Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 19 năm 2009

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 19 năm 2009

Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. Đọc - hiểu văn bản:

I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 + Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 + Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận trong việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK- NV9/tập 2+ bài soạn của HS.

3. Bài mới: Thời phong kiến, học trò trong những ngày đầu tiên cắp sách đến trường đều phải thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền:

“Thiên tử trọng hiền hào Vạn ban giao hạ phẩm

 Văn chương giáo nhĩ tào Duy hữu độc thư cao”

(Nghĩa là: Nhà vua coi trọng người hiền đức. Văn chương giáo dục con người.Trên đời mọi nghề đều đều thấp kém. Chỉ có đọc sách là cao quý nhất. Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, vẫn còn lại một sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quý, nó làm cho con người trở nên cao quý hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về việc đọc sách mà văn bản “ Bàn về đọc sách của “ Chu Quang Tiềm là một minh chứng.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 19 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỌC KỲ II 
Tuần 19
Từ ngày (07 - 01 g 12 - 01 - 2009)
Tiết 91,92 
Văn bản: 	BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm)
A. Đọc - hiểu văn bản:
I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS:
	+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	+ Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận trong việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II/ Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK- NV9/tập 2+ bài soạn của HS.
Bài mới: Thời phong kiến, học trò trong những ngày đầu tiên cắp sách đến trường đều phải thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền:
“Thiên tử trọng hiền hào	Vạn ban giao hạ phẩm
 Văn chương giáo nhĩ tào	Duy hữu độc thư cao”
(Nghĩa là: Nhà vua coi trọng người hiền đức. Văn chương giáo dục con người.Trên đời mọi nghề đều đều thấp kém. Chỉ có đọc sách là cao quý nhất. Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, vẫn còn lại một sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quý, nó làm cho con người trở nên cao quý hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về việc đọc sách mà văn bản “ Bàn về đọc sách của “ Chu Quang Tiềm là một minh chứng.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
--Dựa vào chú thích*/6 hãy giới thiệu về t.giả Chu Quang Tiềm?
àBút danh Mạnh Tực, Mạnh Thạch, người Đông Thành, tỉnh An Huy. Năm 1916, thi vào khoa Văn học, Trường Cao đẳng Sư phạm Vũ Xương, năm sau vào Đại học Hương cảng, học ngôn ngữ và văn học Anh, Sinh vật học, Tâm lí học, Giáo dục học. Năm 1922, làm giáo viên trung học Thượng Hải. Năm 1925 ông thi vào đại học Ê-đin-bớc (Edimburg) nước Anh,1929 tốt nghiệp.Ông lại thi vào đại họcLuân đôn, đồng thời ghi danh vào đại học Pa-ri rồi sau thi vào Đại họcXtra-xbuốc(Strasbourg) nước Pháp, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ. Năm 1933 về nước giảng dạy tại các trường đại học Bắc Kinh, Tứ Xuyên,Vũ Hán.Ông từng làmViện trưởng ViệnVăn học Đại học Bắc Kinh.Sau 1949, Là Giáo sư Đại học Bắc Kinh, Uỷ viên Chính phủ Hiệp thương chính trị Trung ương bốn khoá,Hội trưởng Hội nghiên cứu mĩ học Trung Quốc, Uỷ viên thường trực Hội Nghiên cứu văn học nước ngoài của Trung Quốc,
 Tác phẩm tiêu biểu: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ
 Trong những công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách.
--Cho biết xuất xứ của văn bản “ Bàn về đọc sách” ?
à Gv nói thêm:+ văn bản() này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
 +Đây là một tác phẩm dịch,ta không nên quá sa đà vào phân tích ngôn từ mà nên chú ý tới nội dung, tới cách viết giàu hình ảnh, sinh động. dí dỏm.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản:
+ Gv h.dẫn cách đọc: đọc chậm, rõ ràng các ý, đảm bảo tính hệ thống của lập luận trong bài viết. Nhấn mạnh câu chủ đề mở đầu các đoạn.Chú ý câu văn, đoạn câu có hình ảnh so sánh, sinh động, châm biếm, dí dỏm.
+ Gv đọc mẫu đoạn văn I, II, rồi cho 2 hs đọc tiếp.
--Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
à Nghị luận.
--Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
àBài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay và cách lựa chọn sách cần đọc; cách đọc ntn cho hiệu quả.
--Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
àBa luận điểm cơ bản:
+Luận điểm 1 (2 đoạn văn đầu): khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách.
+ Luận điểm 2 (ĐV thứ 3): cái khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Luận điểm 3 (3 ĐV cuối): bàn về P2 đọc sách( cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc ntn cho hiệu quả).
Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
à Chặt chẽ theo một bố cục hợp lí.
* GV hướng dẫn HS phân tích luận điểm 1: 
+ Cho HS đọc lại luận điểm 1.
-- Qua lời bàn của CQT, em thấy sách có tầm quan trọng ntn? 
+ Sách có tầm quan trọng lớn lao trên con đường phát triển của nhân loại, vì:
 - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
-- Việc đọc sách có ý nghĩa gì? 
- Đọc sách là con đường tốt nhất để tích luỹ, nâng cao vốn kiến thức. Đọc sách để: “làm điểm xuất phát” mà vươn lên văn hoá nghệ thuật. Không biết đọc sách nghĩa là: “xoá bỏ hết” thành tựu văn hoá của quá khứ, chẳng khác nào “ đi giật li, làm kẻ lạc hậu”. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại.
Liên hệ: Để xây dựng nên sự nghiệp lẫy lừng, có thi sĩ đời Đường đã “ Độc thư phá vạn quyển”, Ức Trai đã trải nghiệm nung nấu “ Thập tải độc thư bần đáo cốt”; Nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời “ mắt không rời trang sách, tay không ngơi quyển sách”.
* GV hướng dẫn HS phân tích luận điểm 2:
+ Cho HS đọc lại đoạn văn thứ 3.
-- Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc?
- Trong tình hình hiện nay, sách ngày càng nhiều, việc đọc sách ngày càng không dễ. Vì thế, người đọc đứng trước hai điều nguy hại sau: 
> Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không biết nghiền ngẫm.
> Sách nhiều dễ khiến người ta khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
-- Theo tác giả, nên chọn sách để đọc như thế nào?
à Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc kĩ những quyển nào thật sự có giá trị, có lợi cho mình.
à Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
à cũng không thể xem thường việc đọc sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình vì “ Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “ không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn”.
* Hướng dẫn HS phân tích luận điểm 3:
+ Cho HS đọc lại 3 đoạn cuối
-- Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
- Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải đọc cho tinh, cho kĩ. Chỉ đọc lướt qua 10 quyển sách thì không bằng đọc 10 lần 1 quyển sách. Đọc 10 quyển sách không quan trọng thì chỉ bằng đọc 1 quyển sách thật sự có giá trị. Phải vừa đọc, vừa suy nghĩ, trầm ngâm, tích luỹ, tưởng tượng, nhất là đối với các cuốn sách có giá trị. 
- Không nên đọc một các tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân, mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí đối với người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bịâm thầm và gian khổ.
à Vậy, đọc sách đâu chỉ là việc trau dồi tri thức, mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người. 
* Thảo luận nhóm:Bài viết này có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? 
- Về bố cục: là một bài nghị luận chặt chẽ, hợp lí các ý kiến được dẫn dắt rất nhẹ nhàng, tự nhiên và sinh động.
- Về nội dung: các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình. Là một học giả có uy tín, từng trải qua quá trình nghiên cứu nên các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, thuyết phục. Đồng thời, tác giả trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng trò chuyện tâm tình, chân thành chia sẻ kinh nghiệm với người đọc nên lời khuyên được tiếp nhận, thấm thía.
- Về cách viết: sử dụng từ ngữ hóm hỉnh, giàu hình ảnh, và chất thơ. Ví dụ: “đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”
* Họat động 3: Hướng dẫn tổng kết
--Thành công về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên?
à Đọc ghi nhớ /SGK 7
* Họat động 4: Luyện tập củng cố
--Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản “ Bàn về đọc sách”
( Một bài học thấm thía: Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn; gợi mở cách đọc sách, cách tự học, tự ngẫm nghĩ)
I/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
( Chuù thích * /6 )
II/ Tìm hiểu văn bản: 
 1.Đọc:
 2. Phân tích:
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: 
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
 + Điểm xuất phát để vươn lên văn hoá nghệ thuật.
 + Kế thừa, tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
b. Cái khó của việc đọc sách: 
 + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối: “ăn tươi nuốt sống”, không biết nghiền ngẫm.
 + Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
c. Phương pháp đọc sách:
* cách lựa chọn sách khi đọc
Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc kỹ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Đọc sách thường thức để có kiến thức phổ thông.
* cách đọc: vừa đọc vừa suy nghĩ, tích lũy.
 Đọc có kế hoạch và có hệ thống.
à Đọc sách vừa là việc học tập tri thức, vừa rèn luyện tính cách, học làm người 
III. Ghi nhớ:
Học SGK/7
IV. Luyện tập:
Phát biểu điều maø em thấm thía nhất sau khi học văn bản.
Củng cố: Đọc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò: Đọc lại văn bản, nắm vững nội dung phân t1ch và phần ghi nhớ.
	- Viết đoạn văn ngắn ( luyện tập)
	* Bài mới: Khởi ngữ
	+ Đọc kỹ các ví dụ : xaùc ñònh chuû ngöõ, phaân bieät caùc töø in ñaäm vôùi chuû ngöõ veà vò trí vaø moái quan heä cuûa noù vôùi vò ngöõ ?
 + Coù theå theâm nhöõng quan heä töø naøo tröôùc caùc töø in ñaäm aáy ? 
	+ Chuẩn bị các bài tập ở phần luyện tập: Bài 1,2 /8
Tuần 19 
Tiết 93 
B.	 KHỞI NGỮ
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. ( Câu hỏi thăm dò như sau: “Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu naày?”)
Biết dùng khởi ngữ trong khi tạo lập văn bản ở nhà trường, ngoài xã hội.
II) Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: Trong câu 1, ngoài 2 thành phần chính CN – VN còn có các thành phần phụ khác () Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu 1 thành phần phụ khác. Đó là khởi ngữ.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
- treo bảng phụ ghi ví dụ a, b, c/7 à cho học sinh đọc ví dụ.
?/ Xác định chủ ngữ trong 3 ví dụ trên.
à Câu a: từ “anh” ( Phấn trắng)
 Câu b: từ “ tôi”
 Câu c: từ “Chúng ta”.
?/ Hãy phân biệt từ ngữ (Phấn vàng) với chủ ngữ về vị trí và quan hệ với vị ngữ.
à Về vị trí: các từ ngữ phấn vàng đứng trước chủ ngữ.
 Về quan hệ với vị ngữ: các từ phấn vàng không có quan hệ C-V với vị ngữ.
?/ Từ ngữ phấn vàng nêu lên điều gì được nói đến trong câu? Trước nó có ( hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
à Nêu đề tài được n ...  Giàu, tôi cũng giàu rồi. 
 (Nguyễn Công Hoan)
- Sống, chúng ta mong được sống làm người.
 ( Tố Hữu)
 à Học ghi nhớ/8.
II) Luyện tập: 
A) Ở lớp:
 1,BT1/SGK8 : Tìm các khởi ngữ trong các đoạn trích.
a.Điềunày d,Làm khí tượng.
b.Đối với chúng mình e.Đối với cháu.
c.Một mình
 2. BT2/8 : Chuyeån laïi thaønh caâu coù khôûi ngöõ :
- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
- Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
- Làm bài thì bao giờ anh ấy cũng rất cẩn thận.
- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- Hiểu thì tôi hiểu, nhưng tôi chưa giải được.
- Giải thì tôi chưa giải được, nhưng tôi hiểu.
- Hiểu thì hiểu, nhưng tôi chưa giải được.
B) Về nhà:
Viết đoạn văn ( Đề tài tự chọn) có dùng khởi ngữ.
Củng cố: 
Thế nào là khởi ngữ? ( Đặc điểm của khởi ngữ)
Vai trò, công dụng của khởi ngữ.
Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớà cho ví dụ (hoặc đặt câu có khởi ngữ)
Viết đoạn văn có dùng khởi ngữ.
Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp.
+ Đọc kĩ đoạn văn/SGK 9 – trả lời câu hỏi : Taùc giaû ñaõ neâu nhöõng ví duï naøo veà caùch aên maëc vaø neâu ra nhaän xeùt gì ?
+ Xaùc ñònh caùc luaän ñieåm cuûa vaên baûn ? 
+ Sau khi neâu caùc qui taéc aáy taùc giaû ñaõ choát laïi vaán ñeà nhö theá naøo ?
Tuần 19 
Tiết 94 
C. PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I)Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu và nắm được phép phân tích và tổng hợp. Đây là hai phép lập luận liên quan mật thiết. (Phân tích xong thường tổng hợp những điều đã phân tích để rút ra cái chung)
- Biết vận dụng các phép lập lận phân tích, tổng hợp trong bài làm văn nghị luận.
II)Các bướclên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:Khi làm một bài văn nghị luận, chúng ta thường tiến hành phân tích ( Phân tích luận đề thành các luận điểm, luận cứ) để hiểu được đầy đủ, sâu các tính chất, đặc điểm, bản chất của vấn đề và cuối cùng tổng hợp lại để rút ra nhận định chung về vấn đề để có được một bài văn hoàn chỉnh. Vậy, thế nào là phân tích, tổng hợp? Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* HĐ1: Tìm hiểu phép phân tích:
HS đọc văn bản : “Trang phục” SGK/8
?/ VB “Trang phục” nêu lên vấn đề gì?
à Vấn đề văn hoá trong trang phục, vấn đề các quy tắc ngầm trong văn hoá buộc mọi người phải tuân theo.
GV: Để đi đến nhận thích chung ấy, tác giả bắt đầu từ việc phân tích qui tắc ăn mặc.
?/ Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc, đó là những dẫn chứng nào? Từ đó tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì?
à Dẫn chứng: “Không ai mặc quần áo chỉnh tềchân đất hoặc đi giàyphanhcúc áo.trước mọi người” à Tác giả nêu lên vấn đề ăn mặc chỉnh tề: sự thiếu chỉnh tề, ăn mặc không đồng bộ ấy trông chướng mắt vì trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề. ( Nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục).
?/ Trong 2 vấn đề tiếp theo, tác giả nêu lên 2 luận điểm gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 luận điểm đó?
à Ở luận điểm 1: tác giả nêu ra việc ăn mặc phải phù hợp với khung cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.
 Ở luận điểm 2: Ăn mặc phù hợp đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
à Tác giả phân tích những tình huống, giả định để cho ta thấy có 1 sự ràng buộc vô hình bởi 1 quy tắc trong trang phục.
?/ Vậy em hiểu thế nào là phân tích? Để phân tích nội dung của sự việc, hiện tượng, người ta có thẻ dùng các biện pháp nào? à Học sinh đọc ghi nhớ 2/10.
* HĐ2: Tìm hiểu phép tổng hợp:
?/ Câu: “ăn mặc ra saotoàn xã hội”. Có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không? è Thảo luận nhóm (2’).
?/ Từ tổng hợp qui tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn, mặc đẹp như thế nào? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào?
à Có phù hợp thì mới đẹp.
 Phù hợp với môi trường, phù hợp với hiểu biết, phù hợp với đạo đức.
?/ Thế nào là phép tổng hợp? Lập luận tổng hợp thường xuất hiện ở vị trí nào trong đoạn, văn bản?
--_ Học sinh đọc ghi nhớ 3/10.
*HĐ4: Tìm hiểu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
?/ Vai trò của phép phân tích và tổng hợp đối với bài văn nghị luận như thế nào?
- Xét về phương pháp lập luận, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp tư duy hoàn toàn đối lập nhau. Phân tích là quá trình chia tách thành bộ phận nhỏ để rút ra những nhận định riêng lẻ, còn tổng hợp lại là quá trình tập hợp các nhận định riêng lẻ về các bộ phận nhỏ ấy để rút ra nhận định chung về sự vật, hiện tượng.
- Tuy nhiên , hai phương pháp lập luận này lại có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Nếu không có phân tích thì không có tổng hợp. Đồng thời, nếu phân tích mà không tổng hợp thì sự phân tích ấy cũng chẳng đem lại ý nghĩa gì.
à Học sinh đọc lại toàn bộ ghi nhớ /10.
*HĐ4:Hướng dẫn luyện tập.
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu chung của phần luyện tập.
?/ Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách quan trọng của học vấn”?
à ( Nhắc học sinh dựa vào văn bản và phần gợi ý của SGK/10 để trình bày miệng).
Gợi ý: Tác giả lần lượt triển khai phân tích các ý: 
- Học vấn là của nhân loại.
- Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách.
- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền.
- Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.
2) Phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào. à Cho học sinh thảo luận nhóm: 2’. Gv gợi ý:
-Số lượng sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
- Sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
- Có sách chuyên môn, có sách thường thức, chúng có liên quan với nhau, nhà chuyên môn nào cũng cần đọc sách thường thức.
3) Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Đọc sách mới có điểm xuất phát cao.
- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
-Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không ích lợi gì.
 Sau khi học sinh thảo luận, cử đại diện từng nhóm lên trình bày.
I)Bài học:
Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
Ví dụ: Văn bản “Trang phục”/9.
1)Phép phân tích:
à Học ghi nhớ 2/10.
2)Phép tổng hợp:
à Học ghi nhớ 3/10.
II)Ghinhớ:SGK/10
III)Luyệntập:
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
1) Phân tích để làm sáng tỏ luận điểm: “ Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trong của học vấn.
à Học sinh làm miệng.
2) Phân tích những lí do phải chọn sách để đọc
3) Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách
4. Củng cố: Em hiểu văn trò của phân tích và tổng hợp đối với bài văn nghị luận như thế nào?
5. Dặn dò:
Nắm được thế nào là phép phân tích, tổng hợp. Vai trò của nó trong nghị luận.
Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
 à Chuẩn bị kĩ bài 1,2,3/SGK 11,12.
Tuần 19 
Tiết 95 
C. LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I) Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
II) Các bước lên lớp:
Ổn định:
Bài cũ: Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
 Khi phân tích, người ta có thể vận dụng những biện pháp nào?
Bài mới:
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp. Tiết này, chúng ta vận dụng những lí thuyết đã học để làm một số bài tập luyện tập về phép lập luận phân tích – tổng hợp.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* HĐ1: Đọc và nhận dạng, đánh giá.
+ Học sinh đọc BT1a/11
?/ Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
à Cho học sinh thảo luận 3’ ( chỉ ra trình tự phân tích)
+ Học sinh đọc bài tập 1b/11,12.
?/ Hãy chỉ ra trình tự phân tích.
* HĐ2: Thực hành phân tích.
+ Học sinh đọc bài tập 2
+ Giáo viên nêu lại vấn đề: Các em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
à Học sinh thảo luận nhóm (giải thích hiện tượngà phân tích) à Cử đại diện trình bàyà Giáo viên nhận xét, bổ sung.
( Giáo viên gợi ý: học như thế nào được xem là học đối phó? Có những biểu hiện nào của lối học đối phó mà em thường gặp? Hãy phân tích).
+ Từ những biểu hiện cụ thế của lối học đối phó đã phân tích, hãy sử dụng phép tổng hợp để rút ra tác hại của lối học này.
* HĐ3: Thực hành tổng hợp.
?/ Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó trên cơ sở đã phân tích (Cách tiến hành tương tự như bài tập 2)
+ Vì những lí do nào mà mọi người phải đọc sách?
+ Phân tích từng lí do, chú ý đến mối quian hệ giữa các lí do để phân tích cho chặt chẽ.
( Hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà)
Bài “Bàn về đọc sách có những luận điểm chính nào?
1/ Tầm quan trọng
2/ Phải lựa chọn sách
3/ Phương pháp đọc sách.
BT1/11
a)Tác giả đã vận dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài.
Cái hay ở các điệu xanh.
 ở những cử động.
 ở những vần thơ.
 ở các chữ không non ép.
b)Trình tự phân tích.
+ Đoạn1: Nêu các khái niệm mấu chốt của sự thành đạt.
+ Đoạn2: Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
BT2/12:
Phân tích thực chất của lối học đối phó:
+ Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
+ Là học bị đông, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy côi, của thi cử.
+ Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì sinh ra chán học, hiệu quả thấp.
+ Học đốí phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
+ Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
è Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi, mà còn không tạo ra được những nhân tài cho đất nước.
BT3:
Dựa vào văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
+ Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
+ Muốn tiến bộ và phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
+ Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích.
+ Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
BT4:
Viết đoạn văn tổng hợp.
Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
Củng cố: Cho học sinh nhắc lại: Thế nào là phép phân tích, tổng hợp.
Dặn dò: 
Đọc và soạn văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”
Tìm hiểu tác giả (chú thích ¯/16) và đọc kí 11 chú thich/16,17
+ Toùm taét heä thoáng luaän ñieåm cuûa baøi vaên ?
+ Noäi dung phaûn aûnh cuûa vaên ngheä ?
+ Taïi sao con ngöôøi caàn ñeán tieáng noùi cuûa vaên ngheä ? Laáy daãn chöùng minh hoïa ?
+ Con ñöôøng maø vaên ngheä ñeán vôùi con ngöôøi ?

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van(6).doc