CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh
Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II / Trọng tâm kiến thức :
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
III.Hướng dẫn thực hiện.
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo sĩ số học sinh và tình hình soạn bài của các bạn.
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
[?] Phân tích vẽ đẹp của anh thanh niên.
[?] Bác lái xe cho rằng, anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
[?] Nêu chủ đề của câu chuyện.
3. Bài mới ( 80 phút )
*. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống của mỗi người, không thiếu gì những hoàn cảnh éo le xảy ra nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Tuần 15 Tiết 71-72 Soạn: 29/11/2011 Dạy: 30/11/2011 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà. II / Trọng tâm kiến thức : 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích Chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. III.Hướng dẫn thực hiện. 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo sĩ số học sinh và tình hình soạn bài của các bạn. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) [?] Phân tích vẽ đẹp của anh thanh niên. [?] Bác lái xe cho rằng, anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? [?] Nêu chủ đề của câu chuyện. 3. Bài mới ( 80 phút ) *. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống của mỗi người, không thiếu gì những hoàn cảnh éo le xảy ra nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích .Chú ý giọng điệu phù hợp với tâm trạng của từng nhân vật. Giáo viên nhận xét [?] Hãy nêu đôi nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng. Giáo viên nhận xét và nói: Nguyễn Quang Sáng sinh 1932. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở Nam bộ. Từ sau 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. - Tác phẩm của ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản, phim [?] Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác? GV : Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” viết năm 1966 lúc này ông đang hoạt động ở Nam Bộ, được đưa vào tập truyện cùng tên. Giáo viên chọn vài từ khó yêu cầu học sinh giải thích? [?] Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết tác dụng. Giáo viên nhận xét: Ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) đặt vào nhân vật anh Ba. Có tác dụng làm tăng độ tin cậy và tính trữ tình trong câu chuyện. [?] Cho biết bố cục đoạn trích? Nêu ý chính: GV : Đoạn chia làm 2 phần: - Từ đầu ® giày vò anh: anh Sáu về phép 3 ngày thăm nhà, bé Thu không nhận anh là ba của nó. Đến lúc hiểu ra thì cha con lại phải chia tay. - Phần còn lại: anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà, chưa kịp trao cho con thì anh đã hy sinh. Giáo viên nói: đoạn 1 có thể chia làm 2 ý. - Tình trạng cha con anh Sáu trước lúc chia tay. - Buổi chia tay đầy nước mắt. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. [?] Theo em tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. GV nhận xét : - Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Đến lúc bé thu nhận cha thì ông Sáu phải ra đi. - Ở căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con. . Giáo viên nói: nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ 2 lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của cha đối với con. [?] Trong phút đầu gặp ông Sáu, thái độ và tình cảm của bé thu đối với ông Sáu như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó? Gv nhận xét : Trước sự vồ vập của ông Sáu, bé Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh (Nghe gọi con bé giật mình, nó tái mặt đi vụt chạy kêu thét lên: “Má Má!”) Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương, ông Sáu không kìm được nổi vui mừng. Nhưng thái độ của con làm cho ông Sáu phải đau lòng. [?] Trước những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của ông Sáu, thái độ của bé Thu thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó. Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt. Hỏi : Có ý kiến cho rằng chi tiết hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, khi bị đánh nó nhặt trứng vào bát, ra xuồng chèo về ngoại là lúc bé Thu bày tỏ tình yêu thương mãnh liệt và tức tưởi đối với ba mình. Em có ý kiến gì không? GV nhận xét : Trong hoàn cảnh xa cách, Thu còn quá nhỏ, nó chưa thể hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt. Vả lại nó không tin ông Sáu là ba (vì trên mặt có vết sẹo khác với tấm hình chụp chung với má nó).Phản ứng của Thu có ẩn chứa một tình yêu dành cho ba nó (người ba trong tấm hình). Giáo viên nói: Trong đêm bỏ về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo trên khuôn mặt ông Sáu lúc này Thu mới ân hận, hối tiếc. [?] Trong buổi sáng cuối cùng trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó. Giáo viên nhận xét và ghi bảng : Thái độ của Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn. Thu cất tiếng gọi “ba” và tiếng kêu như xé, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, 2 tay ôm chặt ba nó, nó hôn tóc, cổ, vai, hôn cả cái vết sẹo dài trên má của ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run [?] Tình cảm của ông Sáu đối với con được thể hiện qua sự việc, chi tiết nào? - Lần đầu tiên gặp con. - Những ngày nghỉ phép : + Thái độ vồ vập khi gặp con. + Thái độ ngạc nhiên, hụt hẫng, buồn khi con bỏ chạy. + Nỗi day dứt, ân hận khi đánh con. + Vui sướng cảm động khi con thay đổi thái độ. - Lúc ở chiến khu : Những ngày ở chiến khu: ông dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm chiếc lược ngà khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” ® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con - Lúc hi sinh : Nêu đôi nét chính về nghệ thuật. [?] Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? GV : Truyện được kể theo lời trần thuật của người bạn ông Sáu “Bác Ba” là người chứng kiến hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu [?] Cách chọn vai kể như thế có tác dụng gì? Giáo viên nói: Cách chọn vai kể như vậy khiến cho câu chuyện đáng tin cậy hơn. Người kể xen vào những ý kiến bình luận. - “Các bạn! Mỗi lần như lần ấy”. - “Cây lược ngà ấy thêm mượt” [?] Cho biết ý nghĩa của văn bản. Gv : Nhận xét và ghi tóm tắt và cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. . Câu chuyện chiếc lược ngà. - Nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng. - Nỗi đau thương mất mát éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 4. Củng cố.