I- Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:
+ Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.
Trọng tâm: Đọc- hiểu văn bản
II- Chuẩn bị:
- Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki.
- Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Giáo viên có thể thay việc kiểm tra bài cũ bằng giới thiệu chương trình toàn học kỳ II.
Dẫn vào bài mới: Trong chương trình chào buổi sáng em thấy có mục nào đáng chú ý?(Mỗi ngày một cuốn sách).
- Giáo viên: Theo em mục ấy đặt ra nhằm mục đích gì?
(giáo viên từ câu trả lời dẫn vào bài)
Tiết 88 Soạn: Giảng: bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm I- Mục tiêu bài học:Giúp học sinh: + Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, ý nghĩa của việc đọc sách. - Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. - Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách. Trọng tâm: Đọc- hiểu văn bản II- Chuẩn bị: - Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki. - Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. III- Tổ chức các hoạt động dạy học: Giáo viên có thể thay việc kiểm tra bài cũ bằng giới thiệu chương trình toàn học kỳ II. Dẫn vào bài mới: Trong chương trình chào buổi sáng em thấy có mục nào đáng chú ý?(Mỗi ngày một cuốn sách). - Giáo viên: Theo em mục ấy đặt ra nhằm mục đích gì? (giáo viên từ câu trả lời dẫn vào bài) Hoạt động của thầy trò Nội dung - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm sự nhẹ nhàng như lời trò chuyện. - Giáo viên đọc mẫu.3 - 4 học sinh đọc bài. Giáo viên nhận xét cách đọc. Yêu cầu học sinh xác định kiểu loại văn bản?Dựa vào những yếu tố nào để xác định được đúng tên kiểu loại văn bản Yêu cầu học sinh đọc chú thích. Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Giáo viên: Nhấn mạnh những ý chính. - Giáo viên giải thích những chú thích trong SGK bằng cách hỏi học sinh ? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ? Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một phần văn bản. ? Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào? Sách có ý nghĩa như thế nào? ? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào? Yêu cầu học sinh giải thích lại ý nghĩa của từ "học vấn"? ?Nếu "Học vấn" là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì? (Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có). Bình: Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người, trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng, muốn có học vấn không thể không đọc sách. ? Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: "Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật là điểm xuất phát"? (Vì sách lữu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này) ?Theo tác giả đọc sách là "Hưởng thụ" "là chuẩn bị trên con đường học vấn" em hiểu ý kiến này như thế nào? Liên hệ: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho "học vấn của mình"? ? Những lý lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì của sách và lợi ích gì của sách? Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo một vài đoạn trong bài "Văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn" Học sinh phát biểu cảm nhận. * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (5') - Học sinh tìm các luận điểm, luận cứ trong đoạn 1. - Về nhà tiếp tục chuẩn bị bài. HĐ1: Khởi động(5') HĐ2: Đọc – hiểu văn bản I- Đọc, hiểu chú thích: (20') 1/ Đọc, kiểu loại văn bản: - Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội) 2/ Chú thích a. Tác giả - tác phẩm : - Tác giả:Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. - Tác phẩm:Bàn về đọc sách trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" b. Giải thích từ khó: - Học vấn >< với học thuật. c. Bố cục: - Phần I: "Học vấn phát hiện thế giới mới": Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. - Phần II: " Lịch sử tự tiêu hao lực lượng": Những khó khăn. - Phần II: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách. II- Đọc, hiểu văn bản: 1/ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách: - ý nghĩa của sách: + Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại. + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm - Sự cần thiết và ý nghĩa của đọc sách: + Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. + Đọc sách là con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. + Đọc sách là để chuẩn bị hành trang * Sách là vốn quý của nhân loại, đọc sách là cách để tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách. Tiết 89 Soạn: Giảng: bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm I/ Mục tiêu cần đạt: Nắm được nội dung bài học, thấy được vai trò và giá trị của những cuốn sách đồng thời biết cách chọn lựa và đọc sách phù hợp. Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận có thái độ đúng đắn trong đọc sách. Trọng tâm: Đọc- hiểu văn bản II/ Chuẩn bị: Giáo viên:Nội dung bài giảng Học sinh:Học bài Hoạt động 1: Khởi động (5') I- Kiểm tra bài cũ: Nêu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách? II- Bài mới: Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản (tiếp 30') - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2, chú ý hai đoạn văn so sánh. - Giáo viên: Sách có ý nghĩa rất lớn nhưng tác giả không tuyệt đối hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong sự phát triển, hai trở ngại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn, trong đọc sách. - Giáo viên nêu vấn đề: Có cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay trong tình hình sách nhiều vô kể là gì? - Học sinh thảo luận nhóm nhỏ trả lời. - Giáo viên chốt ý chính. ? Để minh chứng cho cái hại đó, tác giả so sánh biện thuyết như thế nào? ? Nêu ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách)? ( Những con mọt sách không đáng yêu mà đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng còn chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế như sống trên mây). ? Cái hại thứ hai trong đọc sách, tác giả đưa ra là gì?Tác giả đã so sánh cái hại thứ hai như thế nào? - Học sinh tìm hiểu phân tích. - Giáo viên: Sách nhiều nên dễ lạc hướng, thậm chí chọn sai những cuốn sách độc hại: Kích động tình dục, ăn chơi thác loạn, bạo lực, phản động chống phá chính quyền Nhà nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo mê tín dị đoan. Bơi loạn trong bể sách, sách tham khảo các loại, không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức đọc mà còn nhiều khi tự mình hại mình. ? Em có nhận xét gì về cách tác giả làm rõ những trở ngại khi đọc sách? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp văn bản. Hãy nêu ý chính của phần văn bản? Tác giả đã khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào?Tác giả đã dẫn ví dụ như thế nào về cách chọn sách? ?Theo tác giả, cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? - Giáo viên: Việc biết lựa chọn sách để đọc cũng là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cần đọc kỹ, đọc đi, đọc lại, đọc nhiều lần đến thuộc lòng. Đọc với sự say mê ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa ?Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế diễu ra sao? (Tác hại của lối đọc hời hợt: Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn tay không mà về, như trọc phú khoe của) ? Mối quan hệ giữa "Phổ thông" với "Chuyên sâu" trong đọc sách được tác giả lý giải như thế nào? ( "Không biết rộng thì không học vấn nào") ? Từ văn bản, những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc? (đọc sách cốt truyện sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kỹ theo mục đích hơn là tham nhiều, đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên môn sâu). ?"Bàn về đọc sách" có sức thuyết phục cao. Điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? - Học sinh tìm ra các nguyên nhân cơ bản. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết LT (10') Học sinh đọc và tự mình ghi nhớ những kiến thức cơ bản trong mục ghi nhớ SGK tr.7 ? Xác định ngắn gọn hệ thống luận điểm trong bài? ? Đặc sắc nghệ thuật của bài? ? Học xong bài "Bàn về đọc sách" em thu hoạch thấm thía nhất ở điểm nào? vì sao? Viết thành một đoạn văn ngắn? - Giáo viên củng cố cho học sinh về hệ thống luận điểm của văn bản. - Học sinh về nhà học bài - chuẩn bị bài mới. II- Đọc hiểu văn bản: 1/ 2/ Cách lựa chọn đọc sách khi đọc: a. Những trở ngại khi đọc sách: - Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, nhất là đọc nhiều mà không thể đọc kỹ, chỉ đọc qua hời hợt + So sánh với cách đọc sách của người xưa. + So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. => Lối đọc trên không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà còn mang hại. - Sách nhiều (khiến) dẫn đến dễ lạc hướng, chọn lầm, chọn sai (khó chọn lựa) lãng phí thời gian và sức lực. + So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình. * Cách so sánh mới mẻ lý thú và những lời bàn thật sâu và chí lý. Tác giả đã làm rõ những nguy hại (của) thường gặp khi đọc sách. b. Cách chọn sách (và cách đọc sách) hiệu quả. * Cách chọn sách: - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. - Sách chọn nên hướng vào hai loại: + Loại phổ thông. + Loại chuyên sâu. 3/ Phương pháp đọc sách: - Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt, mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ "trầm ngâm, tích luỹ, tưởng tượng tự do". - Không nên đọc một cách tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. 4/ Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên sâu với việc đọc sách: * Đọc sách cần chuyên sâu, nhưng cần cả đọc rộng, có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu một lĩnh vực. 5/ Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản: - Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Cách viết giàu hình ảnh. Nhiểu chỗ tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị. III- Tổng kết - luyện tập: 1/ Tổng kết: - Hệ thống luận điểm: - Nghệ thuật: Nghị luận giải thích, luận điểm sáng rõ, lôgic, lập luận chặt chẽ, kín kẽ, lời văn bình dị. So sánh hình ảnh thú vị. 2/ Luyện tập: IV. Củng cố dặn dò (2') Tiết 90 Soạn: Giảng: Khởi ngữ I- Mục tiêu bài học - Giúp học sinh: Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. + Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. + Biết đặt câu có khởi ngữ. - Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng trong nói và viết. Trọng tâm: Luyện tập II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Nội dung bài học - Học sinh: Học bài III- Tổ chức các hoạt động dạy học. I- Kiểm tra bài cũ. ? Hãy xác định CN - VN trong câu sau: a) Tôi đọc quyển sách này rồi. b) Quyển sách này tôi đọc rồi. II- Giáo viên dẫn vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: khởi động: 5' * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về khởi ngữ (15'). - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK. - Giáo viên đọc rõ và giải thích nhiệm vụ nêu ở SGK. - Giáo viên hỏi: Xác định CN trong những câu chứa từ ngữ in đậm? Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ. - Giáo viên hỏi: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ? - Học sinh: Trả lời. - Giáo viên hỏi: Tác dụng của những từ in đậm trong các câu? - Học sinh: Báo trước nội dung thông tin trong câu (b). thông báo về đề tài được nói đến trong câu (c). - Giáo viên hỏi: Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào? - Học sinh: a - còn (đối với). b - về. - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) * Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (20') - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 và thực hiện yêu cầu bài tập. ? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau? - Học sinh làm bài tập. - Yêu cầu: Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ? - Học sinh thực hiện yêu cầu. - Giáo viên đưa bài tập nâng cao: Viết một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. - Học sinh làm bài - đọc bài - Giáo viên củng cố cho học sinh nhận biết khởi ngữ và đặt câu có khởi ngữ - Học sinh về nhà: đặt 5 câu có khởi ngữ - chuẩn bị bài mới. I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 1. Ví dụ (SGK). 2. Nhận xét. a) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. b) Giàu, tôi cũng giàu rồi. c) CN: Chúng ta. * Phân biệt: - Về vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ. - Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ C - V với vị ngữ. 3. Kết luận - Phân in đậm là khởi ngữ (đề ngữ). * Ghi nhớ II- Luyện tập. Bài 1: a- Điều này. b- Đối với chúng mình. c- Một mình. d- Làm khí tượng. e- Đối với cháu. Bài 2: a- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. Bài 3: * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5')
Tài liệu đính kèm: