Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 85: Tập làm văn: Ôn tâp tập làm văn

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 85: Tập làm văn: Ôn tâp tập làm văn

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs nắm.

A.Mức độ cần đạt:

Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kỳ I

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1. Kiến thức:

-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

-Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2.Kỹ năng:

-Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

-Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

 II. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN

 -Hs: soạn bài, SGK.

 III. Tổ chức hoạt động dạy & học:

HĐ 1: Ổn định 1’:

HĐ 2: Kiểm tra bài cũ. 2’

1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh về làm thơ tám chữ.

2. Thế nào là văn bản tự sự?

3. Thế nào là văn bản thuyết minh?

 

docx 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 85: Tập làm văn: Ôn tâp tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12 Ngày dạy: 2 6/12/2011 Lớp: 91
Tiết: 85 Tập làm văn: ÔN TÂP TẬP LÀM VĂN
(tiếp theo tiết: 84)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs nắm.
A.Mức độ cần đạt:
Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kỳ I
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức: 
-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
-Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2.Kỹ năng:	
-Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 
 II. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN 
 -Hs: soạn bài, SGK.
 III. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định 1’:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ. 2’
1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh về làm thơ tám chữ.
2. Thế nào là văn bản tự sự?
3. Thế nào là văn bản thuyết minh?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới 1’:
HĐ 4: Bài mới 40’: ÔN TÂP TẬP LÀM VĂN (tt)
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
A. Hệ thống hóa kiến thức 40’:
Hết tiết 84 chuyển sang tiết 85
5.Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
*H trình bày: 
*G chốt lại:
a. Đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt là một gạch đầu dòng)
- Độc thoại: Là lời của một nhười nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. Còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng ( Độc thoại nội tâm) 
b. Vai trò đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 
-Đối thoại: làm rõ vai trò người kể, ngôi kể, . . .
-Độc thoại, độc thoại nội tâm: làm rõ tính cách nhân vật, . . biểu cảm
6. So sánh nội dung các văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các văn bản tự sự đã học ở lớp dưới?
*H trình bày: 
*G chốt lại: So sánh nội dung các văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các văn bản tự sự đã học ở lớp dưới.
a. Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
- Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
- Cốt truyện: Sự việc chính, sự việc phụ.
b. khác nhau: ở lớp 9 có thêm:
+ Sự kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Kết hợp các yểu tố nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại nội tâm.
+Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong tự sự.
Hết tiết 85
A. Hệ thống hóa kiến thức:
-Tái hiện kiến thức đã học về văn bản thuyết minh, về việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tái hiện kiến thức đã học về văn bản tự sự, tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả và nghị luận trong văn tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Liên hệ với các văn bản thuyết minh và tự sự đã học trong chương trình.
B. Luyện tập:
-Xác định và phân tích việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong một văn bản tự sự cụ thể.
-So sánh các văn bản tự sự khác nhau để thấy được sự khác nhau giữa chúng.
-Phân tích để thấy được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một văn bản tự sự.
IV. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’:
1. Củng cố:
2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, Tiếng việt để đọc-hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại tự sự.
3. Dặn dò: Đọc lại văn bản, học bài & soạn bài: Ôn tập Tập làm văn (tt)
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTIET 85.docx