Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 67: Văn bản lặng lẽ Sa Pa

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 67: Văn bản lặng lẽ Sa Pa

A/ Mục tiêu cần đạt

 1/ Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong chuyện chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thần lặng trong cách sống và suy nghĩ , tình cảm trong quan hệ với mọi người .

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn

- Phát hiện đúng va fhiểu chủ đề của truyện , từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con nguời trong lao động.

 2/ Kĩ năng.

- Diễn biến truyên và tóm tắt được truyện.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Cảm nhận 1sô chi tiết nghệ thuật độc đáo.

- Rèn kĩ năng đọc , kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình , phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật , những bức tranh thiên nhiên.

 3/Thái độ.

- Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc

- Học tấp tấm gương lao động, công hiến thầm lặng cho non sông đất nước.

B/ Chuẩn bị

- Thầy : Tranh ảnh Sa Pa, nghiên cứu tài liệu

- Trò : Đọc văn bản , soạn bài .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 67: Văn bản lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 - 11 - 2010
 Tuần : 14 Tiết 67 Văn bản 
 Lặng lẽ Sa Pa 
 ( Nguyện Thành Long )
A/ Mục tiêu cần đạt
	1/ Kiến thức
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong chuyện chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thần lặng trong cách sống và suy nghĩ , tình cảm trong quan hệ với mọi người .
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn
- Phát hiện đúng va fhiểu chủ đề của truyện , từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con nguời trong lao động.
	2/ Kĩ năng.
- Diễn biến truyên và tóm tắt được truyện.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Cảm nhận 1sô chi tiết nghệ thuật độc đáo.
- Rèn kĩ năng đọc , kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình , phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật , những bức tranh thiên nhiên. 
	3/Thái độ.
- Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc
- Học tấp tấm gương lao động, công hiến thầm lặng cho non sông đất nước.
B/ Chuẩn bị
- Thầy : Tranh ảnh Sa Pa, nghiên cứu tài liệu
- Trò : Đọc văn bản , soạn bài .
C/ Phương pháp
- Bình giảng
- Thuyết trình
- Phân tích, cảm nhận
- Liên hệ, so sánh
- Vấn đáp
D / Tiến trình bài dạy 
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
 ? Tóm tắt ngắn ngọn chuyện : Lặng lẽ Sa Pa "?
 ? Nêu chủ đề của truyện ?
- Bài mới 
? Hoàn cảnh sống của anh thanh niên được ai nhắc tới?
(Bác lái xe)
? Lời giới thiệu có gì bình thường và khác thường?
? Qualời giới thiệu em nhận xét về hoàn cảnh sống của anh?
? Công việc ấy đòi hỏi con người như thế nào?
GV:Trong hoàn cảnh sống khó khăn, công việc có phần tẻ nhạt anh không bỏ việc.
? Vậy điều gì giúp anh hoàn thành nhiệm vụ?
(Suy nghĩ đúng đắn)
? Anh suy nghĩ như thế nào? 
? Từ đó em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
GV dẫn:...............
? Anh đã làm gì để khắc phục sự cô đơn, rảnh rỗi?
? Chi tiết đó khiến em cảmnhận được nét đẹp nào trong cách sống của anh?
Không chỉ dừng lại đó người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất đáng mến khác
? Qua việc làm này em thấy một phẩm chất nào của anh thanh niên được bộc lộ?
? Trong chuyến xe có cô gái và ông hoạ sỹ, khi xe dừng lại ở Sapa gặp họ cử chỉ đầu tiên của anh là gì?
? Và trước khi chia tay anh lại có hành động nào?
? Khi gặp những người khách đi xe anh thanh niên có những cử chỉ trạng thái nào?
? Chi tiết đó biểu hiện cho tính cách nào của anh?
? Và đặc biệt khi ông hoạ sỹ nhận ra vẻ đẹp của anh và muốn vẽ anh, anh đã có lời nói nào? điều đó đã chứng tỏ phẩm chất tốt đẹp nào của anh?
? Khi đoàn người lên chơi anh đã nói điều gì với họ, mà điều đó đáng lẽ ra chỉ nghĩ trong lòng và khi chia tay anh còn có hành động nào?
? Qua đó em thấy anh thanh niên còn là người như thế nào?
? Qua tất cả những điều trên em hãy đánh giá chung về anh thanh niên?
+ Nhóm 1: 
? Vai trò của ông trong truyện ?
? Suy nghĩ về nghệ thuật và cuộc sống?
? Tình cảm thái độ khi trò chuyện với anh thanh niên?
+ Nhóm 2:
? Cuộc gặp gỡ để lại cho cô tình cảm và suy nghĩ gì?
? Đưa nhân vật vào truyện có tác dụng gì?
+ Nhóm 3:
? Bác lái xe là người như thế nào?
? nếu thiếu bác truyện sẽ ra sao?
+ Nhóm 4: Họ làm những công việc gì và ý nghĩa.
? Có người cho rằng truyện Lặng lẽ Sapa có dáng dấp như một bài thơ giầu chất trữ tình. Vậy chất trữ tình được tạo nên từ đâu? nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề?
(Máy chiếu một số hình ảnh về Sapa)
? Từ hình ảnh ấy em nhận thấy thiên nhiên Sapa như thế nào?
5) Phân tích 
51. Nhân vật anh thanh niên
a) Hoàn cảnh sống và làm việc.
*/ Hoàn cảnh sống
- Anh thanh niên: 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m: bố bề chỉ có cỏ, mây mù lạnh lẽo
- Cô độc nhất thế gian, "thèm" người
=> Sống cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn cả vật chất và tinh thần.
*/ Công việc
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . - - - - Nhiệm vụ đo gió đo mưa , tính mây , tính nắng , đo chấn ...
- Mỗi ngày đêm 4 lần đèu đặn chính xác dù mưa nắng , gió bão đều phải đi ốp 
- Quanh quẩn với mấy cái máy ngoài vườn.
=> Công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, đều đặn, người có trách nhiệm cao (nhưng không tránh khỏi sự tẻ nhạt, đơn điệu và nhàm chán)
* Suy nghĩ của anh thanh niên
- " Khi ta làm việc , ta với công việc ...một mình được . Huống chi cháu gắn với công việc của bao anh em ...công việc của cháu gian khổ ...chứ cất náo đi cháu buồn ...mất "
- Khi có một lần "phát hiện đám mây khô....đột ngột, hạnh phúc"
=> Suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với con người và cuộc sống. Thấy công việc thầm lặng có ích
=> Yêu nghề tha thiết
*/ Cách sống:
- Ham đọc sách,coi sách là người bạn
- Thích nghe kế chuyện 
- Nuôi gà trông hoa.
- Sắp xếp "gian nhà ba gian sạch sẽ, bản đồ.....tủ sách"
=> Biết chủ động sắp xếp ngăn nắp, ngọn gàng, ổn định về đời sống vật chất cũng như tinh thần.
* Tính cách 
- Lăn cây ra đường - Chặn để xe dừng lại - Gặp người để nói chuyện.
=> Hồn nhiên đáng yêu.
- Anh thanh niên biếu vợ bác lái xe củ tam thất mới đào.
- Chạy ra sau nhà lấy một làn trứng tặng cho ông hoạ sỹ, bác lái xe để ăn đường.
=> Quan tâm, ân cần, chu đáo.
- Nét mặt rạng rỡ tươi cười.
- Mời hai người (ông hoạ sỹ, cô kĩ sư) lên nhà uống trà.
- Chạy về trước hái hoa tặng cô gái
=> Cởi mở, lịch sự hiếu khách.
- Bác đừng mất công vẽ cháu, cháu giới thiệu với ông kĩ sư dưới SaPa ha là đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu
=> Giản dị, khiêm tốn
- Nói to điều chỉ nghĩ trong lòng "Bác và cô là đoàn khách thứ hai lên thăm nhà tôi từ tết và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ 4 năm nay"
- Trả lại khăn cho cô gái, khi cô muốn gửi một chút gì đó làm kỷ niệm.
=> Thật thà chân thành
Kết luận: Anh thanh niên nổi bật với nhiều phẩm chất tốt đẹp trong sáng về tinh thần và tính cách, có những suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống, công việc. Là con người tiêu biểu của tuổi trẻ làm việc bình thường lặng lẽ mà vô cùng cần thiết cho Tổ quốc.
5.2. Những nhân vật phụ:
* Xuất hiện trực tiếp: Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kĩ sư.
* Xuất hiện gián tiếp: Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ lập bản đồ sét.
- Thảo luận: Chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Trả lời những câu hỏi về ông hoạ sỹ
+ Nhóm 2: Về cô kĩ sư
+ Nhóm 3: Bác lái xe
+ Nhóm 4: Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ lập bản đồ sét.
5.3. Chất trữ tình trong truyện:
- Phong cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng
- Trong đó có những con người làm việc lặng lẽ và có nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng mến đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.
- Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại dư vị trong mỗi người.
- Những tình cảm, cảm xúc nẩy nở trong long ông hoạ sỹ, cô kĩ sư
=> Câu chuyện giầu chất thơ, giầu chất hoạ. Nó đã nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự việc con người bình dị trong chuyện và làm chủ đề của truyện rõ nét sâu sắc.
III/ Tổng kết 
1) Nghệ thuật 
- Cốt truyện đơn giả nhưng gợi nhiều suy nghĩ sâu xa về cách sống 
- Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại 
2) Nội dung
( Tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp không chỉ là 1 cá nhân riêng lẻ mà là số đông .)
 D/ Dặn dò 
	- Về nhà tóm tắt lại văn bản 
	- Học và nắm chắc nội dung bài học
	- Làm bài tập ( phần luyện tập SGK tr 190 )
	- Soạn bài mới : " Chiếc lược ngà "
	Xem lại Vb tự sự có sự kết hợp các yếu tố khác 
	Chuẩn bị viết bài văn số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docLang le Sapa(1).doc