Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 90

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 90

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Lê Anh Trà )

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ

Nghiêm túc tiếp thu văn bản.

B.CHUẨN BỊ:

Gv: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, giáo án.

Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc 158 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 1 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	 soạn:
Tiết:1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Lê Anh Trà )
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh : 
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ
Nghiêm túc tiếp thu văn bản.
B.CHUẨN BỊ: 
Gv: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, giáo án.
Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk 
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: kiểm tra việc soạn bài 
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm .
 ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
 ? Tác phẩm được trích ở đâu ? 
GV hướng dẫn đọc: Giọng khúc chiết, mạch lạc thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh 
GV đọc mẫu 1 lần 
HS đọc theo chỉ định của giáo viên – theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn 
GV cho HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: Truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết 
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? thuộc loại văn bản nào? vấn đề đặt ra ? 
 - Phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng. 
 -Văn bản đề cập đến vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 
 ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần ? 
 2 phần : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn phân tích phần1 
GV gọi HS đọc lại phần 1
?Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào ? 
 -Năm 1911 rời bến Nhà Rồng.
 -Qua nhiều cảng và thăm nhiều nước trên thế giới.
?Bác đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
( HS thảo luận nhóm)
? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý em đã trình bày.
 Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi.
?Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ? 
HS thảo luận 
? Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? và tiếp thu theo hướng nào ? 
?Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói lên điều đó? 
?Vai trò của câu này trong tòan văn bản ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Nhận xét cách lập luận đoạn văn đầu 
I .Tìm hiểu chung : 
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm: Trích trong “ Hồ Chí Minh, và văn hóa Việt Nam”.
 3. Đọc văn bản:
. Bố cục: 2 phần
II. Đọc văn bản : 
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại :
- Hoàn cảnh: Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao, vất vả, từ khát vọng tìm đường cứu nước.
- Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, qua lao động mà học hỏi. 
- Động lực: Ham hiểu biết, học hỏi 
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 + Làm nhiều nghề .
 + Đến đâu cũng học hỏi .
Hồ Chí Minh là người thông minh cần cù yêu lao động .
_ Hồ Chí Minh có vốn kiến thức :
 + Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây 
 + Sâu: Uyên thâm 
Nhưng tiếp thu có chọn lọc. Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực .
=> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại trên nền tảng văn hoá dân tộc.
 III. Luyện tập: 
Cách lập luận đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục.
4.Hướng dẫn về nhà
- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào ?
Học bài 
Tìm hiểu phần còn lại của bài học 
5. Rút kinh nghiệm
 soạn:
Tiết: 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Lê Anh Trà )
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ
Nghiêm túc tiếp thu văn bản.
B.CHUẨN BỊ 
Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh 
Tranh ảnh hoặc băng hình về Bác 
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : 
	3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn phân tích phần 2 
? Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động của Bác ? 
( Bác hoạt động ở nước ngoài ) 
?Phần văn bản sau nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ? ( Đọc và cho biết điều đó ? ) 
HS phát hiện thời kì Bác làm Chủ tịch nước sau khi đã đọc.
? Khi trình bày những nét đẹp về lối sống Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện nào ? 
( HS chỉ ra được 3 phương diện: Nơi ở, trang phục, ăn uống ) 
?Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? ( nhỏ bé, mộc mạc, chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị ) 
GV : Thăm cõi Bác xưa ( Tố Hữu ) 
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Biểu hiện cụ thể? ( Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ ) 
? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó? 
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? 
Học sinh đọc : “ Và Người sống ở đó”.. hết .
?Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc thế kỉ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào ?
HS thảo luận tìm ra nét giống và khác: 
+ Giống: Giản dị, thanh cao 
+ Khác: Bác gắn bó, sẽ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân 
GV bình và đưa ra những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa tát nước, trò chuyện với nhân dân .
? Qua phân tích em cảm nhận được gì về lối sống của Bác? 
Hoạt động 2 : Ứng dụng liên hệ bài học 
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì ?
HS thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể
?Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ? 
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ?
Gv chốt lại : 
Vấn đề ăn mặc 
Cơ sở vật chất 
Cách nói năng, ứng xử
Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện đại vừa có ý nghĩa lâu dài . Bác thường nhắc nhở : “Muốn xây dựng CNXH thì trước hết cần có con người mới XHCN.”
Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết ( di chúc ) 
Gv hướng dẫn học sinh rút ra những nét chính cần ghi nhớ về nghệ thuật và nội dung 
Hoạt động 2 
Hướng dẫn luyện tập toàn bài 
- HS kể, giáo viên bổ sung 
- Gọi học sinh đọc 
-Giáo viên dùng băng nhạc cho hát minh họa bài: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người
II. Tìm hiểu văn bản : 
2.Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và làm việc nhỏ bé, mộc mạc: Chỉ vài phòng nhỏ là nơi tiếp khách họp Bộ Chính trị. 
-Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị 
Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị, đó là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc vừa mang nét đẹp thời đại vừa gắn bó với nhân dân . 
3. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh 
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại 
+ Ngày nay có nhiều thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại .
+ Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực phải biết nhận ra độc hại .
III. Tổng kết 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại , giữa thanh cao và giản dị .
IV . Luyện tập 
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác 
2.Đọc thêm : Hồ Chí Minh 
3.Hát minh họa : Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người .
4.Hướng dẫn về nhà :
Phân tích nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh ? 
Nêu ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh ? 
 -	Học bài 
 - Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ 
 - Soạn bài : Các phương châm hội thoại 
5. Rút kinh nghiệm
soạn:
Tiết: 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1.Kiến thức:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vân dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong giao tiếp.
 -Thái độ:Học sinh vận dụng các phương châm trong nói và viết.
B.CHUẨN BỊ 
Gv: các đoạn hội thoại 
Hs: trả lời câu hỏi sgk
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ 	
3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng .
GV giải thích phương châm 
Gọi học sinh đọc đoạn đối thoại ở mục 1 
Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi SGK: 
? Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không ?( GV gợi ý học sinh : Bơi nghĩa là gì ? )
- Học sinh đọc ví dụ :
Trả lời, giải thích vì sao ?
GV giảng, chốt lại 
? Rút ra bài học gì trong giao tiếp ? 
 Học sinh thảo luận, rút ra nhận xét 
HS đọc VD 2
? Vì sao truyện lại gây cười ? (Truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung )
? Lẽ ra anh “ lợn cưới ” và anh “ áo mới ” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu biết điều cần hỏi và trả lời ?
( Anh hỏi bỏ chữ “ cưới ”, anh trả lời bỏ ý “ khoe áo ” ) 
? Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ? 
? Từ nội dung a và b rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp ?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất 
HS đọc ví dụ trong SGK
? Truyện cười phê phán điều gì ?
 (Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật ) 
Giáo viên đưa ra tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không ?
?Từ đó rút ra trong giao tiếp cần trách điều gì ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
HS : Đọc bài tập 
GV: Tổ chức cho học sinh hướng vào 2 phương châm vưà học để nhận ra lỗi.
Hai nhóm, mỗi nhóm làm một ví dụ
Hoc sinh làm theo yêu cầu 
?Lỗi ở phương châm nào ? Từ nào vi phạm ? 
? Xác định yêu cầu, điền từ cho sẵn vào chỗ trống 
Gọi học sinh lên bảng ( 2 em ) 
- Xác định yêu cầu bài tập 
 - Yếu tố gây cươì
? Phương châm nào vi phạm ?
HS phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất 
Goị  ... g bài văn này ?
- Những câu văn biểu cảm của A li ô sa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì ? 
Hoạt động 4 :Hướng dẫn tổng kết 
-Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích ?
Nội dung ghi bảng
I. Giới thiệu chung : 
II. Đọc hiểu văn bản :
III. Phân tích : 
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương : 
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa : 
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con ” : Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi thấy diều hâu => Sự cảm thông của A li ô sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ . 
- khi đại tá chợt xuất hiện “chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ” : Sự so sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn .
3.Chuyện đời thường và vườn cổ tích : 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến ghì ghẻ : A li ô sa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích .
Chi tiết người “mẹ thật ” :A li ô sa lạc ngay vào thế giới cổ tích .
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cổ tích cho cháu nghe , khái quát “có lẽ tình cảm những người bà đều tốt ”
=> Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ , ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu thật đáng yêu IV. Tổng kết : 
Nghệ thuật : 
Nghệ thuật kể chuyện giàu hình ảnh , đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích .
b. Nội dung : Trong đoạn trích Những đứa trẻ ,Mác – xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm , bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ . 
V. Luyện tập :
C. Củng cố :
- A li ô sa đã những quan sát tinh tế như thế nào khi nhìn nhận về những đứa trẻ ? 
- Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go ki như thế nào ?
 	D. Dặn dò :
Kể chuyện về tình bạn của em ( chú ý tạo chất thơ trong truyện ) 
Chuẩn bị : Trả bài kiểm tra Tiếng Việt .
RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 18
Tiết : 86
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh : 
Qua giờ kiểm tra Tiếng Việt , củng cố kiến thức về Tiếng Việt 
 Tự rút ra được ưu khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy , khắc phục . 
CHUẨN BỊ : 
- Bài kiểm tra .
- Bảng chữa lỗi 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
A . Kiểm tra bài cũ : 
Không kiểm tra bài cũ 
	B . Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : Chữa bài kiểm tra 
Giáo viên đọc đề cho học sinh nêu đáp án từng câu trắc nghiệm .
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lại cho đúng .
Giáo viên chép đề tự luận trên bảng nêu yêu cầu và thang điểm cho từng phần .
Hoạt động 2 : Nhận xét bài của học sinh 
Giáo viên nhận xét ưu điểm của học sinh 
Giáo viên nhận xét những nhược điểm của học sinh 
Hoạt động 3 : hướng dẫn học sinh chữa lỗi 
Giáo viên trả bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi 
Hoạt động 4 : 
Giáo viên gọi 1 em bài khá nhất đọc bài văn của mình .
Nội dung ghi bảng
I.Dáp án :
I.Trắc nghiệm : 3 điểm ( mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
C
D
B
D
C
II. Tự luận : 7 điểm
1.Câu 1 : 3,5 điểm
- Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh mặt trời ở câu 2
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ :
 + Phản ánh con là cuộc sống , niềm tương lai của mẹ , cỗ vũ động viên mẹ vượt qua gian khó => con là một mặt trời của mẹ => thế hệ cách mạng tương lai của đất nước .
 + Biểu hiện : Tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ Tà ôi .
2.Câu 2 : 3,5 điểm
-Học sinh chỉ ra các từ láy : nao nao , nho nhỏ , sè sè , dàu dàu vừa gợi hình gợi cảm ;
+ Cảnh vật hoang vu , buồn tẻ .
+ Sụ linh cảm về điều gì đó .
 + Sự cảm thông của kiều , đa cảm trứoc thân phận bị bỏ rơi của người dưới nấm mồ vô chủ .
II. Nhận xét bài làm của học sinh :
1. Ưu điểm : 
-
-
-
2. Nhược điểm : 
-
-
-
III. Trả bài chữa lỗi :
1. Giáo viên trả bài cho học sinh : 
2. Học sinh tự chữa lỗi :
C. Dặn dò :
Ôn lại kiến thức kì I .
Xem lại bài làm .
Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra Văn
RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 18
Tiết : 87
TRẢ BÀI KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh : 
Qua giờ kiểm tra Văn , củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ , truyện hiện đại 
 Tự rút ra được ưu khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy , khắc phục . 
CHUẨN BỊ : bài kiểm tra , bảng chữa lỗi 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
A . Kiểm tra bài cũ : 
Không kiểm tra bài cũ 
	B . Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : Chữa bài kiểm tra 
Giáo viên đọc đề cho học sinh nêu đáp án từng câu trắc nghiệm .
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lại cho đúng .
Giáo viên chép đề tự luận trên bảng nêu yêu cầu và thang điểm cho từng phần .
Hoạt động 2 : Nhận xét bài của học sinh 
Giáo viên nhận xét ưu điểm của học sinh 
Giáo viên nhận xét những nhược điểm của học sinh 
Hoạt động 3 : hướng dẫn học sinh chữa lỗi 
Giáo viên trả bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi 
Hoạt động 4 : 
Giáo viên gọi 1 em bài khá nhất đọc bài văn của mình .
Nội dung ghi bảng
I.Dáp án :
I.Trắc nghiệm : 4 điểm ( mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
B
A
B
C
D
C
D
II. Tự luận : 6 điểm
1. Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ( 1 điểm ) 
2. Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên ( 3,5 điểm ) 
+ Say mê có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội , nhân dân , đất nước 
+ Sôi nỗi yêu đời , vô tư , cởi mở và chân thành với mọi người ; sống ngăn nắp khoa học 
+ Khao khát đọc sách , học tập 
+ Khiêm tốn , lịch sự và tế nhị , quan tâm đến người khác .
3.Kết luận , bài học và liên hệ bản thân ( 0,5 điểm )
II. Nhận xét bài làm của học sinh :
1. Ưu điểm : 
-
-
-
2. Nhược điểm : 
-
-
-
III. Trả bài chữa lỗi :
1. Giáo viên trả bài cho học sinh : 
2. Học sinh tự chữa lỗi :
+ Lỗi dùng từ : 
-
-
-
+ Lỗi diễn đạt : 
-
-
-
+ Lỗi chính tả : 
-
-
- 
C. Dặn dò :
Ôn lại kiến thức kì I .
Xem lại bài làm .
Chuẩn bị bài : Tập làm thơ tám chữ 
RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 18
Tiết : 88 + 89
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh : 
Nắm được đặc điểm , khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ .
Qua hoạt động làm thơ 8 chữ , các em phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca .
Thực hành làm thơ tám chữ .
CHUẨN BỊ : Một số đoạn thơ 8 chữ 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
A . Kiểm tra bài cũ : 
	B . Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 ; Hướng dẫn học sinh ôn lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ . 
 Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ ? 
{Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng 8 chữ , có ngắt nhịp rất đa dạng . Bài thơ theo thể 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài ( số câu không hạn định ), có thể được chia thành các khổ ( thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân ( được gieo liên tiếp hoặc gián cách ) }
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
- Nhận xét về cách ngắt nhịp , cách gieo vần trong đoạn thơ trên ? 
( Đoạn thơ sử dụng vần chân một cách linh hoạt , vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau : cờ- thơ; trước – ngược; trời-hơi .Cách ngắt nhịp linh hoạt) 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành 
Học sinh đọc đoạn thơ trước dòng sông :
Trước dòng sông
Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
.?
( Đỗ Bạch Mai )
* Thảo luận nhóm : 
+ Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận 
+ Học sinh trong nhóm thảo luận 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp 
+ Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
+ Câu hỏi thảo luận : Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
+ Yêu cầu :. Câu mới viết phải đủ 8 chữ .
. Phải đảm bảo sự lô –gích về ý nghĩa với những câu đã cho 
. Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho 
(- Gợi ý : Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau rồi điền thêm vào : 
+ Bởi đời tôi cũng đang chảy .
+ Sao thời gian cũng chảy ..
- Câu thơ trong nguyên tác : 
Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?)
Học sinh đọc đoạn thơ dâu da xoan :
Dâu da xoan
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
.?
( Bế Kiến Quốc )
- Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
+ Yêu cầu : Câu mới viết phải đủ 8 chữ .
. Phải đảm bảo sự lô –gích về ý nghĩa với những câu đã cho 
. Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho 
(- Gợi ý : Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau rồi điền thêm vào : 
+ Sao buâng khuâng trước những cánh 
+ Cho một người thơ thẩn ngắm 
+ Chợt giật mình nghe ai gọi 
- Câu thơ trong nguyên tác : 
Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa )
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm thơ 8 chữ theo các đề tài sau : Nhớ trường , nhớ bạn
(Gợi ý : Nhớ trường 
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế 
Sân trường mênh mông , nắng cũng mênh mông 
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng 
Xa bạn bè, sao bổng thấy buâng khuâng?
Nhớ bạn
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời 
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ đến những đêm lửa trại tuyệt vời 
Quây quần bên nhau long long lệ rơi 
Giáo viên hướng dẫn đại diện các tổ đọc và bình thơ . Sau đó các tổ khác tham gia nhận xét , đánh giá và xếp loại các bài thơ của các tổ 
Nội dung ghi bảng
I.Ôn tập đặc điểm thơ tám chữ :
II. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ :
Xuân là khi nắng rạng đến tình cơ 
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước 
Đông đang lạnh bổng một hôm trở ngược 
Mây bay đi để hở một khung trời 
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi 
Như được nắm một bàn tay son sẻ 
( Xuân không mùa - Xuân Diệu )
III. Thực hành : 
1. Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ : 
a. Trước dòng sông
Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?
( Đỗ Bạch Mai )
b. Dâu da xoan
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa
( Bế Kiến Quốc )
2. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài : 
C. Củng cố :
	Thơ tám chữ là thể thơ như thế nào ?
 	D. Dặn dò :
- Nắm chắc đặc điểm thơ 8 chữ
- Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I 
RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 18
Tiết : 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh : 
Qua giờ kiểm tra tổng hợp cuối học kì I , củng cố và tích luỹ thêm kinh nghiệm về việc làm bài theo hướng tích hợp .
Rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo . 
CHUẨN BỊ : Bài kiểm tra , bảng chữa lỗi 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
A . Kiểm tra bài cũ : 
Không kiểm tra bài cũ 
	B . Bài mới : Trả bài kiểm tra 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 91 DUNG CHUAN KTKN.doc