Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 đến tuần 19

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 đến tuần 19

TIẾT 71: CHIẾC LƯỢC NGÀ (2 Tiết)

 Nguyễn Quang Sáng

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

 3. Thái độ: Hs có thái độ nên án tội ác của chiến tranh, thông cảm cho những nỗi đau, nỗi mất mát của người lính.

B. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo.

 Trò: Học bài soạn bài

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: ? Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa của NTL. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên.

 

doc 44 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn 25/11/2011
Ngày dạy 28/11-3/12/2011
Tiết 71: chiếc lược ngà (2 Tiết)
 Nguyễn Quang Sáng
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
 3. Thái độ: Hs có thái độ nên án tội ác của chiến tranh, thông cảm cho những nỗi đau, nỗi mất mát của người lính.
B. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo.
 Trò: Học bài soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: ? Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa của NTL. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Đọc, tìm hiểu chung.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- H/s trả lời, Gv khái quát
* Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc thong thả rõ ràng, chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật.
Chú ý giọng kể của tác giả (nhân vật ông Ba xưng hô ở ngôi thứ nhất) giọng trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn. Giọng kể về tâm trạng bé Thu, anh Sáu, những câu văn ngắn cần đọc với giọng điệu phù hợp.
- Học sinh đọc, kết hợp kể và tóm tắt. (Kể với giọng thủ thỉ, tâm tình).
- Trước khi chuẩn bị ra Bắc tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt ba ngày đêm ở nhà, bé Thu (8 tuổi) con anh Sáu nhất định không chịu nhân anh là Ba. Mặc du anh Sáu đã tìm mọi cách để chứng minh anh là ba của nó. Sau khi nghe lại bà ngoại kể bé Thu đã nhận anh Sáu là ba. Lúc đó cũng là lúc anh Sáu phải lên đường. Trước khi chia tay bé Thu dặn ông Sáu làm cho bé cái lược. ở khu căn cứ anh Sáu dồn hết tình cảm tâm sức để làm chiếc lược bằng ngà voi giành tặng cho con gái. Nhưng trong trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho anh Ba - người bạn của anh với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu.
* Ngôi kể trong truyện như thế nào? Tác dụng? 
- Ngôi T3, làm tăng độ tin cậy và tính trữ tình cho câu chuyện.
? Theo em ai là nhân vật chính trong câu chuyện này?
 A - Ông Sáu B - Bé Thu C- Hai nhân vật trên
? Vì sao em xác định như thế?
- Vì câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối chuyện.
* Giáo viên: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về 2 nhân vật này
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
 Hoạt động 1: Nhân vật bé Thu - người con.
* Nhân vật bé Thu được kể chủ yếu trong mối quan hệ nào? Vào thời điểm nào?
- Mối quan hệ với cha là ông Sáu.
- Những ngày ông Sáu về thăm nhà và ngày ông ra đi.
 Hoạt động 1: Những ngày ông Sáu về thăm nhà.
- Học sinh đọc thầm từ đầu . kêu thét lên "Má, Má"
?Bé Thu đã có phản ứng như thế nào khi ông Sáu gọi mình là con và xưng ba.
- Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
- Con bé thấy lạ quá, mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy, kêu thét lên "Má, Má".
? Bé Thu "tròn mắt nhìn". Em hình dung đó là đôi mắt như thế nào?
- Nhanh mạnh, biểu lộ ý định cầu cứu.
? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu trong lúc này.
- Lo lắng và sợ hãi.
? Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm có gì đặc biệt?
- Vô ăn cơm
- Cơm chín rồi
đ Nói trống không với ông Sáu
? Cách nói của bé Thu bình thường ta hay gặp dùng trong quan hệ nào?
- Quan hệ ngang bằng, suồng sã.
? Bằng cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào đối với mọi người?
- Không chấp nhận ông Sáu là ba.
? Trong bữa cơm bé Thu có phản ứng gì? khi ông Sáu bỏ trứng cá to vàng vào chén nó? Khi ông Sáu đánh?
- Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.
- Nó nhảy xuống xuồng, sang nhà bà ngoại mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
? Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
- Cự tuyệt một cách quyết liệt trước? Phản ứng cự tuyệt của bé Thu có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không?
? Vì sao?
- Không. Vì bé Thu không thể chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh. Nó chưa hiểu nguyên do của vết sẹo dữ dằn trên mặt ông Sáu.
? Nếu trong hoàn cảnh đó, em sẽ sử sự như thế nào?
- Học sinh thảo luận, tự bộc lộ ý kiến của mình.
* Học sinh kể tóm tắt tiếp đoạn bé Thu khi chia tay cha (đoạn Thu ở bà ngoại về).
 Hoạt động 2: Bé Thu ngày ông Sáu ra đi.
? Vẻ mặt bé Thu ngày ông Sáu ra đi được miêu tả như thế nào?
- Với đôi mi dài cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
? Vẻ mặt ấy biểu lộ nội tâm như thế nào?
- Trong sáng, thăng bằng, không còn sợ hãi.
? Bé Thu đã phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu "Thôi ! Ba đi nghe con"?
- Kêu thét lên "BaBa".
- Chạy to thét lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc "Ba! không cho ba đi nữa! ba ở nhà với con!"
- Nó hôn bá nó cùng khắp  hôn cả vết sẹo dài bên má của ba nó nữa.
- Mếu máo "Ba về! ba mua cho con một cây lược nghe ba!"
? Lần này, bé Thu cũng kêu thét lên, nhưng không phải gọi má mà là gọi ba? Em cảm nhận như thế nào về tiếng kêu này?
- Tiếng kêu không phải biểu lộ sự sợ hãi mà tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt.
? Những cử chỉ của bé Thu với ba cuộc chia tay đã diễn tả tình cảm gì?
- Tình yêu thương ba hồn nhiên và nồng thắm.
? Em nghĩ gì về những lời sau của người kể chuyện "Tiếng kêu của nó như xé . vỡ tung ra từ đáy lòng nó"?
- Lời bình luận của người kể đã nói đúng tâm trạng của bé Thu, cho thấy sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của tác giả với nhân vật.
? Cảm nhận của em trước lời dặn dò và lời nói "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con"?
- Bé Thu muốn được ba chăm sóc và che chở.
- Đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu quý cha và tin tưởng tình yêu thương của cha mình.
? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong hai đoạn truyện này?
- Miêu tả, dáng vẻ, lời nói cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp với bình luận về nhân vật.
I. Đọc tìm hiểu chung
- Tác giả: ? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- Sinh năm 1932 quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là nhà văn Nam Bộ.
- Trong kháng chiến chống Pháp tham gia bộ đội ở chiến trường Nam Bộ, gắn bó với Nam Bộ.
- Từ sau 1954 ông tập kết ra bắc bắt đầu viết văn  viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
- Tác phẩm: 
- Viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ diễn ra quyết liệt.
- Phương thức biểu đạt, Ngôi kể.
- Bố cục:
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật bé Thu.
a, Những ngày ông Sáu về thăm nhà.
- Bé Thu không thể chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh. 
- Nó chưa hiểu nguyên do của vết sẹo dữ dằn trên mặt ông Sáu.
b, Bé Thu ngày ông Sáu ra đi.
- Tình yêu thương ba hồn nhiên và nồng thắm.
Tiểu kết: Lời bình luận của người kể đã nói đúng tâm trạng của bé Thu, cho thấy sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của tác giả với nhân vật. Bé Thu muốn được ba chăm sóc và che chở. Đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu quý cha và tin tưởng tình yêu thương của cha mình.
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài, Hs kể lại nội dung văn bản. 
