Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 33

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 33

TUẦN 1 – BÀI 1

Tiết 1,2- Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 I. Mức độ cần đạt:

-Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể

 2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo về bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

3. Giáo dục :

- ý thức tu dưỡng học tâp, rèn luyện theo gương Bác

 

doc 84 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: Lớp 9B- Tiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tuần 1 – Bài 1
Tiết 1,2- Văn bản: Phong cách hồ chí minh
(Lê Anh Trà)
A. mục tiêu bài học:
 I. Mức độ cần đạt:
-Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể
 2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo về bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Giáo dục :
- ý thức tu dưỡng học tâp, rèn luyện theo gương Bác
B. chuẩn bị: 
- Giáo viên: câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Học sinh: đọc , chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị bài của học sinh
 2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giớivẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của người Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chú thích (7’)
- Hướng dẫn cách đọc 
- Đọc mẫu 1 đoạn
- Học sinh đọc
- Gọi hs nêu một vài chú thích SGK/7
- Gv: Giải nghĩa thêm 1 số từ khác
- Gv: Giải nghĩa thêm 1 số từ khác
Lắng nghe đọc mẫu
- Đọc văn bản – Nhận xét đọc
- Giải thích chú thích
- Hiểu nghĩa 
I/ Đọc- hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Uyên thâm
- Phong cách 
- Hiền triết 
HĐ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản (30’)
? Văn bản được viết theo kiểủ loại nào.
? Hãy kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học ở lớp 6, 7, 8.
? Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung từng phần.
? Văn bản trên gồm những luận điểm nào.
- GV Gọi hs đọc phần 1: Từ đầu ~> rất hiền
Thực hiện CH1(SGK)
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào. ? Vì sao người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy.
- Gv chốt lại
- Phát biểu
- Nhận xét bổ sung
- Trả lời
- 1 học sinh đọc
Quan sát, đọc thầm
Trả lời độc lập cá nhân bổ sung nhận xét.
-Ghi tóm tắt
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu loại
- Văn bản nhật dụng 
2. Bố cục : 2 phần 
Từ đầu -> rất hiện đại (vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác)
 Còn lại (vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác )
3. phân tích 
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhận loại:
- Bác đã tìm hiểu sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, âu, mỹ.
- Học ngôn ngữ nhiều nước (Anh, Pháp, TQ)
- Làm nhiều nghề, học hỏi, lao động.
- Học hỏi tìm tòi - uyên thâm tiếp thu văn hoá nhân loại, kết hợp hài hoà văn háo dân tộc và văn hoá nhân loại -> Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
***~Hết tiết 1~***
****~Chuyển tiết 2~****
- GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu lối sống giản dị thanh cao của Bác.
- Gọi hs đọc từ “Lần đầu tiên . tắm ao”
? Lối sống giản dị của Bác được thể hiện như thế nào?
- Công bố đáp án đúng
- Kể câu chuyện giản dị trong cách sống của Bác (nhắc lại đức tính giản dị lớp 7)
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao.
? Tìm những biện pháp NT trong văn bản làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh.
- Khái quát nội dung - NT toàn bài.
- Đọc (cá nhân )
- Quan sát văn bản
- Chia nhóm hoạt động (7’)
Cử đại diện trả lời
- Nhận xét bổ sung ý kiến
- Suy nghĩ
- Cá nhân trả lời
- Thảo luận bàn
- Cử đại diện trả lời 
- Nhận xét bổ sung
- Đọc ghi nhớ SGK/8
b. Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
- Nới ở và nơi làm việc đơn sơ (Nhà sàn, đồ dùng...)
- Trang phục giản dị (quần áo)
- ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc..)
=> Lối sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao -> vẻ đẹp của lối sống có van hoá: Giản dị, vui, làm chủ cuộc sống => Truyền thống + hiện đại trong cách Hồ Chí Minh.
3. Nghệ thuật:
- Kể và bình luận.
- So sánh, liệt kê, đối lập.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
* Ghi nhớ SGK/8
HĐ3: Hướng dẫn hs luyện tập, củng cố.
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
? Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao đẹp của Hồ Chí Minh
- Gọi cá nhân trình bày
- Thực hiện tại nhà.
III/ Luyện tập:
*HĐ4: Củng cố:
 - Hệ thống lại nội dung toàn bài
*HĐ5: Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau: “Các phương hội thoại”
*********************************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng: Lớp 9B- Tiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 3-Tiếng việt: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu bài học:
I. Mức độ cần đạt: 
 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: Phương châm về lượng và phương châm về chất
 - Biết vận dụng các Phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1. Kiến thức: Nội dung Phương châm về lượng, phương châm về chất
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích được cách dử dụng Phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng Phương châm về lượng, phương châm về chất trong HĐ giao tiếp
 3. Giáo dục: Có ý thức sử dụng đúng phương châm này trong đời sống.
B. chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ ghi sơ đồ bài giảng.
 - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK + giấy, bút dạ
C. Tiến trình hoạt động:
 1. Kiểm tra: không.
 2. Giới thiệu bài:
	Trong giao tiếp có những qui định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp vẫn phải tuân thủ -> giao tiếp không thành công. Những qui định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
HĐ1: hướng dẫn hs tìm hiểu phương châm về lượng 
Treo bảng phụ ghi bài tập 1/8
?. Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An cần biết hay không.
(? Bơi nghĩa là gì)
? Từ VD trên em rút ra điều gì trong giao tiếp.
- Gv Hướng dẫn hs kể lại truyện cười “Lợn cưới”
? Vì sao chuyện này lại gây cười.
? Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh ‘áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời.
? Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
 - Gọi hs đọc ghi nhớ.
-Theo dõi bảng phụ và đọc thầm bài tập.
-Trình bày thống nhất ý kiến.
- Giải thích
- Rút ra kết luận
- Nhiều hs trả lời câu hỏi thống nhất ý kiến
- Phát biểu cá nhân
- Nhận xét - Kết luận
- Trả lời
- 1 em đọc
I/ Phương châm về lượng:
* Bài tập: ( sgk- t8)
1, Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:
+ Khi nói ,câu phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
2, Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
- Trong giao tiếp không nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Bài học: (Ghi nhớ 1 - SGK/9)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về chất.
- Gọi hs đọc bài tập SGK/9-10
? Truyện cười này phê phán điều gì.
Trong giao tiếp có điều gì cần trách.
? Nếu không biết chắc chắn bạn mình vì sao nghỉ học thì em có trả lời với thầy, cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không.
GV: Nếu cần hỏi điều gì đó thì phải nói cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều ấy chưa được kiểm chứng.
- Gọi hs đọc ghi nhớ 2/SGK
- Đọc bài tập SGK/9 - 10
-Trả lời độc lập
- Nhận xét thống nhất ý kiến.
- Trả lời
- Lắng nghe
- 1 hs đọc ghi nhớ 2 SGK/10
II/ Phương châm về chất.
*Bài tập SGK/9 -10
- Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực.
* Bài học: (Ghi nhớ 2 - SGK/10)
*HĐ3: Hướng dẫn hs luyện tập.
- Gọi hs đọc bài tập 1
? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích các lỗi trong các câu đó.
Gọi hs làm bài 2
Gọi hs làm bài tập 3
? Trong truyện cười đó phương châm hội thoại nào đều không được tuân thủ
- Hướng dẫn là bài tập 4
Kết luận - nhận xét
- Đọc bài tập. Suy nghĩ trả lời.
- Lớp nhận xét
- Hs Làm bài tập
- Đọc bài tập 3 SGK/11
-Suy nghĩ trả lời
- Đọc bài tập 4 SGK/11
III/ Luyện tập
1. Bài 1: SGK/10
a) Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”
b) “có hai”
Bài 2: SGK/10 - 11
a)Nói có sách mách có chứng
b) nói dối
c) nói mò
d) nói nhăng nói cuội
e) nói trạng
Bài 3: SGK/11
- không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi 1 điều rất thừa)
Bài 4: SGk/11
a) Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất.
b) Tôn trọng phương châm về lượng không nhắc lại những điều đã được trình bày.
 *HĐ4: Củng cố: 
 - Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại
 - Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại.
? Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào.
- Bố mẹ mình đều là giáo viên cùng dạy học.
A. Phương châm về chất:	B: Phương châm về lượng
- Hoàn thành bài tập.
*HĐ5: Dặn dò
- Chuẩn bị bài tiết sau: “sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh”
*********************************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng: Lớp 9B- Tiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 4- TLV: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học:
I. Mức độ cần đạt: 
 - Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh
 - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1.Kiến thức:
 - Tác dụng của yếu tố miêu ta trong văn bản thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
 - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng:
 - Quan sát các sự vật, hiện tượng.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
b. chuẩn bị:
 - Giáo viên: + Bảng phụ (viết đoạn văn thuyết minh có dùng 1 số biện pháp thuyết minh)
 - Học sinh: + Giấy, bút dạ
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra: Học sinh nhắc lại văn bản thuyết minh, mục đích của văn bản thuyết minh, Nêu ra các phương pháp thuyết minh.
2. Giới thiệu bài mới:	
 - Văn TM đã được học, vận dụng trong chương trinh NV 8. Lên lớp 9 ta tiếp tục học, làm kiểu văn bản này với 1 số yêu cầu cao hơn như sư dụng một số biện pháp nghệ thuật vào trong văn bản thuyết minh.
Hoạt động của thầy
hđ của HS
ND cần đạt
HĐ1: HD Ôn tập kiến thức - hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn hs tìm hiểu bài tập (văn bản nghệ thuật có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật)
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng.
? Văn bản ấy có củng cố tri thức về đối tượng không.
? Văn bản đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào.
? Để cho văn bản sinh động tg còn vận dụng biện pháp nghệ ... hệ thuật tả cảnh ngụ tình đậưc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc,hiểu truyện thơ trung đại
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua 1 đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thỏi độ: Giáo dục lòng đồng cảm với những con người có số phận đau khổ. 
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức l ớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” và nêu những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật.
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Tóm tắt đoạn trước của phần trích.
HĐ của thầy
H Đ của HS
Nội dung
*HĐ1: HD hs tỡm hiểu vị trớ đoạn trớch
- Nêu vị trí đoạn trích.
Gọi h/s giải nghĩa một số từ.
*HĐ2: HD hs đọc, hiểuvăn bản
 Gv: - Gv: Hướng dẫn đọc, đọc mẫu (chậm, buồn).
- HD hs tìm hiểu kết cấu đoạn thơ
Lắng nghe và xác định vị trí đoạn trích
 2 em đoc,lớp lắng nghe. Nhận xét .
-Tìm hiểu kết cấu
I. Vị trớ đoạn trớch:
Gồm 22 câu nằm ở phần “Gia biến lưu lạc”.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, hi ểu chỳ thớch: 
2. Bố cục : (3phần)
- Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
- Tám câu tiếp: Nỗi nhớ KT và cha mẹ.
- Còn lại: tâm trạng của Thuý Kiều
GV: Gọi học sinh đọc 6 câu thơ đầu
? Không gian trước lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
? Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều?
? Qua k/c TN có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? từ ngữ nào diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
.
Đọc 6 câu thơ đầu
Cá nhân suy nghĩ trả lời
Bổ sung ý kiến thống nhất ý kiến.
- Suy nghĩ,nêu ý kiến
3. Phân tích đoạn trích:
a) Hoàn cảnh của Thuý Kiều:
Cảnh thiên nhiên rộng lớn bát ngát (non xa ,trăng gần Cồn Cát, bụi hồng) à gợi tâm trạng rối bời đau xót, cô đơn trống trải trong lòng Kiều “Bẽ bàng mây sớm 
Nửa tình  tấm lòng’’
-> Không gian hoang sơ lạnh lẽo thiếu vắng sự sống của con người. Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích,rơi vào hoàn cảnh cô đơn.
H/s đọc 8 câu tiếp
Trong cảnh ngộ của mình Kiều nhớ tới ai? ai trước, ai sau?
? Vì sao tác giả để Thuý Kiều nhớ KT trước cha mẹ.
? Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để thể hiện nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng.
