Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Kiểm tra phần Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Kiểm tra phần Tiếng Việt

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 6)

Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.

Rày doi mai vịnh vui vầy,

Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.

Một mình thong thả làm ăn,

Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm.

Nghêu ngao nay chích mai đầm,

Một bầu trời đất vui thầm ai hay.

Kinh luân đã sẵn trong tay,

Thung dung dưới thế vui say trong trời.

Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.( Ngữ Văn 9, tập một)

1/ Từ “thong thả” trong câu thơ “Một mình thong thả làm ăn” có nghĩa là gì?

A- Làm việc chậm rãi, không tỏ ra vội vàng

B- Bước đi chầm chậm, không vội vàng

C- Giữ được bình tĩnh trong lòng

D- Làm chủ được hành động của mình, không bối rối

2/ Câu “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?” có đồng nghĩa với câu “Làm ơn há dễ trông người trả ơn?” không?

 A- Có B- Không

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Kiểm tra phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ văn 9
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
	Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 6)
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn, 
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.( Ngữ Văn 9, tập một)
1/ Từ “thong thả” trong câu thơ “Một mình thong thả làm ăn” có nghĩa là gì?
Làm việc chậm rãi, không tỏ ra vội vàng
Bước đi chầm chậm, không vội vàng
Giữ được bình tĩnh trong lòng
Làm chủ được hành động của mình, không bối rối
2/ Câu “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?” có đồng nghĩa với câu “Làm ơn há dễ trông người trả ơn?” không?	
	A- Có 	B- Không
3/ Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ từ vựng nào?
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
	A- Nhân hóa 	B- So sánh 	C- Chơi chữ 	D- Phép đối
4/ Dòng nào sau đây có từ địa phương?
thong thả, kinh luân, nghêu ngao, làm ăn, trời đất, danh lợi
làm ăn, trời đất, danh lợi, thung dung, nghêu ngao, thong thả
kinh luân, làm ăn, trời đất, nhơn nghĩa, danh lợi, thung dung
nghêu ngao, kinh luân, làm ăn, trời đất, danh lợi, thung dung
5/ Dòng nào sau đây là thành ngữ?
Dốc lòng nhơn nghĩa 	B- Tắm mưa chải gió
C- Rày doi mai vịnh 	D- Thong thả làm ăn
6/ Dòng nào sau đây có từ Hán Việt?
	A- nghêu ngao, trời đất, làm ăn, thong thả
	B- trời đất, thong thả, thỉnh thoảng, vui vầy
	C- trời đất, thong thả, danh lợi, nghêu ngao
	D- làm ăn, vui vầy, thong thả, trời đất
HS trả lời tiếp các câu hỏi sau:
7/ Thế nào là thuật ngữ?
Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biểu cảm
Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày
Là từ ngữ được dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước
8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
	A- Tiếng Anh 	B- Tiếng Pháp 	C- Tiếng La-tinh 	D- Tiếng Hán
9/ Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
	_Nói có sách, mách có chứng
	_Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Phương châm về chất 	C- Phương châm quan hệ
Phương châm về lượng 	D- Phương châm cách thức
10/ Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
	A- Phương châm về lượng 	C- Phương châm lịch sự
	B- Phương châm cách thức 	D- Phương châm quan hệ
11/ Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
ông, bà bố, mẹ, chú, bác, cô, dì C- chúng tôi, chúng ta, chúng nó, chúng em
anh, chị, bạn, con người, chúng sinh D- thầy, con, em, cháu, tôi, ngài, trẫm
12/ Câu nào sau đây sai về lỗi dùng từ?
Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồø sơ tuyệt mật.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
Phần II. TỰ LUẬN: (7đ)
13/ Nêu các cách trau dồi vốn từ. (2đ)
14/ Viết đoạn văn có đề tài tự chọn, trong đó có dùng lời đối thoại, sau đó chuyển lời đối thoại trong đoạn văn ấy sang cách dẫn gián tiếp. (5đ)
Đáp án:
I-TRẮC NGHIỆM: (3 đ, mỗi câu đúng đạt 0,25đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
A
D
C
B
C
B
D
A
D
B
A
II-TỰ LUẬN: (7 đ)
13/ (2 đ) HS nêu đúng hai cách trau dồi vốn từ:
	_ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
	_ Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
14/ (5 đ) Viết đoạn văn:
	_Nội dung: (3 đ) đề tài tự do có dùng lời đối thoại và chuyển lời đối thoại sang cách dẫn gián tiếp.
	_Hình thức: (2đ) 
	+ Viết đúng cách lời đối thoại và lời dẫn gián tiếp. (1 đ)
	+ Diễn đạt lưu loát, mạch lạc. (0,5 đ)
	+ Không mắc lỗi dùng từ, viết câu; không sai lỗi chính tả. (0,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA TIENG VIET LOP 9.doc