Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 55 đến tiết 74

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 55 đến tiết 74

 Tiết: 55

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 a. Kiến thức:

- Học sinh qua bài viết củng cố lại nhận thức về các truyện Trung đại đã học. - Học sinh nhận rõ được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục.

b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng sửa chữa lại bài viết của bản thân nhận xét bài làm của bạn.

c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 a. Giáo viên: Chấm bài tổng hợp lỗi sai cơ bản

 b. Học sinh: Xem lại kiến thức của phần văn học trung đại

3. NỘI DUNG LÊN LỚP:

 

doc 95 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 55 đến tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/10/2011 Ngày dạy: 31/10/2011 Lớp 9A
 1/11/2011 Lớp 9B
 Tiết: 55 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	a. Kiến thức:
- Học sinh qua bài viết củng cố lại nhận thức về các truyện Trung đại đã học. - Học sinh nhận rõ được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục.
b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sửa chữa lại bài viết của bản thân nhận xét bài làm của bạn.
c. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Giáo viên: Chấm bài tổng hợp lỗi sai cơ bản
 b. Học sinh: Xem lại kiến thức của phần văn học trung đại
3. NỘI DUNG LÊN LỚP: 
* Ổn định tổ chức:
	a. Nhắc lại nội dung đê: (4’)
Đề số 1 Lớp 9A 
Câu 1: ( 2 điểm )
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa 
Trịnh ”?
Câu 2: ( 3 điểm )
Tóm tắt ngắn gọn “ Chuyện người con gái Nam Xương ” khoảng 20 dòng?
Câu 3: ( 5 điểm )
Em hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều trong tác phẩm “ Truyện Kiều ” - Nguyễn Du .
Đề số 2 Lớp 9B 
Câu 1: ( 2 điểm )
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương ” - Nguyễn Dữ.
Câu 2: ( 3 điểm )
Tóm tắt ngắn gọn hồi 14 của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí ”
Câu 3 : ( 5 điểm )
Em hãy phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân trong tác phẩm “ Truyện Kiều ” - Nguyễn Du .
b. Đáp án : ( 10’)
Đề số 1 Lớp 9A
Câu 1 : ( 2 điểm )
- Nghệ thuật: ( 1 điểm )
 - Với thể tuỳ bút, bằng lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động, khách quan bằng các phương pháp: liệt kê, so sánh, miêu tả, hình ảnh đối lập.
- Nội dung: ( 1 điểm )
- Phản ánh lối sống xa hoa, vô độ với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lí, bất công của bọn vua chúa quan lại phong kiến.
Câu 2 ( 3 điểm )
 - HS tóm tắt
 Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. ( 1 điểm )
 Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu vợ mình đã bị oan. ( 1 điểm )
 Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung, khi Phan Lang trở về nhân gian -Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn. ( 0,5 điểm )
 Trương Sinh lập đàn giải oan ở trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện . ( 0,5 điểm )
Câu 3 ( 5 điểm )
Học sinh cần phân tích được các ý sau :
Về sắc :
Phân tích các từ : Thu thuỷ , xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành.( 0,5 điểm )
Phân tích các biện pháp nghệ thuật : Thủ pháp đòn bẩy, h/ảnh ước lệ ,nghệ thuật ẩn dụ, ( 0,5 điểm )
Để làm rõ Thuý Kiều Kiều là một tuyệt thế giai nhân - vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
 ( 1 điểm )
 * Về tài :
Phân tích các từ : Thông minh, thi hoạ, ngũ âm, hồ cầm.( 0,5 điểm )
Phân tích nghệ thuật: nghệ thuật thậm xưng, Lời thơ, giọng điệu đều là những lời ngợi ca .( 0,5 điểm )
Để làm rõ: Kiều còn là một người con gái thông minh và rất mực tài hoa , có tâm hồn đa cảm, tài sắc toàn vẹn. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn. ( 1,5 điểm )
Dự báo số phận trắc trở, éo le, đau khổ sẽ đến với Kiều . ( 0,5 điểm )
Đề số 2 Lớp 9B
Câu 1: ( 2 điểm )
- Về nghệ thuật ( 1 điểm )
	 Kết cấu độc đáo, sáng tạo. Diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường. Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.
 - Về nội dung ( 1 điểm )
 Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết hương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Câu 2: ( 3 điểm )
HS tóm tắt được các ý chính sau :
- Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. ( 0,5 điểm )
- Quang Trung lên ngôi ở Phú Xuân tự đốc suất binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng sĩ, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp, hẹn đến ngày mùng 7 tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. ( 1,5 điểm )
 - Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 tết Quang Trung đã tiến quân vào Thăng Long. ( 0,5 điểm )
 - Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia khuyến chạy chốn theo. ( 0,5 điểm )
Câu 3 : ( 5 điểm )
Học sinh cần phân tích được các ý sau :
Phân tích các từ : Trang trọng, khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua, liễu hờn.( 2 điểm )
Phân tích nghệ thuật: hình ảnh ước lệ, từ ngữ gợi tả chọn lọc kỹ càng mang tính chất gợi cảm của thiên nhiên đối chiếu với con người. Việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt . Ng Du đã khắc hoạ tinh tế, cụ thể từng chi tiết tạo nên vẻ đẹp của Thuý Vân, biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc.( 2 điểm )
Để làm rõ: Vẻ đẹp đoan trang , phúc hậu .( 0,5 điểm )
 Dự báo một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong tương lai.( 0,5 điểm )
Nhận xét. (5’)
+ Ưu điểm: 
- Nhìn chung các em đã nắm chắc kiến thức, làm bài khá tốt. 
 - Trình bày ngắn gọn, xúc tích .
 + Tồn tại: 
- Một số bài còn chưa đạt kết quả cao, chữ viết trình bày bẩn, tẩy xoá nhiều. - Nhiều bài chưa biết kết hợp để làm rõ vấn đề. Chưa biết phân tích hình tượng nhân vật..
 	d. Sửa lỗi. (8’)
Những lỗi sai
Sửa lỗi
- Ông sinh ra đã có tấm lòng cao thượng
- Thuý Kiều đã thoát khỏi cảnh hẩm hiu
- Với nàng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che”
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đầy biến động.
- Ông là người có tấm lòng cao thượng
- Thuý Kiều đã thoát khỏi những cạm bẫy của xã hội...
- Với nàng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống sung túc, yên ổn...
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn hoá...(thời đại mới có nhiều biến động)
- GV yêu cầu học sinh sửa các lỗi kiến thức và lỗi chính tả.
e. Đọc bài mẫu (7’)
	- GV lựa chọn những bài làm tốt và bài làm yếu để đọc
	- Gọi HS nhận xét.
	- GV nhận xét.
f. Trả bài, gọi điểm, tổng hợp kết quả (6’)
Lớp
TS
G
K
Tb
Y
9A
38
2
6
24
6
9B
38
0
9
27
2
	g. Giải đáp ý kiến của học sinh:(2’)
	- HS có ý kiến
	- GV giải đáp những thắc mắc 
4. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA: (3’)
- Đa số học sinh có ý thức làm bài và làm bài nghiêm túc.
- Đa số HS có học bài hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Một số HS còn lơi là trong học tập nên kết quả còn yếu.
- Kết quả kiểm tra phần truyện Trung đại có khả quan hơn bài viết tập làm văn.
 ...................................................................................
NGỮ VĂN BÀI 11,12
Kết quả cần đạt
 Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu – và hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ “Bếp lửa”. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự bình luận của tác giả trong bài thơ.
Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ngọt ngào tha thiết của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Qua bài thơ “Ánh trăng” hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của Nguyễn Duy. Biết rút ra bài học về cách sống cho mình
Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích các hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiến giao tiếp và trong văn chương.
Biết đưa yếu tố nghị luận vào trong bài văn tự sự một cách hợp lí.
Ngày soạn:30/10/2011 Ngày dạy: 2/11/2011 Lớp 9A,B
Tiết 56 - Văn bản:
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm chữ tình.
b. Kĩ năng:
- Nhận diện, phân tích được yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương với đất nước.
c. Thái độ :
- Tình cảm gia đình, tình bà cháu.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo.
b. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
 a. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 * Câu hỏi: ? Qua bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?
* Đáp án: Một cái nhìn mới mẻ liên tưởng táo bạo thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ đất nước con người và cuộc sống....(8 đ)
- Vở soạn văn: (2 đ)
* Đặt vấn đề: (1’) 
Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đa-ghe xtan Ra xun gam ra tốp đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở đi trở lại trong một ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối trong cả 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Đó là: đi lấy nước đưa nôi và nhóm lửa. Mẹ của nhà thơ đã làm những việc ấy như giữ gìn nâng niu những gì quý giá nhất của cuộc đời mình. Với Bằng Việt vậy nhớ về kn tuổi thơ là nhớ hình ảnh bếp lửa gắn với người bà. Tại sao hình ảnh đó lại lưu giữ mãi trong nhà thơ. Tiết học hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Nêu nét khái quát về tác giả Bằng Việt? 
GV nhấn mạnh: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông trong trẻo mượt mà, khai thác kỷ niệm và mơ gần gũi với bạn đọc.
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Theo em cần thể hiện giọng đọc ntn?
GV đọc đoạn đầu
Gọi HS đọc tiếp-> Nhận xét cách đọc?
? Em hiểu tn là “đinh ninh” và “chiến khu”?
? Theo em bài thơ là lời của nhân vật nào? nói về ai, nói về vấn điều gì?
? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ? (Có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của mỗi phần)
? Trong kí ức đầu tiên của người cháu là hình ảnh nào?
? Hãy tìm câu thơ miêu tả hình ảnh bếp lửa?
? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đáng chú ý?
? Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” và hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm gợi cho em sự liên tưởng gì?
? Tại sao trong kí ức của người cháu nhớ về một hình ảnh đầu tiên lại là hình ảnh bếp lửa mà không phải là hình ảnh khác?
( Cho học sinh thảo luận 5’)
GV nhấn mạnh: Cho nên nhớ về bếp lửa là người cháu đã nhớ về bà.
? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa?
GV nhấn mạnh: Kể từ đó hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong những kỉ niệm của tình bà cháu
? Theo em kỉ niệm đó được nhắc lại những câu thơ n ... ong lời dẫn GT so với lời đối thoại?
? Ptích những thay đổi từ ngữ?
I. Các phương châm hội thoại (13’)
Các phương châm hội thoại
P.C lịch sự
P.C quan hệ
P.C cách ththức
P.C về lượng
P.C về chất
a. Phương châm về lượng:
- Khi gtiếp, cần nói cho có ND, ND của lời nói phải đúng YC của cuộc gtiếp (Ko thiếu, ko thừa).
VD: Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
Trả lời: - Tôi đã ăn rồi (đúng ph/châm về lượng).
- Từ lúc mặc cái áo mới, tôi vẫn chưa ăn cơm (sai ph/châm về lượng).
b. Phương châm về chất:
- Khi gtiếp đừng nói những điều mà mình ko tin là đúng & ko có bằng chứng xác thực.
VD: -Con bò to gần = con trâu (đúng).
- Con bò to gần = con voi (sai).
c. Phương châm quan hệ:
- Khi gtiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
VD: Hỏi: Anh đi đâu đấy?
Trả lời: - Tôi tới cơ quan (đúng).
- Nhà tôi vẫn chưa cấy (sai).
d. Phương châm cách thức:
- Khi gtiếp cần chú ý nói ngắn gọn, dành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn ko? 
(nói mơ hồ) ð Có 2 cách hiểu:
1. Con có thích ăn quả táo (mà) mẹ để trên bàn ko?
2. Con có ăn vụng quả táo (mà) mẹ để trên bàn ko?
e. Phương châm lịch sự:
- Khi gtiếp cần tế nhị & tôn trọng người khác.
VD: Hỏi: Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga HN đi lối nào ạ?
 Trả lời: + Bác đến ngã tư trước mặt, sau đó rẽ tay phải đi thẳng sẽ tới (đúng).
+ Tới ngã tư, rẽ phải (sai).
- (H) đưa ra 1 tình huống (Ptích)
- Truyện 1: Vi phạm ph/châm qhệ.
- Truyện 2: Vi phạm ph/châm qhệ.
- Truyện 3: Vi phạm ph/châm về lượng.
II. Xưng hô trong hội thoại (14’)
- Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống gtiếp để xhô cho thích hợp.
VD: - Đối với người trên: Bác – cháu; anh – em
- Đối với bạn bè: Bạn – tớ, gọi tên bạn – mình (tôi).
- Trong lớp, hội nghị: Bạn – tớ (tôi), đ/c – tôi
1. BT1:
- Khi xhô, người nói tự xưng mình 1 cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi tên đối thoại 1 cách tôn kính là “hô tôn”.
 VD: - Vua xưng “quả nhân” (người kém cỏi) thể hiện sự khiêm tốn & gọi nhà sư là “Cao tăng” thể hiện sự tôn kính.
+ Những từ ngữ xhô hiện nay: Quý ông, quí bà, quí cô.
2. BT2:
Lựa chọn từ ngữ xhô khi gtiếp.
- Từ ngữ xhô đa dạng, phong phú (khác nước ngoài).
- Lựa chọn căn cứ:
+ Tình huống gtiếp (thân mật, xã giao).
+ Quan hệ giữa người nói đối với người nghe (thân – sơ, khinh – trọng).
ð Vì thế nếu ko chú ý để lựa chọn từ ngữ xhô thích hợp với tình huống & qhệ sẽ ko đạt được kqủa gtiếp như mong muốn thậm trí trong nhiều tr/hợp gtiếp ko tiến triển được nữa.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. (13’)
1. Bài 1 (5’)
Cách dẫn TT
Cách dẫn GT
Khác
Giống
- Nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý người của người khác.
- Để sau dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép “”
- Cùng dẫn lại lời - ý của người khác thông 
qua lời của người dẫn.
- Nhắc lại lời hay ý của người khác ko cần nguyên vẹn có điều chỉnh.
- Ko dùng dấu 2 chấm, ko Dùng dấu ngoặc kép “”.
- Cùng dẫn lại lời - ý của người khác thông qua lời của người dẫn.
VD: Trực tiếp:
Khổng Tử, 1 nhà GD Trung Quốc thời cổ đại đã nói: “Người biết 1 vđề nào đó, không = người thích nó, người yêu thích ko = người say mê nó”.
=> Gián tiếp: Khi bàn về hiệu quả của niềm say mê học tập, Khổng Tử nhấn mạnh rằng người biết 1 vđề nào đó, ko = người thích nó, người thích ko = người say mê.
2. BT2: (8’) Có thể chuyển như sau:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà Vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua ntn.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống ko, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, ko biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, ko hiểu rõ thế nên giữ. nên đánh ra sao. Vua QT ra bắc ko quá 10 ngày quân T sẽ bị dẹp tan.
Những thay đổi từ ngữ:
- Đoạn trích nguyên văn sgk: VQT xưng tôi (ngôi I), Nguyễn Thiếp gọi vua là chúa công (ngôi II)
- Trong đoạn văn lời dẫn gián tiếp: Người kể gọi VQT là nhà vua (ngôi III), từ chỉ địa điểm: Đây lược bỏ, từ chỉ thời gian bây giờ - bấy giờ.
c. Củng cố - Luyện tập: (3’) 
Giáo viên khái quát lại kiến thức trọng tâm của bài.
 	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
 - Nắm được nội dung phần ôn tập.
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về Tiếng Việt từ đầu năm lớp 9 đến nay.
 - Chuẩn bị bài: Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 ..............................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian.....................................................................................................................
Nội dung:....................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:21/11/2011 Ngày kiểm tra:24/11/2011 Lớp 9A. Sĩ số: 38 /38
 24/11/2011 Lớp 9B. Sĩ số: 38 /38
 Tiết 74 - Tiếng Việt. 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
	- Kiểm tra đánh giá lại kết quả của HS đã tiếp thu từ đầu năm về phần Tiếng Việt.
b. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
	c. Thái độ:
	- Giáo dục hs một cách tự lập, tự giác có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.
2. CHUẨN BỊ:
	a. Giáo viên: Ra đề, đáp án biểu điểu.
	b. Học sinh: Học bài cũ, giấy kiểm tra.
3. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Đề số 1 Lớp 9A 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Bài 6.Tiết 29
Nêu được khái niệm và đặc điểm về thuật ngữ.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 câu ( câu 1)
2 = 20%
1 Câu
2 = 20%
Bài 10. Tiết 49
Tìm được hai từ ghép có yếu tố Hán Việt là “thuỷ ”và “trường”
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 2)
1 = 10%
1 câu
1 = 10%
Bài 7 . Tiết 36
Giải nghĩa các từ sau: “ trắng tay”, “tay trắng”, “nhuận bút”
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 3)
3 = 30%
1 câu
3 = 30%
Bài 12. Tiết 59
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ 
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 4)
4 = 40%
1 câu 
4 = 40%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
1
2 = 20%
2
4 = 40%
1
4 = 40%
4 câu
10 = 100%
 Câu 1: ( 2 điểm )
Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ ?
Câu 2: ( 1 điểm )
Hãy tìm hai từ ghép có yếu tố Hán việt: “ thuỷ ”và “trường”?
Câu 3: ( 3 điểm )
 Giải nghĩa các từ sau: “ trắng tay”, “ tay trắng ”, “ nhuận bút”?
Câu 4: ( 4 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không.
 ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ )
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Đề số 2 Lớp 9B 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Bài 10. Tiết 49
Nêu được các cách phát triển từ vựng.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 câu ( câu 1)
2 = 20%
1 Câu
2 = 20%
Bài 7. Tiết 36
Tìm được hai từ ghép có yếu tố Hán Việt là “thuỷ ”và “trường”
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 2)
2 = 20%
1 câu
 2 = 20%
Bài 2. Tiết 8
Giải nghĩa các thành ngữ sau: “ nói băm nói bổ ”, “ nói như đấm vào tai ”.
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 3)
2 = 20%
1 câu
2 = 20%
Bài 4. Tiết 19
Hãy viết một đoạn hội thoại chủ đề học tập trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 4)
4 = 40%
1 câu 
4 = 40%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
1
2 = 20%
2
4 = 40%
1
4 = 40%
4 câu
10 = 100%
Câu 1: ( 2 điểm )
 Có mấy cách phát triển từ vựng đó là những cách nào?
Câu 2: ( 2 điểm )
 Hãy tìm hai từ ghép có yếu tố Hán việt: “ hải ”và “nghiệp”?
Câu 3: ( 2 điểm )
 Giải nghĩa các thành ngữ sau: “ Nói băm nói bổ”, “ nói như đấm vào tai ”?
Câu 4:( 4 điểm )
 Hãy viết một đoạn hội thoại chủ đề học tập trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp? 
4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :
Đề số 1 Lớp 9A 
Câu 1: ( 2 điểm )
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.( 1 điểm )
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. ( 1 điểm )
Câu 2: ( 1 điểm )
Hai từ ghép có yếu tố Hán việt: “ thuỷ ”và “trường” là: Thuỷ điện, Trường Sơn.
Câu 3: ( 3 điểm )
Giải nghĩa các từ sau: “ trắng tay”, “ tay trắng ”, “ nhuận bút”?
Trắng tay: Mất sạch vốn liếng, tài sản.
Tay trắng : Không có vốn liếng, tài sản gì.
Nhuận bút: Trả công viết một tác phẩm.
Câu 4: ( 4 điểm )
Các từ (áo), đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa cháy, tro: tạo thành 2 trường từ vựng: Trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và chỉ những sự vật hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa.( 2 điểm )
 Các từ thuộc trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu đỏ của cô gái thắp lên trong mắt của chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con ngừơi anh làm anh say đắm ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng). ( 2 điểm )
Đề số 2 Lớp 9B 
Câu 1: ( 2 điểm )
 Có hai cách phát triển từ vựng đó là:
* Phát triển nghĩa của từ:( 1 điểm )
 + Phát triển từ mới dựa trên cơ sở nghĩa gốc
+ Nghĩa chuyển
- Theo 2 phương thức.
+ Phương thức ẩn dụ
+ Phương thức hoán dụ
* Phát triển về số lượng từ ngữ. ( 2 điểm )
+ Tạo từ mới
+ Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
Câu 2: ( 2 điểm )
Hai từ ghép có yếu tố Hán việt: “ hải”và “ nghiệp” là: Hải sản, nông nghiệp.
Câu 3: ( 2 điểm )
 Giải nghĩa các thành ngữ sau: “ Nói băm nói bổ”, “ nói như đấm vào tai ”
Nói băm, nói bổ: Nói bốp chát, thô bạo.
Nói như đấm vào tai: Nói dở, khó nghe, gây ức chế.
Viết một đoạn hội thoại chủ đề học tập trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp: 
Câu 4: ( 4 điểm )
	- Hình thức: trình bày là đoạn hội thoại, khoa học, rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả. Có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
	- Nội dung: Đúng chủ đề, ngắn gọn, xúc tích.
5. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA:
Ý thức làm bài:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thái độ làm bài:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ văn lớp 9.doc