Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 54

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 54

Tiết 1 - 2 Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 a. Kiến thức:

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dan tộc.

 - Đặc điểm của đoạn văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

b. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống

 

doc 300 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGỮ VĂN BÀI 1
Kết quả cần đạt:
* Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, để càng kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
* Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
* Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn:13/ 8 /2011 Ngày giảng: 15/ 08 / 2011 Lớp 9A
 16/ 08 / 2011 Lớp 9B
Tiết 1 - 2 Văn bản: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà -
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 a. Kiến thức: 
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dan tộc.
 - Đặc điểm của đoạn văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 
b. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
c. Thái độ: 
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, giáo dục h/s có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Giáo viên: Nghiên cứu sgk - sgv - thiết kế bài học Ngữ văn 9, soạn g/án 
 b. Học sinh: Đọc kỹ sgk, đọc văn bản, chú thích*, trả lời các câu hỏi sgk
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	a. Kiểm tra bài cũ: (3') - G/v kiểm tra toàn bộ vở ghi, vở bài tập của h/s
 - Nhận xét, đánh giá chung ý thức của lớp 
	 * Đặt vấn đề : (1’) 
 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạnh vĩ đại mà còn là danh
nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa ấy chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế đối với mỗi người dân Việt Nam việc đọc thơ văn của Bác, và thơ văn viết về Bác dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hóa đáng tự hào và thú vị.
 Đã biết bao người viết về Bác. Ở Ngữ văn 7 chúng ta đã học bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của thủ tướng Phạm Văn Đồng - người đã từng sống và làm việc nhiều năm bên Bác. Trong giờ học hôm nay các em cùng được biết đến một văn bản khác nữa của Lê Anh Trà - một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu HCM qua văn bản: "Phong cách Hồ Chí Minh". Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản để hiểu rõ hơn về con người Bác và phong cách của Bác. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Việc đọc văn bản giúp em biết được gì về xuất xứ của văn bản này? Tác giả là ai?
- Trả lời
GV Nhấn mạnh và cho hs ghi 
 Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. 
? Cho biết văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc kiểu văn bản nào? Đề cập đến vấn đề gì? Đâu là phương thức biểu đạt chính?
? Kể tên một vài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8?
 GV Nói thêm: Chương trình Ngữ văn THCS có những bài văn bản nhật dụng về các chủ đề: quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh, vấn đề sinh thái
 Bài Phong cách Hồ Chí Minh thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ văn hóa bản sắc dân tộc. Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà cón có ý thức lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
GV Nêu yêu cầu: Đọc chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm.
- Đọc mẫu( từ đầu =>rất hiện đại) 
- Đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
? Em hiểu" phong cách" ở đây như thế nào? Ở bài này chủ yếu nói về phong cách gì của Bác? 
GV nhấn mạnh: Bài phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Ng. Cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nh hoa văn hoá nhân loại. 
? Giải thích thêm các từ: văn hóa, di dưỡng tinh thần.
? Văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS Trao đổi thảo luận:
 GV nhấn mạnh: Văn bản chia làm 2 phần, cũng là hai luận điểm đưa ra để bình luận, vì thế phân tích văn bản này chúng ta cùng pt 
theo bố cục đó.
HS Đọc lướt phần 1
? Nhắc lại nội dung luận điểm 1 là gì?
 ( HS trả lời, gv ghi tiêu đề)
? Tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
GV khái quát : (Có thể nói thêm vài nét về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian Người hoạt động ở nước ngoài).
 ? Điều gì khiến Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước?
HS Thảo luận trả lời.
 ? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và biến kho tàng tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng thành vốn tri thức của riêng mình? Tìm những chi tiết để minh họa.
HS Thảo luận nhóm, trả lời.
GV Tóm tắt và ghi bảng
GV phân tích: Để có được vốn trí thức sâu rộng ấy, Bác Hồ đã nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga)
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi ( làm nhiều nghề khác nhau)
- Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc 
( đến mức khá uyên thâm)
? Nhưng điều kì lạ và quan trọng trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh là gì? 
? Em hiểu những "ảnh hưởng quốc tế" và"cái gốc văn hoá dân tộc" ở Bác ntn?
? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? (Cách nêu luận cứ, cách lập luận ra sao?)
? Bằng cách đó tác giả đã giúp ng đọc thấy được sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trên nền tảng văn hóa dân tộc đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào?
HS Thảo luận trả lời.
GV Bình thêm: Sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết : “Một con người : kim, cổ, tây. Đông Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”. => Đây có thể coi là luận điểm quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính.
? Từ điều kì lạ trong sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh em rút ra được bài học gì trong sự hội nhật với thế giới hiện nay?
HS Thảo luận và nêu ý kiến
? Qua ph©n tÝch em hiÓu g× vÒ sù tiÕp thu v¨n ho¸ cña chñ tÞch HCM?
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả và xuất xứ của văn bản (10')
- Phong cách Hồ Chí Minh là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà in trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam" do Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.
- Đây là văn bản nhật dụng - nội dung đề cập đến một vấn đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Phương thức chính là thuyết minh.
- Ôn dịch thuốc lá, thông tin về ngày trái đất năm 2000
2. Đọc văn bản: (7’)
- Phong cách ở đây dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc ứng xử,...tạo nên cái riêng của mỗi người, hay một tầng lớp ngươì nào đó.
3. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó: (1’)
HS giải thích.
4. Bố cục văn bản: (3’)
.- Văn bản chia làm 2 phần:
 + Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
 + Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Phân tích văn bản :
1. Sự kết tinh phong cách Hồ Chí Minh : (18’) 
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
-[...] Tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới...
- [...] Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ...đã làm nhiều nghề
-[...] Đến đâu Ng cũng học hỏi, tìm hiểu...đến một mức khá uyên thâm
- Tiếp thu cái hay, các đẹp đồng thời với việc phê phán những tiêu cực.
- Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc.
 - Một lối sống rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị.
- Bác tiếp thu các giá trị văn hoá của nhân loại - văn hóa của Bác mang tính nhân loại.
- Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ xung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá Hồ Chí Minh
- Điều quan trọng là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Không ảnh hưởng một cách có thụ động.
 - Tiếp thu mọi các đẹp, cái hay đồng 
thời với việc phê phán những hạn chế tiêu cực.
 - Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với các gốc dân tộc không gì lay chuyển được
- Nh÷ng ®iÒu k× l¹ vµ rÊt hiÖn ®¹i
B¸c tiÕp thu c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ n­íc nhµ, v¨n ho¸ cña B¸c mang ®Ëm b¶n s¾c d©n téc.
- §ã lµ sù ®an xen bæ xung, s¸ng t¹o hµi hoµ nguån v¨n ho¸ VH nh©n lo¹i vµ VHDT trong tri thøc VH cña con ng­êi B¸c.
 - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh quả như một câu chuyện thần thoại”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
- Bằng cách đó ngay mở đầu văn bản Lê Anh Trà đã cho ta thấy trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng các nền văn hóa của các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ . Và để có được vốn trí thức sâu rộng ấy, Bác Hồ đã nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga) Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau). Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm) .
 Điều quan trọng là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Không ảnh hưởng một cách có thụ động.Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế tiêu cực. 
 Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với các gốc dân tộc không gì lay chuyển được ở Ng) để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới,rất hiện đại. " ở Người có sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa dân tộc và nhân loại.
- Học tập Bác thế hệ trẻ biết tiếp thu những cái đẹp, cái hay của văn hoá TG đồng thời phải biết phê phán những tiêu cực trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam, ta hòa nhập nhưng ko hòa tan, luôn phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sống, 
cách ứng xử hành ngày...
=> Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa truyền thống văn hoá dân tộc và nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt N ... ền chạy đua cùng mặt trời
 Mặt trời đội biển...
 Mắt cá huy hoàng...”
- Cảnh kì vĩ hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả LĐ của ng dân miền biển.
- Ra đi lúc hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Sau một đêm LĐ miệt mài họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới. Hình ảnh mặt trời ở cuối bài là hình ảnh mặt trời rực rỡ một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
III. Tổng kết- Ghi nhớ.(4’)
1. Nghệ thuật: 
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng tượng phong phú .
2. Nội dung:
- Ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp trong tâm hồn của ng LĐ mới phơi phới tin yêu cuộc sống.
* Ghi nhớ SGK – T142
IV. Luyện tập:( 5’)
- Học sinh viết.
- Học sinh trình bày.
c. Củng cố- Luyện tập: (2’) 
* Tích hợp: ? Biển giầu có như vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển.
? Đọc diễn cảm bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào ? vì sao?
 - Học sinh đọc diễn cảm, tự bộc lộ.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Học ghi nhớ SGK
 - Đọc trước bài. “Tổng kết về từ vựng”.
 .................................................................................
Ngày soạn :25/10/2011 Ngày dạy:28/10/2011 Lớp 9A,B
Tiết 53 - Tiếng Việt
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
a. Kiến thức:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
- Các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh và Phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
b. Kĩ năng : 
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
c. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Giáo viên: Đọc nghiên cứu soạn bài.
 b. Học sinh: Xem lại toàn bộ nội dung theo sự hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ
 Không kiểm tra
 * Đặt vấn đề(1’)
 Tiết học 53 thày trò ta tiếp tục đi tiếp tổng kết về từ vựng với các đơn vị kiến thức: từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ vựng
 b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Thế nào là từ tượng thanh từ tượng hình?
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích?
? Nhắc lại phép tu từ từ vựng đã học?(các khái niệm cụ thể?)
? Thế nào là nói quá?
GV lấy VD: bao giờ trạch đẻ ngọn đa 
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
? Điệp ngữ là gì?
? Thế nào là chơi chữ?
? Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ truyện kiều)
(Bằng lời nói quá Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của T Kiều và T. Sinh)
? Vận dụng một số kiến thức đã học về một số phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu, đoạn sau?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (5’)
I. Từ tượng thanh, Từ tượng hình (9’)
1. Khái niệm :
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người. 
VD: ồn ào, lao xao.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật
VD: lắc lư, Lù khù.
2. Bài tập:
- Mèo: meo meo, bò, tắc kè
- Chó: gâu gâu
3. Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ, có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
II. Một số phép tu từ từ vựng (31’)
1. Khái niệm
* So sánh: đối chiếu sụ vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng.
* Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
* Nhân hoá: gợi tả con vật cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gợi tả con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của một sự vật hiện tượng. Khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
* Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả hoặc nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ nặng nề tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm hài hước->câu văn hấp dẫn thú vị.
2. Bài tập:
a, ẩn dụ tu từ “hoa, cánh” dùng để chỉ Kiều và cuộc đời của nàng. “cây lá” dùng để chỉ gia đình Kiều và c/s của họ. ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. Phép so sánh tu từ: So sánh tiếng đàn của Thuý kiều với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa để nhấn mạnh cái hay của tiếng đàn Thuý Kiều.
c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức hoa
Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tàiNhờ biện pháp nói quá Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Phép nói quá: Gác quan âm nơi TK bị H.Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở khu vườn nhà Hoạn Thư gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây 2 người cách trở “gấp 10 quan san”
e. Phép chơi chữ «tài» và «tai »
3.
a. Điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa say sưa vừa được hiểu là tràng trai vì uống nhiều rượi mà say. Vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình nhờ cách đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Nhân hoá: ánh trăng biến trăng thành người bạn tri âm tri kỷ. TN trong bài thơ trở nên sống động hơn có hồn hơn. gắn bó với con người hơn.
e. Ẩn dụ tu từ: Mặt trời ở câu 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. ẩn dụ thể hiện sự gắn bó của đứa con với mẹ nguồn sống nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
c. Củng cố - Luyện tập: (3’) 
- Học sinh tìm một số ví dụ về các biện pháp tu từ vừa học.
- Học sinh trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Ôn tập lại tất cả các phép tu từ đã hệ thống lại.
 - Lấy ví dụ mỗi loại.
 - Hoàn chỉnh các bài tập ở trong vở.
Ngày soạn: 28/10/2011 Ngày dạy: 31/10/2010 Lớp 9A,B
Tiết 54 - Tập làm văn 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
a. Kiến thức:
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết làm thơ tám chữ.
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 
	- Tích hợp môi trường : Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
c. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh độc lập, sáng tạo.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu soạn bài.
 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
 * Câu hỏi: Trình bày sự hiểu biết của em về cách làm thơ 7 chữ?
 * Đáp án: 
 - Mỗi dòng 7 tiếng.(2đ)
 - Tiếng 7 của dòng 1 dòng 2 dòng 4 vầng bằng.(2đ)
 - Đề tài phong phú không bắt buộc..(2đ)
 - Ví dụ: (4đ)
 * Đặt vấn đề (1’)
 Ở lớp 6,7 các em được tập làm thơ 4 chữ năm chữ lục bát. Với thơ 8 chữ có cấu tạo ntn? Để giúp các em biết nhận diện và thực hành về thể thơ 8 chữ. Tiết học hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Đọc các đoạn thơ trong sgk?
? Suy nghĩ và nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở đoạn thơ sau?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? 
? Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần giãn cách để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn?
? Cách ngắt nhịp của mỗi đoạn thơ trên ntn?
? Qua tìm hiểu các đoạn thơ trên em rút ra kết luận gì về thể thơ 8 chữ?
GV Gọi h. sinh đọc ghi nhớ
? Đoạn thơ trích trong bài “Tháp đổ” của Tố Hữu. Hãy điền vào chỗ trống của các dòng thơ?
? Đoạn thơ trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ:
? Đoạn thơ bị chép sai ở câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do sai?
? Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau?
? Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước?
? Mỗi nhóm tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị?
GV Cho lớp nhận xét, đánh giá bài thơ đã được đọc.
Nhận xét: Thể thơ, cách gieo vần?
 Người ấy là cha tôi
Người đàn ông tóc đã hoa dâm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi.
Tôi vẫn nhớ thời thơ ấu dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hé môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quất đít.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ (9’)
1. Ví dụ.
- HS đọc ngữ liệu sgk
- Mỗi dòng có số chữ là 8
a. Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: tan - ngàn, mối -gội, bừng - rừng, gắt - mặt.
b. Gieo vần chân liên tiếp: học -nhọc, bà - xa.
c. Gieo vần chân nhưng lại gián cách: ngát - hát, non - son, đứng - đựng, tiên - nhiên.
- Thường được gieo vần ở cuối dòng thơ (vần chân)
- Có thể gieo vần ở hai câu thơ liền nhau ( vần liền)
- Hoặc có thể gieo theo lối gián cách Vd.c
- Đoạn a: 2/3/3, 3/2/3, 3/2/3, 3/3/2
- Đoạn b: 3/2/3, 4/4, 4/4, 3/3/2, 3/3/2.
- Đoạn c: 3/3/2, 3/2/3...
2. Bài học.
- Thể thơ mỗi dòng có 8 chữ ngắt nhịp đa dạng, gồm nhiều đoạn dài chia thành các khổ (mỗi khổ 4 dòng). Có nhiều cách gieo vần phổ biến là vần chân.
* Ghi nhớ SGK -150
II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ (12’)
1. Bài tập 1 (SGK-150)
 Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
 Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
 Nâng đón lấy m.x hương bát ngát
 Của ngày mai m.t với muôn hoa
2. Bài tập 2 (SGK -150)
...	
 Mùa xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
...
 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
....
 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
.....
3. Bài 3 (SGK 151)
- Cảm nhận bằng vần thanh điệu
Sai từ “rộn rã” phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên. Thay từ “dễ thương”.
III. Thực hành làm thơ 8 chữ (15’)
Bài 1.(3’)
- Từ điền vào chỗ trống:
+... một vườn đỏ nắng
+ bay qua.
Bài 2.(3’)
->Câu thơ phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm “ương” hoặc “a” mang thanh bằng.
- “Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn xương”
Hoặc: “Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta”.
Bài 3:(9’)
- HS thể hiện
Củng cố- Luyện tập:( 2’)
?Làm một bài thơ về đề tài môi trường?
- HS làm.
- HS trình bày.
- GV nhận xét , khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1’)
 - Nắm được đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
 - Nhận diện được thể thơ đó.
 - Sáng tác một bài thơ với chủ đề tự chọn.
 - Chuẩn bị: “Bếp lửa”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van tu T154.doc