Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. Chuẩn:

1.Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần yêu mến, kính trọng những chiến sĩ quân đội đã hi sinh hết mình cho Tổ quốc, tinh thần tự hào về thế hệ cha anh đã nêu cao truyền thống đánh giặc cứu nước.

II. Nâng cao, mở rộng: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 770Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46:
Ngày soạn: 29/10/2011
Ngày giảng: 01/11/2011
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần yêu mến, kính trọng những chiến sĩ quân đội đã hi sinh hết mình cho Tổ quốc, tinh thần tự hào về thế hệ cha anh đã nêu cao truyền thống đánh giặc cứu nước.
II. Nâng cao, mở rộng: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B. CHUẨN BỊ:
* THẦY: - Soạn bài, đoạn băng về những đoạn xe vận tải trên đường Trường Sơn, một số bài hát, bài thơ về người lính lái xe Trường Sơn.
	* TRÒ: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài, sưu tầm một số bài hát, bài thơ về người lính lái xe Trường Sơn.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận, bình giảng. động não.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	* Ổn định: (1')
	* Kiểm tra bài cũ: (3') ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”?
	* Triển khai bài mới:
	* Khởi động: (1') Cho HS xem một đoạn băng hình về những đoàn xe vận tải trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ kết hợp nghe bài hát về người lái xe Trường Sơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
? Dựa vào chú thích SGK, nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
* HS dựa vào chú thích trả lời.
* GV nhận xét và chiếu máy chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật và tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.
- Phạm Tiến Duật viết nhiều bài mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến tranh. Ông từng được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Thơ ông góp phần tạo nên giọng điệu mới hồn nhiên, ngang tàng của những người lính thời chống Mĩ.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Sáng tác thơ của ông thời kì này tập trung chủ yếu viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. 
* GV hướng dẫn đọc: giọng điệu sôi nổi, nhanh, khoẻ khoắn, ngữ điệu gần với ngôn ngữ nói, lí sự, hơi ngang tàng (khổ 3,4), giọng tâm tình (khổ 6,7).
* GV đọc mẫu 1 đoạn, cho 2 HS đọc tiếp.
* Nhận xét cách đọc.
? Giải nghĩa cụm từ “Bếp Hoàng Cầm”?
? Em hiểu từ “tiểu đội” có nghĩa là gì? - Tiểu đội: đơn vị nhỏ khoảng 12 người.
? Từ “chông chênh” có nghĩa như thế nào?
- Chông chênh: không vững chắc, đu đưa, chao đảo.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 3: (25’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Nhan đề của bài thơ có điều gì khác lạ? 
* GV chiếu máy những ý kiến của tác giả nói về tác phẩm: “ Tôi phải thêm “Bài thơ về...’ để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp trong một cảm hứng chung”
* GV chuyển ý: 
Nhan đề bài thơ độc đáo, mới lạ, hơi dài như một câu văn xuôi, làm nổi lên một hình ảnh khá bất ngờ: những chiếc xe không có kính lại có thể là nguồn cảm hứng cho một bài thơ.
? Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể ở những câu thơ nào?
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả những chiếc xe của tác giả?
- Nghệ thuật: Hình ảnh thực - điệp ngữ - câu thơ gần với văn xuôi, giọng thơ thản nhiên, ngang tàng, tinh nghịch
? Em hình dung như thế nào về hình ảnh chiếc xe? Nó gợi cho em nghĩ đến điều gì?
? Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
* GV bình: Đó là hình ảnh tả thựcđến trần trụi về những chiếc xe Trường Sơn năm xưa. Xưa nay, nếu như hình ảnh xe cộ, tàu thuyền được đưa vào thơ thường được làng mạn hoá, thi vị hoá và mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật lại thật một cách độc đáo, thật cả trong cách lí giải nguyên nhân của nó: bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Những chiếc xe không kính thực ra không hiếm gặp trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với những nhận xét ngang tàng, tinh nghịch, thích những cái mới lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào, thành một hình tượng thơ độc đáo.
* Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
? Em nhận ra nét tích cách nào của người lính lái xe Trường Sơn qua sự miêu tả của tác giả?
? Nhận xét về nghệ thuật? -> Điệp ngữ
?
 Em hiểu như thế nào về hình ảnh: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim?
* GV bình: Bằng cách điệp lại các từ nhìn, thấy, một từ chỉ hành động (nhìn), một từ là sự cảm nhận (thấy), tác giả đem đến cho người đọc cảm giác đặc biệt như đang cùng những anh lính lái xe Trường Sơn rong ruổi trên những nẻo đường ra mặt trận.
? Với chiếc xe không có kính thì khó khăn nào ập đến? (bụi phun, mưa tuôn)
? Câu thơ nào giống như một câu tự đối thoại? Việc tự đối thoại ấy có ý nghĩa gì?
? Nhận xét về nghệ thuật?
* GV bình: Ngày nắng thì ngập trong bụi, vậy mà chưa cần rửa, châm hút thuốc phì phèo rồi cười ha ha. Lái xe ngày mưa thì khó khăn nhiều hơn, mưa lại như tuôn, như xối nước càng làm tăng thêm sự gian khổ, nhưng thái độ của người chiến sĩ lại rất thản nhiên, sẵn sàng chịu đựng và rất lạc quan biến gian khổ thành thuận lợi (gió sẽ làm khô áo quần trong chốc lát).
? Qua đó, cho ta thấy phẩm chất gì của người lính lái xe?
? Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ thì tình đồng đội, đồng chí của những người lính lái xe được thể hiện như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về tình đồng đội của họ?
? Có điểm gì chung trong tình đồng đội của những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những người lính chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí”?
* GV: Tình đồng đội trong gian khổ khó khăn càng nồng ấm thân thiết, tất cả đều trở thành bạn bè qua mỗi cái bắt tay nhau, qua mỗi bữa cơm chung bát đũa, mỗi giờ nghỉ tranh thủ bên chiếc võng mắc chông chênh đường xe chạy.
Hoàn cảnh chiến đấu có thể khác nhau, nhưng tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng là điều chúng ta có thể cảm nhận từ hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ. Tình cảm đó thiêng liêng bởi sự đồng cam cộng khổ, chiến đấu vì mục đích cao cả, giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.
* GV nêu vấn đề thảo luận: Vì sao tác giả lại nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính ở cuối bài thơ?
? Em cảm nhận gì về câu kết “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”? 
- Nhắc lại những chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xây xước, tác giả muốn khẳng định sự gian khổ ác liệt nơi chiến trường ngày càng tăng nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ngày đêm ra trận. Sức mạnh làm nên điều kì diệu ấy chính là “trong xe có một trái tim”- trái tim của những người chiến sĩ lái xe một lòng hướng về miền Nam ruột thịt.
- Câu thơ kết như một lời khẳng định, một lời hứa quyết tâm sắt đá: Trái tim ngưòi lái xe- linh hồn của đoàn xe vẫn hướng về phía trước bất chất hiểm nguy, coi thường bom đạn. Chiếc xe có thể thiếu nhiều thứ nhưng trong xe không thể thiếu một trái tim “một trái tim cầm lái” . Bài thơ không chỉ nói quyết tâm của một tiểu đội xe không kính mà là quyết tâm của cả một dân tộc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
? Em có nhận gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? 
Những yếu tố đó góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn ?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ghi nhớ, cho HS đọc.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu nhan đề bài thơ:
- Nhan đề bài thơ: độc đáo, mới lạ -> thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
2. Phân tích:
a) Hình ảnh chiếc xe:
 Kính
* Không có: Đèn
 Mui xe
* Có: thùng xe có xước
- Nghệ thuật: Hình ảnh thực - điệp ngữ, giọng thơ thản nhiên, ngàng tàng
-> Bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. -> hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
=> hình tượng thơ độc đáo, mới lạ.
b) Hình ảnh người lính lái xe:
* Ung dung... ta ngồi -> NT đảo ngữ: tư thế tự tin, bình thản.
 đất
* Nhìn: trời
 thẳng
 gió
* Thấy: con đường
 sao
 cánh chim
-> NT điệp ngữ -> Phong thái thoải mái, bình tĩnh, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, để tiến lên phía trước. 
* Không có ...ừ thì có bụi ...
Không có... ừ thì ướt áo...
-> Cấu trúc thơ lặp lại như lời nói thường cứng cỏi -> thản nhiên chấp nhận khó khăn thách thức
* Chưa cần rửa...
Chưa cần thay...
Cười ha ha..
Lái trăm cây số nữa..
-> Cấu trúc thơ cân đối, nhịp nhàng
-> Giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm.
=> Tinh thần dũng cảm, lạc quan
* Bắt tay qua cửa kính vỡ
Chung bát đũa
Lại đi, lại đi...
=> Hình ảnh chân thực, điệp ngữ -> sự gắn bó, chia sẻ ngọt bùi. Tình đồng đội nồng ấm, thân thiết, thiêng liêng đã thúc giục họ tiến nhanh lên phía trước.
* Chỉ cần trong xe có một trái tim
-> Tinh thần quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt -> trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, ý chí, yêu nước vì sự thống nhất Tổ quốc.
3. Tổng kết:
a) Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
b) Nội dung: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niểm tin chiến thắng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
* Ghi nhớ: SGK trang 133.
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (5')
	* Củngcố phần KT - KN: ? Nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ qua hình ảnh người lính trong hai bài thơ vừa học?
	* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ SGK
- Làm bài tập 2 trang 133 ( Tốc độ của xe như thế nào? Chiến sĩ lái xe phải chịu đựng tốc độ đó khi xe không có kính ra sao? Em hiểu câu thơ: Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim như thế nào?)
- Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá.
+ Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu về tác giả Huy Cận và những bài thơ của ông.
	* Đánh giá chung về buổi học:
.
	* Rút kinh nghiệm( về nghiệp vụ GV):

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 46.doc