 5. Hướng dẫn: Về nhà học bài, tóm tắt văn bản, soạn phần còn lại 
Ngày soạn 25/11/2011
Ngày dạy 28/11-3/12/2011
Tiết 72: chiếc lược ngà ( Tiết2 )
 Nguyễn Quang Sáng
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xay dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
 3. Thái độ: Tiếp tục giáo dục cho Hs thái độ nên án tội ác của chiến tranh, thông cảm cho những nỗi đau, nỗi mất mát của người lính.
B. Chuẩn bị Thầy : Đọc tư lệu tham khảo. Soạn giáo án.
 Trò: Học bài soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp
 1 - ổn định tổ chức
 2 - Kiểm tra: ? Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà của nhà văn NQS. Tình huống của truyện ngắn này.
3 - Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động I: Tìm hiểu chung
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
 Hoạt động 1: Nhân vậtbe Thu
 Hoạt động 1: Nhân vật ông Sáu
- Học sinh đọc thầm đoạn truyện ông Sáu khi về thăm nhà.
 ? Khi nhìn thấy con ông Sáu có lời nói và cử chỉ gì?
- "Thu! con"  vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con.
 ? Em có cảm nhận gì trước lời nói và cử chỉ của ông?
- Ông khoa khát được gặp con, mong muốn được ôm ấp vỗ về con. Điều ông khoa khát nhất chính là muốn được gặp con sau 8 năm xa cách. Ông vui và tin con sẽ đáp lại mình bằng cử chỉ yêu thương.
 ? Nhưng bé Thu không đáp lại điều mong mỏi của ông Sáu, ông đã làm gì khi con từ chối tình cảm?
- Sững lại đó  mặt sầm lại.
- Hai tay buông xuống như bị gãy.
 ? Qua đó, em có cảm nhận gì về tâm trạng của ông Sáu lúc này?
- Tâm trạng buồn bã, thất vọng.
? Ông Sáu có biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và sau bữa cơm?
- Khi con hất miếng trứng cá làm cơm văng tung toé, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?"
 ? Cử chỉ nhìn con, lắc đầu, cười của ông Sáu nói gì về tình cảm của người cha?
- Buồn những sẵn lòng tha thứ cho con.
 ? Theo em, vì sao ông Sáu đánh con?
- Học sinh thảo luận, lựa chọn đáp án.
A- Do người cha nóng giận không kìm chế được.
B- Đấy là cách dạy trẻ hư.
C- Do tình thương yêu của người cha dành cho con trở nên bất lực.
 ? Từ những biểu hiện đó, nỗi lòng nào của ông Sáu được bộc lộ?
- Nỗi buồn thương do tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
* Vết sẹo là nỗi đau về thể xác đối với ông Sáu nhưng nỗi đau, mất mát lớn hơn nhiều về tinh thân là bé Thú không chấp nhận ông Sáu là cha. Vậy ông Sáu có vượt qua nỗi đau này được không chúng ta cùng theo dõi.
 ? Học sinh đọc thầm và tóm tắt lại truyện kể về ngày ông Sáu ra đi?
 ? Lúc chia tay, anh Sáu có những cử chỉ gì với con?
- Anh đưa mắt nhìn con, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn.
 ? Em có suy nghĩ gì về đôi mắt nhìn con của người cha?
- Ông nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu và độ lượng.
 ? Em có cảm nhận gì về nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha?
đ cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình, ánh mắt và nước mắt ấy thuộc về một người cha, ông đã nâng niu, giữ gìn tình phụ tử.
 ? Chứng kiến cảnh chia tay, người kể cảm nhận như thế nào?
- Thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
 ? Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này?
- Xúc động đến nghẹn ngào.
 ? Các em quan sát SGK và theo dõi phần cuối truyện?
 ? ở chiến khu ông Sáu đã nhớ lại những gì?
- Nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm anh cứ giầy vò mãi.
? Em suy nghĩ gì về người cha của bé ... i sử.
B: Chuẩn bị: Thầy: Đọc SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án.
 Trò: Soạn bài học bài 
C: Tiến trình lên lớp
 1- ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu.
 3- Bài mới: 	
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Tìm hiểu chung.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả tác phẩm - Tác giả: Mác xim GơrơKi (1868 - 1936) đ Theo TNga "Cay đắng"
- Là 1 trong những nhà văn lớn của Nga và của thế giới thế kỷ XX.
- Là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhất xưng là tôi kể chuyện đời mình.
	+ Thời thơ ấu (1913 - 1914)
	+ Kiếm sống (1916)
	+ Những trường đại học của tôi (1923)
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
 - Tác phẩm: Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương)
Gv: Hướng dẫn Hs đọc, chia bố cục của văn bản.	
P1: Từ đầu  ấn em nó cúi xuống: Những đứa trẻ gặp nhau.
P2: Trời bắt đầu tối  không được đến nhà ta: Những đứa trẻ bị cấm đoán.
P3: Phần còn lại: Những đứa trẻ gặp nhau.
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
 Hoạt động 1: Tình bạn của A.. và ba đứa trẻ.
? Học sinh đọc phần đầu  ấn em nó cúi xuống.
? Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A lô sa, bất chấp sự cấm đoán của bố?
- Vì chúng đều là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn.
? Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ đến với nhau?
- Sau một tuần không được gặp nhau.
- Đứa ở trên cây, đứa ở dưới sân phát hiện ra nhau.
- Cả bọn chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ dưới mái hiên nhà kho.
? Hành động A li ô sa trèo lên cây tìm bạn và cả bọn cùng trèo lên cái xe trượt tuyết cũ, ngắm nghía nhau cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau như thế nào?
- Chúng luôn hướng về nhau cho dù bị người lớn cấm đoán
- Chúng luôn đoàn kết vì hiểu nhau.
- Chúng luôn quan tâm đến nhau.
? Theo dõi cuộc trò chuyện của bạn và trẻ cho biết:
? Vì sao lời đầu tiên A li ô sa nói với bạn là: Các cậu có bị ăn đòn không?
- Bản thân cậu ta cũng thường bị ăn đòn
? Vì sao cậu ta lại khó tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị ăn đòn như mình và cảm thấy tức thay cho chúng?
- Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố, chúng lại hiền lành và yếu ớt.
? A li ô sa đã trèo cây bắt chim vì chim hót hay nhưng cậu cũng nhanh chóng từ bỏ ý định này khi 1 bạn nhỏ phản đối. Cậu ta sẵn sàng bắt 1 con chim bạch yến theo ý muốn của bạn. Từ đó, em nghĩ gì về tình bạn của A li ô sa?
- Biết sống cho bạn hết lòng yêu quý bạn.
? Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần những người lớn chở che đùm bọc.
? Vì sao A li ô sa lại muốn kể chuyện người chết sẽ sống lại trong chuyện cổ tích?
- Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng.
? Nếu em là bạn của bọn trẻ em sẽ làm gì lúc này? Học sinh thảo luận.
? Khi nghe chuyện cổ tích những biểu hiện của bọn trẻ được miêu tả qua chi tiết nào?
- Thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, thằng kia chống khuỷu tay lên đầu gối, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
? Cảm nhận của em về những chi tiết đó?
- Những đứa trẻ rất thích nghe chuyện cổ tích.
- Câu chuyện cổ tích kì diệu khơi dậy lòng tin của trẻ vào những điều tốt đẹp ở đời.
* Giáo viên: Những đứa trẻ đáng yêu, đáng thương.
? Nhận xét cách kể chuyện của tác giả trong đoạn này?
- Chủ yếu bằng những đối thoại của nhân vật, kết hợp giữa truyện đời thường với cổ tích.
? Những đứa trẻ hiện lên như thế nào? Tình bạn của chúng ra sao?
- Tình bạn chân thực, gắn bó.
? Nhân vật A li ô sa là người như thế nào?
- Yêu quý bạn, đồng cảm chia sẻ mọi buồn vui của bạn.
 Hoạt động 2: Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán 
? Tóm tắt đoạn truyện từ "Trời đã bắt đầu  cấm không được đến nhà tao"
? Ông đại tá đã có lời nói, hành động như thế nào với A li ô sa khi đang chơi với bọn trẻ?
- Đứa nào đây.
- Cấm không được đến nhà tao.
? Nhận xét về lời nói đó? Qua đó ông là người như thế nào?
- Nạt nộ, hách dịch, thô lỗ làm cho A li ô sa sợ phát khóc.
 Hoạt động 3: Tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp tục
? Học sinh đọc đoạn còn lại
? Mặc dù bị cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn tìm đến với nhau. Chúng đã tìm ra cách chơi như thế nào?
- Khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào, mấy thằng bé lần lượt từng đứa hay hai đứa một, lại gần và chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau. Một trong số ba anh em chúng phải luôn dứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
? Nhận xét của em về việc này?
- Một cuộc chơi đoàn kết có tổ chức.
- Đó là một cuộc chơi không bình thường: không đáng bí mật mà phải bí mật không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh.
- Giáo viên bình: Mặc dù bị cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn tìm đến với nhau. Mặc dù có hàng rào để ngăn cách chúng nhưng tình cảm, lòng khát khao được chia sẻ, gặp gỡ nhau đã làm cho chúng xích lại gần nhau hơn, tình cảm của bọn trẻ ngày càng bền chặt hơn. Tình cảm của chúng vượt qua cả hàng rào ngăn cách để đến với nhau.
? Trong câu chuyện nói với A li ô sa, bọn trẻ kể về việc gì?
- Cuộc sống buồn tẻ của chúng .
- Về những con chim tôi bẫy ra sao
- Nhưng chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố về gì ghẻ.
? Em nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ từ chi tiết này?	
+ Âm thầm và cô độc
+ Thiếu vắng niềm vui	
+ Thiếu vắng tình thương của người ruột thịt.
? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này A li ô sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào?
- Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ.
? A li ô sa cảm thấy như thế nào khi kể chuyện và suy nghĩ về bọn trẻ?
- Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ.
- A li ô sa cảm thấy tin yêu lắm và luôn muốn làm cho chúng vui thích.
? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật kể chuyện?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Gv: Gợi ý trả lời bài tập phần luyện tập
- Gắn bó thuỷ chung chân thành.
- Bù đắp tình yêu thương, bớt đi nỗi bất hạnh
- Con người dù là đứa trẻ cũng sẽ cao cả lên trong tình bạn của mình
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương).
- Thể loại: Tiểu thuyết.
- Kiểu văn bản: Tự sự, ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi. Đây được coi là tác phẩm tự truyện của M. Go- rơ- ki.
- Bố cục: Ba phần
+ Tình bạn hồn nhiên trong sáng của Aliôsa với ba đứa trẻ con nhà đại tá
+ Tình bạn bị cấm đoán
+ Tình bạn vẫn tiếp tục
II. Đọc, tìm hiểu văn bản. 
1. Tình bạn hồn nhiên trong sáng của A li ô sa và ba đứa trẻ.
- Những điểm chung của những đứa trẻ
+ Đều là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn.
+ Những câu chuyện cổ tích kì diệu khơi dậy lòng tin của trẻ vào những điều tốt đẹp ở đời.
+ Những đứa trẻ đáng yêu, đáng thương.
+ Tình bạn chân thực, gắn bó, biết đồng cảm chia sẻ mọi buồn vui của nhau.
2. Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán
- Ông đại tá là người hách dịch, thô lỗ làm cho A li ô sa sợ phát khóc.
- M. Go rơ ki nên án, tố cáo sự phân chia đẳng cấp trong XH Nga lúc bấy giờ
3. Tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp tục
- Mặc dù bị cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn tìm đến với nhau. 
- Tình cảm của chúng vượt qua cả hàng rào ngăn cách để đến với nhau.
- Chúng lại kể cho nhau nghe về cuộc sống buồn tẻ của chúng , về những con chim tôi bẫy ra sao, nhưng chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố về gì ghẻ.
- A li ô sa cảm thấy tin yêu lắm và luôn muốn làm cho chúng vui thích.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung	
 Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập
 Em cảm nhận từ văn bản những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn
 4. Củng cố giáo viên hệ thống lại kiến thức 
 5. Hướng dẫn: Về nhà học bài soạn bài 
Ngày soạn: 24/12/2011
Ngày dạy : 26/31/12/2011	
tiết 90: TRả BàI kiểm tra học kì i
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh tổng hợp lại các kiến thức đã học Vũ Tiếng Việt tập làm văn và văn học.
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài, viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Vận dung linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sửa sai.
II. Chuẩn bị: Thầy: Soạn đề bài và đáp án, biểu điểm
 Trò: Ôn tập theo hướng dẫn của Gv 
III. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức 	
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 I. Đề bài:
? Đọc lại đề bài kiểm tra học kỳ I
- Học sinh đọc lại.
II. Đáp án, biểu điểm.
 Gv: Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm đáp án cho các bài tập.
 Câu1: (2điểm). *Tình huống truyện.
- Ông hai về thăm quê, ông muốn nhận con, nhưng bé Thu không nhận ông là cha. Đến ngày ông Sáu ra đi, bé Thu đã nhận ông Sáu là cha.
- ở chiến khu ông Sáu luôn ân hận vì đã lỡ đánh con.Ông dồn hết tâm lực vào việc làm cây lược ngà để tặng con.
- ý nghĩa: Làm nổi bật tình cảm của cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le.
 Tình huống: 1điểm, ý nghĩa: 1điểm.
Câu2: (3 điểm)- Mỗi câu đúng 1,5 điểm
a.- Biện pháp tu từ so sánh: Hành động đánh cướp của LVT với hành động của T. Tử.
 - Dụng ý nghệ thuật: Làm nổi bật tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, xả thân vì nghĩa của chàng trai họ Lục.
b. - Biện pháp tu từ: ẩn dụ. Hoa, cánh tượng trưng cho Kiều, Lá, cành tượng trưng cho cha mẹ Thuý Kiều.
 - Dụng ý nghệ thuật: Làm nổi bật cuộc đời chìm nổi, long đong của Kiều và cuộc sống của cha mẹ Kiều.
Câu3: (5 điểm)
 1. Mở bài: 
Giới thiệu câu chuyện được kể.(0,5 điểm)
 2. Thân bài: (4 điểm) Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định (Không gian, thời gian, ...)
- Quan hệ của em với người bạn thân.
- Kỷ niệm nào là sâu sắc nhất. (Kể kết hợp với tả)
- Rút được bài học nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua câu chuyện(Phương thức nghi luận)
 3. Kết bài: (0,5 điểm): Rút ra bài họ về tình bạn.
* Yêu cầu: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Sử dụng linh hoạt các hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Kỉ niệm phải sâu sắc liên quan đến tình bạn.
 - Rút được bài học nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua câu chuyện.
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Có ý thức làm bài trung thực.
- Đã hiểu được dụng ý của các đề bài.
- Phần lớn các em đều nắm được kiến thức cơ bản và trình bày tương đối mạch lạc rõ ràng.
2. Hạn chế:
Câu 1: Còn nhầm lẫn tình huống của truyện ngắn với bố cục của truyện: Huyền
Câu 2: Đã phát hiện được các biện pháp tu từ, nhưng chưa chỉ ra một cách cụ thể. (Phần lớn học sinh).
Câu 3: - Một số học sinh tạo tình huống kém hấp dẫn: N. Trinh.
 - Bài viết chưa vận dung linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: Tính, Huyền, P. Duy, N. Trinh...
Thống kê điểm: Giỏi: %, Khá %, Trung bình %
 4. Củng cố: Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị các điều kiện cho học kỳ II.
Ngày26 tháng 12 năm2011
Đủ giáo án tuần 19
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tuan 15 19.doc