( 4 phút) [?] Nêu thái độ và hđ của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm. [?] Nhắc lại chủ đề của truyện. [?] Nêu nhận xét về ngt kể chuyện. O. Học sinh đọc văn bản. Gọi 1 em tóm tắt văn bản. O.Học sinh nêu . O.Học sinh nêu . O.Học sinh nêu . O.Học sinh nêu . O. Học sinh phát biểu . O. Học sinh phát biểu. D. Học sinh thảo luận và phát biểu. O. Học sinh phát biểu. O. Học sinh phát biểu. O. Học sinh phát biểu . O. Học sinh phát biểu D. Học sinh thảo luận và phát biểu. - Một bạn nhận xét. O. Học sinh phát biểu: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( 1932 ) - Tham gia cả 2 thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Bắt đầu viết văn từ 1954. - Tác phẩm của ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. 2. Tác phẩm. - Viết năm 1966 – tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa truyện. 3. Từ khó. SGK 4. Ngôi kể và tác dụng Ngôi kể thứ I (Anh Ba)® tăng độ tin cậy và tính trữ tình trong câu chuyện. 5. Bố cục đoạn trích. Học sinh tự ghi . II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Nội dung. a. Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. - Sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Đến lúc nhận ra thì ông Sáu phải ra đi ® tình huống cơ bản bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu. - Ở chiến khu ông dồn tất cả tình yêu con vào chiếc lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con. b. D.iễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà. - Ttrước khi nhận ra ông Sáu là cha: Nó từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu. + Ngờ vực, lảng tránh, tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. + Giật mình, tái mặt. + Vụt chạy kêu thét lên ® Cách miêu tả cụ thể, phù hợp với tâm lí trẻ thơ . + Thái độ thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh: Không một lần gọi tiếng ba; Nhất định không nhờ ông chắt nước cơm đang sôi; Hất cái trứng cá mà ông gấp cho; Xuống xuồng cố ý khua dây kêu rổn rảng thật to. ® Thái độ của bé Thu ẩn chứa một tình yêu thương mãnh liệt dành cho ba. - Khi hiểu ra (ông Sáu là cha): Thái độ bé Thu thay đổi hoàn toàn. + Cất tiếng kêu ba. + Chạy xô tới, dang 2 tay ôm cổ. + Hôn tóc, cổ, vai, cả vết sẹo.. + Vai nó run run ® Nó cố tìm cách để giữ ba nó lại. Như vậy: trong lúc chia tay cuối cùng tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, hối tiếc của bé Thu bộc lộ rất mãnh liệt. c. Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu - Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con. - Những ngày đoàn tự: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha. - Những ngày xa con: + Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con. + Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yêu lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con. 2. Nghệ thuật. - Tạo tình huống truyện éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ - Lựa chọn ngôi kể: Bạn ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 3. Ý nghĩa văn bản. - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. - Hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III. Hướng dẫn tự học - Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này. 5. Dặn dò. ( 1 phút ) - Về nhà học bài và làm bài luyện tập. - Tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết . Tuần 15 Tiết 73 Soạn: 30/11/2011 Dạy: 1/12/2011 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh Củng cố một số nội dung của phần tiếng Việt đã học ở học kì I. II / Trọng tâm kiến thức : 1. Kiến thức - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiềp. 2. Kĩ năng - Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. III.Hướng dẫn thực hiện. 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) GV kiểm tra ss của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) KT bài tập về nhà của các ... o tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào? A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . Câu 2 :Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới " Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả ! A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ. Câu 3: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. Câu 4: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? “Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất” A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. Câu 5: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Câu 6: Có hai cách phát triển từ vựng là: A. Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ nước ngoài. B. Hai phương thức chuyển nghĩa chính là hai cách phát triển từ vựng. C. Tạo từ ngữ mới và phát triển nghĩa của từ ngữ. D. Mượn từ ngữ nước ngoài và phát triển nghĩa. Câu 7:Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát nghĩa cao nhất? A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ ghép; D.Từ . Câu 8: Từ Virút có hai khái niệm như sau: - Trong sinh học,virút có nghĩa là : “một sinh vật cực nhỏ ,đơn giản,chưa có cấu tạo tế bào ,gây các bệnh truyền nhiễm” - Trong tin học,virút có nghĩa là : “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi phá hoại những thông tin được lưu trữ” Như vậy: Từ virút đã vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm. A. Đúng. B. Sai. Câu 9: Trong đoạn trích sau đây: “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sự chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa! Từ “ điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí. A. Sai. B. Đúng. Câu 10: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ . Câu 11: : Trong các từ sau , từ nào không phải là từ tượng hình ? A . Ngất nghểu B . Lom khom . C . Rì rào . D . Dong dỏng . Câu 12: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ? A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy . B. Tự luận ( 7đ ) Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau : ( 1 đ ) “ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “ Câu 2: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó ( 3đ ) Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay ! (Trần Đăng Khoa) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ từ vựng . Chỉ ra và cho biết đó là biện pháp gì ? ( 3 đ ) V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm. II. Tự luận. Câu 1: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man Câu 2: ( 3điểm ) -Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ). -Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc. ( 2 điểm ) Câu 3 ( 3 điểm ) -Viết đúng đoạn văn nội dung khá hay : ( 2đ ) -Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ ( 0,5đ ) - Chỉ ra được ( 0,5đ ) KIỂM TRA PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠITuần 15 tiết 75 Soạn: 02/12/2011 Dạy: 04/12/2011 (Trắc nghiệm kết hợp với tự luận) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra kiến thức HS về phần văn học hiện đại ( Thơ và truyện hiện đại). - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo. - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nội dung, nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện; Kĩ năng phân tích. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề TN TL TN TL Mức độ thấp Mức độ cao Đồng chí Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu được chủ đề của bài thơ Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,50% 2,50% 5% Bài thơ về tiểu đội xe không kính Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu những phẩm chất của người lính Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,50% 2,50% 5% Bếp lửa Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,50% 2,50% 5% Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nhận biết ý nghĩa của ý thơ Hiểu được ý nghĩa của tình cảm người mẹ trong kháng chiến Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,50% 2,50% 5% Ánh trăng Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu được ý nghĩa của của chi tiết thơ Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,50% 2,50% 5% Làng Hiểu thái độ của nhân vật qua một số chi tiết Số câu 2 2 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ 5.0% 5.0 % Chiếc lược ngà Nắm được ý nghĩa của tác phẩm Phân tích tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50 % 70% Tổng số câu 5 7 1 1 15 Số điểm 1,25 1,75 2 5 10 Tỉ lệ 12,5% 17,5% 20 % 50 % 100% IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TT CÙ LAO DUNG Lớp: 9A Họ và tên: BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 9 (Tiết 75) Thời gian: 45’ ĐIỂM I / Phần trắc nghiệm ( 3đ ) : Hãy đọc và khoanh tròn phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào? ? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. . Câu 2 : Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ? A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng. C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo " Câu 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kì nào? ? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. . Câu 4: Hình ảnh chiếc xe không kính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã làm nổi bật ở người chiến sĩ lái xe những phẩm chất cao đẹp nào? Sức mạnh tinh thần lớn lao của họ. Lòng dũng cảm. Tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn. Tổng hợp các ý trên. Câu 5: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nhà thơ xa bà đi bộ đội. Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế. Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài. Nhà thơ đi sơ tán. Câu 6. Vì sao hình ảnh bếp lửa được coi là kì lạ và thiêng liêng ? A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu. B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ. C. Vì bếp lửa nhóm niềm tin tưởng bền bỉ. D. Tổng hợp cả 3 ý trên. Câu 7. Nên hiểu câu thơ “ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” như thế nào ? A . Em bé nóng như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ . B . Em bé là nguồn sáng , nguồn vui , nguồn sống của mẹ . C . Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ . D . Mặt trời gần gũi với mẹ như là một con người . Câu 8 . Điểm mới trong tình cảm của người mẹ Tà- ôi là gi? A . Thương con trai của mình tha thiết. B . Thương dân làng, trồng bắp để dân làng không bị đói . C . Thương bộ đội, giã gạo để nuôi bộ đội . D . Thương con trai gắn liền với dân làng, bộ đội và đất nước . Câu 9: Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. Câu 10. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc? A. Ân hận tự trách mình đã sớm quên quá khứ- những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ. B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho hòa bình hạnh phúc hôm nay. C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ. D. Tổng hợp những ý trên. Câu 11: Câu : “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ . Đốt “nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai ? A . Đau xót . B . Tỏ ra vui mừng . C . Căm thù bọn xâm lược . D . Căm ghét vì làng theo Tây . Câu 12: Vì sao ông Hai lại có thái độ mà em chọn ? A . Vì điều này chứng tỏ làng Chợ Dầu không theo Tây . B . Vì điều này chứng tỏ ông vẫn một lòng theo cách mạng . C . Vì điều này chứng tỏ ông đặt Tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân . D . Cả 3 phương án trên . II. Tự luận ( 7 đ ) Câu 1: Cho biết ý nghĩa văn bản “ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng” Câu 2: Em hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu đối với bé Thu ( 5 đ ) V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm. II. Tự luận. Câu 1 Học sinh nêu được: ( Mỗi ý 1 đ ) - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. - Hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 2: PT được các ý sau: - Lần đầu tiên gặp con ( 1 đ ) Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con. - Những ngày đoàn tự: ( 1 đ ) Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha. - Những ngày xa con: ( 3 đ ) + Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con. + Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con.
Tài liệu đính kèm: