Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 đến tuần 16 năm 2011

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 đến tuần 16 năm 2011

Bài 10. Tiết 10. Thường thức mỹ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM

---GIAI ĐOẠN 1954 – 1975---

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sỹ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng XHCN ở mền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

2. Kỹ năng: - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng

3. Thái độ: - Yêu quý và trân trọng tác phẩm của các hoạ sỹ.

II.CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: - Tài liệu về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

 - Tranh của các hoạ sỹ giai đoạn 1954 - 1975

2. Học sinh: - Tài liệu sưu tầm trên báo, tạp chí về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.

3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

* Ổn định tổ chức.

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu vào bài:

3. Dạy học bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 đến tuần 16 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: 24-29/10/2011
 Ngày soạn: 17/10/2011 Ngày dạy: 25, 27/10/2011.Khối 8
Bài 10. Tiết 10. Thường thức mỹ thuật
sơ lược về mỹ thuật Việt Nam
---giai đoạn 1954 – 1975---
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sỹ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng XHCN ở mền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
2. Kỹ năng: - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng
3. Thái độ: - Yêu quý và trân trọng tác phẩm của các hoạ sỹ.
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Tài liệu về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 
 - Tranh của các hoạ sỹ giai đoạn 1954 - 1975 
2. Học sinh: - Tài liệu sưu tầm trên báo, tạp chí về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm,.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Minh hoạ và ghi bảng
Hoạt động 1.Học sinh tìm hiểu khái quát về bối cảnh lịch sử Việt Nam 1954- 1975 
 H: Nêu vài nét về bối cảnh nước ta trong giai đoạn 1954 - 1975?
 H: Bối cảnh lịch sử có tác động gì tới các hoạ sỹ nước ta?
* GV tóm tắt, kết luận : Miền Bắc xây dựng CNXH. Miền Nam đấu tranh chống Mỹ. 1964 Mỹ leo thang phá hoại Miền Bắc
H: Kể tên một số tác giả trong thời kì này?
- Huỳnh Phương Đông, Nguyễn Thế Vinh, Đinh Cường, Tôn Thất Văn,.
Hoạt động 2.Học sinh tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm: Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm nghiên cứu, nhóm trưởng tổng hợp và viết vào phiếu.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử
- Đất nước chia hai miền Nam, Bắc.
- Các hoạ sỹ tham gia chiến đấu và sáng tác.
II. Thành tựu cơ bản của mĩ thuật cách mạng Việt Nam.
Chất liệu
Đặc tính của chất liệu
Tác phẩm - Tác giả
Tranh sơn mài (nhóm1)
- Chất liệu sơn ta, lấy từ nhựa cây sơn.
- Là chất liệu truyền thống, giữ vị trí quan trọng trong nền hội hoạ Việt Nam.
- Màu sắc tinh tế, lung linh, sâu lắng.
- Kết hợp hài hoà chất liệu dân tộc với nội dung hiện đại
- Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ(1963) của Nguyễn Sáng.
- Bình minh trên nông trang
(1958) của Nguyễn Đức Nùng.
- Nông dân đấu tranh chống thuế (1960) của Nguyễn Tư Nghiêm.
Tranh lụa
(nhóm2)
- Là chất liệu truyền thống Phương Đông.
- Màu đơn giản, nhưng vẫn tạo sự phong phú của sắc.
- Bộc lộ tính mềm mại, óng ả của thớ lụa.
- Con đọc bầm nghe(1955) của Trần Văn Cẩn.
- Ngày mùa(1960) của Nguyễn Tiến Chung.
- Hành quân mưa(1958) của Phan Đông
Tranh khắc
(nhóm3)
- Chịu ảnh hưởng của tranh dân gian.
- Có thể in được nhiều bản.
- Kết hợp giữa phong cách truyền thống với khoa học mỹ thuật phương Tây tạo ra nét đẹp riêng của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
- Ngày chủ nhật(1960) của Nguyễn Tiến Chung.
- Mùa xuân (1960) của Đinh Trong Khang.
- Ba thế hệ(1970) của Hoàng Trầm.
Tranh 
sơn dầu
(nhóm4)
- Là chất liệu của phương Tây.
- Hoạ sỹ Việt Nam sử dụng có sắc thái riêng, đậm đà tính dân tộc.
- Tạo sự khoẻ khoắn, khúc chiết.
Cách diễn tả phong phú.
- Ngày mùa(1954) của Dương Bích Liên.
- Nữ dân quân miền biển(1960) của Trần Văn Cẩn.
Tranh 
bột màu
(nhóm5)
- Chất liệu gọn, nhẹ, dễ sử dụng.
- Vẽ được trên nhiều chất liệu.
- Có khả năng diễn tả sâu sắc, hiệu quả nghệ thuật cao
- Đền voi phục(1957)của Văn Giáo
- Ao làng (1963) của Phan Thị Hà.
- Xóm ngoại thành(1961) của Nguyễn Tiến Chung.
Điêu khắc
(nhóm6)
- Thể hiện nhiều chất liệu ; tượng tròn, phù điêu, gò...
- Nắm đất miền Nam ( 1955) của Phạm Xuân thi.
- Vót chông (1968)của Phạm Mười
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
H: Nêu vài nét về bối cảnh xã hội nước ta 1954-1975?
H: Nêu các thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam 1954-1975?
 -------------------------------------------------- 
Tuần 11: 31/10-5/11/2011
 Ngày soạn: 27/10/2011 Ngày dạy: 1,3/11/2011Khối 8
Bài 11. Tiết 11. Thường thức mỹ thuật
một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
-----------------------------------------------
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết thêm về các thành tựu mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thông qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
2. Kỹ năng: - Biết thêm một số chất liệu trong sáng tác mỹ thuật.
3. Thái độ: -Yêu quý và trân trọng tác phẩm của các hoạ sỹ.
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: -Tranh, ảnh, tư liệu về 3 tác giả, tác phẩm của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975
2. Học sinh: - Tranh ảnh, tư liệu về 3 tác giả.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm,.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ của HS
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
 GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1. Giới thiệu hoạ sỹ Trần Văn Cẩn và tác phẩm “ Tát nước đồng chiêm”
Nhóm 2. Giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ"
Nhóm 3: Giới thiệu hoạ sỹ Bùi Xuân Phái và tác phẩm “ Phố cổ Hà Nội”
Trần Văn Cẩn
 Tát nước đồng chiêm
- Sinh 13/08/1910 tại Kiến An -Hải phòng
- Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
- Tốt nghiệp khoá VII (1931-1936) trường CĐMT Đông dương.
- Năm 1955 đến 1964 là hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam.
- 1957 đến 1983 là Tổng thư kỹ Hội mỹ thuật Việt Nam.
- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh
*Nội dung: vẽ về đề tài nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống của người nông dân.
*Chất liệu: Hoạ sỹ khai thác chất liệu, kỹ thuật sơn mài để thể hiện bức tranh
*Bố cục: mang tính ước lệ, tất cả có 10 người đang tát nước. Bố cục dàn thành một mảng chéo, từ góc phải tranh lên góc trái tranh với 8 nhân vật, bên trái chỉ có 2 người.
*Hình tượng: Các nhân vật với những dáng vẻ khác nhau đã diễn tả các động tác tát nước, tạo nhịp điệu như múa, cánh đồng trở lên nhộn nhịp như ngày hội.
Nguyễn Sáng
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
- Sinh 1923 tại Mỹ Tho - Tiền Giang
- Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
- Ông tốt nghiệp trường trung cấp Gia Định và học tiếp trường CĐMT Đông Dương khoá 1941-1945.
- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh
*Nội dung: vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng .
*Chất liệu: sơn mài 
*Bố cục: hình mảng, đường nét của khung cảnh và nhân vật hết sức khúc chiết với cách diễn tả hình khối chắc khoẻ, hoà quyện nhịp nhàng theo một cách sắp xếp hiện đại.
*Hình tượng: Các nhân vật trong tranh được chắt lọc từ tinh thần người chiến sỹ và người nông dân yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
*Màu sắc: gam chủ đạo là nâu đen, âu vàng.
Bùi Xuân Phái
Mảng tranh Phố cổ Hà Nội
- Sinh 01/09/1920 tại Quốc Oai-Hà Tây
- Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
- Tốt nghiệp khoá VII (1931-1936) trường CĐMT Đông dương.
- Cách mạng tháng 8 năm 1945 ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội.
- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Hoà bình lập lại ông giảng dạy tại trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam.
- Những khung cảnh phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong.
- Màu trong tranh đơn giản nhưng đằm thắm và sâu lắng. Đường nét được sử dụng không đơn thuần chỉ là những đường chu vi mà khi đậm chắc, khi run rẩy theo tình cảm của hoạ sỹ.
- Tranh của hoạ sỹ gợi cho mọi người xem tình cảm yêu mến đối với Hà Nội cổ kính.
* Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên đặt câu hỏi về 3 hoạ sỹ để học sinh trả lời.
Dựa vào các câu trả lời của học sinh, giáo viên tóm tắt để củng cố bài
+Tiểu sử tóm tắt của 3 hoạ sỹ
+ Các tác phẩm được giới thiệu trong bài.
* HDVN.
 - Học sinh đọc lại bài và xem các tranh minh hoạ
 - Sưu tầm tranh của các hoạ sỹ giới thiệu trong bài.
 - Chuẩn bị bài 15: Sưu tầm mặt nạ.
------------------------------------------
Tuần 12: 7-12/11/2011
 Ngày soạn: 24/10/2011 Ngày dạy: 8, 10/11/2011......Khối 8
Bài 12. Tiết 12. Vẽ trang trí
Trình bày bìa sách
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu ý nghĩa của trang trí bìa sách.
2. Kỹ năng: - Biết cách trang trí bìa sách.
3. Thái độ: - Trang trí được bìa sách theo ý thích.
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Một số loại bìa sách khác nhau.
 - Hình minh hoạ cách trang trí bìa sách.
 - Một số bài trình bày bìa sách của HS.
2. Học sinh: - Giấy vẽ, chì, màu.
 - Sưu tầm một số loại bìa sách.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt nam 54-75?
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Minh hoạ và ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số loại bìa sách 
H: Có những loại bìa sách nào? 
- Sách thiếu nhi, văn học, SGK, chính trị, kĩ thuật,...
H: Tại sao phải cần trang trí bìa sách?
- Bìa sách phản ánh nội dung cuốn sách, bìa sách cần phải đẹp để lôi cuốn người đọc
* Thảo luận theo bàn:( 3 phút)
H: Bìa sách gồm những phần nào, mỗi phần được trình bầy như thế nào?
- Tên cuốn sách, phản ánh nội dung cuốn sách bằng chữ hoa hoặc chữ thường, cần phải rõ ràng dễ đọc.
- Chữ nhỏ hơn tên sách, thường ở phần trên hoặc dưới bìa sách.
- Hình minh hoạ phải phù hợp với nội dung, có thể dùng hình vẽ, tranh, ảnh hoặc mảng màu.
H: màu sắc của bìa sách như thế nào?
- Màu sắc phải phù hợp với nội dung, có thể rực rỡ hoặc êm dịu.
* GV kết luận: Tuỳ theo từng loại sách mà chọn kiểu chữ, minh hoạ, bố cục, màu sắc khác nhau.
- Có nhiều cách trình bầy bìa sách: Bìa sách chỉ có chữ, bìa sách vừa có hình minh hoạ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách trang trí .
- GV giới thiệu hình minh hoạ cách trang trí bìa sách.
+ Hiểu nội dung cuốn sách để tìm cách trang trí kiểu chữ, hình minh hoạ, màu sác cho phù hợp.
+ Phác mảng chữ, mảng hình, tên tác giả, biểu trưng...
+ Kiểu chữ và hình minh hoạ phải phù hợp với nội dung.
ĐOàN TNCS Hồ CHí MINH
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
- GV giới thiệu một số bài trang trí bìa sách của HS.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập
- GV treo một số bài để HS nhận xét về cách trình bày bìa sách: bố cục, hình vẽ, kiểu chữ và cách tô màu.
- GV nhận xét, động viên, khích lệ HS
HDVN.
- Hoàn thành bài vẽ
- Sưu tầm tranh, ảnh đề tài gia đình.
I. Quan sát nhận xét.
- Bìa sách gồm;
+ Tên cuốn sách
+ Tên tác giả, tên NXB hoặc biểu trưng
+ Hình minh hoạ
II. Cách trình bày bìa sách.
- Xác định loại sách: Sách thiếu nhi hay SGK...
- Tìm bố cục
- Tìm kiểu chữ và hình minh hoạ
- Tìm màu.
III. Thực hành
Trình bày một bìa sách.
IV. Nhận xét, đánh giá.
Tuần 13: 14-19/11/2011
 Ngày soạn: 10/11/2011 Ngày dạy: 15, 17/11/2011......Khối 8
Bài 13. Tiết 13. Vẽ trang trí
Trình bày bìa sách
(vẽ màu)
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu ý nghĩa của trang trí bìa sách.
2. Kỹ năng: - Biết cách trang trí bìa sách.
3. Thái độ: - Trang trí được bìa sách theo ý thích.
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Một số loại bìa sách khác nhau.
 - Hình minh hoạ cách trang trí bìa sách.
 - Một số bài trình bày bìa sách của HS.
2. Học sinh: - Giấy vẽ, chì, màu.
 - Sưu tầm một số loại bìa sách.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Minh hoạ và ghi bảng
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
GV kiểm tra bài vẽ tiết trước, gợi ý cho một số em.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
- GV theo dõi giúp đỡ các em về bố cục, hình vẽ , màu sắc.
- GV cho HS xem một số tranh của HS năm trước để tạo cảm hứng cho các em
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
Yêu cầu học sinh nhận xét về 
bố cục bìa sách, hình vẽ, kiểu chữ và cách tô màu.
? Nội dung của bìa sách
? Bố cục của bài vẽ như thế nào
? Hình vẽ của bìa sách 
? Màu sắc như thế nào 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
- GV giới thiệu một số bài trang trí bìa sách của HS.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
HDVN.
- Hoàn thành bài vẽ
- Sưu tầm tranh, ảnh đề tài gia đình.
III. Thực hành
Trình bày một bìa sách.
IV. Nhận xét, đánh giá.
Tuần 14: 21-26/11/2011
 Ngày soạn:15/11/2011 Ngày dạy: 22,24/11/2011.......Khối 8
Bài 14. Tiết 14. Vẽ tranh
đề tàI gia đình
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh biết tìm nội dung và cách vẽ trang về đề tài gia đình.
2. Kỹ năng: - Vẽ được tranh theo ý thích.
3. Thái độ: - Yêu thương bố mẹ, ông bà, anh em và các thành viên khác trong họ hàng dòng tộc
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Tài liệu, tranh, ảnh đè tài gia đình.
 - Hình minh hoạ cách vẽ
 - Một số bài vẽ của HS đè tài trên
2. Học sinh: - Tranh, ảnh nói về gia đình.
 - Đồ dùng vẽ.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ của HS
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
H: Hãy kể các hoạt động hàng ngày của gia đình?
- Bữa cơm gia đình, dọn dẹp nhà của, nấu cơm, sinh nhật , tết
- GV giới thiệu một số bức ảnh về đề tài gia đình.
- GV giới thiệu một số bức tranh đè tài trên.
* Thảo luận theo bàn: (3 phút)
H: Tranh có nội dung , bố cục, hình ảnh, màu sắc như thế nào?
H: Em yêu thích hoạt động nào của gia đình? Em sẽ chọn nội dung nào để vẽ tranh?
- GV kết luận: Vẽ tranh về gia đình là phản ánh sinh hoạt đời thường của một gia đình trong các ngày lễ, tết .
Hoạt đông 2. Hướng dẫn HS cách vẽ.
H: Nhắc lại cách vẽ tranh đề tài?
- GV giới thệu hình minh họa cách vẽ .
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
- GV giới thiệu tranh HS.
- GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn.
- GV gợi ý cho từng HS về:
+ Cách bố cục trên tờ giấy.
+ cách vẽ hình 
+ Cách vẽ màu.
Hoạt động 4. Đánh giá kết qủa học tập.
- GV treo một số bài vẽ để HS nhận xét về;
+ Bố cục
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc
- GV kết luận và cho điểm một số bài vẽ đẹp.
HDVN.
Vẽ một bức tranh tùy thích
Chuẩn bị bị bài sau.
I.Tìm và chọn nội dung đề tài.
II. Cách vẽ.
- Tìm bố cục mảng chính , phụ.
- Vẽ phác hình.
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu
III. Thực hành.
Vẽ một bức tranh đề tài gia đình.
IV. Nhận xét, đánh giá.
Tuần 1-17: 29/11- 4/12/2010
 Ngày soạn: 21/11/2010 Ngày dạy: 30/11, 3/11/2010.....Khối 8
Bài 16-17. Tiết 16-17. Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí mặt nạ
----------------------------------------
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
2. Kỹ năng: - Trang trí được mặt nạ theo ý thích.
3. Thái độ: - Yêu quý nghệ thuật truyền thống.
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Một số mặt nạ khác nhau, phẳng, lồi, lõm.
 - Hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí.
 - Một số bài trang trí mặt nạ của HS
2. Học sinh: - Sưu tầm mặt nạ.
 - Bìa cứng, giấy vẽ, hồ dán, màu.
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của MT Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ?
2. Giới thiệu vào bài:
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Minh hoạ và ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một số mặt nạ và hình1,2,3- SGK. 
H :Mặt nạ thường dùng vào những dịp nào ?
- Dùng trong ngày vui như lễ hội, hoá trang, biểu diễn nghệ thuật.
H: Có những loại mặt nạ nào?
- Có nhiều loại mặt nạ như mặt nạ người, mặt nạ thú, hiền lành, dữ tợn..
* Thảo luận theo bàn: (3 phút)
H: Cho biết về hình dáng? Cách trang trí, màu sắc và chất liệu của mặt nạ?
+ Mặt nạ dáng tròn, vuông, hiền lành, dữ tợn.
+ Mảng hình và đường nét sắp đặt cân xứng, phù hợp với tính cách nhân vật.
+ Màu tương phản : Dữ tợn. Màu nhạt: hiền lành.
+ Chất liệu: Bìa cứng, nhựa, nan,...
- GV tóm tắt: Tạo dáng và trang trí mặt nạ tuỳ thuộc vào ý định của mỗi người sao cho có tính hấp dẫn, gây cảm xúc mạnh cho người xem.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS trang trí quạt giấy.
H: Em sẽ chọn trang trí loại mặt nạ nào?
H: Loại mặt nạ ấy phù hợp với dáng mặt nạ nào?
- GV giới thiệu minh họa cách tạo dáng và trang trí mặt nạ 
+ Tìm dáng, kẻ trục đối xứng để vẽ mặt nạ cho cân đối.
+ Mảng hình trang trí mềm mại, uyển chuyển phù hợp với mặt nạ hiền lành, phúc hậu.
+ Mảng hình trang trí sắc nhọn, gẫy gọn phù hợp với mặt nạ dữ tợn.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS
- GV gợi ý:
+ Tìm hình mảng trang trí;
+ Tìm họa tiết phù hợp với các mảng;
+ Tìm màu theo ý thích.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
- GV treo một số bài để HS nhận xét về cách tạo dáng, bố cục, hình vẽ và cách vẽ màu.
- GV nhận xét động viên, Khích lệ HS
HDVN:
Hoàn thành bài vẽ
Chuẩn bị bài học sau.
I. Quan sát, nhận xét
II. Cách tạo dáng và trang trí.
* Tạo dáng: Tìm dáng mặt nạ
* Trang trí: Phác mảng trang trí, vẽ họa tiết, vẽ màu.
Chú ý: Màu sắc hai bên phải giống nhau.
III. Thực hành.
Tạo dáng và trang trí mặt nạ
IV. Nhận xét, đánh giá.
Tuần 18-19: 7-12/2/2011 
 Ngày soạn: 1. 2. 2011 Ngày dạy: 8/2/2011.khối 8
Bài 18-19. Tiết 18-19: Vẽ tranh
đề tài ước mơ của em
----------------------------
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: - Học sinh biết khai thác nội dung đề tài Ước mơ của em.
2. Kỹ năng: - Vẽ được bức tranh thể hiện ước mơ theo ý thích.
3. Thái độ: - Chăm ngoan, học giỏi, yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: - Tranh, ảnh nói về mơ ước của học sinh.
 - Hình minh hoạ cách vẽ tranh
 - Một số bài vẽ tranh đề tài trên của HS năm trước.
2. Học sinh: - Tranh, ảnh sưu tầm được.
 - Đồ dùng vẽ. 
3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
* ổn định tổ chức.
1. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài vẽ của HS
2. Giới thiệu vào bài.
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Minh họa và ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số ảnh về các nghề nghiệp khác nhau.
- GV gợi ý HS: Ước mơ là khát vọng của mọi người như; được sống hạnh phúc, mạnh khoẻ, giàu có, làm bác sỹ, giáo viênước mơ thể hiện qua lời chúc tụng hoặc qua lời ước nguyện
- GV: cho HS xem tranh và đặt câu hỏi
H: Tranh có nội dung gì ? 
H: Có những hình tượng nào, bố cục được sắp xếp ra sao ?
H: Hình vẽ và màu sắc được thể hiện như thế nào ?
H: Có thể vẽ những tranh nào về đề tài Ước mơ của em.?
- GV phân tích cách thể hiện bức tranh qua cách bố cục, màu sắc, hình vẽ...
H: Em có những ước mơ gì ? Ước mơ nào em thích nhất ?( Ước mơ cho bản thân, cho gia đình, bạn bè, xã hội...)
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cánh vẽ
H: Nhắc lại cách vẽ tranh đề tài?
- GV giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ .
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
- GV gợi ý HS tìm chọn nội dung để vẽ: ước mơ thành nhà kiến trúc sư, du hành vũ trụ..
- GV theo dõi gợi ý cho từng học sinh nhưng không gò ép theo cách nghĩ của mình.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
- GV treo một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét:
+ Cách chọn đề tài?
+ Hình ảnh và màu sắc?
- GV kết luận.
HDVN:
Chuẩn bị tranh, ảnh về lều trại.
Đồ dùng vẽ.
I. Quan sát, nhận xét
II. Cách vẽ.
Tìm và chọn nội dung phù hợp với đề tài.
Bố cục mảng chính , phụ
Tìm hình ảnh, chính phụ 
Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng.
III. Thực hành
Vẽ một bức tranh đề tài ước mơ của em
IV. Nhận xét đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docMy thuat 8 2012.doc