Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 10 năm 2010

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 10 năm 2010

ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại

- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu

2. Kỹ năng:

 - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.

C.PHƯƠNG PHÁP:

 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1: . 9A2: )

 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS

 3.Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 10 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngày soạn: 05/10/2010
Tiết PPCT: 46 Ngày dạy: 11/10/2010
ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
2. Kỹ năng:
 - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:. 9A2:)
 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS 
 3.Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC 
I.LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC:
Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học:
STT
TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Thái độ của tác giả 
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
( Vũ trung tùy bú t - Tùy bút viết trong những ngày mưa)
Phạm Đình Hổ
( Thế kỷ 18)
- Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh
- Thái độ bất bình của tác giả
- Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu , có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người.
3
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
( Hoàng Lê nhất thống chí)
Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du)
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
- Tóm tắt nội dung, cốt truyện
5
Chị em Thúy Kiều
( Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích.
- Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
(1765-1820)
- Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: 
+ Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:
+ Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều
+ Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng 
- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc
- Ngôn ngữ độc thoại 
- Giá trị nhân đạo sâu sắc
8
Mã Giám Sinh mua Kiều
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán Kiều
- Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của Kiều. Tấm lòng nhân đạo của tác giả
- Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả chân dung nhân vật sắc sảo
- Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.
9
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu 
- Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga 
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm, truyện thơ Nôm
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ
10
Lục Vân Tiên gặp nạn
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(Thế kỷ 19)
- Sự đối lập giữa thiện và ác; giữa nhân cách cao cả và hành động thấp hèn qua nhân vật Trịnh Hâm và tội ác của hắn cùng việc làm nhân đức của Ngư Ông
- Khắc họa kết cấu nhân vật đối lập.
- Lời thơ giản dị, giàu sắc màu Nam Bộ
LUYỆN TẬP 
GV: Sự xấu xa, bộ mặt của xã hội Phong kiến được thể hiện qua những đoạn trích nào? Nội dung?
GV: Nét đẹp thể hiện qua hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ? 
GV: Vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên?
HS tự nhắc lại kiên thức cũ 
GV ôn lại để khắc sâu kiến thức cho HS 
HS Thảo luận 5 phút- 4 nhóm 
GV nhận xét, đánh giá
GV: Giá trị nhân đạo thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du ?
GV: Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tác giả muốn nói lên điều gì ?
GV: Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả muốn nói lên điều gì ?
HƯỚNG DẪN TỰ 
HỌC
GV gợi ý: Thứ 6 làm bài kiểm tra 1 tiết , chú ý đề có 2 phần trắc nghiệm(6 câu) và tự luận
II. LUYỆN TẬP:
Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều:
 Vẻ đẹp Số phận bi kịch
Tài sức vẹn toàn, chung thủy, sắc son (Vũ Thị Thiết- Vũ Nương)
Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh: số phận và nỗi oan của Vũ Nương
Hiếu thảo, nhân hậu, khát vọng tự do, công lý và chính nghĩa ( Thúy Kiều)
Bi kịch tình yêu, tan vỡ tình đầu, trả hiếu, lưu lạc, phong trần giữa cuộc đời)
2. Phản ánh hiện thực xã hội Phong kiến:
-Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: thói ăn chơ, xa hoa, lãng phí tiền bạc, công sức của nhân dân
- Hoàng Lê nhất thống chí: Phản ánh bọn vua Lê - chúa Trịnh hèn nhát, bán nước cầu vinh
- Truyện Kiều, Mã Giám Sinh mua Kiều: Sự giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm
3. Phân tích hình tượng nhân vật anh hùng:
a. Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Yêu nước nồng nàn. Tài trí song toàn, nhân cách cao đẹp
ð Anh hùng dân tộc vĩ đại
b. Lục Vân Tiên
- Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp ð Quan niệm, tư tưởng của tác giả
- Quan niệm: phò đời, cứu nước, giúp dân. Trừng trị kẻ ác, cứu đời. Không mong đền đáp
4. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du, thời đại, tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều:
 - Tóm tắc tác phẩm Truyện Kiều
5. Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Đề cao, khẳng định vẻ đẹp con người( Chị em Thúy Kiều)
- Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người 
( Mã Giám Sinh mua Kiều)
- Thương xót, đồng cảm trước những cảnh khổ của con người
( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lý, chính nghĩa 
( Kiều báo ân, báo oán)
6. Phân tích giá trị tiêu biểu của Truyện Kiều:
- Kể chuyện , miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc
- Tả thiên nhiên, giàu chất gợi hình
- Xây dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ
- Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động...
- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm , đối thoại
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Ôn lại nội dung theo câu hỏi trong SGK. Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học. 
- Chuẩn bị “Đồng chí” – Chính Hữu
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
************************************
Tuần : 10 Ngày soạn: 05/10/2010
Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: 13/10/2010
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ – những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên chân thực.
2. Kỹ năng:
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng tình cảm thiêng liêng của những người lính trong chiến đấu.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan, thảo luận theo cặp.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:. 9A2:)
 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS 
 3.Bài mới: GV cho HS nghe bài hát “ Đồng chí” rồi vào bài. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới : Tình đồng chí - đồng đội của người chiến sỹ cách mạng - anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc : Đồng chí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Hãy giới thiệu về tác giả Chính Hữu? Những sáng tác chính của ông? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? 
HS dựa vào chú thích suy nghĩ và thảo luận theo cặp 3 phút
GV bổ sung thêm :Ông 20 tuổi tòng quân, là lính chiến sĩ trung đoàn thủ đô. Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giàu hình ảnh, ngôn ngữ và cảm xúc. Là một trong những nhà thơ ít nói nhất, viết ít nhất, hiền lành, nho nhã, điềm đạm nhất của thi ca Việt Nam đương đại, một số bài thơ đã được phổ nhạc nhạc: “Ngọn đèn đứng gác”, “Đồng chí”. Ngày 27/11/2007 “Đã tắt một ngọn đèn đứng gác”ông đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 
GV: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào? Thể thơ? So sánh với thể của văn học thời kì trước 
HS suy nghĩ và trả lời (Thơ tự do - không gò bó niêm luật)
GV: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 (sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc-1947), rút trong tập "Đầu súng trăng treo" 
 GV: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn .Ông đã kể : “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông. Pháp nhảy dù ở Việt Bắc, hành quân từ Bắc Cạn đến Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh, khi đó tôi là chính trị viên đại đội, chiến dịch vô cùng gian kh ... điểm) 
B. PHẦN TỰ LUẬN : (7.0 điểm)
Câu 1: Tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du. (3.0 điểm)
HS tóm tắt đầy đủ nội dung, chi tiết, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ -> đạt điểm tối đa
Các mức độ còn lại, Gv cân nhắc và cho điểm thích hợp.
Câu 2: Suy nghĩ của em về tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (4.0 điểm)
- HS trình bày dưới dạng bài văn ngắn nêu suy nghĩ, cảm nhận (sự cảm thương, đồng cảm) của bản thân về tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: 
* Kiều nhớ về Kim Trọng (Tưởng người..cho phai)
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng “Tấm son... phai” 
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của Kiều
* Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ:
- Thương và xót cha mẹ : Sớm chiều tựa cửa trông con; Tuổi già sức yếu không người chăm sóc
=> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
] Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, và lòng vị tha
Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều: 
 *Bức tranh thứ nhất:( Bốn câu thơ đầu)
- Cảnh vật : non xa, trăng gần ; bốn bề bát ngát ;cát vàng bụi hồng 
-> Không gian rộng lớn, rợn ngợp, cảnh vật trơ trọi, con người càng lẻ loi.
=> Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nàng Kiều: cảnh vật ở lầu Ngưng Bích hiện ra bao la, hoang vắng rơi vào cảnh cô đơn, xa lạ và cách biệt.
*Bức tranh thứ hai :( tám câu thơ cuối)
- Mỗi cặp câu là một nỗi nhớ, nỗi buồn
 “ Buồn trông cửa bể chiều hôm  xa xa” 
-> Thân phận bơ vơ nơi đất khách, quê người
 “Buồn trông ngọn nước mới sa . về đâu?” 
->Số phận chìm nổi long đong, vô định
 “Buồn trông nội cỏ rầu rầu xanh xanh ” 
-> Nỗi đau tê tái ,héo úa cõi lòng.
 “Buồn trong gió cuốn mặt duềnh  ghế ngồi”
 -> Nỗi lo âu sợ hãi, bế tắc, tuyệt vọng
=> Nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, từ láy, ngôn ngữ độc thoại nội tâm : Bức tranh thứ hai phản chiếu tâm trạng Kiều với thực tại phũ phàng, nỗi buồn không vơi gợi thân phận nhỏ bé của con người trong cuộc đời vô định 
(Chú ý: Trên đây chỉ là gợi ý cơ bản, GV có thể linh động chấm bài trên cơ sở tôn trọng sự sáng tạo đúng của HS)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận Biết
Thông hiểu 
Vận dụng 
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trắc
Nghiệm
Câu1
1
1
0.25
1
0.25
1
0.25
2
1
0.25
1
0.25
1
0.25
3
1
0.25
1
0.25
1
0.25
4
1
0.25
1
0.25
1
0.25
5
1
0.25
1
0.25
1
0.25
6
1
0.25
1
0.25
1
0.25
7
1
0.25
1
0.25
1
0.25
8
1
0.25
1
0.25
1
0.25
Câu 2
1
0.5
1
0.5
Câu 3 
1
0.5
1
0.5
Tự
luận
Câu 1
1
3.0
1
3.0
Câu 2
1
4.0
1
4.0
Cộng: số câu
Tổng: số điểm
2
1
3
5
5.0
2.0
5.0
10
- GV thu bài. Nhận xét giờ làm bài.
4. Hướng dẫn tự học:
- Ôn tập lại những nội dung, kiến thức đã học về văn học trung đại
- Chuẩn bị “ Đoàn thuyên đánh cá”
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 10 Ngày soạn: 05/10/2010
Tiết PPCT: 50 Ngày dạy: 15/10/2010
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Các cách phát triển tự vựng tiếng Việt.
 - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
 - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích .
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:. 9A2:)
 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT
* ĐỀ: 
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) 
Câu 1: Những từ : “tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” được gọi là gì?
Các từ đơn C. Các từ ghép
Các từ láy D. Các tình thái từ.
Câu 2:Thành ngữ nào có nội dung giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc.
A.Cháy nhà ra mặt chuột C. Mỡ để miệng mèo
Éch ngồi đáy giếng D. Nuôi ong tay áo.
Câu 3: Nghĩa gốc của từ “chân” là gì?
A.Chân con người, được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức 
B. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền
Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi đứng; thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người.
Câu 4:Câu nào sau đây sai về lỗi dùng từ? 
A.Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự từ lâu 
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
C. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần
D.Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
PHẦN 2: TỰ LUẬN (7 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) trong đó có sử dụng từ láy, thành ngữ, từ ghép, từ trái nghĩa.
* ĐÁP ÁN: 
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
D
A
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
HS viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) có sử từ láy: xanh xanh; thành ngữ: cây nhà lá vườn; từ ghép: vườn tược; từ trái nghĩa: đẹp – xấu . Các câu trong đoạn văn phải logic với nhau, cùng thể hiện một nội dung cụ thể.
(Lưu ý: HS trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp, cách diễn đạt.được cộng 1 điểm)
 3.Bài mới: Các giờ trước chúng ta đó ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từtrường từ vựng). Tiết học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựngtrau dồi vốn từ)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Sự phát triển của từ vựng
GV: Nhắc lại Các cách phát triển của từ vựng nghĩa của từ?
GV: 1HS lên bảng điền Nội dung thích hợp vào sơ đồ SGK/135
GV: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng?
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3(SGK/135)
Từ mượn
GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn?
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Trình bày miệng trước lớp
Từ Hán -Việt
GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD?
HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136)
Trau dồi vốn từ
GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Trình bày miệng trước lớp?
HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ 
GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập 
I.Sự phát triển của từ vựng:
1.Các cách phát triển của từ vựng: 2 cách:
- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: 
 + Thêm nghĩa mới
 + Chuyển nghĩa
- Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ
 + Tạo từ mới
 + Vay mượn
2.Bài tập:
a. Chuyển nghĩa: 
 + Trao tay
 +Tay buôn người (nghĩa chuyển)
- Tạo từ ngữ mới:
+ Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y
VD: Văn + học -> văn học
+ Từ ngữ mới xuất hiện
VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn: Kịch trường
b. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì:
- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn
II.Từ mượn:
1.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị
2.Bài tập:
*Chọn nhận định đúng:
- Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
*Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò
- Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
III.Từ Hán -Việt
1.Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, 
2.Bài tập:
Chọn quan niệm đúng: b
IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1.Khái niệm:
- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
2.Bài tập:
* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo
V.Trau dồi vốn từ:
1.Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
2.Bài tập:
*Giải thích nghĩa của những từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: 
+ Động từ : thảo ra để đưa thông qua
+ Danh từ : bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đó chết
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật
*Sửa lỗi dùng từ:
a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt 
-> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 nv9 chuan ktkn 2010.doc