Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần số 18 năm 2011

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần số 18 năm 2011

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2. Kĩ năng

- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

3. Thái độ

 - Cảm thông với nỗi đau đớn , bất hạnh của Thuý Kiều

III/ CHUẨN BỊ

 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần số 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/9/2011
Ngày dạy:
TUẦN 8 -Tiết 36
 Văn bản 
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức
 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng 
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ 
 - Cảm thông với nỗi đau đớn , bất hạnh của Thuý Kiều
III/ CHUẨN BỊ 
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
Phân tích hành động, cử chỉ, lời nói của Mã Giám Sinh để làm nổi bật bản chất của hắn.
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích ntn?
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài:
 - Ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu gian hiểm buộc kiều phải tiếp khách. Ở lầu Ngưng Bích cảnh chơ vơ, vắng vẻ, cô đơn, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Nêu vị trí đoạn trích?
-Cho HS đọc một số chú thích 1,3,9,10,11
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản
GV hướng dẫn cách đọc văn bản -> GV đọc mẫu rồi gọi HS đọc lại.
Em hãy nêu bố cục và đại ý đoạn trích?
-HS: Bố cục: 3 đoạn 
 Đ1: 6 câu thơ đầu
 Đ2:8 câu tt
 Đ3:8 câu cuối
-Đại ý: Tâm trạng buồn bã của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Gv treo tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích giới thiệu và yêu cầu Hs Đọc 6 câu thơ đầu.
Cho biết Thúy Kiều đang gặp cảnh ngộ gì?
-HS: Kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích.
Khung cảnh nơi đây ntn?
-HS: Cảnh thiên nhiên rộng, đẹp, và rất nên thơ.nhưng lại rất tĩnh lặng.
Tại sao tác giả lại để cho Kiều sống trong cảnh ngộ đó?
-HS: Để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình.
Vậy tâm trạng của Kiều lúc này ntn? Tại sao?
-HS: Tâm trạng cô đơn. Vì khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng vắng lặng khiến Kiều cảm thấy “bẽ bàng” khi “ mây sớm” lúc “đèn khuya”.
Vậy, theo em tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì trong đoạn này?
-HS: Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- GV: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
Trong cảnh cô đơn vắng lặng, Kiều đã lần lượt nhớ đến ai?
-HS: Nhớ người yêu, cha mẹ.
Nỗi nhớ người yêu được thể hiện ntn?
-HS: Sự thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi chân trời góc biển của mình Kiều ý thức sâu sắc về tấm lòng thuỷ chung của mình với Kim Trọng.
Kiều có tâm trạng ntn khi nghĩ về cha mẹ?
-HS: Kiều hình dung sự mong đợi của cha mẹ, nang cảm thấy day dứt vì không thể lo cho cha mẹ lúc tuổi già.
-GV cho HS thảo luận: Tác giả để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước cha mẹ thể hiện được điều gì?
-HS: Thể hiện cái nhìn khách quan tâm cảnh của Thuý Kiều; tính biện chứng trong tâm hồn nhân vật..
Câu hỏi liên hệ gíao dục: nếu là em, em sẽ nhớ ai trước, khi thấy buồn? Có những lúc ta nên sống thật với chính lòng mình, không nên vì một lí do nào đó mà phải che dấu, như vậy sẽ rất đau khổ
Cảnh vật qua con mắt Thúy Kiều đã gợi lên trong lòng nàng những suy nghĩ gì?
-HS: Buồn về nỗi nhớ quê hương, về thân phận lênh đênh; sự vô vọng kéo dài và sự lo sợ trước những tai hoạ như lúc nào cũng rình rập ập xuống đời nàng.
Ở đoạn này ta thấy tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
-HS: tả cảnh ngụ tình.
GV diễn giảng: ngoài ra đoạn thơ còn sử dụng ngôn ngữ độc thoại chính xác, khách quan. Đặc biệt là sử dụng điệp ngữ “buồn trông” đã tô đậm, liên tiếp và dồn dập những nỗi buồn của Thúy Kiều.
Qua phần phân tích em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích và biện pháp nghệ thuật?
-HS kết luận.
-GV tổng hợp và cho HS đọc ghi nhớ SGK/96
*Hoạt động 3:
Đọc yêu cầu bài tập 1 và trả lời?
* Hoạt động 4:
Đọc phần đọc thêm SGK/96 và nêu nội dung chính?
-HS:Thuý Kiều một mình ở lầu Ngưng Bích đã nhớ lại lời thề cùng Kim Trọng.
GV diễn giảng: Trước sự cô đơn, buồn bã khi một mình ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ tới Kim Trọng và nàng đã biến nỗi nhớ ấy thành những vần thơ
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Phân tích,cảm thụ những hình ảnh thơ hay,đặc sắc trong văn bản.
-Sưu tầm những câu thơ khác trong Truyện Kiều
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1/-Vị trí đoạn trích : nằm trong phần II của Truyện Kiều
 2/.Từ khó: :( XemSGK)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
-Đại ý: Bi kịch tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
1.Cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều
-“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
-Cảnh ngộ: Thúy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, trước khung cảnh thiên nhiên đẹp, rộng, nhưng hoang vắng.
-“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
-Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi.
2.Nỗi nhớ của Thúy Kiều
 “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
.
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
-Kiều nhớ người yêu da diết và thấy nuối tiếc mối tình đầu của mình.
 “Sót người tựa cửa hôm mai
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
-Kiều xót thương, day dứt vì không thể phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
3. Nỗi buồn của Thúy Kiều:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
.
Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
-Tiếng kêu trong lòng Kiều đồng vọng với tiếng kêu của thiên nhiên.
*Ghi nhớ: SGK/96
*.Luyện tập
HS làm bài tập 1/96
*.Đọc thêm:
 SGK/96
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
 Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để nắm được sơ lược về tác giả Nguyễn Đình Chiểu; hình ảnh Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Ngày soạn: 22/9/2010
Ngày dạy:
Tiết 37,38
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc
 -Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Những hiểu biết bước đầu về nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Khát vọng cứu người ,giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
 2. Kĩ năng: 
-Đọc –một đoạn trích truyện thơ
-Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích
-Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
 3.Thái độ : tinh thần coi trọng nhân nghĩa , dám làm việc nghĩa và biết dền ơn đáp nghĩa
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
 Phân tích hành động, cử chỉ, lời nói của Mã Giám Sinh để làm nổi bật bản chất của hắn.
 Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích ntn?
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài:Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất trong các nhà văn, nhà thơ Việt nam. Nhưng ông sống một cuộc đời đầy cao cả, nghị lực. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm thành công nhất của ông. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ và tác ấy của ông.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc phần chú thích */112, sau đó trả lời câu hỏi:
Nêu những nét nổi bật về thời đại Nguyễn Đình Chiểu ?
-HS:
 + Chính trị, xã hội không ổn định;
 + Triều đình nhà Nguyễn với nhiều chính sách bảo thủ => Xã hội ngày càng suy yếu;
 + Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Nêu những nét chính về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu? 
-HS dựa vào chú thích trả lời.
- GV giới thiệu:
 + Thân thế: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định; quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 + Cuộc đời: Năm 21 tuổi, thi đỗ tú tài, nhưng năm 27 tuổi ông bị mù, đường công danh ngẵn lối, đường tình duyên trắc trở, quê hương rơi vào tay giặc nhưng ông không đầu hàng số phận, sống có ích đến hơi thở cuối cùng.
 + Sự nghiệp: Là một thầy giáo, một thầy thuốc, một nhà thơ. Ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu được tấm gương sáng cho đời. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị cao như: Lục Vân Tiên, Chạy giặc.
Qua phần giới thiệu vừa rồi, em có nhận xét gì về nhà thơ?
-HS suy ngghĩ trả lời.
-GV nhận xét và kết luận: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn sống thanh cao, trong sạch giữa tình yêu thương kính trọng của đồng bào. Đồng thời ông cũng là một nhà văn đau khổ nhất: mù loà, nghèo khổ, học vấn dở dang và mất nước.
Dựa vào chú thích 1, em hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
-HS trình bày.
-GV yêu cầu HS tóm tắt truyện.
Hs: tóm tắt truyện
Gv: nhận xét cách tóm tắt của hs.
-GV cho HS đọc một số phần chú thích khó.
* Hoạt động 2:
GV cho HS đọc đoạn trích.
Em hãy nêu vị trí và đại ý của đoạn trích?
-HS suy nghĩ trả lời.
Dựa vào đoạn trích kết hợp với phần chú thích em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật Lục Vân Tiên?
-HS giới thiệu, GV nhận xét bổ sung:
 + Là một chàng trai 16 tuổi, khôi ngô, tuấn tú, văn võ song toàn;
 + Vừa rời trường học bước vào trường đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh:
“Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”
-GV chuyển ý: Gặp tình huống “bất bằng” (đánh cướp) là thử thách đâu tiên cũng là một cơ hội hành động cho Lục Vân Tiên.
-GV treo tranh Lục Vân Tiên đánh cướp, giới thiệu .
Trong đoạn thích Lục Vân Tiên đánh cướp trong hoàn cảnh nào? Thái độ ra sao?
-HS: 
 + Hoàn cảnh chỉ có một mình. Tay không vũ khí trong khi bọn cướp đông, gươm giáo chỉnh tề, thanh thế lẫy lừng.
 +Thái độ : Không do dự tính toán thiệt hơn.
Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả ntn? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-HS: Trong trận đánh Lục Vân Tiên được miêu tả rất đẹp như một vị dũng tướng ngoài sa trường và được sánh ngang với hình ảnh dũng tướng Triệu Tử Long (Tam qu ...  trích: 
Kiều Nguyêt Nga đi cống giặc Ô Qua
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn để hiểu được lí do vì sao LVT lại gặp nạn và thấy được tấm lòng vị nghĩa quên thân của ông ngư.
-Tìm hiểu bài :Trau rồi vốn từ, làm trước các bài tập 1,2,3.
Ngày soạn:23/9/2011
Ngày dạy:
 Tiết 39
TRAU DỒI VỐN TỪ
I//. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng: 
 -Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa,phù hợp với ngữ cảnh
 Kỹ năng sống:
 -Giao tiếp:Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt ,tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ 
 và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt
 -Ra quyết định;lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: bảng phụ
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
 -Tìm một số từ nhiều nghĩa và nêu các nghĩa của từ đó?
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: trong cuộc sống giao tiếp là vấn đề rất qoan trọng, không thể thiếu. Vì vậy việc trau rồi vốn từ ở mỗi chúng ta là rất vần thiết. Nhưng trau dồi vốn từ bằng cách nào? Ta cùng đi vào tìm hiểu bài.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:
KTDHTC: 
Thực hành:Luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
Động não:suy nghĩ,phân tích,hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt
-GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc ý kiến của Phạm Văn Đồng và cho biết ông muốn nói gì?
- HS: +Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
 + Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải khơng ngừng trau dồi vốn từ.
Xác định cách diễn đạt trong các câu 2a,b,c?
-HS: 
 + Câu a, dùng sai từ đẹp. Vì thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp.
 + Câu b, dùng sai từ dự đoán. Vì từ này có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai, cho nên thay vào từ phỏng đoán, ước đoán.
 + Câu c, dùng sai từ đẩy mạnh. Khi nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được đẩy mạnh.
Vì sao có thể có những lỗi như thế này?
-HS: Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
- GV kết luận: Như vậy không phải “tiếng ta nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”. Cho nên muốn “biết dùng tiếng ta” thì trước hết phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta phải làm gì?
-HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
-GV nhận xét và gọi HS đọc phần ghi nhớ/ SGK.
* Hoạt động 2:
-GV treo bảng phụ ghi ý kiến của nhà văn Tô Hoài và cho HS đọc.
- HS trao đổi 2’ rồi trả lời.
-Lưu ý: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
So sánh hai hình thức trau dồi vốn từ ở phần I và cách của Nguyễn Du?
-HS suy nghĩ và trả lời:
Phần I
Nguyễn Du
Rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng của từ. 
Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
Từ cách so sánh trên, ta có thể làm tăng vốn từ bằng cách nào?
-HS: Dựa vào cách học của Nguyễn Du.
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 nhanh bằng phương pháp vấn đáp. Các bài 4,5 trao đổi nhóm ,sau đó trình bày kết quả.
Hãy chọn cách giải thích đúng cho các từ: hậu quả, đoạt, tinh tú.
Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?
Sửa lỗi dùng từ trong câu a,b,c? 
Hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ?
Gv: treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 6:
- Hãy chọn từ ngữ thích hợp và điền vào chỗ trống?
Phân biệt nghĩa của những từ ngữ và đặt câu với các từ đó?
Gv: tìm năm từ ghép và năm từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau?
Gv: với mỗi yếu tố Hán Việt trong sách, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Mở rộng vốn từ:hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
-Học bài và làm bài tập còn lại.
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
-Trau dồi vốn từ.
-Nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
-Nắm được cách dùng từ.
*Ghi nhớ/SGK
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
- Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
*Ghi nhớ:SGK/101
III. Luyện tập:
Bài 1: 
- hậu qủa: kết quả xấu.
-đoạt: chiếm được phần thắng.
-tinh tú: sao trên trời.
Bài 2: 
-tuyệt:
+ dứt, không còn gì: tuyệt ủng, tuyệt giao, tuyệt cự, tuyệt thực.
+ cực kì, nhất: tuyệt trần, tuyệt tác, tuyệt đỉnh, tuyệt mật.
-đồng:
+ trẻ em: đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
+ chất (đồng): trống đồng.
+ cùng nhau, giống nhau: (còn lại)
Bài 3:
a. im lặng: yên tĩnh, vắng lặng.
b.thành lập: thiết lập quan hệ ngoại giao.
c.cảm xúc: cảm động, xúc động, cảm phục.
Bài 5:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói của..
- Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe, đọc được.
Bài 6:
a.nhược điểm – điểm yếu
b.mục đích cuối cùng
c.đề đạt
d.láu táu
e.hoảng loạn
Bài 7:
* nhuận bút: tiền trả cho người viết tác phẩm.
- thù lao: trả tiền công cho người lao động.
=> Nghĩa từ thù lao rộng hơn nghĩa của từ nhuận bút.
* tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì.
- trắng tay: bị mất hết tiền của, không còn gì.
* kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng cái, từng việc để có được một nhận định chung.
- kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xạc định số lượng và chất lượng của nó.
* lược khảo: nghiên cứu một cách khái quất về những cái chính.
- lược thuật: kể, trình bày tóm tắt.
Bài 8:
a. Từ ghép:
bàn luận – luận bàn; ngợi ca – ca ngợi; đấu tranh – tranh đấu; đợi chờ – chờ đợi; khổ cực – cực khổ.
b. Từ láy:
bề bộn – bộn bề; dào dạt – dạt dào; tối tăm – tăm tối; hắt hiu – hiu hắt
Bài 9:
-bất (không, chẳng): bất diệt, bất công.
-bí (kín): bí mật, bí danh.
- đa (nhiều): đa cảm, đa dạng.
-đề (nâng, nêu ra): đề án, đề bạt..
- gia (thêm vào): gia hạn, gia vị..
IV/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 4-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài Tổng kết về từ vựng, nêu các khái niệm về từ vựng và làm các bài tập.
-Đọc các đoạn văn và tìm hiểu kĩ về yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn:24/9/2011
Ngày dạy:
Tiết 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I//. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được vai trò của yếu tố nội tâm trong một văn bản tự sự.
-Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc-hiểu văn bản.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 -Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 -Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: 
 -Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 -Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: bảng phụ
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
 -Nêu công dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
3.Bài mới: 
 -Giới thiệu bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Vậy yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì ta cùng vào tìm hiểu bài. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc phần I.1 và trả lời các câu hỏi.
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?
-HS tìm:
+ Tả cảnh: 
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
..
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
Hoặc:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
+Tả nội tâm:
“Bên trời góc biển bơ vơ
..
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh còn đoạn sau lại tả nội tâm?
-HS suy nghĩ trả lời:
+ Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: nghĩ về thân phận cô đơn, lẻ loi nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc
+ Đoạn đầu thể hiện rõ cảnh vật qua ngôn ngữ, màu sắc có thể quan sát trực tiếp được (về lầu Ngưng Bích)
Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
-HS: Có mối quan hệ mật thiết. Có nhiều khi tả cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật và văn bản tự sự?
-HS: Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
Câu hỏi liên hệ: khi học văn bản thơ chúng ta chú ý điều gì? Chú ý chất họa trong thơ để thấy được sự đặc sắc của tác giả, ý tại ngôn ngoại, không nên hiểu một cách cứng ngắc, khô khan mà cần tinh tế khi cảm nhận thơ
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc đoạn văn => đưa ra nhận xét của mình về cách miêu tả nội tâm của tác giả Nam Cao?
-HS trao đổi nhóm nhỏ và trình bày: Trong đoạn văn này tác giả đã miêu tả ngoại hình của nhân vật để làm nổi bật tâm trạng bên trong: đau đớn, ân hận thông qua nét mặt, cử chỉ.
Từ các nhận xét trên hãy cho biết thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm?
 -HS dựa vào các ý cụ thể trả lời => GV sửa lại và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/117.
* Hoạt động 2: Luyện tập
-GV yêu cầu HS đọc cả 3 bài tập => hướng dẫn HS cách làm theo nhóm.
Gv: thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Hãy đóng vai Kiều Nguyệt Nga khi gặp bọn cướp, kể lại sự sợ hãi khi găp bọn cướp và sự xúc động trước Lục Vân Tiên.
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học.
I/Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
-Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có quan hệ với nhau.
-Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật.. => Có vai trò và tác dụng lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật
*Ghi nhớ/117.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Hôm đó tôi đến nhà chị Kiều chơi, khác với mọi ngày, hôm nay nhà chị rất đông người, hỏi ra mới biết 
Bài tập 2:
Chúng tôi đang đi thì gặp một bọn cướp chặn đường, tôi rất sợ hãi, nhất l khi nghe tiếng cười ghê tởm của .
Bài tập 3:
Hôm qua vì vô ý , tơi đã làm rách áo của Lan. Tôi rất.
III/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4.Hướng dẫn chuẩn bị bi mới.
-Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự, tìm luận điểm và luận chứng trong đoạn trích a,b.
-Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn. Phân tích để làm rõ bản chất của Trịnh Hâm, phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(19).doc