Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 58: Anh trăng (nguyễn Duy)

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 58: Anh trăng (nguyễn Duy)

Tiết 58

Ánh trăng

 (Nguyễn Duy)

 A. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức:

 - kỷ niện về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng. Từ đó mà thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình> Rút ra bài học về cách sống.

 - Tháy được sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố Tự sự, Trữ tình trong một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giầu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

 2. Kỹ năng:

 -Đọc hiểu văn bản thơ sáng tác sau 1975.

 _ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản thơ Trữ tình hiện đại. Rèn kỹ năng đọc, phân tích hình ảnh biểu tượng.

 3.Thái độ: GD thái độ tự hào, biết ơn, trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha ông đã hy sinh vì đất nước.

 B. Chuẩn bị: -Thầy - ảnh tác giả + Đồ dùng.,ứng dụng CNTT

 - Trò - Trả lời các câu hỏi sgk.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 58: Anh trăng (nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 58
ánh trăng
 (Nguyễn Duy)
 A. Mục tiêu bài dạy 
 1. Kiến thức:
 - kỷ niện về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng. Từ đó mà thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình> Rút ra bài học về cách sống.
 - Tháy được sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố Tự sự, Trữ tình trong một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giầu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
 2. Kỹ năng: 
 -Đọc hiểu văn bản thơ sáng tác sau 1975.
 _ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản thơ Trữ tình hiện đại. Rèn kỹ năng đọc, phân tích hình ảnh biểu tượng.
 3.Thái độ: GD thái độ tự hào, biết ơn, trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha ông đã hy sinh vì đất nước.
 B. Chuẩn bị: -Thầy - ảnh tác giả + Đồ dùng.,ứng dụng CNTT
 - Trò - Trả lời các câu hỏi sgk.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’) 
 ? Kể tên các bài thơ đã học có hình ảnh ánh trăng..?
3. Bài mới(1’) 
 * Giới thiệu: Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam” “ Hơi ấm ổ rơm” .... 
Bài thơ “ ánh trăng” là một trong những bài thơ được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, tứ tthơ bất ngờ, mới lạ ... Chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Sgk trang 125.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm: Ông sinh ngày 7/10/1948. Nguyễn Duy là bút danh, ông ra nhập quân đội từ năm 1966 đi suốt hành trình chiến đấu và chiến thắng kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân ta. 
Năm 1973 Nguyễn Duy được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ chùm thơ 4 bài: “ Tre VN” “ Hơi ấm ổ rơm” “ Giọt nước mắt và nụ cười” “ Bầu trời vuông”. 
? Hãy kể tên 1 số bài thơ của N.Duy mà em đã được học và đọc thêm?
Máy chiếu:
Cát trắng(1973) Mẹ và em(1987)
ánh trăng(1984) Quà tặng(1990)
 GV: Thơ N. Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng ngôn ngữ thơ, hình tưởng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này cảm xúc trữ tình trong thơ N.Duy ít nhiều pha màu sắc triết lí khá thâm trầm .
 ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoàn cảnh ấy có gì đáng chú ý?
 GV: Sau 3 năm ngày giải phóng MN thống nhất đất nước) tại TP HCM năm 1978 - Từ hiện tại hôm nay TG nhìn ngẫm lại một thời đã qua nhớ về cội nguồn, về những người đã khuất.
- GV hướng dẫn đọc: Cần đọc diễn cảm đúng ngữ điệu kể cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ.
 + Ba khổ thơ đầu: đọc giọng kể nhịp thơ trôi chảy nhẹ nhàng.
 + Khổ thư 4: Giọng thơ đột ngột cất cao ngỡ ngàng với bước ngoặc của sv, sự xh của vầng trăng, chú ý nhấn mạnh các từ: Thình lình, đột ngột ...
 + Khổ 5,6 đọc chậm lại, giọng trầm lắng suy tư, cảm động, ăn năn. 
 + Câu cuối cùng đọc thật chậm nhỏ dần ...
- Gv đọc mẫu. Gọi hs đọc kết hợp tìm hiểu từ khó.
 + Tri kỷ?
 + Người dưng?
 + buyn-đinh?
 + im phăng phắc? 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (5 tiếng; Mỗi khổ có 4 câu, khổ gieo vần chân)
?- Thể thơ của bài thơ này giống bài thơ nào em đã học ở L6, L8? (Đêm nay Bác không ngủ; Ông đồ).
 ? NV trữ tình trong bài thơ là ai? (tác giả)
 ? Đối tượng trữ tình? (Vầng trăng)
GV: Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Qua đó nhà thơ trình bày cảm xúc suy nghĩ. Trong bài thơ chỉ có 2 nv là tác giả và vầng trăng trong những khoảng TG khác nhau.
?- Cách tổ chức các câu thơ trong bài có gì đặc biệt?
GV: Bài thơ có 1 nét mới: Chữ đầu của mỗi dòng thơ, câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn để cho dòng cảm xúc được dạt dào tuôn chảy theo dòng thời gian kỷ niệm.
 ? Theo mạch cảm xúc và trình tự kể, bài thơ chia mấy phần?
Máy chiếu:
2 khổ đầu: H.ảnh vầng trăng trong quá khứ.
3 khổ tiếp: H.ảnh vầng trăng hiện tại.
Khổ cuối: Vầng trăng gợi suy ngẫm..
- Hs đọc khổ 1,2: Tác giả cho ta biết điều gì?
?- Nhà thơ hồi tưởng về vầng trăng ở những thời điểm nào trong cuộc đời?(Từ tuổi ấu thơ -> trưởng thành)
?- Theo TG ấy, hình ảnh vầng trăng đã gắn bó với nhà thơ ntn? (Trăng gắn bó với tác giả từ thời thơ ấu, gắn với những kỉ niệm tuổi thơ trên đồng ruộng, dòng sông, biển cả)
?- Tri kỷ?
GV: Tuổi thơ của TG được đi nhiều nơi được cảm nhận những vẻ đẹp của trăng trên đồng quê, dòng sông trên bể. Tuổi thơ chúng ta có mấy ai có được cái may mắn ấy, nhà thơ TĐK cũng chỉ ngắm trăng nơi sân nhà:
 Ông trăng tròn sáng tỏ
 Soi rõ sân nhà em.
Tuổi thơ được ngắm trăng thật thích thú nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc TG sống trên tuyến đường Trường Sơn, xa gia đình, quê hương trăng mới thành tri kỉ, trăng với TG là đôi bạn thân thiết không thể thiếu nhau. Trăng chia sẻ ngọt bùi, trăng đồng cam cộng khổ.
?- Tác giả sử dụng BPNT gì?
?- Qua đó em cảm nhận ntn về mối quan hệ giữa con người và vầng trăng?
?- Trong ký ức ấy, h.ảnh vầng trăng hiện lên ntn?
?- Trần trụi? Hồn nhiên ? (Hoang sơ, mộc mạc, tự nhiên, bình dị)
GV: Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức đẹp một cách vô tư hồn nhiên. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của TN nên trăng hoà vào TN hoà vào cây cỏ.
?- Tại sao tác giả lại nói như vậy?
(Con người, vầng trăng gắn bó với vẻ đẹp của TN, cây cỏ)
 ?- Tác giả sử dụng BPNT gì để diễn tả vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và cuộc sống của người?
?- Qua đó vẻ đẹp vầng trăng hiện ra ntn?
?- Vẻ đẹp ấy của vầng trăng khiến nhà thơ có suy nghĩ, thái độ gì?
?- Em hiểu ntn về 2 câu thơ trên?
GV: Nhà thơ đã nghĩ, đã ngỡ tưởng rằng không bao giờ co thể quê được vầng trăng tình nghĩa ấy.
?- Tại sao lại gọi là “cái vầng trăng tình nghĩa”? (Vì vầng trăng đã là tri kỷ, gắn bó máu thịt với nhà thơ từ ấu thơ đến lúc trưởng thành)
?- Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả với vầng trăng? 
GV: Lời thơ thủ thỉ, tâm tình nhưng đã xuất hiện những chuyển biến trong lời tâm sự của thi nhân. Ngày ấy có lẽ là “ngỡ không bao giờ quên” là lời tự hứa như thế. Còn bây giờ?
- Hs đọc khổ 3,4,5: ND?
?- Tác giả đã kể lại những thay đổi ntn trong cuộc sống của mình?
?- ánh điện, cửa gương? Đó là một cuộc sống ntn?(Cuộc sống hiện đại, đầy đủ, sung túc)
?- Lúc này cảm nhận của tác giả về vầng trăng ntn?
?- Người dưng?(Người hoàn toàn xa lạ, không thân thiết)
 ?- Tác giả sử dụng BPNT gì trong câu thơ? 
GV: Một sự so sánh thấm thía làm chột dạ lòng người. Trăng được nhân hoá lặng lẽ đi qua trăng như người dưng đi qua chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay
?- Qua đó diễn tả thái độ gì của con người với vầng trăng?
GV: Về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “ quen ánh điện cửa gương” con người bỗng quên đi, bỗng vô tình với “ vầng trăng tình nghĩa”. Trước vinh hoa phú quí người ta có thể phản bội chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua và đó cũng là qui luật của cuộc sống, tình cảm con người, không ít người đã nghĩ như thế và coi đó là chuyện bình thường đương nhiên. Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng quên đi những giá trị trong quá khứ. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”.
?- Trong cuộc sống ấy, con người chỉ nhớ tới vầng trăng khi nào? Tại sao?
?- Thình lình diễn tả 1 trạng thái ntn?
?- Tối om là tối ntn?
?- Đột ngột?( Bất ngờ, nhanh, gây giật mình)
?- Từ loại?
GV: Một loạt các ĐT đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương hối hả để đi tìm nguồn sáng và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ và tự nhiên đột ngột hiện lên chiếu vào căn phòng tối om ...
?- Tại sao lại “Đột ngột vàng trăng tròn”? Có phải trăng đột ngột xuất hiện?
?- Nhận xét mạch cảm xúc của nhà thơ?
?- Từ cái bất ngờ đột ngột ấy, nhà thơ có cảm nhận gì về vầng trăng tình nghĩa?
?- Từ mặt thứ 2 trong câu thơ chỉ ai? (Trăng)
- Ngửa mặt lên nhìn mặt gợi 1 tư thế ntn?
(Người nhìn trăng - trăng nhìn người. Cả 2 đối diện với nhau 1 cách trực tiếp) -> Viết như vậy vừa lạ vừa sâu sắc.
?- Trong ánh nhìn ấy, tại sao nhà thơ lại thấy “rưng rưng”? rưng rưng nghĩa là ntn?
 (Xúc động, nghẹn nghào, nước mắt như ứa ra sắp khóc)
? - Người lính ấy rưng rưng vì điều gì? 
GV: Vì xúc động ánh sáng trăng gợi lại đánh thức kỉ niệm và về, tâm hồn gắn bó chan hoà với TN với vầng trăng xưa, với đồng với bể với sông, với rừng với quê hương, đất nước.
?- Qua đó em cảm nhận gì về tâm trạng nhà thơ? 
GV: N.Duy gặp lại ánh trăng, gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những năm thắng gian khổ. Nhà thơ đã không dấu được niềm xúc động của mình. Vầng trăng nhắc nhở ông đừng bao giờ quên tình bạn tình đồng chí, đồng đội những người đã cùng đồng cam cộng khổ trong những tháng năm chiến đấu đầy gian nan thử thách
- HS đọc khổ cuối: ND?
?- Tác giả diễn tả cảm xúc của mình ntn khi bắt gặp vầng trăng qua ô cửa sổ?
?- Vầng trăng trong khổ cuối mang ý nghĩa gì? BPNT ?
Trắc nghiệm: Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
a. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
b. Thiên nhên,vạn vật luôn tuần hoàn, biến đổi.
c. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ. 
d. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
?- Hình ảnh “Trăng cứ im phăng phắc” gợi cho em suy nghĩ gì?
(Trăng im lặng như tờ, không một tiếng động nhỏ)
GV: Sự nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta, là sự tránh móc trong im lặng là sự giật mình tự vấn lương tâm.
?- Sự im lặng của vầng trăng khiến nhà thơ có tâm trạng, cảm nhận gì?
?- Tại sao lại “giật mình” ?
GV: Phản ánh tâm lí có thật của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình, sự ăn năn tự trách phải thay đổi cách sống. Tự nhắc nhở bản thân không được phản bội quá khứ coi thường quá khứ bởi quá khứ đẹp đẽ và trường tồn như ánh trăng.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra ?
a. Thái độ đối với quá khứ.
b. Thái độ đối với những người đã khuất.
c. Thái độ đối với chính mình.
d. Cả 3 nd trên.
?- Nêu những đặc sắc về NT của bài thơ?
?- Bài thơ thể hiện tâm sự gì của nhà thơ?
GV: Bài thơ ngắn gọn súc tích như một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm ý. ánh trăng không chỉ là chuyện riêng với một người mà có ý nghĩa với cả thế hệ, thế hệ trải qua những năm tháng gian khổ của cuộc chiến tranh, giờ được sống trong hoà bình được tiếp xúc cuộc sống tiện nghi hiện đại, đừng vô tình với quá khứ. Đó là điều mà N.Duy nói thật hay, thật cảm động trong bài thơ này.
 - GV cung cấp bài tập bằng máy.
5’
6’
25’
4’
3’
I. Tìm hiểu TG-TP
a. Tác giả (1948)
- Quê: Đông Vệ -Thanh Hoá.
- Nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
* Tác phẩm chính:
- Tập trung vào 2 đề tài chính ( người nông dân và người lính)
- Thơ ông trẻ trung, linh hoạt, bất ngờ trong ngôn từ, cấu tứ , thấm đượm âm hưởng dân ca đồng quê.
b. Tác phẩm: Sáng tác 1978, in trong tập “ ánh trăng”.
II. Đọc,tìm hiểu chung .
1. Đọc hiểu chú thích
1. Thể loại : Thơ tự do ngũ ngôn.
2. Bố cục: 3 phần
III/ Độc- tìm hiểu chi tiết.
a. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
* Hồi nhỏ: đồng, sông, bể.
Chiến tranh: ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ
=> NT Nhân hoá, điệp ngữ:
 Sự gắn bó thân thiết với vầng trăng từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành.
- Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ.
=> NT so sánh:
Vẻ đẹp cuộc sống hoang sơ, bình dị, gần gũi, hồn nhiên và chân thành của người và vầng trăng.
- Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa.
=> Tình cảm chân thành sâu sắc và nâng niu. 
b. Hình ảnh vầng trăng hiện tại:
- về thành phố
Quen ánh điện cửa gương.
- Như người dưng qua đường.
=> NT nhân hoá, so sánh:
Thái độ thờ ơ, trăng trở nên xa lạ bị lãng quên
trong cuộc sống mới đầy đủ, hiện đại.
- Thình lình: điện tắt phòng tối om.
Vội: bật tung cửa sổ
Đột ngột: vầng trăng tròn.
=> ĐT:
Cảm xúc bất ngờ, đột ngột, mạnh mẽ nhận ra vầng trăng quá khứ.
- Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như đồng, bể, sông, rừng.
=> Tâm trạng xúc động, nghẹn ngào khi những kỷ niệm ùa về.
=> Tâm trạng xúc động, nghẹn ngào khi những kỷ niệm ùa về.
c. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
- Trăng cứ tròn vành vạnh
cứ im phăng phắc.
=> Hình ảnh ẩn dụ:
->Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
Trăng thản nhiên, độ lượng trong sự im lặng bình dị ,mộc mạc như 1 chân lý.
- Đủ cho ta giật mình.
=> Sự ăn năn, day dứt khi nhận ra sự vô tình của bản thân với quá khứ nghĩa tình. Đồng thời là lời tự nhắc nhở mình về tình nghĩa làm người.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Tự sự + Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Giọng thơ suy tư, trầm lắng, sâu sắc.
- Hình ảnh vầng trăng, ánh trăng nhiều ý nghĩa liên tưởng.
2. Nội dung: 
IV. Luyện tập
So sánh ý nghĩ của hình ảnh vầng trăng trong hai bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và “ ánh trăng” của N.Duy.
 4. Củng cố (1’) Câu tục ngữ nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ này? (Uống nước nhớ nguồn)
 - Bài tập trắc nghiệm ( máy)
 5. Hướng dẫn học (1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm ND - NT.
 - Làm bài tập.
 - Ôn KT tiếng việt, chuẩn bị bài “Tổng kết từ vựng”.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docT58 Anh Trang ko the hay hon.doc