A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến Thức:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại .
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Yêu thích mùa thu làng quê của mình
C. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
- Sang thu (1 tieát) - Noùi vôùi con (1 tiết) - Nghóa töôøng minh, haøm yù (1 tieát) - Nghò luaän veà moät ñoaïn thô, baøi thô (1 tieát) - Caùch laøm baøi vaên nghò luaän veà moät ñoaïn thô, baøi thô (1 tieát) Tuaàn 26 * Noäi dung chöông trình Tuaàn 26: TUẦN 26 TIẾT 121 Văn bản: SANG THU - Höõu Thænh - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến Thức: - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại . - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ: - Yêu thích mùa thu làng quê của mình C. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nhà thơ Nguyễn Du có những câu thơ tuyệt vời khi nói về bước đi của thời gian “Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Mùa nọ nối tiếp mùa kia bằng sự ngắt nhịp rõ ràng đó là bước đi trong thơ tự sự. Với thơ trữ tình bốn mùa xuân hạ thu đông không có sự bình quân dàn trải mà mùa thu được chú ý nhiều hơn. Ta đã từng nhận ra mùa thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu; còn đến với Hữu Thỉnh ta bắt gặp hồn thơ tinh tế trong phút giao mùa của thời gian cuối hạ sang thu qua bài " Sang thu". HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK) ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông. * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản - GV : Hướng dẫn HS đọc : Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư - GV đọc mẫu -> 2 HS đọc - Nhận xét việc đọc của HS ? Giải thích các từ khó :SGK ? Em có nhận xét gì về thể thơ,nhịp thơ? ? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần? ( HS Thảo luận xác định 3 phút) - Gv: Khẳng định lại bố cục bài thơ - GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch. - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu ? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào? ? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì? - GV diễn giảng : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió (cây ổi, quả ổi rất quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc, đã đi vào các tác phẩm văn nghệ) ? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào? - HS: Thảo luận nhóm - Gv: Chốt ghi bảng ? Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 ? Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào? ? Tác giả đã sử dụng các BPNT đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích T/d của các BPNT đó? - HS: “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại + “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi + “Đám mây vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu) - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối ? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ? Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ? GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình ? Nêu các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong văn bản ? Hs: Thảo luẩn trình bày GV chốt lại từ các mục đã phân tích ? Văn bản “Sang thu” thể hiện ý nghĩ gì ? - 2 HS đọc ghi nhớ I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - Quê : Tam Dương – Vĩnh Phúc -Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước . - Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. 2.Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác năm 1977.Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ "Sang thu" lắng sâu cảm xúc. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: 2. Bố cục : 2 đoạn - Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu. - Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu 3.Tìm hiểu văn bản: a. Khổ thơ đầu: Tín hiệu báo thu về Bỗng nhận ra hương ổi NT Phả vào trong gió se Từ láy Sương chùng chình qua ngõ= > Nhân hóa Hình như thu đã về => Tp Tình Thái -> Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: + “Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian. + ”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh + “Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ + “Bỗng” sự đột ngột,bất ngờ, có phần ngạc nhiên + “Hình như” thành phần tình thái: Thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. => Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. b. Hai khổ thơ cuối: * Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu Sông dềnh dàng Chim vội vã Có đám mây Vắt nửa mình -> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu. *Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. - Những dấu hiệu biến đổi của của thiên nhiên + Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần + Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ) - Hai câu thơ cuối: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi -> Nghệ thuật: Tả thực, ẩn dụ => Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 4.Tổng kết, a. Nghệ thuật : - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ỏ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( Bỗng, phả, hình như...) phép nhân hóa : ( Sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng.....) Phép ẩn dụ( Hàng cây đứng tuổi ) b. Ý nghĩa văn bản : - Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. ( Ghi nhớ SGK/71) 4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Học thuộc lòng bài thơ. -Phân tích, cảm thụ về những hình ảnh thơ hay đặc sắc trong bài. - Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận đẻ thấy được nét đặc sắc của mỗi bài. - Soạn bài : “Nói với con”. *********************************************** TUẦN 26 TIẾT 122,123 Văn bản: NOÙI VÔÙI CON - Y Phöông - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bề bỉ của “người đồng mình”và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến Thức: - Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái. - Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. 2. Kĩ năng: - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. 3. Thái độ: - Biết yêu thương và kính trong mẹ. C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 1.Tự nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc. 2.Làm chủ bản thân , đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha. 3. Suy nghÜ s¸ng t¹o: đánh giá, bình luận về những lời tâm tư của người cha,về vẻ đẹp nững hình ảnh thơ trong bài thơ. D.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 1. Thảo luận nhóm : trao đổi về những tâm tư chân thành, tha thiết của người cha khi theo dõi những bước đi của con mình, về giá trị sâu sắc của cuộc sống và con đường phấn đấu của mọi người. 2.§éng n·o: Suy nghÜ nêu những cảm nhận, ấn tượng sâu đậm của bản thân về giá trị nôi dung và nghệ thuật của bài thơ. E.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Tranh minh ho¹, phiÕu häc tËp, b¶ng phô. G. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản? - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, độc đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK) ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông. * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản - GV : Hướng dẫn HS đọc : Yêu cầu đọc To, rõ, chính xác, giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào - GV đọc mẫu -> 2 HS đọc - Nhận xét việc đọc của HS ? Giải thích các từ khó :SGK ? Em có nhận xét gì về thể thơ,nhịp thơ? ? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần? ( HS Thảo luận xác định 3 phút) - Gv: Khẳng định lại bố cục bài thơ Theo dõi 4 câu thơ đầu ? Ở bốn câu thơ đầu tác giả cho chúng ta biết được điều gì? ? Nhận xét về các hình ảnh,cách diễn đạt ở 4 câu thơ trên? Tác dụng của cách dđ đó? ? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm. ? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa. (Theo dõi tiếp từ câu 5 -> câu 10) ? Em hiểu “Người đồng mình”: Có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? NX v ... một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tạo lập một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ: - Biết nhận diện và ra thể loại nghị luậ về một đoạn thơ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong những giờ học trước,các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ *Tìm hiểu ví dụ SGK/77: ? Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?: - HS: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? Văn bản đó nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ? - HS: Trả lời ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó . - HS: Để chứng minh cho các luận điểm đó, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ . ? Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên. - GV: Phần thân bài, tác giả trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai của luận điểm ? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này? - HS: Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt . ? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không. - HS: Nhận xét về cách diễn đạt: - Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí. - Cách phân tích hợp lí. -> Cách tổng kết khái quát hoá có sức thuyết phục.Cách diễn đạt này đã làm nổi bật được luận điểm ? Vậy em hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nghĩa là gì? ? Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì? - 2 HS đọc ghi nhớ * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập - Hai HS đọc yêu cầu bài tập - GV gợi ý HS tìm thêm luận điểm- Trình bày trước lớp - HS khác bổ sung- GV đánh giá I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: a. Văn bản: “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời”. *Vấn đề nghị luận của văn bản:=> Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” * Những luận điểm: + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. + Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ . + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời. *Để chứng minh cho các luận điểm - Người viết chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc. - Đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ . b. Bố cục bài viết: - Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng” - Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân”-> “của mùa xuân” - Kết bài : Đoạn văn cuối -> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt . - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy . - Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuBài văn nghị luận cần phải phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. - Bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng,lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành 2. Kết Luận: Ghi nhớ ( SGK trang/78) II. LUYỆN TẬP: Ví dụ: - Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc) - Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ” (thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian,... được miêu tả trong bài thơ) 4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. -Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. ********************************************************* TUẦN 26 TIẾT 126 Tập làm văn: CAÙCH LAØM BAØI VAÊN NGHÒ LUAÄN VEÀ MOÄT ÑOAÏN THÔ, BAØI THÔ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững hơn nữa cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Đặc điểm yêu cầu và đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng: - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.. - Tạo lập một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ: - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 :Phân tích ngữ liệu, Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .Cách triển khai luận điểm * Ngữ liệu 1 (SGK-79, 80): 8 đề bài. HS đọc. ? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào. ? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì? - HS: Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài. ? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Ngữ liệu 2: ? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước. ? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài) - HS:- Phương pháp nghị luận: phân tích. - Tư liệu cần sử dụng: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, ? Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn. - HS: - Nội dung: + khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương. + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị... - Nghệ thuật: Cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu. ? Qua đây em hãy cho biết những thao tác cần có khi tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý. ? Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?). ? Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước. Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”. - HS: 2 HS đọc. ? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó. - HS: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ. ? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ?. - HS: Thảo luận ,trình bày Những nhận xét chính: - Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế. ? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài , Kết bài ra sao. - HS: Tìm hiểu trả lời ? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? -> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản: ? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2 HS đọc ghi nhớ - GV Kết luận: Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm. * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập - GV Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: - Cấu tạo đề: + Đề có kèm theo lệnh. + Đề không kèm theo lệnh: đề 4, đề 7. + Đề là một câu hỏi: đề 4, 7 => Có nhiều dạng đề nghị luận về một đoạn , bài thơ khác nhau. 2. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: + Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt. + Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý. - Bước 2: Lập dàn bài. + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ. + Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. - Bước 3: Viết bài. - Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi. 3. Cách triển khai luận điểm: a. Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”. -> Bố cục: 3 phần. + Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”. + Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”. + Kết bài: Còn lại. -> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ. b. Nhận xét: + Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ. + Phần Thân bài nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài . + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ. *Sức hấp dẫn của bài viết: + Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng. + Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng. + Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”. *Ghi nhớ (SGK- 83) II. LUYỆN TẬP: - Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh? Yêu cầu lập dàn ý chi tiết. - Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng. - Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật: - Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình” - Miêu tả: “gió se” - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” . + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả. - Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ 4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn ý trên. * Bài soạn: Soạn bài : Mây và sóng. ******************************************
Tài liệu đính kèm: