CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy - Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Kĩ năng: Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, chân dung La Phông Ten, một số bản dịch thơ của ông.
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học.
I- Kiểm tra bài cũ.
CH: Phân tích ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ sau để thấy được một số điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam.
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tuần 21Tiết 101 Soạn: Giảng: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - ten I- Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy - Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. - Kĩ năng: Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng. II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, chân dung La Phông Ten, một số bản dịch thơ của ông. - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK. III- Tổ chức các hoạt động dạy học. I- Kiểm tra bài cũ. CH: Phân tích ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ sau để thấy được một số điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam. - Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: khởi động (5') II- Dẫn vào bài. Giáo viên: Giới thiệu ngắn gọn về La Phông ten nhà văn Pháp chuyên viết về truyện ngụ ngôn, tác giả các bài ngụ ngôn nổi tiếng * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu văn bản (35') I- Đọc - hiểu chú thích. Giáo viên: Chú ý phân biệt 3 giọng đọc đúng nhịp, lời doạ dẫm của sói, tiếng van xin thê thảm của cừu. + Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy - Phông giọng rõ ràng khúc chiết, mạch lạc. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích*. - Giáo viên hỏi: Hãy giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả? tác phẩm? - Học sinh dựa vào chú thích * giới thiệu. - Giáo viên nhấn mạnh một số điểm tiêu biểu về tác giả tác phẩm. - Học sinh ghi bài. - Giáo viên kiểm tra học sinh một số từ khó trong SGK. "lấm lét" nghĩa như thế nào? Đặt câu? - Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết thể loại của đoạn trích? ? Thế nào là nghị luận văn học? Nêu luận đề của tác phẩm? - Học sinh: Tìm hiểu. - Giáo viên hỏi: Xác định bố cục của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề? - Học sinh: Đọc kĩ văn bản và tìm bố cục. II- Đọc, hiểu văn bản. - Giáo viên hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp lập luận như thế nào? - Học sinh đọc, trả lời. Nội dung chính I- Đọc - hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Chú thích. a) Tác giả, tác phẩm. - Tác giả (1828 - 1893). + Triết gia, nhà sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. - Tác phẩm: Trích từ chương II phần II của công trình nghiên cứu "La Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông" (1853). b) Giải thích từ khó. c) Thể loại và bố cục. - Thể loại: nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học. - Bố cục: 2 đoạn. + Hình tượng cừu trong thơ La Phông ten: Từ đầu đến "tốt bụng như thế" + Hình tượng sói trong thơ La Phông ten trong sự đối sánh với chó sói của Buy Phông. II- Đọc hiểu văn bản. 1/ Bố cục và cách lập luận. - Tác giả lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy Phông để so sánh. - Tác giả triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước: dưới ngòi bút của La Phông ten - dưới ngòi bút của Buy Phông - dưới ngòi bút của La Phông ten. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (5') - Giáo viên củng cố lại cách lập luận của tác giả. - Học sinh về nhà tiếp tục tìm hiểu văn bản - tiết sau tiếp tục tìm hiểu. Tiết 102: Soạn: Giảng: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - ten I- Mục tiêu bài học: - Giáo viên tiếp tục giúp học sinh hiểu: tác giả đoạn nghị luận văn học đã dùng biện pháp so sánh 2 hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy Phông cũng viết về 2 con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận. II- Chuẩn bị của thầy và trò. - Thầy: Giáo án, thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, bảng phụ. - Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. III- Tổ chức các hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ. ? Hãy chứng tỏ đây là một tác phẩm nghị luận văn chương? ? Cách lập luận của tác giả? Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Khởi động (5') * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản (35') - Học sinh quan sát văn bản. - Giáo viên: dưới con mắt của nhà khoa học Buy - Phông cừu là con vật như thế nào? - Học sinh tái hiện - giáo viên tổng kết. - Giáo viên hỏi: Nhà thơ tả thái độ tình cảm gì với con cừu? - Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm. - Giáo viên định hướng. - Giáo viên nhấn mạnh: La Phông Ten tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người nhỏ bé bất hạnh -> Rút ra bài học ngụ ngôn. - Giáo viên hỏi: Dưới ngòi bút của Buy Phông con chó sói hiện ra như một động vật ăn thịt - dã thú như thế nào? Thái độ của tác giả với con vật này? - Học sinh tìm dẫn chứng trong đoạn văn. - Học sinh đọc đoạn nói về chó sói của La Phông Ten qua nhận xét bình luận của H.Ten. - Giáo viên hỏi: La Phông Ten tả chó sói có điểm gì giống và khác so với Buy Phông. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên tổng kết. - Giáo viên nêu vấn đề: Theo em Buy Phông đã tả 2 con vật bằng phương pháp nào nhằm mục đích gì? Còn La Phông Ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì khác? - Học sinh trao đổi thảo luận nhóm. - Giáo viên định hướng tổng kết. - Giáo viên hỏi: Cách luận chứng của H.Ten trong văn bản là gì và như thế nào? Tác dụng? - Học sinh trao đổi - phát biểu. - Giáo viên hỏi: Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? Tác dụng? - Học sinh phân tích. - Giáo viên chốt ý chính. * Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết.Luyện tập (5') II- Đọc hiểu văn bản. 2. Hình tượng con cừu. - Theo Buy Phông (nhận xét về loài cừu nói chung): đặc tính: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh sự nguy hiểm, không cảm thấy bất tiện + Không nói đến tình mẫu tử thân thương. - Theo La Phông Ten: + Hình ảnh con cừu cụ thể đã được nhân hoá như một chú bé ngoan đạo ngây thơ đáng thương nhỏ bé yếu ớt và tội nghiệp. (đặt trong tình huống: đối mặt với chó sói) giàu tình cảm. + Tình mẫu tử cao đẹp, sự chịu đựng tự nguyện hi sinh của cừu mẹ cho con bất chấp nguy hiểm. 3. Hình tượng chó sói. - Theo nhà khoa học: chó sói đơn giản là tên bạo chúa khát máu, đáng ghét sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng => Đó là loài vật rất đáng ghét, đáng trừ diệt. - Theo La Phông Ten: chó sói là tính cách phức tạp độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn mòn, truy đuổi, đáng ghét và đáng thương. => Chó sói vừa là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc. 4. Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ. - Nhà khoa học tả chính xác khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật. - Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế nhạy cảm trái tim, trí tưởng tượng phong phú => La Phông Ten viết về 2 con vật là để giúp người đọc hiểu thêm nghĩ thêm về đạo lí trên đời. 5. Nghệ thuật nghị luận của H.Ten. - Phân tích, so sánh, chứng minh. Tác dụng: Luận điểm được nổi bật, sáng tỏ thuyết phục. - Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự: từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La Phông Ten của Buy Phông của La Phông ten. Bố cục chặt chẽ. III- Tổng kết - Luyện tập. 1. Tổng kết. * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2') - Giáo viên củng cố về cách luận chứng trong văn bản. - Học sinh về nhà dựa theo nội dung văn bản trên thử sáng tác một văn bản "Con dơi và con muỗi dưới ngòi bút của nhà sinh vật học và nhà văn Tiết 103: Soạn: Giảng: Liên kết câu và liên kết đoạn văn I- Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh: Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. + Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn khi viết văn. - Tích hợp với các văn bản đã học. II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu: III- Tổ chức các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu công dụng của thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú? Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: Khởi động (5') * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20') - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu đoạn văn trong SGK - Giáo viên hỏi: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? ? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? ? Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? - Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời. - Giáo viên đưa ví dụ hai đoạn văn có sử dụng phép liên kết. - Giáo viên hỏi: Giữa các câu có mối quan hệ như thế nào? - Học sinh: Liên kết với nhau, cùng hướng vào chủ đề. - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) * Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn luyện tập (20') - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nội dung I- Bài học: 1/ Khái niệm liên kết: a) Ví dụ. b) Nhận xét: - Đoạn văn trên bàn về cách người nghệ sỹ phản ánh thực tại. - Chủ đề chunga: "Tiếng nói của văn nghệ" -> Chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ bộ phận - toàn thể. - Nội dung của mỗi câu: + Câu 1: T/p NT phản ánh thực tại. + Câu 2: Khi phản ánh thực tại, một nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. + Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. => Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề của ĐV. - Trình tự sắp xếp các câu hợp lí. - Mối quan hệ chặt chẽ được thể hiện: + Lặp từ vựng: tác phẩm - t/p + Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: t/p, nghệ sĩ. + Phép thế: "anh" thay "nghệ sĩ". + Phép nối: Quan hệ từ "nhưng". c) Kết luận ghi nhớ II- Luyện tập Bài 1: - Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam. - Trình tự sắp xếp hợp lí. + Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh, hiển nhiên của con người Việt Nam. + Câu 2: Khẳng định tính ưu việt + Câu 3: Khẳng định những điểm yếu. + Câu 4: Pt những biểu hiện cụ thể của cái yếu. + Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách. * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2') - Giáo viên củng cố lk câu và lk đv cho học sinh. - Học sinh về nhà viết đoạn văn có sự liên kết. Tiết 104-105 Soạn: Giảng: Viết bài tập làm văn số 5 I- Mục tiêu bài học - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận. - Hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội. II- Chuẩn bị. - Giáo viên: Đề, đáp án. - Học sinh: Ôn tập lại kiểu bài nghị luận về sự vật hiện tượng đời sống. III- Tổ chức các hoạt động dạy học. Đề bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá TG . Hãy viết bài văn của em về Người. I- Tìm hiểu đề - lập dàn ý. * Thể loại: Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống. Dàn ý: A/ Mở bài: - Giới thiệu về Bác Hồ. B/ Thân bài - Cuộc đời sự nghiệp đặc biệt của Bác -> Vẻ đẹp ý nghĩa của cuộc đời sự nghiệp đó. - Những suy nghĩ sâu sắc về lí tưởng đạo đức lối sống qua cuộc đời sự nghiệp của Bác. - Bài học cho bản thân và thế hệ trẻ từ cuộc đời sự nghiệp. C/ Kết bài. * Hoạt động 5: Nhắc nhở - dặn dò (2') - Giáo viên củng cố lại khái niệm về nghị luận về sự vật hiện tượng đời sống.
Tài liệu đính kèm: