Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Tuần: 1 – Tiết: 4. Ngày soạn:15/08/2011-Ngày dạy:18/8/2011

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu vai trị của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/. Kiến thức:

 - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dng.

 - Vai trị của cc biện php nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.

 2/. Kỹ năng: -Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

3/. Thái độ: Trọng tâm: Làm bài tập chỉ ra yếu tố trong bài thuyết minh.

III/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Bảng phụ, các bài tập: đoạn văn bản. Các đề Tập làm văn.

2/. Học sinh: Đọc bài trả lời câu hỏi SGK.

IV/. TỔ CHỨC DẠY-HỌC:

1/. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ: Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản? Thuyết minh? Lập luận? (GV chốt: thuyết minh: trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê). Lập luận: Các biện pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết chưa biết

2/. Tổ chức các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bi:

 -Tạo tâm thế và định hướng ch ý

Hoạt động 2, 3, 4, 5, 6:

 - Mục tiu: HS nắm được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Tc dụng của cc biện php nghệ thuật.

 - Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình

 - Kĩ thuật : khăn trải bàn,động no

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 – Tiết: 4. Ngày soạn:15/08/2011-Ngày dạy:18/8/2011
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Hiểu vai trị của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 	- Tạo lập được văn bản thuyết minh cĩ sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1/. Kiến thức: 
 - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
 - Vai trị của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
 2/. Kỹ năng: -Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3/. Thái độ: Trọng tâm: Làm bài tập chỉ ra yếu tố trong bài thuyết minh.
III/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, các bài tập: đoạn văn bản. Các đề Tập làm văn.
2/. Học sinh: Đọc bài trả lời câu hỏi SGK.
IV/. TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1/. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ: Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản? Thuyết minh? Lập luận? (GV chốt: thuyết minh: trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê). Lập luận: Các biện pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết ® chưa biết
2/. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 -Tạo tâm thế và định hướng chú ý
Hoạt động 2, 3, 4, 5, 6:
 - Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
 - Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình
 - Kĩ thuật : khăn trải bàn,động não
 - Thời gian: 25’-30’
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
 10’
 20’
 15’
HOẠT ĐỘNG 2:
 Ôn tập kiểu văn bản thuyết minh.
Văn bản thuyết minh là gì?
- Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
- Các phương pháp thuyết minh là gì?
HOẠT ĐỘNG 3:
Gọi HS đọc văn bản “Hạ Long – Đá và nước”.
Hỏi: Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? Vấn đề đó có trưu tượng không?
GV: Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? 
Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa?
Hỏi: Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì? Tác giả giải thích như thế nào để thấy sự kì lạ đó?
- Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không?
*Tác giả không đi vào các kiến thức địa chất và tự nhiên học nhưng qua cách thuyết minh, cấu tạo và dáng hình của các đảo.
Văn bản đã dùng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào?
GV: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ gì?
- Sơ kết: Khẳng định tính chất cơ bản của văn bản thuyết minh khách quan, chính xác về Đá và nước Hạ Long.
HOẠT ĐỘNG 4:
Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
- Văn bản đã sử dụng nghệ thuật kể chuyện ở những chi tiết nào?
- Văn bản đã sử dụng nghệ thuật miêu tả ở những chi tiết nào?
- Hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa của văn bản khi tả?
*Chú ý: Nghệ thuật nhân hóa có tác dụng thần thoại hóa cảnh đẹp Hạ Long.
HOẠT ĐỘNG 5:
- Hướng dẫn HS từ kết quả đàm thoại rút ra các kết luận hướng về ghi nhớ và khẳng định thêm: Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tả và kể không làm lu mờ đối tượng thuyềt minh, ngược lại còn làm sáng tỏ thêm nhiều mặt như cách du thuyền, cách ngắm cảnh, tác động thuyết minh đến cả lí trí và cảm xúc, tưởng tượng của người đọc. Có thể coi văn bản trên là một mẫu “tiếp thị” du lịch xuất sắc.
HOẠT ĐỘNG 6:
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”.
a/. Văn bản trên có tính chất thuyết minh:
Hỏi: Tính chất ấy thể hiện ở chổ nào?
Hỏi: Các phương pháp được sử dụng là gì?
b/. Các biện pháp nghệ thuật: được sử dụng ở đây là gì?
c/. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì?
Bài 2: Đoạn văn nói lên tập tính của chim cú dưới dạng nào?
Hỏi: Biện pháp nghệ thuật ở dây là gì?
HS: Nhớ kể các phương pháp:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Đặc điểm chủ yếu: Cung cấp tri thức khách quan, phổ thông.
PP Thuyết minh: Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích
-Đọc văn bản.
-Vấn đề thuyết minh: Hạ Long-sự kỳ lạ của Đá và Nước. Vấn đề đó rất trừu tượng.
HS: trả lời: vấn đề Hạ Long – sự kì lạ của đá và nước ® vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.
HS: Thảo luận 2’ chưa đạt yêu cầu đó nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê.
Giải thích bằng cách kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước.
- Đã giúp cho người đọc hiểu số lượng, vị thế, cấu tạo, dáng hình của quần đảo Hạ Long.
- Tác giả liềt kê các cách di chuyển của con thuyền, phân tích về sự sáng tạo của tạo hóa, lập luận về cái vô tri trở nên cái sống động, so sánh đá với tiên ông, người đi thuyền du lịch như khách bộ hành tùy hứng 
Thảo luận bàn 3’ 
- Kể về các hình thức du thuyền trên vịnh. Khi kể có kết hợp miêu tả giúp ta hiểu về du thuyền trên Hạ Long.
- Tả về tác động của ánh sáng lên đá lúc ban ngày, về đêm, khi hừng sáng. Khi tả, văn bản kết hợp kể giúp ta như đang ngắm cảnh Hạ Long.
- Coi Hạ Long là thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại trang nghiêm hơn hay vui hơn, coi đá như mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung bổng bạc xóa lên,,, một bậc tiên ông không còn có tuổi coi vịnh là những con người bằng đá vây quanh ta như đang đi lại, đang đi lại cùng nhau, về ban đêm, tưởng tượng như dưới mặt nước có cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá, bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ, khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt.
-Đọc ghi nhớ và ghi vào vở học.
- HS đọc văn bản.
- Văn bản trên có tính chất thuyết minh.
- Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: Họ, giống, loài, các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
-Định nghĩa (thuộc họ côn trùng, 2 cánh, mắt lưới,), phân loại (các loại ruồi), số liệu (số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi), liệt kê (mắt lưới, chân tiết ra chất dính,)
-Nhân hóa, có tình tiết.
-Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
-Dưới dạng: một ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.
-BPNT là: lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm dầu mối câu chuyện.
I. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH:
1. Ví dụ: Hạ Long – đá và nước.
Vấn đề thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long.
- Văn bản cung cấp tri thức khách quan về đối tượng giúp cho người đọc hiểu số lượng, vị trí, cấu tạo, dáng hình của quần đảo Hạ Long.
Phương pháp thuyết minh: Liệt kê, phân tích, lập luận, so sánh.
Các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh:
Kể kết hợp miêu tả, tả theo lối nhân hóa.
“sự sáng tạo của nước ® làm cho đá sống dậy linh hoạt, có tâm hồn.
Nước tạo nên sự di chuyển
Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển.
Tùy theo hướng ánh sáng rọi vào chúng.
Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng
Þ Thuyết minh kết hợp các phép lập luận.
2/. Kết luận: (Ghi nhớ)
Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng ® dùng thuyết minh + lập luận + tự sự + nhân hóa
Lí lẽ dẫn chứng phải hiển nhiên thuyết phục.
Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết.
II.LUYỆN TẬP:
V/. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
 -Nắm được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 -Tập viết đoạn thuyết minh ngắn cĩ sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 -Soạn bài luyện tập (phần chuẩn bị ở nhà: Thuyết minh đề tài: Cái quạt –N1, 2; Cây bút-3, 4; Chiếc nĩn lá -5,6) 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 T1-t4.doc