XUNG QUANH SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ
Vũ Nho
Chuyện tưởng đơn giản, nhưng để ý một tí, thấy cũng có khá nhiều điều vừa rắc rối lại vừa thú vị.
1.
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Đấy là điều ghi nhớ được in trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập1, trang128, nhà xuất bản Giáo dục 2002.
Thật là khó cho các thầy cô giáo và các em học sinh là làm thế nào để phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Giả sử có các từ đôi, cặp, chục, tá là những từ mà không biết có phải là số từ hay danh từ chỉ đơn vị gắn liền với ý nghĩa số lượng. Vậy làm thế nào để phân biệt ?
Xin bày một mẹo nhỏ như sau.
Chúng ta đều biết, theo định nghĩa số từ thì bao giờ số từ cũng có chức năng kép. Nó vừa chỉ số lượng sự vật, nhưng lại cũng có thể chỉ thứ tự sự vật.
Nói một người, nhưng cũng có thể nói người thứ một ( người thứ nhất). Vậy một là số từ.
Tương tự như vậy với hai, ba, bốn, năm.đến số tỉ tỉ.
Bây giờ hãy xét từ đôi.
Nói đôi người ( Anh với tôi đôi người xa lạ - Đồng chí- Chính Hữu). Nhưng không thể nói người thứ đôi. Như vậy đôi chỉ giống số từ có một nửa là khả năng chỉ số lượng. Đôi không có khả năng chỉ thứ tự, do đó đôi dứt khoát không phải là số từ.
Tương tự như vậy, ta dễ dàng suy ra và khẳng định : cặp ( cặp bò, cặp tình nhân.), chục ( chục quả hồng, chục trứng.), tá ( tá khăn mặt, tá bút chì.) đều không phải là số từ.
2.
xung quanh số từ, lượng từ Vũ Nho Chuyện tưởng đơn giản, nhưng để ý một tí, thấy cũng có khá nhiều điều vừa rắc rối lại vừa thú vị. 1. - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Đấy là điều ghi nhớ được in trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập1, trang128, nhà xuất bản Giáo dục 2002. Thật là khó cho các thầy cô giáo và các em học sinh là làm thế nào để phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Giả sử có các từ đôi, cặp, chục, tá là những từ mà không biết có phải là số từ hay danh từ chỉ đơn vị gắn liền với ý nghĩa số lượng. Vậy làm thế nào để phân biệt ? Xin bày một mẹo nhỏ như sau. Chúng ta đều biết, theo định nghĩa số từ thì bao giờ số từ cũng có chức năng kép. Nó vừa chỉ số lượng sự vật, nhưng lại cũng có thể chỉ thứ tự sự vật. Nói một người, nhưng cũng có thể nói người thứ một ( người thứ nhất). Vậy một là số từ. Tương tự như vậy với hai, ba, bốn, năm...đến số tỉ tỉ... Bây giờ hãy xét từ đôi. Nói đôi người ( Anh với tôi đôi người xa lạ - Đồng chí- Chính Hữu). Nhưng không thể nói người thứ đôi. Như vậy đôi chỉ giống số từ có một nửa là khả năng chỉ số lượng. Đôi không có khả năng chỉ thứ tự, do đó đôi dứt khoát không phải là số từ. Tương tự như vậy, ta dễ dàng suy ra và khẳng định : cặp ( cặp bò, cặp tình nhân...), chục ( chục quả hồng, chục trứng...), tá ( tá khăn mặt, tá bút chì...) đều không phải là số từ. 2. Trên kia đã nói đến người thứ một tương tự như người thứ nhất. Vậy nhất có phải là số từ hay không? Lại còn nhị ( nhì) nữa. Người Việt mình rất hay nói giải nhất ( thay cho giải một), giải nhì (nhị) ( thay cho giải hai). Vậy nhất, nhị ( nhì) có thỏa mãn định nghĩa là số từ hay không ? Cái này xin mời các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp lí giải. Cứ theo suy luận của tôi thì thời kì chúng ta dùng chữ Hán, số từ đọc theo kiểu Hán Việt cũng rất phổ biến. Bên cạnh một, hai, ba, bốn...Chúng ta còn có cách đếm nhất, nhị, tam, tứ...Dấu vết của điều này hiện vẫn thấy trong một số cách nói quen thuộc : Nhất tâm ( một lòng) Nhị nguyên luận (thuyết nhị nguyên), nhị thức (đa thức có hai số hạng), quá tam ba bận, trà tam rượu tứ, tứ bề trống trải... Do đó mà nhất, nhị, tam, tứ... cũng là số từ trong tiếng Việt. Người ta dùng thiên về khả năng chỉ thứ tự của chúng. Đặc biệt là trong khi nói về giải thưởng, xếp hạng. Chúng ta nói giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư ( tư đọc trại từ tứ, cũng như nhì là đọc trại từ nhị); cũng nói hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, hạng tư... Lại có một điều lí thú là người Việt mình không bao giờ nói giải tam hay thứ tam. Mặc dù tam hoàn toàn bình đẳng với nhất, nhị và tứ trong khi đếm nhất, nhị, tam, tứ...Chẳng rõ tại vì sao? 3. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm ( Tố Hữu) Nếu ở đây xếp ngay trăm, ngàn, ( cũng như vạn, triệu, tỉ...) vào lượng từ thì e là hơi vội vàng và cũng gây phân vân cho người làm bài tập. Trước hết vì trăm, ngàn vốn là số từ. Chúng ta có thể nói (một) trăm người, người thứ (một) trăm. Nhưng ở đây không có số một để chỉ chính xác số từ một trăm ( chín mươi chín cộng một). Vì vậy trăm không có ý nghĩa số từ chính xác chỉ số lượng một trăm đơn vị. Nó thành ra từ chỉ lượng nhiều của sự vật. Nói trăm núi ngàn khe là để chỉ nhiều núi nhiều khe chứ không phải là chính xác một trăm ngọn núi hay một ngàn cái khe. Vì vậy mà trăm, ngàn vốn có gốc từ số từ được tính như lượng từ chỉ lượng nhiều của sự vật. 4. Có một điều khiến phân vân : Khi chúng ta nói bây giờ là mười giờ vậy thì mười ở đây là từ chỉ số lượng hay chỉ thứ tự ? Đối với bài tập có một canh, hai canh, ba canh và canh bốn, canh năm thì rất rõ số từ chỉ số lượng và thứ tự rồi. Nhưng giờ thì không như canh (thời gian dài bằng hai giờ), cho nên người Việt mình không đếm một giờ, hai giờ, ba giờ và gọi thứ tự thành giờ một, giờ hai, giờ ba... Vậy mười giờ là chỉ số lượng hay thứ tự? Tôi cho rằng mười giờ vẫn là từ chỉ số lượng. Đó là tính mười giờ đã trôi qua kể từ qui định không giờ chứ không phải là từ chỉ thứ tự từ giờ thứ nhất đến giờ thứ mười. (Nhưng nếu coi mười giờ là từ chỉ thứ tự thì cũng chẳng sao cả. Mười giờ đã trôi qua hay giờ thứ mười kể từ không giờ thì cũng không khác nhau. Chỉ có điều, nó lại không đúng với ghi nhớ mà sách đã nêu rằng : Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ). Một vấn đề đặt ra là trong một ngày thì chỉ có 24 tiếng đồng hồ và giờ của một ngày thì cũng chỉ có thể tính đếm từ không giờ cho đến hai mươi bốn giờ là hết. Không thể có giờ thứ hai mươi lăm. Và không bao giờ có hai mươi lăm giờ để chỉ thời gian trong ngày. Khi gặp hai mươi lăm giờ trở lên, chúng ta có thể khẳng định ngay đó là tương ứng với số lượng thời gian chứ không thể là thời gian trong ngày. Người Anh có từ o'clock để chỉ giờ trong ngày và hour để chỉ số giờ đồng hồ dùng cho một công việc nào đó, người Việt chúng ta cũng có từ giờ để chỉ giờ trong ngày và tiếng ( đồng hồ) để chỉ số giờ dùng cho một công việc nào đó. Dựa vào ngữ cảnh, chúng ta cũng khẳng định được đó là chỉ thời gian trong ngày hay chỉ số lượng thời gian. Ví dụ nói : a) Bây giờ đã là hai giờ. Chúng ta hiểu đây là chỉ thời gian trong ngày. b) Đã hai giờ, từ khi em bé chào đời. Chúng ta hiểu đây là chỉ thời gian đã trôi qua kể từ khi em bé chào đời. Nhưng nói c) Đã hai giờ, khi em bé chào đời; chúng ta sẽ phân vân về việc em bé chào đời vào lúc hai giờ hay được hai tiếng đồng hồ. Và để tránh nhầm lẫn thì chúng ta nói như b) hoặc như d) Đã hai tiếng đồng hồ trôi qua từ khi em bé chào đời. Khá là rắc rối, nhưng cũng khá là lí thú xung quanh bài số từ và lượng từ tưởng như đơn giản ấy./.
Tài liệu đính kèm: