Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18 - Trường THCS Đạ M’rông

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18 - Trường THCS Đạ M’rông

Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Trích – Lê Anh Trà)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến Thức:

 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: 9A1.

 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)

 3. Bài mới: Giới thiệu bài

 Sống, chiến đấu, lao động và học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 203 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 18 - Trường THCS Đạ M’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	
TIẾT 1, 2
Ngày soạn:12.08.2011
Ngày dạy: 16.08.2011
Văn bản: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Trích – Lê Anh Trà)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9A1......................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
	 Sống, chiến đấu, lao động và học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ?
? Hãy cho biết văn bản được viết theo kiểu loại nào ? Vì sao ?
- HS trả lời cá nhân
- GV chốt 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV : Đọc mẫu một đoạn .
- Gv hướng dẫn HS đọc : chậm, rõ ràng, mạch lạc
- Cho hs đọc một số từ khó ở phần chú thích.
? Văn bản trích trên có thể chia làm mấy phần, hãy nêu giới hạn và nội dung từng phần ? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét .
- HS đọc đoạn 1.
? Vốn văn hoá tri thức của Bác được đánh giá khái quát như thế nào ? tìm những hình ảnh, câu văn đó ?
? HS trong lời bình về Bác tác giả đã sử sụng biện pháp nghệ thuật nào ? . Hãy nêu tác dụng ? 
? Do đâu, bằng cách nào Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy ? .
- HS lần lượt trả lời.
? Vốn tri thức văn hoá đó có thể có ở mọi người không và vì sao?
? Em hãy cho biết điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì ?
? Em hiểu phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại như thế nào ?
- HS trả lời .
- GV chốt lại vấn đề.
- HS đọc văn bản 
 ? Cho biết phong cách sống Hồ Chí Minh được tác giả bình luận qua câu văn nào ?
 ? Nhận xét về lối bình luận của Lê Anh Trà?
- Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế đã tạo nên sức thuyết phục
 Tiết 2
* Hoạt động 1 Tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác
- HS đọc đoạn 2.
? Tìm những chi tiết chứng minh cho lối sống giản dị thanh cao của Bác.
Gv gợi ý: Chổ ở, trang phục, ăn uống, sống ntn
? Từ đó tác giả đã bình luận và so sánh liên tưởng đến cách sống của ai ? 
GV : - Nguyễn Trãi : 
 Thu ăn măng trúc....
 Xuân tắm .....
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 : Ao cạn vớt bèo cấy muống
 Đìa thanh phát cỏ ươm sen.
GV : Sinh thời HCM đã từng nói : “ Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc.....trẻ mục đồng.”
* Hoạt động 2 . Tìm hiểu ý nghĩa cuả phong cách sống của Bác
- HS đọc đoạn 3.
- HS trình bày ý nghĩa của phong cách sống Hồ Chí Minh.
- HS trao đổi thảo luận.
? Điểm gì giống với các vị danh nho ?
? Điểm gì khác với các vị danh nho.?
- HS đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV : Kết luận. 
? Để làm rõ , nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, người viết dùng các biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản ?
? Sau khi đọc song văn bản em có suy nghĩ gì về con người, cuộc đời của Bác.
* Hoạt động 3 Hướng dẫn tự học
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc bài các phương châm hội thoại.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
Hồ Chí Minh ( SGK/7 T2)
2. Tác phẩm
Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam , Viện văn hoá và xuất bản Hà Nội 
3. Thể loại:Văn bản nhật dụng 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
2.Tìm hiểu văn bản .
a. Bố cục : 3 phần.
+ P1 : Từ đầu ....rất hiện đại.
+ P2 : Lần đầu tiên ...tắm ao.
+ P3 : đoạn còn lại.
b. Phân tích.
b1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
- Vốn văn hoá tri thức của Hồ Chí Minh được khẳng định rất sâu rộng và phong phú 
- Nguyên nhân :
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi mọi lúc.
à Nhờ thiên tài, dầy công học tập.
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
* Tiểu kết: Lối sống bình dị rất Việt Nam những rất mới rất hiện đại. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
b2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
- Chỗ ở : Ngôi nhà sàn độc đáo cảu Bác ở Hà Nội, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục : áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Ăn uống : đạm bạc.
- Sống ; một mình , không xây dựng gia đình.
à Đạm bạc, thanh cao.
à Phong cách sống Hồ Chí Minh rất giản dị
b3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
- Điểm gióng các vị danh nho : Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người mà là cách di dưỡng tinh thần.
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống của một chiến sĩ , lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuât.
- Sử dụng phép phân tích, chứng minh chặt chẽ kết hợp lời bình.
- So sánh.
b. Nội dung .
- Khẳng định, ngợi ca phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Hãy kể một mẩu chuyện hoặc đọc một bài thơ viết về Bác thể hiện lối sống giản dị thanh cao.
E. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1	
TIẾT 3
Ngày soạn:14.08.2011
Ngày dạy: 18.08.2011
Tiếng Việt : 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tự hào về tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9A1..................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1 Tìm hiểu chung
HS quan sát ví dụ trên bảng phụ.
? Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
? Muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải nói điều gì ? Cần chú ý gì ?
HS đọc , kể ví dụ 2.
? Vì sao truỵện lại gây cười?
? Qua đây , trong giao tiếp, người hỏi và người trả lời cần chú ý gì ?
HS trao đổi thảo luận.
? Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
HS đọc văn bản trên bảng phụ.
? Truyện cười phê phán thói xấu gì?
? Em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV: Kết luận. 
* Hoạt động 2 . Luyện tập
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập cá nhân, phát biểu
GV : Kết luận.
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập theo nhóm, trình bày
GV : Kết luận.
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập cá nhân
GV : Kết luận.
* Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học
HS nhắc lại nội dung bài học.
HS kể một câu chuyện mà nội dung đã vi phạm phương châm hội thoại đã học
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Phương châm về lượng.
Ví dụ 1.
- Không thoả mãn vì mơ hồ về ý nghĩa.
- An muốn biết Ba tập bơi ở địa điểm nào chứ không hỏi bới là gì?
* Chú ý câu hỏi : 
- Là gì ?
- Như thế nào ?
- Ở đâu ?
Ví dụ 2.
- Câu hỏi thừa : cưới.
- Câu trả lời thừa : áo mới.
* Chú ý : 
Hỏi, trả lời phải đúng mực, không thừa, không thiếu.
* Ghi nhớ.( SGK ).
2. Phương châm về chất.
Ví dụ 1.
- Phê phán tính khoác lác, nói những điều mà chính mình không tin.
* Chú ý : 
Đừng nói những gì mình không tin.
* Ghi nhớ.( SGK ).
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/10.
a, ...........nuôi ở nhà.
b, ...........có hai cánh.
Bài tập 2 /10.
a, Nói có sách, mách có chứng.
b, Nói dối.
c, Nói mò.
d, Nói nhăng nói cuội.
Bài tập 3 /10.
- Vi phạm phương châm về lượng : “Rồi có nuôi được không.”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 4, 5 / 11 
- HS kể một câu chuyện mà nội dung đã vi phạm phương châm hội thoại đã học
E. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1	
TIẾT 4
Ngày soạn:14.08.2011
Ngày dạy: 18.08.2011
	Tập làm văn :
 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - HS hiểu được vai trò của một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh
 - Tạo lập được văn bản  ...  nước.
Câu 20: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
	A. Mùa xuân đã hết	C. Bỏ phí tuổi xuân
	B. Khoá kín tuổi xuân	D. Tuổi xuân bị tàn phai
Câu 21: Cụm từ “mây sớm đèn khuya” chủ yếu gợi tả điều gì?
	A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích.
	B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều.
	C. Thời gian tuần hoàn khép kín
	D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
Câu 22: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
	A. Ẩn dụ	C. Nhân hoá
	B. Hoán dụ	D. So sánh
Câu 23: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
	A. Thành ngữ	C. Hô ngữ
	B. Thuật ngữ	D. Trạng ngữ
Câu 24: Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các định ngữ	C. Các vị ngữ 
	B. Các điển cố	D. Các chủ ngữ
Câu 25: Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “buồn trông” trong tám câu thơ cuối là gì?
	A. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều.
	B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ.
	C. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều.
	D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên
Câu 26: Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều?
	A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương.
	B. Buồn nhớ người yêu.
	C. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
	D. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình.
Câu 27: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
	A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
	B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
	C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
	D. Có ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 28: Nghĩa gốc của từ “chân” là gì? 
Biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức.
Bộ phận dưới cùng của đồ dùng, có tác dụng đở cho các bộ phận khác.
Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào nền đất.
Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi đứng.
Câu 29: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào?
	A. Chữ Hán	C. Chữ Pháp
	B. Chữ Nôm	D. Chữ quốc ngữ
Câu 30: Nối một từ thích hợp ở cột (A) với nội dung thích hợp ở cột (B) để có các giải thích đúng về nội dung các từ.
Cột A
Cột B
Trả lời
1- Đồng âm
2- Đồng bào
3- Đồng dao
4- Đồng môn
a. là những lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm theo một trò chơi nhất định.
b. là những người cùng học một thầy.
c. là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
d. là một thể truyện dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của trẻ em.
e. là những người cùng một giống nòi, một đất nước, một tổ quốc.
1- ...
2- ...
3- ...
4- ...
Câu 31: Hai câu thơ: “Vân Tiên tả đột hữu xông
	Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
	A. Nhân hoá	C. So sánh
	B. Ẩn dụ	D. Nói quá
Câu 32: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả?
	A. Được cứu người, giúp đời
	B. Trở nên giàu sang phú quý
	C. Có công danh hiển hách
	D. Có tiếng tăm vang dội.
	* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: (33, 34)
 “Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng
 Một mình thông thả làm ăn
Khoẻ quơ chài kéo mệt quăng câu dầm
 Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
 Kinh luân đã sẵn trong tay
Thung dung dưới thế vui say trong đời
 Thuyền nan một chiếc ở đời
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”	
Câu 33: Những câu thơ trên chủ yếu nói về nội dung gì?
	A. Cuộc sống của ông Ngư	C. Tình cảm của ông Ngư
	B. Tính cách của ông Ngư	D. Suy nghĩ của ông Ngư
Câu 34: Em có nhận xét gì về cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn thơ trên?
A. Đó là cuộc sống nhiều khó khăn, nghèo khổ.
B. Đó là cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.
C. Đó là cuộc sống hoàn toàn thơ mộng, không có thực.
D. Đó là cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh trục lợi.
Câu 35: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của đoạn trích?
A. Nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
B. Nói lên sự đối lập giữa nhân cách cao cả và những tính toán thấp hèn.
C. Thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin vào nhân dân lao động của tác giả.
D. Ca ngợi những con người tài ba, dũng cảm, trong nghĩa khinh tài.
Câu 36: Điền từ thích hợp để hoàn thành khái niệm các thuật ngữ sau: Trang điểm, Trang hoàng, Trang trí, Trang sức.
a). là trình bày, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hoà, làm đẹp một khoảng không gian nào đó.
b) . là làm tôn vẻ đẹp hình thức của con người bằng cách đeo thêm những vật quí, đẹp.
c) . là làm cho vẻ người đẹp lên bằng cách dùng son phấn, quần áo, đồ trang sức.
d) . là làm cho một nơi nào đó đẹp lên bằng cách bày thêm các vật đẹp mắt một cách thẩm mĩ.
Câu 37: Các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
	A. Cá không ăn muối cá ươn.	C. Uống nước nhớ nguồn
	B. Tham thì thâm	D. Nước mắt cá sấu
Câu 38: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc.
	A. Cháy nhà ra mặt chuột.	C. Mỡ để miệng mèo.
	B. Ếch ngồi đáy giếng	D. Nuôi ong tay áo.
Câu 39: Thành ngữ “Kiến bò miệng chén” phù hợp với nội dung nào?
	A. Chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được.
	B. Vững lòng vững chí làm việc, mặc dù gặp nhiều khó khăn.
	C. Ca ngợi người dựng nên công lớn và gây dựng nên sự nghiệp to tát
	D. Kinh nghiệm của nhân dân về dự báo thời tiết.
Câu 40: Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám
B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mĩ
D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
Câu 41: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?
	“Quê hương anh nước mặn đồng chua
	 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta.
B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta.
C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta.
D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính.
* Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
“Ruộng nương anh gởi bạn thân cày.
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Câu 42: Tình đồng chí thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?
Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau.
Sự hiểu biết sâu sắc về gia đình, người thâ của nhau.
Sự chia sẽ sâu sắc những khó khăn của cuộc kháng chiến.
Câu 43: Từ “mặc kệ” dùng trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?
Biểu thị quan hệ trái ngược giữa điều kiện và sự việc xảy ra.
Điều vừa nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xảy ra.
Để cho tuỳ ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào.
Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy.
Câu 44: Phạm Tiến Duật sáng tạo một hình ảnh rất độc đáo – những chiếc xe không kính – (trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính) nhằm mục đích gì?
Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
Làm nổi bật những khó khăn thiếu thôn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến.
Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta.
Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người chiến sĩ lái xe.
Câu 45: Giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào?
Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả
Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
Câu 46: Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào?
	“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
A. So sánh và nhân hoá	C. Ẩn dụ và hoán dụ
B. Nói quá và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp ngữ.
Câu 47: Nội dung các “câu hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa như thế nào?
Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên.
Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
Thể hiện sức mạnh vô địch của con người.
Thể hiện sư bao la, hùng vĩ của biển cả.
Câu 48: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là việc thường xuyên của những người dân chài?
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Câu 49: Nhận định nào đúng với nội dung của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong buổi sớm mai.
Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu.
Nói lên tình cảm của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.
Câu 50: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hinh ảnh bàn tay người bà như thế nào?
	A. Kiên nhẫn. khéo léo	C. Cần cù, chăm chỉ.
	B. Vụng về, thô nhám	D. Mảnh mai, yếu đuối
Câu 51: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?
A. thình lình	C. vành vạnh
B. rưng rưng	D. đèn điện
Câu 52: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trương cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
B. Quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, không phai mờ.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
Câu 53: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ “Ánh trăng”?
	A. Ăn cây nào rào cây ấy	C. Uống nước nhớ nguồn	
	B. Gieo gió thì gặt bão	D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 54: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
	Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của tác giả.
II- PHẦN TỰ LUẬN:
1- Văn bản:
- Học thuộc lòng các bài thơ đã học.
- Xem các bài phân tích đã học (Từ tuần 01 đến tuần 17)
	+ Chú ý tác giả.
	+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
2- Tiếng Việt: 
- Học các khái niệm
	+ Các Phương châm hội thoại
	+ Sự phát triển của từ vựng
	+ Thuật ngữ
	+ Trau dồi vốn từ
- Xem lại các bài tập (Các bài tập Tổng kết từ vựng)
3- Tập làm văn:
	- Ôn tập lại văn thuyết minh và văn tự sự
	- Chú ý: Các yếu tố trong văn bản tự sự
	+ Miêu tả: cảnh vật, người, nội tâm
	+ Nghị luận
	+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
III. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
D
C
B
D
B
D
//
B
Câu
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Đáp án
B
C
C
A
C
D
C
C
B
Câu
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Đáp án
B
B
C
A
A
B
B
D
A
Câu
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Đáp án
D
B
//
C
A
A
B
D
//
Câu
37
38
39
40
41
42
43
44
45
Đáp án
D
D
A
B
D
A
C
A
A
Câu
46
47
48
49
50
51
52
53
54
Đáp án
A
B
C
B
A
D
B
C
A
Câu 8: 1- c ; 2- d ; 3- e ; 4- a ; 5- b
Câu 30: 1- c ; 2- e ; 3- a ; 4- b
Câu 36: Theo thứ tự các từ: Trang trí, Trang sức, Trang điểm, Trang hoàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 ki 1(1).doc