Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kêt hợp nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

- Đọc văn bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy ngữ văn 9.

- Tìm tranh, những bài thơ nói về đức tính, những mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.

 2- Học sinh:

- Đọc văn bản và chú thích.

- Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Tìm đọc những mẫu chuyện viết về Bác.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	 Ngày soạn:
Tiết: 01+02	 Ngày dạy: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh: 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác. 
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kêt hợp nghị luận.
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
- Đọc văn bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy ngữ văn 9.
- Tìm tranh, những bài thơ nói về đức tính, những mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
 2- Học sinh:
- Đọc văn bản và chú thích.
- Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Tìm đọc những mẫu chuyện viết về Bác.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 
CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Khởi động
- Kiểm tra tập bài soạn (2 học sinh).
- Kiểm tra kiến thức cũ (tích hợp)
- Hỏi: Ở chương trình lớp 7 các em có học 1 bài về đức tính của Bác Hồ. Em nào còn nhớ đó là đức tính gì của Bác ?
- Chốt: giản dị là đức tính nổi bậc của Bác : giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người trong lời nói bài viết.
* Giới thiệu bài mới:
Cuộc sống hiện đại trong từng ngày từng giờ bị lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Bác Hồ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu nội dung ấy.
- Ghi tựabài.
* Hoạt động 2: đọc hiểu chú thích
- Lệnh: đọc thầm lại chú thích
- Hỏi: hãy chú thích các từ tiết chế, thuần đức, di dưỡng tinh thần -> chốt
- Chốt ghi bảng
- Hỏi: xuất xứ tác phẩm có giø đáng chú ý ?
* Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản
1. Hướng dẫn đọc văn bản: chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi trang trọng mạch lạc khúc chiết khấn mạnh những câu thể hiện chủ đề :
+ “ Trong cuộc đời tây”
+ “ Nếp sống thể xác”
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn : gọi 2 học sinh đọc, tiếp theo gọi 2 em nhận xét.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục:
- Hỏi:Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản gì? (tích hợp TLV)
- Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
- Chốt: chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Đoạn 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Phần 2: 3 đoạn sau: những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
* Định hướng phân tích theo 2 phần trên – ghi bảng.
- Lệnh: đọc lại đoạn 1 SGK
- Hỏi: những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- Tích hợp phân môn lịch sử ( có thể dùng kiến thức lịch sử thế giới giới thiệu cho học sinh)
- Hỏi: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức nhân loại?
- Lệnh: thảo luận nhóm 
- Hỏi: chìa khóa đề mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
- Kể một số chuyện mà em biết?
- Hỏi: Để khám phá kho tri thức ấy có thể chỉ vùi đầu sách vở hay chỉ qua sách vở thực tiễn ?
+ Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy? Tìm những dẫn chứng trong văn bản minh họa
- Hỏi: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ? thảo luận nhóm.
Bình: mục đích ra nước ngoài của Bác à hiểu nước ngoài để đấu tranh GDDT.
- Hỏi: Kết quả Hồ Chí Minh đã có vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? Và theo hướng nào?
- Hỏi: Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? câu văn nào trong văn bản đáa nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
- Lệnh: đoạc 3 đoạn văn còn lại
- Hỏi: bằng sự hiểu biết về Bác em hãy cho biết văn bản phần đầu nói về thời kỳ nào hoạt động cách mạng của Bác ?
- Hỏi: Phần 2 nói về thời kỳ nào hoạt động cách mạng của Bác?
- Hỏi: Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Bác tác giả tập trung vào những khía cạnh nào ? phương tiện cơ sở nào? Nơi ở làm việc của bác như thế nào? Nội dung trên?
- Bình: So sánh Hồ Chí Minh với vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Hỏi: Em hãy trtình bày cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Từ phong cách ấy em học tập được điều gì?
- Liên hệ giáo dục tư tưởng
- Hỏi: theo em lối sống chạy theo mốt có phải là lối sống có văn hoá hiện đại không? Aên mặc nói năng như thế nào là có văn hoá hiện đại?
- Thảo luận nhóm lớn
- Gọi một em trong nhóm bất kỳ phát biểu
- Gùiáo dục: học sinh du học vẫn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
-> Sống giản dị như Bác, cần hoà nhập nhưng cũng cần giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc – ghi bảng.
- Hỏi: Khái quát nghệ thuật văn bản trên
- Lệnh: một em đọc lại phần ghi nhớ
* Hoạt động 5 – Luyện tập
- Lệnh: Về nhà tìm đọc và giờ sau vào lớp kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của HoÀ Chí Minh.
- Treo tranh về chi tiết nhà sàn Bác – cảnh Bác lao động.
- Treo bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm.
* Xét về mặc hình thức ( phương thức biểu đạt) bài phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào?
a. Thuyết minh kết hợp tự sự
b. Thuyết minh kết hợp miêu tả
c. Thuyết minh kết hợp nghị luận
d. Thuyết minh kết hợp biểu cảm
- Lệnh : thảo luận nhóm: gọi trả lờl
- Hai học sinh mang tập lên
- Trả lời: đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nghe
- Ghi tựa bài
- Đọc thầm
- Giải thích các từ trên
- Dựa vào phần cuối văn bản phát biểu
- Theo dõi
- Đọc
- Nhận xét
- Suy nghĩ độc lập trả lời
+ Phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp nghị luận + loại văn bản nhật dụng + văn bản đề cập đến vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài trả lời
- Ghi vở
- 1 học sinh đọc
- Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản trả lời
- Hồi đầu thế kỷ :
+ Năm 1911 rời bến cảng Nhà rồng
+ Qua niều cảng trên thế giới
+ Thăm và ở nhiều nước ( không ghi)
- Thảo luận nhóm
- Trả lời 
- Suy nghĩ
- Trả lời
- “ Những mẫu chuyện về Bác”
- Suy nghĩ trả lời
- Dựa vào văn bản dẫn chứng.
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
+ Làm nhiều nghề
+ Đến đâu cũng học hỏi
- Thảo luận nhóm
- Trả lời
( Không ghi)
- Suy nghĩ độc lập trả lời
* Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặc tiêu cực
- Suy nghĩ trả lời
(Có chọn lọc – ghi bảng)
- Suy nghĩ trả lời
+ Bác hoạt động ở nước ngoài
- Suy nghĩ trả lời
+ Bác làm chủ Tịch nước
- Chỉ ra 8 phương diện: nơi ở, trang phục , ăn uống
( Không ghi vở)
- Suy nghĩ
- Phát biểu tự do
( Không ghi)
- Trao đổi thảo luận nhóm.
- Gọi bốn nhóm trưởng điều động quan sát
- Phát biểu
- Nghe
- Ghi vở
* Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào đề làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh ?
- Đọc ghi nhớ
- Nghe hướng dẫn
- Ghi 
- Xem tranh
- Xem câu hỏi
- Thảo luận nhóm
- Trả lời theo lệnh giáo viên bất kỳ em nào đưôc gọi
I. ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Tác giả:
Lê Anh Trà
2. Xuất xứ: Trích trong phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990.
3. Từ khó:
Tiết chế : thuần đức, di dưỡng tinh thần, bộ chính trị
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
2. Bố cục:
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hồ Chí Minh và sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
- Hoàn cảnh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả, bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước.
- Cách tiếp thu: nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc lao động mà học hỏi
- Động lực: ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu
=> Hồ Chí Minh là Người thông minh cần cù yêu lao động.
- Hồ Chí Minh có vốn tri thức
+ Rộng từ văn hoá phương Đông đến phương Tây
+ Sâu: Uyên thâm
* Tiếp thu có chọn lọc
=> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
b. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
- Lối sống giản dị lại vô cùng thanh cao sang trọng ( ghi bảng)
- Nơi ở làm việc nhỏ bé mộc mạc: chỉ vài phòng nhỏ, là lối tiếp khách họp bộ chính trị.
- Đồ đạc đơn sơ mộc mạc
c. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh:
- Tiếp thu văn hoá nhân loại có nhiều thuần lợi giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
- Nguy cơ có nhiều luồng văn hoá tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
III. TỔNG KẾT
- Cần hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
- Kết hợp kể, bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, đối lập.
IV. LUYỆN TẬP
Kể chuyện về Bác Hồ ( ở nhà)
- Hát minh họa bào “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”
- Xem tranh ở lớp
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà:
- Chuẩn bị văn bản “ đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
+ Đọc văn bản + đọc chú thích + theo dõi trên báo đài nắm tình hình thời sự về chiến tranh có những diễn biến gì nổi bật.
- Trả lời câu hỏi SGK -> soạn bài.
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy
 .
 . . .
Tuần: 01	 Ngày soạn:
Tiết: 03 Ngày dạy: 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh: 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
- Soạn giáo án, tham khảo sáach giáo viên, tài liệu, SGK
 2- Học sinh:
- Đọc bài trong SGK, định hướng bài học, xem lại sách lớp 8
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu bài: Ở lớp 8 chúng em đã có những hiểu biết nhất định về hội thoại qua những bài “ hành động nói”, “ vai ... ết minh cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu qủa giao tiếp cao nhất. Văn bản Hạ Long đất và nước thuyết minh về sự kỳ lạ vô tận của Vịnh Hạ Long. Để thuyết minh vẻ đẹp sinh động kỳ thú, biến ảo của Hạ Long người viết không thể chỉ sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng. Đây là vấn đề cụ thể hay trừu tượng.
