Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết số 1 đến tiết 90

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết số 1 đến tiết 90

Tiết: 1 - PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Trích)

 - Lê Anh Trà -

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa

truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn

luyện theo gương Bác.

 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tim hiểu, phân tích VB nhật dụng.

B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.

C. Tiến trình bài giảng:

* Ôn định tổ chức.

* Kiểm tra bài:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3-Bài mới: Giới thiệu bài:

 Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh,

giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong

cách sống và làm việc của Bác.

 

doc 214 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết số 1 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22-08-2010 Tuần 1
Tiết: 1 - Phong cách Hồ Chí Minh (Trích)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tim hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Chuẩn bị:	- Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình bài giảng:
* Ôn định tổ chức.
* Kiểm tra bài:
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
	ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, 
giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong 
cách sống và làm việc của Bác.
 Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản
- Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình
 tĩnh, khúc triết (GV đọc mẫuàHS đọc).
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
? Dựa vào phần chú thích (SGK-7) hãy 
giải thích ngắn gọn các từ khó?
? Xác định kiểu văn bản cho văn bản này?
? Văn bản được chia làm mấy phần?
Nêu nội dung chính của từng phần?
- Một học sinh đọc lại đoạn 1.
? Trong đoạn văn này tác giả đã khái 
quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như
thế nào? (Thể hiện qua câu văn nào?).
? Nhận xét gì về cách viết của tác giả?
? Tác dụng của biện pháp so sánh, kể và
bình luận ở đây?
? Bác có được vốn văn hoá ấy bằng những 
con đường nào?
Cách tiếp thu của Bác có gì đặc biệt?
? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn
hoá Hồ Chí Minh là gì?
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả
trong đoạn này? tác dụng?
 Hoạt động 2:
(Thực hiện ở tiết sau).
I- Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc, kể tóm tắt:
2- Tìm hiểu chú thích (SGK7):
- Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, không 
dự định trước.
- Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ,
bày vẽ.
3- Bố cục:
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- Văn bản trích chia làm 3 phần:
+Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của 
phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”
Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách 
sống và làm việc của Bác Hồ.
+Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng
định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
II- Phân tích văn bản:
1- Con đường hình thành phong cách văn
hoá Hồ Chí Minh:
- Vốn tri thức văn hoá của Bác: “Có thể nói
 ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các 
dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới
 sâu sắc như Hồ Chí Minh.
à So sánh một cách bao quát đan xen
giữa kể và bình luận.
à Khẳng định vốn tri thức văn hoá của
Bác rất sâu rộng.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng,
Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp
súc với nhiều nền văn hoá. Cụ thể là:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại
quốc:
à Nắm vững phương tiện giao tiếp là
ngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọng
để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các
dân tộc trên thê giới.
 + Học trong công việc, trong lao động ở
mọi lúc, mọi nơi (“Làm nhiều nghề khác
nhau”).
+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật
đến một mức khá uyên thâm”àHọc hỏi
tìm hiểu đến mức sâu sắc.
+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn
hoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay”àTiếp
thu có chọn lọc.
+ “Phê phán những tiêu cực của CNTB”
à “Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã
nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc 
để trở thành một nhân cách rất Việt Nam
 rất hiện đại”.
à Đó chính là điều kỳ lạ vì Người đã tiếp
thu một cách có chọn lọc những tinh hoa
văn hoá nước ngoài. Trên nền tảng văn
hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng
quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại, giữa phương Đông và phương
Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tếàNghệ
thuật đối lập
=>Phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp hài
hoà 
*Củng cố:
- Hệ thống bài học.
Bài tập: Nêu những biểu hiện của sự kết
hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân
tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh?
* Dặn dò: Hướng dẫn về nhà: Học bài + soạn tiếp 
Bài tập mở rộng: Qua việc tìm hiểu về việc tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em có liên hệ gì đến việc tiếp nhận văn hoá nhân loại trong thời kỳ bùng nổ thông tin của thế hệ trẻ hiện nay?
 Ngày soạn :22-08-2010	
Tiết 2 - Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh ảnh, các bài viết về Bác theo chủ đề.
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về Bác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình bài giảng:
	1-Tổ chức:
	2-Kiểm tra:
	- Câu hỏi: Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
	 Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
	(Tiếp tục tìm hiểu văn bản).
 Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản:
- Một học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3.
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?
? Phong cách sống của Bác được tác giả
đề cập tới ở những phương tiện nào? 
Cụ thể ra sao?
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị
của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các
văn bản thơ khác).
? Học sinh liên hệ với những bài viết đã
sưu tầm được.
? Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, 
cách viết của tác giả?
? Phân tích hiệu quả của các biện pháp
nghệ thuật trên?
? Theo tác giả, lối sống của Bác chúng
ta cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
? Để giúp bạn đọc hiểu biết một cách 
sâu và sát vấn đề, tác giả đã sử dụng các 
biện pháp nghệ thuật gì?
? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ
thuật?
? Nêu cảm nhận của bản thân khi học
xong văn bản này?
 *Hoạt động 2: Tổng kết, ghi nhớ
? Những đặc sắc về nghệ thuật của văn
bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Hai học sinh đọc ghi nhớ.
 *Hoạt động 3:
- Giáo viên hệ thống bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 
bài tập 2 (Sách bài tập).
- Hướng dẫn học sinh về nhà.
I- Tiếp xúc văn bản:
II- Phân tích văn bản: (Tiếp)
2-Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh:
- Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao
của Người.
+ Nơi ở, nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ” “Chỉ vẹn vẹn có vài phòng 
tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và 
ngủ đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ”.
+ Trang phục: “Bộ quần áo bà ba nâu”
 “Chiếc áo trấn thủ”.
 “Đôi dép lốp thô sơ”
+ Tư trang: “Tư trang ít ỏi, một chiếc vali
con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”.
+ Việc ăn uống: “Rất đạm bạc”
Những món ăn dân tộc không cầu kỳ “Cá
kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối”.
à Nghệ thuật: Dẫn chứng tiêu biểu, kết 
hợp lời kể vớibình luận một cách tự nhiên,
nghệ thuật đối lập (Chủ tịch nước mà hết 
sức giản dị).
=>Nổi bật nét đẹp trong lối sống của Bác.
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước
đây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) –
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam
+ “Không phải là một cách tự thần thánh
hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời”.
+ Đây cũng không phải là lối sống khắc
khổ của những con người tự vui trong cảnh
nghèo khó.
+ Là lối sống thanh cao, một cách bồi bổ
cho tinh thần sảng khoái, một quan niệm
thẩm mỹ (Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
àNghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận,
so sánh, dẫn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
dùng các loạt từ Hán Việt (Tiết chế, hiền
triết, thuần đức, danh nho di dưỡng tinh 
thần, thanh đạm, thanh cao,)
=> Cảm nhận sâu sắc nét đẹp trong lối 
sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Giúp người đọc thấy được
sự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triết
của dân tộc.
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
2- Nội dung: 
- Con đường hình thành phong cách văn 
hoá Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
3- Ghi nhớ: (SGK8)
 HS đọc SGK
Củng cố, 
1-Bài tập 1:(SGK8): Kể lại những câu chuyện
về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
2-Bài tập 2: Tìm dẫn chứng để chứng minh
Bác không những giản dị trong lối sống
mà còn giản dị trong nói, viết.
Dặn dò - Học bài
 - Chuẩn bị bài “Các phương pháp hội thoại”
Bài tập mở rộng: Em nhận thức được những gì qua việc tìm hiểu văn bản này? Hãy trình
 bày bằng một bài văn Nghị luận ngắn.
 ---------------------&--------------------- 
Ngày soạn: -8- 2010	
Tiết 3 - Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương chậm về chất.
 2. Thái độ: Tự giác học tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 3. Kỷ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: hợp đồng , giấy A0
	- Học sinh: chuẩn bị bài theo hợp đồngg
C. Tiến trình bài giảng:
	1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội 
thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần 
nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
* Hoạt động 1: Bài học:
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu theo HĐ
* Ví dụ 1: Đoạn đối thoại.
- Hai học sinh đọc.
? Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời
“ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng
điều mà An cần biết không? Vì sao?
à Câu trả lời không làm cho An thoả mãn 
vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba học
bơi ở địa điểm nào “ở đâu?” chứ không phải
An hỏi bơi là gì?
? Ba cần trả lời như thế nào?
à Câu trả lơi, ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơi
của Nhà máy nước”.
? Từ đây, em rút ra được bài học gì về giao tiếp?
àKhi nói, câu nói phải có nội dung đúng với
yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn
những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
* Ví dụ 2: Truyện cười “Lợn cưới, áo mới”. 
- Hai học sinh đọc, kể lại truyện.
? Vì sao truyện lại gây cười?
àTruyện gây cười vì cách nói của hai nhân vật.
? Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải
hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ
biết được điều cần hỏi và trả lời?
àLẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào
chạy qua đây không?”
- Trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn
nào chạy qua đây cả!”
Như vậy, các nhân vật ở đây nói nhiều hơn
những gì cần nói.
? Qua ví dụ này, hãy cho biết khi giao tiếp ta
cần phải tuân thủ yêu cầu gì?
àTrong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn 
những gì cần nói.
? Qua hai ví dụ trên, giúp ta biết để tuân thủ
phương ... 5 điểm)
*Hình thức(1 điểm)
-Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học.
-Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt đúng từ và ngữ pháp.
*Hoạt động 3 Củng cố ,dặn dò :
1. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
2. Dặn dò học sinh : Về nhà ôn tập toàn bộ nội dung các văv bản đã học ở học kì I, các thể loại văn Tự sự, Thuyết minh.
 Ngàythángnăm
 Ký duyệt:
Ngày soạn:19-12 Tuần 19
Tiết 87: Tập làm thơ tám chữ
A.Mục tiêu bàI học:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả của thể thơ tám chữ
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết tiếp những câu thơ vào bàI thơ cho trước
- Hoàn thiện một bài thơ tám chữ của mình trình bày trước lớp 
B.Chuẩn bị: 
- Thầy: 1 số đoạn thơ, bài thơ 8 chữ
- Trò: Tìm hiểu, sưu tầm 1 bài thơ 8 chữ ngoài chương trình
C.Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động 
1.Tổ chức.
2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị của HS + Việc nắm luật thơ 8 chữ
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
Tiếp tục học về thể thơ 8 chữ đã học ở trong T54
*Hoạt động 2: Bài mới:
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
“ Nét mong manh/ thấp thoáng /cánh hoa bay
Cảnh cỏ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầy
Thú san lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng
Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động
? Em hãy đọc hai đoạn thơ.
? Nêu nhận xét của em về: cách ngắt nhịp, cách gieo vần trong thơ 8 chữ
Tôi đều yêu/ , đều kiếm/, đều say mê”
(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)
Cây bên đường/, trụi lá/ đứng tần ngần
Khắp xương nhánh/ chuyển/ một luồng tê tái
Và giữa vườn im,/ hoa rung sợ hãi
Bao nỗi phôi pha/, khô héo rụng rời
(Tiếng gió- Xuân Diệu)
* Nhận xét:
- Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc
- Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yêu và phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
II.Viết thêm để hoàn thiện khổ thơ
GV nêu yêu cầu
1.Yêu cầu:
- Câu mới phải có 8 chữ
- Đảm bảo lôgíc về nghĩa với những câu đã cho
- Lưu ý gieo vần chân (liền – gián cách)
2.Viết thêm một câu: 
HS luyện tập theo đoạn thơ mẫu GV cho
a) Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông
 Tôi cũng khác tôi, sau lần gặp trước
 ..
 (Trước dòng sông - Đỗ Bạch Mai)
*Gợi ý: Có thể chọn
 - Mà sông xưa vẫn chảy..
 - Bởi đời tôi cũng đang chảy
 - Sao thời gian cũng chảy.
 (Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?)
b) Biết làm thơ chưa hẳn là thi sỹ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhở không phải là ảo mộng 
 ..
 (Vô đề – Nguyễn Công Trứ)
*Gợi ý: Có thể chọn (nguyên tác: một cành đào chưa thể gọi mùa xuân)
 - Chợt quen nhau chưa thể gọi
 - Mẫt cành hoa đâu đã gọi đóa hồng)
c) Có lẽ nào để trượt khỏi tay em 
 Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
 Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
 .
 (Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai)
 (Có một đêm như thế mùa xuân – Hoàng Thế Sinh)
*Gợi ý: Có thể chọn
 - Những trái chín có từ ngày (thơ bé)
 - Ai hát tặng ai để nhớ.
 - Tôi thẫn thờ nắm cành táo..
*Hoạt động 3: Luyện tập
-HS suy nghĩ viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ -> trình bày
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét và khắc sâu nhịp, vần thơ 8 chữ
- Về nhà: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
Ngày soạn: 19/12
Tiết 88: Tập làm thơ tám chữ
A.Mục tiêu bài học: như tiết 88
Tiết 89: Cho HS trình bày bài thơ của mình sáng tác, hoặc sưu tầm
(đọc- bình)
B.Chuẩn bị: 
( như tiết 88)
C.Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3.Giới thiệu bài: (Nêu yêu cầu tiết học)
*Hoạt động 2: Bài thực hành
1.Đề tài: Tự chọn
trong cuộc sống- tình cảm
GV nêu đề bài: tự chọn
- Trình bày theo nhóm; nhóm chọn bài – bổ sung hoàn thiện 1 bài thơ tám chữ ít nhất phải có 2 khổ thơ
-> cử người trình bày
- HS trong lớp chú ý nhận xét
GV đọc một số bài thơ tự làm -> cho HS làm tiếp thành bài -> đặt tiêu đề cho bàI thơ
2.Tiến hành:
- Tập làm bài thơ tám chữ 
a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn)
b) Trình bày bài thơ trước lớp
Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ
+ Đọc bài thơ
+ Bình bài thơ
c) GV đọc một đoạn thơ cho HS làm tiếp thành bài 
 *Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
 *Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng
*Hoạt động 3: Luyện tập
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ thực hành cuả HS
- Chọn một bài hay bình nội dung
- Về nhà tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.
 Ngày soạn:19-12
 Hướng dẫn đọc thêm
Tiết 89: Những đứa trẻ 
(Trích: Thời thơ ấu - Mác-xim Go-rơ-ki -)
A.Mục tiêu bài học:
- Cảm động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M-GO- Rơ - ki trong đoạn trích tự thuật này.
Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự, tự thuật
B.Chuẩn bị:
Thầy: Chân dung M-GO-Rơ-ki và tác phẩm thời thơ ấu
Trò: Đọc kỹ: “Thời thơ ấu” và soạn bài theo SGK
C.Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
? Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn
? Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và lấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh 
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
- Chúng ta đã tiếp xúc với văn học Nga qua tác giả Ê-Ren-Bua. Hôm nay chúng ta vào tìm hiểu chuyện tự thuật đời mình của đại văn hào Nga Mac-Xim_Go- Rơ-ki: “Thời thơ ấu”
*Hoạt động 2:	Đọc, hiểu văn bản. 
I-Tiếp xúc văn bản
GV – HS đọc
Lưu ý các đoạn đối thoại 
HS tóm tắt theo gợi ý của GV 
1.Đọc, kể tóm tắt:
Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn
2.Tìm hiểu chú thích: 
a.Tác giả: Mac-xim Go-rơ-ki
Tên A-lêch-xâyPê-S-Cốp nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20
b.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương 
đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.
3.Bố cục: 3 phần
-Phần 1: đầu->cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
-Phần 2: tiếp ->đến nhà tạo: Tình bạn bị cấm đoán 
-Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục 
Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất 
Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích
II.Phân tích văn bản:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh
A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn
A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh
-> Nhà thường dân hèn hạ 
Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn
Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau
(Học sinh thảo luận và trả lời)
GV tổng kết
Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
? Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hang xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
- Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
? Thái độ của người kể và người nghe?
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: 
- Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này
2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng 
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
*Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
*Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Nêu nhận xét của em về những đứa trẻ trong đoạn trích 
- Về nhà học bài, chuẩn bị tiếp câu hỏi 3,4 SGK
Ngày soạn: 19/12
Tiết 90: Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
A.Mục tiêu bài học:
+ Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
+ Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm 
B.Chuẩn bị:
- Thầy: Đề bài, đáp án 
- Trò: tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C.Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2: Bài mới:
I.Đề bài: Tiết 82+83
II.Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.
1.Nội dung
2.Hình thức
III.Đáp án chấm bài
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm )
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
A
B
C
A
D
A
A
C
C
B
Câu 13 được 1 điểm, mỗi ý nối đúng được 0.25 điểm:
-Nối a với 2.
- Nối b với 4.
-Nối c với 1.
-Nối d với 3.
Tự luận: (6 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm)
-Nội dung:
Tóm tắt được những nội dung chính của truyện ngắn Làng của Kim Lân (1 điểm )
-Hình thức:
Viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự (khoảng 7 câu ), đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi , diễn đạt đúng từ. (1 điểm)
Câu 2 (4 điểm )
*Nội dung (3 điểm) 
-Giới thiệu tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và nét khái quát về bài thơ Đồng chí (0,5 điểm )
-Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ Đồng chí: Vẻ đẹp chân thực, bình dị và tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. (2 điểm)
-Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí:Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc(0,5 điểm)
*Hình thức(1 điểm)
-Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học.
-Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt đúng từ và ngữ pháp.
IV.Nhận xét – trả bài:
*Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh chữa bài của mình theo đáp án.
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
-Về nhà ôn tập các bài đã học ở ki I.
-Chuẩn bị bài:Bàn về đọc sách.
 Ngàythángnăm
 Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 9 Chuan.doc