? Nỗi nhớ về cha mẹ được tác giả viết như thế nào?
? Qua nỗi nhớ của Thuý Kiều em cảm nhận những vẻ đẹp nào trong con người Thuý Kiều.
- GV chốt
Trả lời cá nhân
Bổ sung ý kiến
Độc lập suy nghĩ, trả lời cá nhân.
Độc lập suy nghĩ
Trả lời cá nhân
Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo
b) Nỗi nhớ của Thuý Kiều:
- Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng-> phù hợp với quy luật tâm lí
-Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ
. Nàng xót xa cha mẹ không ai chăm sóc lúc tuổi già sức yếu.
-> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha.
? Nét nghệ thuật tiêu biểu trong 8 câu thơ cuối
? Đoạn thơ cho biết tâm trạng của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích ra sao?
- Chốt lại ND và NT của đoạn trích
*HĐ3:HD hs tổng kết:
- Gọi 1 em đọc ghi nhớ
*HĐ4:HD hs luyện tập
Độc lập suy nghĩ
Trả lời cá nhân
Suy nghĩ cá nhân
Trả lời độc lập.
-Lắng nghe
-1 em đọc ghi nhớ
-Làm vào vở
c) Tâm trạng Thuý Kiều
- Sử dụng từ ngữ “buồn trông” mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng, tác giả cho thấy rõ sự cô đơn, thân phận vô định, lo sợ về một tương lai không được tốt đẹp của Thuý Kiều.
III. T ổng k ết:
1. ND:	
2. NT:
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
1,Bài tập 1/96
*HĐ5. Củng cố, Dặn dò:	
 - 1 em đoc lại đoạn trích
*HĐ6. Dặn dò:	
- Chuẩn bị soạn bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Tiết sau học bài miêu tả trong văn bản tự sự.
*********************************************************************
Ngày soạn:	
Ngày giảng: Lớp 9ATiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 32- TLV: Miêu tả trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học:
I.Mức độ cần đạt :
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong 1 văn bản tự sự 
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc,hiểu văn bản.
II.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
- Vai trò,tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
 2. Kĩ năng:
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thỏi độ: ý thức học tập.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Xem bài miêu tả trong văn bản tự sự (ngữ văn 8)
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp khi học
3. Bài mới:
HĐ của thầy
H Đ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Giới thiệu bài mới (vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự (ngữ văn 8).
Nhớ lại kiến thức
Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
Hướng dẫn h/s tìm hiểu vai trò của yếu tốt miêu tả trong văn bản tự sự.
Gv: Gọi học sinh đọc đoạn trích SGK
- Đoạn trích kể về trận đánh nào?Trong trận đánh đó QT làm gì,xuất hiện như thế nào?
- Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích.Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- Nêu yêu cầu câu (c)
? Các sự việc chính bạn nêu đã đầy đủ chưa
? yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự.
- Gọi 1em đọc ghi nhớ
Đọc đoạn trích SGK/91
- Suy nghĩ,trả lời 
-Trao đổi nhóm,tìm các yếu tố miêu tả và nêu
-Trao đổi nhóm,nêu ý kiến
Suy nghĩ
Độc lập trả lời.
1 em đọc
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
*. Bài tập: SGK/91
*. Nhận xét
a) Đoạn trích kể về trận đánh của TS tấn công đồn Ngọc Hồi. QT chỉ huy tướng sĩ đánh đồn Ngọc Hồi với vẻ oai phong lẫm liệt.
b) Các chi tiết miêu tả:
-> Thể hiện hình ảnh lẫm liêt của Quang Trung, sự đại bại của quân tướng nhà Thanh.
c) các sự việc nêu ra đã đầy đủ, câu chuyện không sinh động vì chỉ là kể lại sự việc (trả lời cho câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào?
-> Nhờ có yếu tốt miêu tả mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 
Nhóm 1, 2 tìm yếu tố miêu tả người.
Nhóm3, 4 tả cảnh.
Nhận xét, bổ sung
? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
- Nêu yêu cầu bài tập 3
- Gọi 2 em trình bày
- Nhận xét
Thảo luận nhóm,nêu ý kiến
Nhận xét, bổsung
-Suy nghĩ,nêu ý kiến
2 em trình bày
II. Luyện tập
1. Bài 1/92
Tả người (chị em Thuý Kiều)
Tả cảnh (cảnh ngày xuân)
-> Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động,hấp dẫn và giàu chất thơ
2. Bài tập 3/92
Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
*HĐ4: Củng cố:
Yếu tố miêu tả trong văn tự sự có tác dụng:
A. Làm cho câu chuyện hấp dẫn sinh động
B. Làm cho nhân vật hiện ra đầy đủ hơn.
C. Làm cho cảnh vật đẹp hơn.
D. Cả 3 nội dung trên.
*HĐ5: Dặn dò
- Học bài và,làm bài tập 2/92
- Chuẩn bị tiết sau: “Trau dồi vốn từ ’’
******************************************************************************************
Ngày soạn:	
Ngày giảng: Lớp 9A- Tiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 33- TV: Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu bài học:
I. Mức độ cần đạt:
- Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
II. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng:
1. Kiến thức:
những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng: - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa,phù hợp với ngữ cảnh
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo + bảng phụ.
- Học sinh: chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thuật ngữ là gì? đặc điểm của thuật ngữ? Đặt câu có sử dụng thuật ngữ.
3. Bài mới 	 	 
HĐ của thầy
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Giới thiệu bài mới 
- Đưa ra tình huống: có 1 h/s viết “Về đêm khuya đường phố rất im lặng”
Câu trên đã mắc lỗi gì? sửa như thế nào?
Vào bài mới
Lắng nghe
Trao đổi cả lớp
Trả lời
Nghe ghi đầu bài
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
Gọi học sinh đọc bài 1
? Qua ý kiến của PVĐ em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
- Nêu yêu cầu BT 2/100
-Yêu cầu hs xác định lỗi và giải thích
? Em hãy sửa lại các câu đó sao cho hợp lí
? Muốn sử dụng tốt tiếng việt ta phải làm gì.
- Chốt lại kiến thức và gọi 1 em đọc ghi nhớ
Đọc bài tập 1 SGK
Suy nghĩ độc lập, trả lời
Suy nghĩ trả lời 
- Suy nghĩ,phát hiện lỗi và giải thích
- Suy nghĩ, nêu cách sửa
- Nêu ý kiến
-1 em đọc ghi nhớ
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ cách dùng từ.
* Bài tập 1: SGK/99,100
1. Đọc và nhận xột:
- Cần trau rồi vốn từ để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
2. Xỏc định lỗi diễn đạt và giải thớch?
- Xác định lỗi diễn đạt
a) Thừa từ “đẹp”
b) Thay “dự đoán” bằng “ước tính”
c) Dùng sai từ “đẩy mạnh’’ thay bằng “mở rộng”
- Muốn biết “dùng tiếng ta” thì phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ :SGK/100
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài
Yêu cầu h/s đọc bài tập
? Qua đoạn văn trên em hiểu nhà văn Tô Hoài muốn phân tích điều gì.
? Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách nào? qua đó em rút ra điều gì.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
1 h/s đọc bài tập
Lắng nghe
Cá nhân suy nghĩ trả lời
Rút ra kết luận
Nhận xét bổ sung
Thống nhất ý kiến
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
* Bài tập: SGK/100, 101
- Cần trau dồi vốn từ bằng cách học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
* Ghi nhớ: SGK/101
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Nêu yêu cầu BT 1/101
KL: Đáp án đúng (bảng phụ)
Xác định nghĩa của yếu tố hán Việt trong bài 2 (ý: a)
- Nêu yêu cầu BT3/102
Hướng dẫn h/s chữa lỗi dùng từ trong những câu đó.
.
Yêu cầu h/s đọc bài tập 5/103
? Nêu cách em sẽ thực hện để làm tăn vốn từ
- Đưa ra bảng phụ( cách thực hiện)
Đọc bài tập 1
Chia nhóm làm bài tập 1
Cử đại diện trả lời
Đọc bài tập 2
cá nhân trao đổi
Thi trả lời nhanh
Bổ sung nhận xét
- phát hiện và sửa
Đọc bài 5
-Trao đổi, nêu cách thực hiện
- Quan sát,ghi vở
III. Luyện tập:
Bài 1/101
b) Kết quả xấu
a) Chiếm được phần thắng
b) Sao trên trời (nói khái quát)
Bài 2 /101+102
a) Tuyệt
-Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
-Tuyệt tự :không có người nối dõi
Bài 3/102
- im lặng - thay bằng: yên tĩnh.
- thành lập- thay bằng: thiết lập.
- cảm xúc- thay bằng: cảm động, xúc động.
Bài 5/103
Để làm tăng vốn từ cần:
- Chú ý quan sát lắng nghe lời nói hàng ngày 
- Đọc sách báo
- Ghi chép những từ ngữ mới, hỏi, tra từ điển.
- Sử dụng từ ngữ mới trong giao tiếp thích hợp.
HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
Hệ thống nội dung bài học
- Giao nhiệm vụ học tập ở nhà: Học bài và làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị tiết sau:Viết bài tập làm văn số 2
******************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Quyen 1.doc