- Hỏi: vấn đề sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả thuyết minh bằng cách nào ?
+ Gợi: nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được “ sự kỳ lạ của Hạ Long chưa”
- Hỏi: Tác giả hiểu sự kỳ lạ này là gì?
- Lệnh: Hãy gạch dưới những câu văn khái quát sự kỳ lạ của Hạ Long
- Hỏi : tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kỳ lạ của Hạ Long?
- Chú ý: Sau mỗi thay đổi góc độ quan sát, tốc độ di chuyển ánh sáng phản chiếu là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá, biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động có hồn.
- Hỏi: Tìm các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liên tưởng trong bài văn.
- Thảo luận nhóm – gọi 3 em bất kỳ trong các nhóm – 3 em nhận xét.
- Chốt:+ Tưởng tượng những cuộc dạo chơi “ có thể” 8 lần ( khả năng)
Aån dụ: + Khơi gợi cảm giác ( liên tưởng).
 + Nhân hoá: gọi các đảo đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người bằng đá hối hả trở về.
- Hỏi: Tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Trình bày như thế nhờ biện pháp gì?
- Hỏi: Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người viết sẽ làm gì ?
- Lệnh: đọc phần ghi nhớ ( 1 em)
- Chốt lại về nhà ghi phần ghi nhớ vào tập.
2. Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập:
Câu 1:
- Lệnh: đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”
- Hai học sinh đọc
- Hỏi: văn bản có tính chất thuyết minh không ? tính chất ấy thể hiện ở điểmnào?
- Hỏi: Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng ?
- Chốt + định nghĩa : thuộc loại côn trùng
- Phân loại : các loại ruồi
- Số liệu : số vi khuẩn, số lượng sinh sản
- Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra
- Hỏi: Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt ? tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
- Chốt nhấn mạnh ghi bảng
- Hỏi: các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không? Hình thức kể chuyện và biện pháp nhân hoá tạo ra sức hấp dẫn thế nào?
Câu 2: Đọc đoạn văn ( lệnh)
- Hỏi: nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh
- Phát biểu học tập hoặc thảo luận nhóm
- Gọi 3 học sinh trả lời, 3 em nhận xét
* Tích hợp: Đọc lại văn bản “ phong cách Hồ Chí Minh và nhận xét về việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Lệnh: về nhà làm bài
- Nghe
- Ghi tựa bài
- Suy nghĩ
- Trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Nhận xét
- Nghe chốt nhìn bảng
- Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê nêu ví dụ và số liệu, so sánh, phân tích.
- 2 em đọc các em khác chú ý
- Trả lời vănbản thuyết minh – Hạ ïLong.
- Trả lời
- Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hoá thế giới
- Trả lời
+ Cái vô tận có tri giác, có tâm hồn của Hạ Long không dễ thấy được chỉ qua cách đo đếm, liệt kê, định nghĩa, giải thích nêu số liệu
- Vấn đề trừu tượng
- Trả lời
- Chưa nêu được sự kỳ lạ
- Trả lời
- Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận, có tri giác
- “ Chính nước có tâm hồn”
- Trả lời
- Nước tạo nên sự di và khả năng dịch chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
- Tuỳ theo tốc độ và góc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động biến hóa đến lạ lùng. 
- Suy nghĩ - thảo luận nhóm - trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Chép ghi nhớ vào tập
- Đọc văn bản
- Suy nghĩ
- Trả lời
+ Văn bản thuyết minh
+ Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống
* Trọng tâm
- Trả lời
- Ghi vở
- Trả lời: mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh – sử dụng triệt để biện pháp nhân hoá
- Ghi vở
- Trả lời
-1 học sinh đọc
- Trả lời
Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận ( định kiến thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức sự việc
- Ghi, về nhà làm
I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca.
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyt minh và ga7y hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu văn bản thuyết minh
- Thuyết minh “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”
- Giới thiệu bài ruồi rất có hệ thống
- Phương pháp : định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê
- Kể chuyện: nhân hoá, có tình tiết gây hứng thú cho bạn độc nhỏ tuổi, vừa truyện vui, vừa học thêm tri thức
2. Nhận xét nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà:
- Học nội dung bài.
- Chuẩnbị bài mới “ Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” làm tồt yêu cầu trong sách giáo khoa
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy
 .
 . . .
Tuần: 01	 Ngày soạn:
 Tiết: 05 Ngày dạy: 
Luyện tập
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh: 
- Biết vận dụng một số nghệ thuật vào vănbản thuyết minh.
