Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88: Ôn tâp tổng hợp

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88: Ôn tâp tổng hợp

 A.Mức độ cần đạt:

-Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm: Văn bản nhật dụng, Truyện văn xuôi trung đại Việt Nam, Thơ và truyện hiện đại Việt Nam, Truyện nước ngoài.

-Ôn tập, củng cố những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn.

1. Kiến thức:

-Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện. Nội dung cơ bản của văn bản qua mỗi thể loại, đặc điểm nổi bật của văn bản.

2.Kỹ năng:

-Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức Ngữ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học ở HKI.

 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Bảng tổng hợp.

 -Hs: soạn bài, SGK.

 C. Tổ chức hoạt động dạy & học:

HĐ 1: Ổn định:

HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 1’:

1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.

2. Kể tên các phương châm hội thoại?

3.

 

docx 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88: Ôn tâp tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/12 Ngày dạy: 29/12/2011 Lớp: 91
Tiết: 88 ÔN TÂP TỔNG HỢP
 A.Mức độ cần đạt:
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm: Văn bản nhật dụng, Truyện văn xuôi trung đại Việt Nam, Thơ và truyện hiện đại Việt Nam, Truyện nước ngoài.
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn.
1. Kiến thức: 
-Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện. Nội dung cơ bản của văn bản qua mỗi thể loại, đặc điểm nổi bật của văn bản.
2.Kỹ năng:
-Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức Ngữ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học ở HKI.	
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Bảng tổng hợp. 
 -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 1’:
1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Kể tên các phương châm hội thoại?
3.
HĐ 3: Giới thiệu bài mới 1’:
HĐ 4: Bài mới 42’: ÔN TÂP TỔNG HỢP 
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung:
A.ÔN TẬP VĂN BẢN:
I.VĂN BẢN NHẬT DỤNG
 II. TRUYỆN VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
III.TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIÊT NAM
IV.THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1945
V.TRUYỆN VIỆT NAM SAU 1945
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1.Làng (trích- Kim Lân)
- Thông qua nhân vật ông Hai, truyện ngắn Làng đã thể hiên chân thực, sâu sắc và cảm động về tình yêu làng quê, và về lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.
2. Lặng lẽ Sa Pa (trích- Nguyễn Thành Long)
- Khắc hoạ hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng.
- Xây dựng tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự trữ tình và bình luận
3.Chiếc lược ngà (trích- Nguyễn Quang Sáng)
- Thể hiện chân thật cảm động về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Thành công nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn: xây dựng tình huống bất ngờ tự nhiên, hợp lý; miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ con.
VI.TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1.Cố hương (trích- Lỗ Tấn)
 Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “Tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm
2.Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu – Mác-xim Go-rơ-ki)
 Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích. Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ
B.ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1.Các phương châm hội thoại
-Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
-Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những đều mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
-Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ.
-Phương châm lịch sử: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
 Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
3.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại 
-Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp; 
-Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn; 
-Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
4.Xưng hô trong hôi thoại
 Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô thích hợp.
5.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
-Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn được đặc trong đấu ngoặc kép.
-Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặc trong dấu ngoặc kép
6.Thuật ngữ:
-Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
-Mỗi thuật ngữ chỉ biểu hiện một khái niệm khoa học, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
7.Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt:
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 -Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ là: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
 -Có hai cách phát triển số lượng của từ:
+Tạo từ mới dể làm tăng thêm vốn từ. 
+Mượn từ ngữ của nước ngoài.
8.Trau dồi vốn từ
-Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trọng để trau dồi vốn từ .
-Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
9.Tổng kết từ vựng
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
TT
Đơn vị kiến thức
Khái niệm
1
Từ đơn
Là từ chỉ gồm có một tiếng
2
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
3
Từ ghép 
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
4
Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
5
Thành ngữ
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
6
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất mà, hoạt động, quan hệ ý) mà từ biểu thị
7
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những ý nghĩa sắc thái khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
8
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc à nghĩa chuyển
9
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
10
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
11
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
12
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Là nghiã của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, nghĩa hẹp).
13
Trường từ vựng
Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
14
Sự phát triển của từ vựng
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
15
Từ mượn
Là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếngViệt chưa có từ thích hợp để diễn đạt
16
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
17
Thuật ngữ
Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong văn bản các văn bản khoa học, công nghệ.
18
Biệt ngữ xã hội
Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
19
Trau dồi vồn từ
- Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trọng để trau dồi vốn từ .
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
20
Từ tượng hình 
Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật
21
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người
22
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự viêc này với sự việc sự ,sự việc có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
23
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối , đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên sinh động
24
Ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, sự viêc này bằng tên sự việc sự ,sự việc có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
25
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, sự viêc này bằng tên sự việc sự ,sự việc có nét gần gũi, dể làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
26
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
27
Nói giảm, nói tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự.
28
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từng tù,ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
29
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm và nghĩa của từ ngữ để tạo cho sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
C.TẬP LÀM VĂN (Tiết 84-86)
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’:
1. Củng cố: thông qua ôn tập
2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Xem lại các loại Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn.
3. Dặn dò: Học bài chuẩn bị thi HKI 
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxNV88.docx