Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 76: Ôn tập thơ và truyện hiện đại

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 76: Ôn tập thơ và truyện hiện đại

ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 9 học kỳ I .

Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình .

- Hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau năm 1945 .

- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ và củng cố những hiểu biết về thể loại truyện ( cốt truyện , nhân vật , lời kể , tình huống truyện ) .

B/ Chuẩn bị :

- Thầy : Câu hỏi ôn tập , giáo án , đồ dùng dạy học .

-Dự kiến phương pháp: gợi tìm ,nêu vấn đề ,vấn đáp thảo luận nhóm

-Phân tích tình huống

–Thực hành phân tích,

- Động não : suy nghĩ phân loại ,hệ thống hóa kiến thức

- Trò : Soạn bài theo câu hỏi của giáo viên .

C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 76: Ôn tập thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bình Châu-Giáo án Ngữ văn - Nguyễn Việt Cường
Tiết 76 
ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 9 học kỳ I .
Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình .
- Hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau năm 1945 .
- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ và củng cố những hiểu biết về thể loại truyện ( cốt truyện , nhân vật , lời kể , tình huống truyện ) .
B/ Chuẩn bị : 
- Thầy : Câu hỏi ôn tập , giáo án , đồ dùng dạy học .
-Dự kiến phương pháp: gợi tìm ,nêu vấn đề ,vấn đáp thảo luận nhóm
-Phân tích tình huống 
–Thực hành phân tích, 
- Động não : suy nghĩ phân loại ,hệ thống hóa kiến thức 
- Trò : Soạn bài theo câu hỏi của giáo viên .
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
1/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2/ Bài mới :
 ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI 
Hoạt động của thầy
H/động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
- H : Kể tên những bài thơ hiện đại Việt nam đã học trong chương trình ngữ văn 9 học kỳ I , tên tác giả , năm sáng tác , thể thơ ?
- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà , GV cho các nhóm trình bày , nhận xét . GV nhận xét bổ sung .
Hoạt động 2:
H : Giới thiệu sơ lược về nội dung , về nghệ thuật của từng bài thơ ?
( GV cho HS thảo luận nhóm , ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm )
GV dựa vào bảng hệ thống hóa cho về nhà của học sinh làm theo nhóm để nhậ xét đáng giá bổ sung cho hoàn chỉnh
Hoạt động 3
H : Căn cứ vào năm sáng tác , em hãy sắp xếp các bài thơ trên theo từng giai đoạn lịch sử
Hoạt động 4
Câu hỏi thảo luận nhóm :
Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí”và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có những nét chung và riêng như thế nào? Em hãy phân tích
-Cho biết bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ ; Đồng chí- Đoàn thuyền đánh cá- Ánh trăng. ?
Em có nhận xét gì tình yêu con và lòng yêu nước ,gắn bó với cách mạng của bà mẹ Tà-ôi ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận , nhận xét .
Hoạt động độc lập 
Suy nghĩ , trả lời câu hỏi 
Hoạt động nhóm , cử đại diện trình bày .
Cử đại diện trả lời
Đại diện nhóm trả lời
Lập bảng hệ thống hóa kiến thức 
 TP
Thể loại
TG
Năm
Nội dung
Ngệ thuật
I/ Thống kê các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học :
1/ Đồng chí ( Chính Hữu ) :
- Năm sáng tác : 1948
- Thể thơ : Tự do
2/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ) :
- Năm sáng tác : 1969
- Thể thơ : Tự do
3/ Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ) :
Năm sáng tác : 1958
Thể thơ : Bảy chữ 
4/ Bếp lửa ( Bằng Việt ) :
- Sáng tác : 1963 .
- Thể thơ : Kết hợp bảy chữ và tám chữ .
5/ Ánh trăng ( Nguyễn Duy ) :
- Sáng tác : 1978 .
- Thể thơ : 5 chữ .
6/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm ) : 
Sáng tác : 1971 .
Thể thơ : Chủ yếu thơ tám chữ .
II/ Sơ lược về nội dung và nghệ thuật từng bài thơ : 
1/ Đồng chí : 
- Tình đồng đội , đồng chí của các anh bộ đội thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp .
- Chi tiết , hình ảnh chân thực , lời thơ giản dị , cô dọng , giàu sức biểu cảm .
2/ Đoàn thuyền đánh cá : 
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong niềm vui lao động xây dựng một cuộc sống mới ở miền Bắc .
- Bài thơ có những bức tranh đẹp về thiên nhiên và người lao động .
3/ Bếp lửa : 
- Tình cảm bà cháu với những kỷ niệm rất xúc động qua các giai đoạn lịch sử .
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà rất gợi cảm .
4/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính : 
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ khốc liệt vẫn hiên ngang , dũng cảm , lạc quan chở hàng ra mặt trận vì ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam .
5/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ : 
- Hình ảnh bà mẹ Tà Ôi thương con gắn với tình yêu quê hương đất nước và khát vọng về tương lai 
- Lời thơ có âm điệu ngọt ngào trìu mến như lời ru và có những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm .
6/ Ánh trăng : 
- Hình ảnh ánh trăng đã làm sống lại trong người lính sau chiến thắng trở về sống ở thành phố những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị , nhắc nhở về thái độ sống tình nghĩa , thuỷ chung .
III/ Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử 
1/ Giai đoạn chống Pháp : Đồng chí .
2/ Giai đoạn hoà bình sau kháng chiến chống Pháp : Đoàn thuyền đánh cá , Bếp lửa 
3/ Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ .
4/ Giai đoạn sau năm 1975 : Ánh trăng .
7/ Phân tích những nét chung và riêng của hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
a- Nét chung : Họ là những người sống có lí tưởng
 - Không sợ khó khăn gian khổ ,sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc 
- Tình cảm đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó .
b-Nét riêng :
-Hình ảnh anh bộ đội trong hai thời kì kháng chiến khác nhau (chống Pháp 1948-Chống Mỹ 1969)
* Người lính trong bài thơ “Đồng chí”
+ Xuất từ nông dân
+Tình đồng chí đồng đội :Hiểu và thông cảm hoàng cảnh của nhau ,cùng chia bùi sẻ ngọt.
-Tình cảm thể hiện sâu lắng
* Người lính trong bài thơ tiểu đội xe không kính:
+Xuất thân từ nhiều thành phần ,đối tượng: trí thức ,nông dân,công nhân,nam,nữ 
+Đồng chí đồng đội : Nối tiếp và nâng cao truyền thống của hình ảnh người lính thời chống Pháp
+ Tình cảm trẻ trung sôi nổi lạc quan 
8/Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ : Đồng chí ,đoàn thuyền đánh cá ,ánh trăng 
Đồng Chí:-Chính Hữu Bút pháp hiện thực ,hình ảnh chân thực ,cụ thể chọn lọc,cô đúc .Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo
Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận Bút pháp lãng mạn nhiều so sánh ,liên tưởng tưởng tượng,bay bổng ,giọng thơ tươi vui ,khỏe khoắn.Đó là bài ca lao động sôi nổi ,phấn chấn ,hào hùng.Hình ảnh đặc sắc : Đoàn thuyền ra khơi ,đánh cá, trở về.
Ánh trăng : -Nguyễn Duy Bút pháp gợi nghĩ ,gợi tả,ý nghĩa khái quát .Lời tự tình độc thoại ,ăn năn ân hận với chính mình .Hình ảnh đặc sắc : “ánh trăng im phăng phắc .”
9/Tình yêu con và lòng yêu nước ,gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi 
- Được biểu hiện qua cấu trúc sóng đôi của từng câu thơ:
Mẹ thương a.kay-mẹ thương bộ đội
Mẹ thương a.kay –mẹ thương làng đói ;
Mẹ thương a.kay – mẹ thương đất nước 
è sự trưởng thành sâu sắc trong tình cảm và suy nghĩ của mẹ.- Mơ ước của mẹ về con trai yêu quí cũng phát triển mở rộng với mơ ước về nhân dân,đất nước và cách mạng .
 ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Hoạt động của thầy
H/động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 5 :
- H : Kể tên những tác phẩm truyện hiện đại Việt nam đã học trong chương trình ngữ văn 9 học kỳ I , tên tác giả , năm sáng tác và tóm tắt nội dung từng tác phẩm ?
GV nhận xét bảng hệ thống hóa của HS theo nhóm –Nhận xét đánh giá sửa chữa bổ sung cho hoàn chỉnh
Cho học sinh nhắc lại tình huống của từng truyện- dụng ý của tác giả ?cho biết chủ đề của từng truyện?
- H : Các tác phẩm truyện đã học phản ảnh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn đó ? 
- H : Trong số các nhân vật , em có ấn tượng sâu sắc nhất đối với nhân vật nào ? Vì sao ? ( GV khích lệ HS phát biểu ) 
HS trình bày theo nhóm , 
HS tự do phát biểu.
Lập bảng hệ thống hóa kiến thức 
 Tác
Ph phẩm
Thể loại
Tgiả
Năm sáng
 tác
Nội dung
Ngệ thuật
I/ Những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học :
1/ L àng ( Kim Lân ) :
- Năm sáng tác : 1948
- Truyện kể về tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai .
2/ Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long ) :
- Năm sáng tác : 1970
- Truyện kể về anh thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao thuộc Sa Pa ( Lào Cai ) . Anh có tâm hồn trong sáng , có lối sống đẹp , yêu đời , yêu nghề , có tinh thần trách nhiệm cao với công việc , lòng hiếu khách và rất khiêm tốn .
3/ Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ) :
- Năm sáng tác : 1966
- Truyện kể về tình cảnh éo le của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ . Tình cha con ở đ ây thật thắm thía và cảm động .
II/ Tóm tắt ,Tình huống và chủ đề của truyện : 
1-Tóm tắt Truyện ngắn Làng –kim Lân:
2-Tình huống truyện
- Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu yêu quí của ông theo Tây à tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của Ông Hai è từ đó tạo ra một diễn biến tâm lí gay gắt trong nhân vật và tạo nên tính cách nhân vật
 3 chủ đề : Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn: Tình yêu làng quê hòa nhập với tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp
2.1- Tóm tắt Truyện Lặng Lẽ Sa Pa: 
2.2 Tình huống truyện đơn giản Cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi của của người với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn è tạo thuận lợi cho nhân vật chính xuất hiện tự nhiên
2.3 chủ đề của truyện: Ngợi ca những con người lao động bình thường âm thầm cống hiến sức mình cho đất nước “Trong cái im lặng của Sa Pa Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi ,có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
 3.1 – Tóm tắt truyện chiếc lược ngà –Nguyễn Q.Sáng
 3.2; Tình huống Truyện chiếc lược ngà: Hai cha con gặp lại nhau sau 8 năm. Bé Thu không nhận cha đến lúc nhận cha thì ông sáu phải ra đi .ở chiến khu ông sáu thương con làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hy sinh
 3.3 Chủ đề Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le ,thời chiến tranh chống Mỹ ở Miền Nam.Nhà văn khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiệng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc
III/ Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm truy ện : 
- Ông Hai : Yêu làng , yêu nước , có tinh thần kháng chiến .
- Anh thanh niên : Mặc dù sống ở đỉnh núi cao nhưng hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm nên rất yêu đời , yêu mọi người .
- Bé Thu : Có tính cách rất độc đáo : Cứng cỏi , bướng bỉnh nhưng tình cảm nồng nàn , thắm thiết với cha .
IV Phân tích những tính cách nổi bậc của nhân vật trong truyện
Phân tích nét nổi bậc trong tính cách nhân vật ông Hai và nghệ thuật
-Nét nổi bật trong tính cách nhân vật:
-Gắn bó với làng quê
-Tình yêu làng yêu nước được bộc lộ qua nỗi dằn vặt nội tâm của nhân vật ông hai
* Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (cử chỉ lời nói ,nội tâm quan hệ hàng xóm.
 b-vẻ đẹp trong cách sống ,trong tâm hồn những suy nghĩ của nhân vật Anh thanh niên
-Làm việc trên độ cao2.600 m trong điều kiện khó khăn
-Say mê với công việc
- Tính cách sống khiêm tốn ..
è Thầm lặng cống hiến xây dựng đất nước . là con người mới.
c-Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu
Tình yêu cha mạnh mẽ,sâu sắc ,nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi,đồng thời còn cứng cỏi đến mức ương ngạnh .
-xa cách lạnh nhạt khi mới gặp cha
-Phản ứng quyết liệt rồi bỏ sang nhà ngoại
- Được ngoại giải thích ,hiểu,hối hận 
-Phút cuối cùng tình yêu cha bộc lộ mảnh liệt và xót xa
* Chiến tranh có thể hủy diệt cuộc sống, nhưng không thể hủy diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người ,bằng chứng là tình cha con của bé Thu không bao giờ chết 
Luyện tập: 
Phân tích những hình ảnh biểu tượng: “Đầu súng trăng treo (trong bài đồng chí), trăng (trong bài ánh trăng) .chọn bình một đoạn (hoặc khổ) thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học ? 
Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh truyện chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng ?
 3-Thi đọc thơ , ngâm thơ , bình thơ ( Mỗi tổ chuẩn bị một nội dung theo yêu cầu làm ở nhà , cử đại diện tổ dự thi ) 
GV nhận xét , thưởng điểm cho các tổ .
Dặn dò về nhà :
Ôn tập kĩ chuẩn bị tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết
Soạn bài Cố Hương Theo đọc hiểu văn bản SGK
Phần rút kinh nghiệm Thị Trấn Châu Ổ Ngày 23/11/2011
	GV: Dương Đình Ái

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet On tap tho va truyen hien dai rat hay.doc