- Luyện tập: lập dàn ý, thảo luận.
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Soạn giáo án
	- Tham khảo tài liệu, sách giáo viên
 2- Học sinh:
	- Chuẩn bị xáac định đề bài, lập dàn ý chi tiết đề bài đã xác định, viết phần mở bài
	- Đọc bài đọc thêm ( SGK) “ Họ nhà kim”
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: khởi động
- Kiểm tra bài cũ, bài soạn :
+ Hỏi: Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như thế nào ?
+ Gọi 1 học sinh trả bài
+ Gọi 1 học sinh nhận xét phần trả bài của bạn, nộp tập bài soạn.
- Giới thiệu bài mới:
 Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để hiểu sâu và thực hiện tốt hơn tiết học hôm nay chúng ta luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Hoạt động 2 : Luyện tập
- Chọn đề bài : thuyết minh cái quạt
- Lệnh: Thảo luận nhóm về dàn ý. ( chia lớp thành 2 nhóm thảo luận)
- Gọi học sinh nhóm 1 trình bày dàn ý của nhóm mình.
- Gọi học sinh của nhóm 2 trình bài dàn ý của nhóm mình
- Gọi các em học sinh 2 nhóm nhận xét, bổ sung chéo giữa 2 nhóm
- Giáo viên chốt: để thực hiện lập dàn ý đề bài này, chúng ta phải thực hiệnmột số yêu cầu sau:
+ Xác định dàn ý gồm 3 phần
+ Nêu được đặc điểm cấu tạo, công dụng của vật mình thuyết minh
+ Về hình thức
* Sử dụng các hình thức thuyết minh thông dụng
* Sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp cho văn bản thuyết minh 
- Giới thiệu dàn ý
* Hoạt động 3 : luyện tập
- Đọc bài văn “ họ nhà kim”, gọi 2 học sinh đọc
- Hỏi: nhận xét nội dung thuyết minh
- Hỏi: chủ đề bài văn trên là gì ?
- Hỏi: Bài văn trên đã giới thiệu, trình bày về đối tượng với những nội dung nào ?
- Hỏi:Văn bản đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
* Hoạt động 4: Củng cố
- Đọc thêm cho học sinh nghe bài văn “ chuyện lạ loài kiến” ( dựa theo bách khoa loài vật)
- Trả bài: trà lời theo phần ghi nhớ SGK
+ Ý 1: 4 điểm
+ Ý 2: 4 điểm
- Nhận xét:
+ Hình thức và nội dung trả bài của bạn
+ Nộp tập bài soạn
- Nghe
- Ghi tựa bài
- Học sinh tập hợp về nhóm mình để thảo luận.
- Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý
- Đại diện nhóm 2 trình bày dàn ý
- Học sinh nghe
- Đọc
- Trả lời
+ Là loài nhỏ nhất trong dụng cụ con người ai cũng cần
+ Số liệu cụ thể, chiều dài, chiều ngang
+ Công dụng: khâu
+ Họ nhà kim rất đông
+ Cùng họ là kim châm cứu, kim tiêm
- Trả lời:
+ Nêu định nghĩa
+ Giải thích
+ Liệt kê số liệu
+ Phân tích
+ Nghệ thuật: nhân hoá, tự thuật
- Theo dõi – nhận xét
- Nghe
Đề bài: Thuyết minh cái quạt
Gợi ý:
- Quạt là một dụng cụ như thế nào? ( nêu định nghĩa cái quạt).
- Họ quạt đông đúc có nhiều loại như thế nào?
- Mỗi loại có cấu tạo, công dụng như thế nào? Cách bảo quản ra sao?
- Gặp người biết bảo quản thì số phận quạt như thế nào? Ơû công sở nhiều nơi không bảo quản như thế nào?
- Ngày xưa quạt giấy còn là sản phẩm mỹ thuật vẽ tranh, làm thơ nên quạt làm kỷ niệm.
- Cái quạt thóc ở nông thôn
- Dàn bài đáp ứng yêu cầu
* Nội dung thuyết minh:
- Chủ đề thuyết minh của văn bản là gì?
- Văn bản đã giới thiệu trình bày về đối tượng với những nội dung nào? Có đầy đủ sâu sắc không?
* Phương pháp thuyết minh:
- Văn bản đã sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng nào?
- Văn bản có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật không. Đó là những biện pháp nào? Phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật.
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà:
	- Tiếp tục tìm văn bản và luyện tập theo yêu cầu trong SGK
	- Chuẩn bị bài mới “ ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH” : đọc văn bản , đọc chú thích, trả lời những câu hỏi tìm hiểu văn bản.
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 3 cot(1).doc