quê nhân vật tôi đã cảm nhận như thế nào về quê hương?
 Em có nhận xét gì về cách miêu tả?
 Miêu tả kết hợp kể, tả theo kiểu hồi ức -> tâm trạng nhân vật? 
 Đó là tâm trạng như thế nào?
GV có thể kẻ bảng so sánh cho HS thấy rõ sự thay đổi của quê hương 
GV chuyển ý
*HS chú ý đoạn 2
 Khi trở về quê tôi đã gặp những cảnh gì?
HS tìm đọc
 Ở quê tôi đã gặp những ai?
 Mẹ, cháu Hoàng, chị 2 Dương, Nhuận Thổ
 Vì sao khi tôi gặp me, mẹ rất mừng nhưng xen lẫn nổi buồnï?
 Buồn vì sắp phải rời quê
 Còn thím 2 Dương là người ntn? Tôi có nhận ra chị khi gặp không?
 Thím 2 Dương là người phụ nữ đẹp nhất vùng nhưng sau 20 năm tôi không còn nhận ra chị nữa
 Vì sao tôi không nhận ra chị?
 Chị thay đổi nhiều về diện mạo
 Tìm những chi tiết nói lên sự thay đổi đó?
 Lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, chân bé tí giống hệt chiếc compa
 Ngoài sự thay đổi về diện mạo ở chị còn thay đổi điều gì nữa?
 Tính cách thay đổi
 Chứng minh về sự thay đổi trong tính cách? 
 Giọng nói đầy sự châm chọc, cạnh khoé
-Tham lam, ích kỉ “giật đôi bít tất, đổ tội cho Nhuận thổ ”
 Em có nhận xét gì trước sự thay đổi ấy?
 Thím 2 Dương trở thành người đanh đá, thay đồi ghê gớm, hoàn toàn 
I/ Đọc tìm hiểu chung văn bản 
1/ Tác giả – tác phẩm
(Xem SGK)
2/ Từ khó
(SGK)
3/ Đọc, tìm bố cục và tóm tắt văn bản
- Bố cục: 3 phần
*Tóm tắt
II/ Đọc –tìm hiểu văn bản
1/ Trên đường về thăm quê
-Thời tiết đang độ giữa đông – trời nám giá lạnh
-Từ biệt làng quê
-Quê hương tiêu điều hoang vắng
-Tâm trạng: buồn, xót xa
2/ Những ngày ở quê
*Cảnh và con người ở quê
+ Cảnh: hoang vắng, hiu quạnh -> buồn
+ Người: 
 -Mẹ mừng rỡ nhưng xen lẫn nổi buồn
*Thím hai Dương
-Trước kia: đẹp, quyến rũ “Tây Thi đậu phụ”
-Bây giờ: tiều tuỵ. Xấu xí giống hệt chiếc compa
-Tính cách: tham lam, ích kỉ, đanh đá 
 4/ Củng cố: ( 5’)
Cho học sinh đọc lại đoạn truyện 
Nhắc lại tình hình của Nhuận Thổ sau 20 năm xa cách
 5/ Dặn dò: ( 1’)
Học phần phân tích trên lớp
Đọc phần tác phẩm còn lại -> tiết học sau để tìm hiểu cảm xúc của nhân vật tôi
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Tiết: 78 CỐ HƯƠNG
ND: (Lỗ Tấn)
I / MỤC TIÊU:
Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội củ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “ Cố hương” việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhiễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
Lòng yêu quê hương của mình
II / CHUẨN BỊ: 
GV: Đọc tác phẩm - Soạn giáo án 
HS: Đọc tác phẩm +chuẩn bị câu hỏi theo sự hương dẫn của giáo viên ở tiết trước
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phương pháp gợi tìm, qui nạp, hoạt động nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra: 
3/Bài mới: 
Giới thiệu bài: “Cố hương” (tt)
Hoạt Động của thầy và trò
Nội dung 
¯Hoạt động 3: Phân tích nhân vật “tôi”
*Chỉ ra những câu văn trực tiếp thể hiện suy nghĩ cảm xúc của nhân vật “tôi” trước cảnh và người ở quê hương?
*Trong trí ức của nhân vật “ tôi”Chị hai Dương là nàng Tây Thi đậu phụ, cách gọi ấy có nghĩa là gì?
*Những thay đổi ấy tạo ra một con người như thế nào?
*Khi rời cố hương cảm xúc của nhân vật tôi biểu hiện như thế nào?
*Vì sao khi rời cố hương nhân vật tôi cảm thấy là không chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt?
-HS: Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn xa lạ từ cảnh vật đến con người 
*Khi rời cố hương, nhân vật “Tôi” đã mong ước điều gì?
*Vì sao khi mong mỏi có đổi mới cho cố hương thì nhân vật “ tôi” lại nghĩ đến con đường đi mãi thì thành?
-HS: Mọi thứ trong cuộc sống có sẳn nhưng bằng cố gắng và sự kiên trì con người có tất cảvà ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc 
sống nghèo hèn.Ông tin tưởng con cháu sẽ mở đường ấm no hạnh phúc cho quê hương
¯Hoạt động 4: HD hs tổng kết nội dung nghệ thuật của truyện
ÙGọi hs đọc ghi nhớ SGK / 219
2/ Những cảm xúc và suy nghĩ của “tôi”
 a/ Những ngày ở quê:
- Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Dương – Nhuận Thổ
Trong trí ức 
Hiện tại
-Là người phụ nữ đẹp người đẹp nết > tạo ra con 
thân thiệt 
-Xấu toàn diện cả hình dạng lẫn tính người xấu xí, tham lam, lưu manh mất hết vẽ lương thiện của người nhà quê 
-Điếng người trước lời chào của NT
-Xót xa cho gia cảnh của NT
=> Buồn, đau xót trước sự sa sút của những người nơi quê hương
 b/Khi rời cố hương
-Lòng không chút lưu luyến, cảm thấy ngột ngạt lẽ loi
-Mong cho con cháu không phải khốn khổ mà đần độn như NT.. chúng nó cần phải sống cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từøng được sống . Đó là một làng quê tươi đẹp, con người đối xử nhau thân thiện tử tế
-Hình ảnh con đường là một biểu hiện một miền tin và sự đổi thay xh, tìm đường đi mới cho người dân trong những năm đầu thế kỷ XX
IV/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK / 219
 4/ Củng cố: ( 5’)
Đọc truyện cố hương em cảm nhận được điều gì?
HS: *Cảnh vật tiêu điều, xơ xác
 	 *Con người già nua xấu xí nghèo hèn và xa lạ với nhau
Em sẽ học được gì trong cách kể chuyện của Lê Tấn?
HS:Muốn kể chuyện hay về làng quê phải am hiểu cuộc sống ở làng quê. Tấm lòng chân thành đối với quê hương, Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong kể chuyện
 5/ Dặn dò: ( 1’)
Học kỹ bài để nắm được đặc điểm nghệ thuật kể chuyện và ý nghĩa lớn lao trong tư tưởng nhà văn
Chuẩn bị tốt tiết “Trả bài tập làm văn số 3”
V/ RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 THUY.doc