A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu văn bản truyện Việt nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
Tiết 61, 62: LÀNG KIM LÂN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. - Tình yêu làng, yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Kĩ năng: - Đọc – Hiểu văn bản truyện Việt nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại. 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án 2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra 15’ Đề: Chép thuộc lòng 2 khổ thơ cuối trong bài “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy. Phân tích suy nghĩ của tác giả khi bắt gặp vầng trăng kỉ niệm qua hai khổ thơ cuối.(10đ) Đáp án + biểu điểm - Học sinh chép đúng mỗi câu thơ được (0.5đ) x 8 câu = ( 4.0đ) - Suy nghĩ của tác giả khi bắt gặp vầng trăng kỉ niệm: + Thành kính, xúc động trước vầng trăng. (2.0đ) + Kỉ niệm của những năm tháng gian lao, gắn bó với thiên nhiên, đất nước sống dậy mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Quá khứ đẹp nguyên vẹn không phai mờ. (2.0đ) + Trước vầng trăng là nhân chứng như phê phán người bạn thiếu chung thuỷ, tác giả tự nhận mình là người bội nghĩa và hối hận, ăn năn. ( 2.0đ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khởi động - GV giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học. - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích * sgk/171, 172. + Cho biết vài nét về tác giả Kim Lân? + Cho biết năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + Cho biết thể loại của văn bản? + Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? + Có thể chia văn bản thành mấy phần, nêu nội dung từng phần? + Hãy tóm tắt đoạn trích theo từng phần đã chia? - GV tóm tắt phần tác phẩm bị lược bỏ: Ông Hai yêu làng, những ngày trước cách mạng tháng 8, tình yêu làng biểu hiện qua việc khoe làng của ông. Ông khoe làng ông có phòng thông tin sáng sủa, có đài phát thanh cao bằng ngọn tre, đường làng lát gạch. Ông tự hào cả sinh phần của viên tổng đối với làng ông. Đến khi làng bị Pháp chiếm đóng, ông phải bỏ làng đi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng + Truyện nói gì về người nông dân, trong hoàn cảnh nào? - GV cho HS đọc phần 1 của văn bản. + Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông Hai, đó là tình huống nào? + Em có nhận xét gì về tình huống xây dựng truyện của tác giả? Thể hiện được điều gì? Tình huống độc đáo của truyện: - Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây. - Tự hào mãnh liệt về làng của ông một làng quê tinh thần cách mạng lắm. → Tình huống đối nghịch với tình cảm Tạo ra diễn biến tâm lí gay gắt trong lòng nhân vật. Bộc lộ tình cảm của ông Hai đối với làng rất sâu sắc. + Cuộc sống của ông Hai và gia đình ở nơi tản cư có gì khác? Ông quan tâm đến những điều gì? Mối quan tâm của ông Hai về làng được thể hiện qua chi tiết nào? + Ông Hai nhớ những gì ở làng? Vì sao ông Hai cảm thấy vui khi nghĩ về làng mình? Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai như thế nào? - Tình yêu làng thiết tha, nồng nhiệt. - GV cũng cố bài học chuyển sang tiết 2. Tiết 2 Hoạt động 2 ( Tiếp theo) - HS đọc phần II. + Cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc như thế nào? Thể hiện qua chi tiết nào? (dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, lời nói) – HS thảo luận (4’) + Các chi tiết đó cho thấy tình cảm của ông Hai thế nào? + Cảm nghĩ “cực nhục” của ông Hai được thể hiện qua đoạn văn nào? Vì sao ông thấy cực nhục? + Ông Hai đã bộc lộ tâm trạng như thế nào qua những độc thoại của mình? + Ông hai trò chuyện với đứa con út, vì sao ông trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? + Tâm trạng của ông Hai cũng là tâm trạng của ai? - HS đọc phần 3 của văn bản? + Biết làng không theo giặc, ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Dáng vẻ ấy phản ánh nội tâm như thế nào? + Vì sao ông Hai lại khoe “Tây nó đốt nhà tôi rồi” lúc này, ông Hai có cử chỉ gì đặc biệt? Cử chỉ đó phản ánh điều gì? + Qua đó em hiểu gì về ông Hai, hiểu gì về người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp? + Những biểu hiện tốt đẹp nào thể hiện tấm lòng yêu nước của ông Hai? Cũng như của nhân dân ta đối với quê hương, đất nước, với kháng chiến? Hoạt động 3 + Chuyện kể về ai, kể về điều gì? + Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả? + Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào? (hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại: chân thực, sâu sắc, sinh động với những biến đổi hợp lí từ đau đớn tủi nhục, thất vọng đến sung sướng hả hê) + Chỉ ra nét đặc sắc về ngôn ngữ: (mang đậm tính khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, Ngôn ngữ mang đậm cá tính của nhân vật) Hoạt động 4: - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC: a. Tác giả: - Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước CM tháng Tám 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác của ông. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 2. THỂ LOẠI: Truyện ngắn 3. PTBĐ: Tự sự + miêu tả nội tâm. 4. BỐ CỤC: 3 phần. P1: Từ đầu...cứ múa lên, vui quá. → Nỗi nhớ làng của ông Hai trong những ngày tản cư. P2: Tiếp...đôi phần. → Tâm trạng xấu hổ, đau khổ, buồn bực khi nghe làng theo giặc. P3: Còn lại. → Niềm vui, niềm tự hào khi làng được cải chính. II. HIỂU VĂN BẢN 1. Tâm trạng ông Hai. a. Khi nghe tin làng theo Tây. - Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân...tưởng như không thở được... - Nước mắt ông lão cứ giàn ra. → Nỗi đau đớn, bẽ bàng. - Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: Cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch, nắm chặt hai bàn tay rít lên. - Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làngViệt gian! → Độc thoại nội tâm, câu cảm thán. → Day dứt, đau đớn, tức giận, tủi hổ. - Ông kiểm điểm từng người ở lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đứa con út.. .→ Nỗi băn khoăn. [Tâm trạng, suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng chợ Dầu, của người Việt Nam. b. Nghe tin làng được cải chính. - Ông Hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con. - Đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy. → Nhẹ nhõm, vui sướng. [ Tình yêu làng đồng thời là biểu hiện của tình yêu đất nước, kháng chiến, cụ Hồ. III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ 1. Nội dung - Chuyện kể về tình yêu làng của ông Hai - người nông dân phải rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống pháp. 2. Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư làng chợ Dầu nói ra. - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại) 3. Ý nghĩa văn bản. - Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. IV. LUYỆN TẬP 2. So sánh với bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 4. Củng cố: + Nhà văn thể hiện cách nhìn như thế nào đối với người nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc? + Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai để thấy được tình yêu làng của ông? 5. Dặn dò: Kể tóm tắt được nội dung câu chuyện. Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông hai trong truyện. Phân tích được diễn biến tâm trạng và tình cảm của ông Hai. Làm bài tập 2. Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt. Lập bảng thống kê phương ngữ giữa các vùng miền.
Tài liệu đính kèm: