4.2. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút)
Trong 3 lời ru của bà mẹ trong Khúc hát ru , người mẹ mơ ước những gì? * Người mẹ mơ ước: con ngủ ngoan, mau lớn trở thành chàng trai khỏe mạnh phi thường giúp mẹ giã gạo nuôi bộ đội, phát nương làm rẫy giúp dân làng chống đói nuôi bộ đội, mong được gặp Bác Hồ, con là công dân của một đất nước tự do.
4.3. Bài mới: Nhà thơ nguyễn Duy trưởng thành trong cuộc kchiến chống Mĩ
Một hồn thơ tươi trẻ,phới hương vị đồng quê.
Soạn: Giảng: Tiết thứ 58 ánh trăng Nguyễn Duy 4.2. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút) Trong 3 lời ru của bà mẹ trong Khúc hát ru , người mẹ mơ ước những gì? * Người mẹ mơ ước: con ngủ ngoan, mau lớn trở thành chàng trai khỏe mạnh phi thường giúp mẹ giã gạo nuôi bộ đội, phát nương làm rẫy giúp dân làng chống đói nuôi bộ đội, mong được gặp Bác Hồ, con là công dân của một đất nước tự do. 4.3. Bài mới: Nhà thơ nguyễn Duy trưởng thành trong cuộc kchiến chống Mĩ Một hồn thơ tươi trẻ,phới hương vị đồng quê. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Nêu những hiểu biết của em về TG? ( SGK) H/cảnh ra đời của bthơ? - Bthơ viết năm 1978 in trong tập ánh trăng được tặng giải A của Hội nhà văn VN 1984. HD đọc: 3 khổ đầu giọng kể chuyện, k4 ngạc nhiên, K 5-6 giọng chậm, suy tư. Đọc 1 đoạn – 2 HS đọc – HS & GV nhận xét. Về thể thơ bài thơ giống bài nào đã học ở lớp 6,8? - Đêm nay Bác không ngủ, ông đồ -> Thơ 5 chữ, 4 câu 1 khổ. Nhà thơ cảm nghĩ về vầng trăng theo trình tự nào? Hãy chia đoạn? - Thời gian ( Quá khứ -> Hiện tại) + 1,2,3khổ đầu. + khổ 4. + khổ 5. Gọi HS đọc 3 khổ đầu ?Hình ảnh vầng trăng được miêu tả như tnào? Điệp ngữ tác giả gợi về một kí ức tuổi thơ một tình bạn tươi đẹp,được ngắm trăng trên đồng quê,ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên dẫu nơi đây chỉ là sông là bể còn khó khăn nhưng cuộc sống thật chân thật mộc mạc - Vầng trăng là bạn bè thân thiết, hiểu, yêu quý, tình nghĩa với nhau .Đôi bạn tuy hai mà một,người c sĩ nằm ngủ dưới trăng,giữa rừng hoang sương muối chờ giặc tới đầu súng trang treo,nẻo đường hành quân tăng dát vang dưới bước chân người chiến sĩ.Trăng chia xẻ ngọt bùi trong niềm vui thắng trận.Những khi buồn bã quạnh hưu nơi núi rừng người và trăng xích lại gần nhau sưởi ấm trong tình thương yêu bạn bè. ?Tiếp theo tgiả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Hồi nhỏ ở quê, hồi kháng chiến sống ở rừng. - Vầng trăng gắn với những kỷ niệm trong sáng thời thơ ấu, những kỷ niệm không quên của đời người chiến sỹ giữa rừng sâu, của cuộc chiến tranh ác liệt. Thuở ấy, với con người thì vầng trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Vì Sao khi đó con người có tình nghĩa với trăng? - Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thậttrong sự hoà hợp với thiên nhiên: Hồn nhiên như câycỏ, trăng là trò chơi của tuổi thơ cùng ước mơ trongsáng. Trăng là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, làniềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao. Đến hôm nay, vầng trăng tri kỷ, tình nghĩa ấy đã trởthành kỷ niệm, đã là quá khứ. Theo em, đó là mộtquá khứ như thế nào? - Qúa khứ đẹp đẽ, thiêng liêng -> con người không bao giờ quên. hs đọc 2 khổ tiếp ?Từ khi về thành phố,cuộc sống con người thay đổi ra sao? ?Thái độ của con người như thế nào đối với vầng trăng hiện tại? - Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. -> sau tuổi thơ ở vùng thôn quê, sau chiến tranh ác liệt là cuộc sống hòa bình nơi đô thị hiện đại. Khi đó con người bỗng trở nên vô tình, dửng dựng với ánh trăng. Nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ này? - Nhân hóa, so sánh. Thế nào là người dưng? - Xa lạ, không quen biết, bị lãng quên. ?Tác gỉa giải thích sự thay đổi đó như thế nào? - Hoàn cảnh thay đổi, con người quen sống cuộc sống hiẹn đại -> Không cần vầng trăng, coi thường nó. ?Con người chỉ nhớ đến vầng trăng trong những khoảnh khắc nào? - Khi mất điện, phòng tối om. ?Từ thình lình diễn tả tình huống mất điện như thế nào? - Đột ngột, bất ngờ.. tác giả vội, bật, tung tâm trạng nhà thơ Vừa khó chịu, vừa khẩn trương, vội vã tìm nguồn sáng. Từ đột ngột diễn tả sự xuất hiện của vầng trăng như thế nào? - Bất ngờ, tự nhiên, tình cờ,đột ngột gặp lại cố nhân vầng trăng. Vầng trăng tròn > Sự xuất hiện bất ngờ tự nhiên của vầng trăng trong khoảnh khắc gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình. Khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc chủ đạo ở đoạn dưới. Qua việc con người khi sống ở thành phố quên mất vầng trăng tri kỷ, TG muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? - Khi thay đổi hoàn cảnh sống , người ta có thể dễ dàng quên đi quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn. Trước vinh hoa phú quý, ta có thể phản bội lại chính mình, thay đổi những tình cảm và tình nghĩa đã qua. Gọi HS đọc. ?Nhận xét tư thế ngắm trăng của tgiả? - Ngửa mặt lên nhìn mặt.. - Có cái gì rưng rưng.. - Như là..như là.. ?Tại sao nhà thơ không viết ngửa mặt lên nhìn trăng? - Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt và cảm xúc dâng trào. - Trăng như một con người đang phán xét. ?Có cái gì rưng rưng phản ánh tâm trạng như thế nào của tâm hồn? - Rung động xao xuyến gợi nhớ, gợi thương trào dâng.Tâm trạng xúc đông ko nói lên lời,thổn thức đến xót xa ,có phần thành kính. Tác giả đang nhớ thương về những kỷ niệm nào? - Quá khứ đẹp đẽ, cuộc sống nghèo khó gian lao , con người và vầng trăng là tri kỷ, tình nghĩa, thiên nhiên đất nước hiền hòa. Vì sao vầng trăng không còn là người dưng vô tình nữa? - Khi anh đối mặt với nó, nó gợi bao kỷ niệm thiêng liêng của một thời không thể nào quên, kỉ niệm ấy sống dậy trong khoảnh khắc ngắn thôi mà mạnh mẽ, tác động mãnh liệt tới tâm hồn anh. Tại sao tác giả viết trăng cứ tròn người vô tình? - Trăng là quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. Đó là vẻ đẹp thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, nhân dân, đất nước.. ?Hình ảnh vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì? - Trăng là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình đang nhắc nhở con người. Là sự trách móc nghiêm khắc trong im lặng để con người suy ngẫm. Con người có thể thay đổi, vô tình nhưng thiên nhiên thì luôn tròn đầy, bất diệt. Vì sao nhìn ánh trăng im phăng phắc, nhà thơ lại giật mình? ( Thảo luận) - Trong khoảnh khắc, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo trong cách sống và suy nghĩ của mình. ăn năn, tự trách, tự thấy mình phải thay đổi cách sống, tự nhắc nhở bản thân không bao giờ phản bội lại quá khứ, thiên nhiên. Từ câu chuyện riêng của nhà thơ, bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở ta điều gì? Uống nước nhớ nguồn Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ - Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những gía trị truyền thống. - Lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình. Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ? - Tự sự trữ tình. Bài thơ được kết cấu như thế nào? - Như một câu chuyện riêng, có hồi tưởng, hiện tại, suy ngẫm Nhận xét về giọng điệu bài thơ? - Lúc tâm tình thủ thỉ, lúc thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng suy tư Gọi HS đọc ghi nhớ. ?So sánh 2 hình ảnh trăng trong bài -Đồng chí của Chính Hữu,ánh trăng của Nguyễn Duy. +Giống: 2 bài đều là vẻ đẹp vầng trăng. +Khác: -ánh trăng là vẻ đẹp biểu tượng tình đồng chí -Thể hiện chủ đề uống nước nhớ nguồn A.Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc KC chống Mĩ. 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1978 B.Đọc-Hiểu văn bản: 1. Đọc, chú thích. 2.Kết cấu bố cục: - Thể thơ: 5 tiếng, vần chân, giãn cách. -PT: Tự sự-Biểu cảm. - Bố cục: 3 phần. + Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ và hiện tại. +Tình cờ gặp lại trăng + Suy ngẫm,triết lí của tác giả. 3. Phân tích : 3.1.Vầng trăng trong quá khứ: -Hồi nhỏ: Đồng-sông-bể =Điệp ngữ: Hồi,với sống chan hoà gắn bó thân thiết với thiên nhiên -Hồi chiến tranh: ở rừng -Nhân hoá: tri kỉ =Quan hệ gần gũi,thân thiết như bạn tri kỷ . -NT so sánh: Sống chan hoà gần gũi với thiên nhiên với vầng trăng. =Vầng trăng ko những trở thành đôi bạn tri kỉ mà trở thành vầng trăng tình nghĩa,tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình - Qúa khứ đẹp đẽ, ân tình, gắn với hạnh phúc, gian lao của mỗi con người, của đất nước. .Nghĩa tình vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏcho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng,chẳng bao giờ quên. 3.2.Vầng trăng hiện tại: +Đất nước hoà bình hoàn cảnh sống thay đổi +vầng trăng như người dưng. Nthuật: nhân hoá,so sánh. =Thái độ con người với trăng:Lạnh nhạt,coi thường như một người xa lạ *cuộc sống ở thành phố,trong cuộc sống có ánh điện ,cửa gương”vầng trăng” Trăng trở thành xa lạ, bị lãng quên vì con người vô tình. 3.3.Suy tư của tác giả. +Nghệ thuật so sánh,điệp ngữ =Nhấn mạnh,khắc sâu những hình ảnh quá khứ. +Sử dụng hình ảnh tượng trưng: =Vẻ đẹp quá khứ tròn,đầy đặn,trăng im lặng,nghiêm khắc nhắc nhở,trấch móc *Cuộc gặp gỡ bất ngờ,cảm động với vầng trăng kỉ niệm,con người nhận ra sự vô tình của mình ý nghĩa:Nhắc nhở thấm thía về thái độ,tình cảm những năm tháng gian lao nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị ,hiền hậu. -Chủ đề uống nước nhớ nguồn. 4. Tổng kết: 4.1. Nội dung:-ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình,thuỷ chung sau trước. 4.2. Nghệ thuật: -Kết cấu giữa tự sự và trữ tình -Sáng tạo nên hình ảnh thơ nhiều tầng nghĩa. 4.3.Ghi nhớ: C.Luyện tập: Bài tập: 4.4. Củng cố.( 3 phút) - Đọc bài thơ. Em biết những câu thơ nào có ý nghĩa tương tự? Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn thấy níu đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? 4.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: ( 2 phút) - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm ND – NT toàn bài. - Soạn: Làng- Tóm tắt văn bản khoảng 10- 15 dòng.
Tài liệu đính kèm: