Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Trường THCS NTN

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Trường THCS NTN

 Tập làm văn: Hướng dẫn HS tự học:

 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến Thức:

 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phảm tự sự.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bnả rự sự hiệu quả.

 3. Thái độ:

 - Nhập vai phù hợp – Kể chuyện có hiệu quả.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Trường THCS NTN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn 28-11- 2011 
TIẾT 71: 
 Tập làm văn: Hướng dẫn HS tự học:
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự..
 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phảm tự sự.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bnả rự sự hiệu quả.
 3. Thái độ: 
 - Nhập vai phù hợp – Kể chuyện có hiệu quả.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 *HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
 * Đoạn trích SGK/192
 - GV: 1 HS đọc
- Hs: Thảo luận nhóm:
? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì. 
? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên .
? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện. 
- HS: Cử nhóm đại diện trình bày.
- GV: Chốt ghi bảng
 Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó )
? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, nhìn ta như vậy”là nhận xét của người nào, về ai .
- HS: Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta .
- Câu “những người con gáinhư vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó .
? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa, tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không?
- HS: Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều .
? Vì sao có thể nói: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
- HS: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn,
? Qua ngữ liệu trên, hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào, tác dụng của từng ngôi.
? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì .
- HS: Thực hiện ghi nhớ SGK/193
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập:
1. Bài tập 1 ( SGK/193)
- GV: 1HS đọc yêu cầu BTHướng dẫn HS làm bài tập
* Thảo luận nhóm
- HS: Cử đại diện , trình bày
- HS: Trình bày miệng trước lớp .
- HS hác nhận xét , bổ sung .
- GV : Đánh giá
2. Bài tập 2 (b) :(SGK/194) 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
* Đoạn trích SGK/192
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên 
- Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện.
- Người kể ở ngôi thứ 3:
=> Người kể dường như biết hết mọi việc.các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/193) .
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”(thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể .
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1 ( SGK/193)
- Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)- Chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách .
- Tác giả hóa thân vào nhân vật chú bé Hồng
- Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:
+ Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
+ Hạn chế: Trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật .
2. Bài tập 2 (b) :(SGK/194) 
 - Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV hệ thống bài : Ngôi kể , người kể chuyện trong văn bản tự sự 
- Hướng dẫn về nhà: 
 + Học bài
 . + Hoàn thành các bài tập .
 + Soạn VB: “Chiếc lược ngà” Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 .
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV hệ thống bài : Ngôi kể, người kể chuyện trong văn bản tự sự 
- Hướng dẫn về nhà: 
 + Học bài
 . + Hoàn thành các bài tập .
 + Soạn VB: “Chiếc lược ngà”
 -Đọc văn bản,
 -Tóm tắt truyện, tìm hiểu, 
 -Hình dung về người kể chuyện trong văn bản nầy,
 -Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm.
 -Trả lời các câu hỏi trong phần đọc- hiểu,
 -Chuẩn bị phần luyện tập.	 
**************************************************
 TIẾT 72- 73 
 Văn bản : 
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 - Nguyễn Quang Sáng - 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyển trong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà .
 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thứcvề thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong văn bản truyện hiện đại.
 3. Thái độ: 
 - Trân trọng tình cảm gia đình, yêu quý kính trọng cha mẹ, căm ghét chiến tranh phi nghĩa...
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình, nêu vấn đề, động não, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa. 
 ? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên? 
 ? Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao?
 ? Phát biểu chủ đề truyện: 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Thiếu gì những tình huống éo le xảy ra trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở Miền Nam, Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
- Hs: Dựa vào chú thích trả lời.
? Nêu xuất sứ của tác phẩm?
- Hs: Dựa vào chú thích trả lời.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc bài
- HS: + Các nhóm cử đại diện tóm tắt văn bản.
 + Đại diện 2 nhóm lên trình bày
 + Các nhóm khác nhận xét bổ sung
? Giải thích từ khó trong SGK
-Tình huống truyện?
? Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản
- HS: Quan sát đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, 
? Tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha?
? Bé Thu tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn như thế nào?( Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên )
? Bé Thu vụt chạy và kêu thét- Đó là những cử chỉ như thế nào?
- HS: Nhanh , mạnh, biểu lộ ý muốn cầu cứu.
? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu tronglúc này?
*Thảo luận nhóm: 
? Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào?
Nhóm 1 trình bày
? Khi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào? Nhận xét gì về cách nói ấy?
? Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì?
- HS: Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén nó, nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại, khóc.
? Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
? Phản ứng đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao?
- GV: Phân tích thêm:
 Nhóm 2 trình bày
? Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào? Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào?
? Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói ‘ Thôi ,ba đi nghe con”?
- HS: Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc.
- Nó hôn ba nó.
- Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo.
? Đó là tâm trạng như thế nào?
- GV: Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt.
? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em?
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con?
- HS: Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ.
? Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con-lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào?
? Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào?Tâm trạng của ông ra sao?
? Từ những biểu hiện đó nỗi lòng của ông được bộc lộ như thế nào ?
- HS: Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
- Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi.
? Em nghĩ gì về đôi mắt anh Sáu nhìn con và nước mắt của người cha lúc chia tay?
? Khi ở chiến khu ông Sáu có những suy nghĩ và việc làm như thế nào?
? Những suy nghĩ và việc làm ấy thể hiện tình cảm của ông đối với con như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Kể tóm tắt nội dung truyện.
 - Hệ thống lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.chuẩn bị cho kiểm tra
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập
-1/SGK/203: Thảo luận, phát biểu.
-2/SGK/203: Suy nghĩ cá nhân, trả lời bằng phiếu học tập.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An Giang
- Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn
- Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1966 khi tác giả đang ở chiến trường Nam Bộ.
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở giữa truyện.
3. Đọc – tóm tắt:
-Đọc: Theo SGK
-Tó ... với cha.
*Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay
- Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
=> Tâm lí thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa.
- Nó bỗng kêu thét lên:“Ba..a..ba..a”, nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc.
- Nó hôn ba nó
- Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo
=> Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, 
-Niềm khát khao tình cha của người con thật mãnh liệt.
* Nghệ thuật : Miêu tả dáng vẻ ,lời nói cử chỉ. để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật=> Bé Thu: Hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.
2. Nhân vật ông Sáu 
- Từ tám năm nay ông chưa gặp con:
- Xuồng chưa cập bến: Nhảy thót lên 
 Gọi “Thu ! Con.”, vừa bước , vừa khom người đưa tay chờ đón con.
=> Vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
- Đứng sững, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.
-> Buồn bã ,thất vọng.
- Nhìn con ,khe khẽ lắc đầu cười. 
=> Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực
- Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, một tay ôm con ,một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con
=> Đó là đôi mắt giàu tình yêu thương và độ lượng, đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
- Ở chiến khu: Ân hận vì đã đánh con, tự mình làm chiếc lược ngà, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc sắp qua đời móc cây lược, nhìn bác Ba hồi lâu.
=> Nhớ con, giữ lời hứa với con. Ông là người cha có tình yêu thương con sâu nặng. Một người cha yêu con đến tận cùng.
-Nỗi niềm của người cha sâu nặng thiết tha.
3. Tổng kết, ghi nhớ (SGK/157)
a. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 
b. Nội dung: 
- Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III.Luyện tập:
1/ HS phân tích.
2/ HS nêu cảm nhận
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
-Thấy được tình cảm của 2 nhân vật trong truyện, tìm các chi tiết minh chứng cho tình cảm của mỗi nhân vật.
 +Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại...cách dẫn gián tiếp):
 -Đọc lại các bài học: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 ************************************************
TIẾT 74 
 Tiếng việt: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 (Các phương châm hội thoạicách dẫn gián tiếp)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến Thức:
 - Các phương trâm hội thoại.
 - Xưng hô trong hội thoại.
 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 2. Kĩ năng: 
 - Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt về các phương trâm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Ôn tập nghiêm túc, kỹ lưỡng chuẩn bị bài kiểm tra cho tốt.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Tổng kết lại toàn bộ kiến thức phân môn tiếng Việt từ đầu năm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tâp lí thuyết
* Thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Nêu các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ. 
- Nhóm 2: Xưng hô trong hội thoại là gì? Cho ví dụ. 
- Nhóm 3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì? Cho ví dụ . 
* Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. 
- Giáo viên: Kết luận
 - Xưng hô là gì? ( Xưng: Khiêm - Xưng mình một cách khiêm nhường).
- Hô: Tôn – Gọi người đối thoại một cách tôn kính). (thảo dân).
- Trong trường hợp “xưng khiêm hô tôn”, em hãy cho ví dụ.
- Giáo viên: Cho học sinh thảo luận vấn đề theo câu hỏi 3 (trang 190).
+ Tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao)
+ Mối quan hệ giữa người nói – nghe: thân – sơ, khinh - Trọng
+ Không có từ ngữ xưng hô trung hoà.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Thực hiện bài tập
 1. Bài tập 1:
- GV: Bài tập sau người nói vi phạm phương châm hội thoại nào đó học
 Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh :
- Em cho thầy biết sóng là gì?
 Học sinh giật mình , trả lời:
- Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
2. Bài tập 2:
- Ví dụ:
- Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là "cao tăng "để thể hiện sự tôn kính.
- Các nhà nho tự xưng là "hàn sĩ ","kẻ hậu sinh " và gọi người kháclà"tiên sinh" 
2. Bài tập 3/II:Thảo luận nhóm
Trong TV, Khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô:
-Từ ngữ xưng hô trong TV phong phú ( Gia đình, nghề nghiệp chức vụ, tên riêng)
-Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ người nói- người nghe.
3. Bài tập 3:
*Nhận xét
- Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai )
- Trong lời dẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba )
I. ÔN TÂP LÍ THUYẾT
1. Các phương châm hội thoại:
a, Phương châm về lượng: nói cho đúng nội dung, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.
b, Phương châm về chất: Khi nói đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
c. Phương châm quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d. Phương châm cách thức: chú ý ngắn gon, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
e. Phương châm lịch sự: Cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Xưng hô trong hội thoại
a. Các từ ngữ xưng hô thông dụng và cách dùng:
 Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
VD: Đối với bạn
 Đối với người trên;
 Trong hội nghị, trong lớp.
- Xưa: nhà vua: bệ hạ ( Tôn kính).
- Nhà sư nghèo: Bần tăng.
- Nhà nho nghèo: Kẻ sĩ.
- Nay: quý ông, bà(Tỏ ý lịch sự).
b. Tiếng Việt xưng hô thường tuân thủ theo phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”
- Trường hợp bằng tuổi, hơn tuổi người nói xưng em - gọi người nghe: Anh hoặc bác ( thay con).
- Ví dụ: cách xưng hô của chị Dậu, nhà thơ Nguyễn Khuyến
c. Phải chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Tính chất đặc điểm của tình huống giao tiếp.
- Quan hệ giữa người nói với người nghe.
C. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
a. Dẫn trực tiếp
b. Dẫn gián tiếp.
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
- Khi xưng hô ,người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là "xưng khiêm "và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là " hô tôn ".
3. Bài tập 3:
* Chuyển thành lời dẫn gián tiếp
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới ,không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Hệ thống toàn bài.
 - Hướng dẫn học bài: Ôn tập kiến thức, làm lại các bài tập.
- Giờ sau kiểm tra viết.
TIẾT 75 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Tiếng Việt : 
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 a. Kiến Thức:
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I..
 b. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: 
 - Thực hành viết 
 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs.
 - HS: Học bài và ôn tập kĩ kiến thức đã học ở HKI
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 a. Ổn định: 
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )
 c. Bài mới: .
 -Kiểm tra theo đề kiểm tra chung của trường:
 +Mỗi phòng có 25 HS xếp theo thứ tự ABC...
 +Tổ rút GV coi thi chung.
 +GV dạy Ngữ văn 9 chấm chung.
*. MA TRẬN :
 Mức độ
Nội dung
Nhận Biết
Thông 
hiểu
Vận dụng
Tổng
 câu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- Các Phương châm Hội Thoại
C 1
(0.5đ)
1
(0.5đ)
- Các Phương châm Hội Thoại
C2
(0.5đ)
C
(0.5đ)
C2
(5đ)
3
(7.0đ)
- Sự Phát Triển Của Từ Vựng.
C
(0.5đ)
1
(0.5đ)
- Sự Phát Triển Của Từ Vựng.
C
(0.5đ)
C1
(2đ)
2
(2.5đ)
- Tổng Kết Từ Vựng 
C6
(0.5đ)
1
(0.5đ)
Tổng số câu
Tổng điểm
1
5
1
1
8
0.5đ
2,5đ
2đ
5đ
10
 *ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
* Trắc nghiệm :( 3đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
 - Câu 1: Để không vi phạm phương châm hội thoại cần phải làm gì?
a. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
b. Hiểu rõ nội dung mình định nói
c. Biết im Lặng khi cần thiết.
d. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
- Câu 2: Thành ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” liêm quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng. b. Phương châm về chất.
c. Phương châm cách thức. c. Phương châm quan hê.
- Câu 3: Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về lịch sự?
a. Nói như đấm vào tai b. Ăn đơm nói đặt
c. Nói nặng nói nhẹ d. Nói như dùi đục chấm mắm.
- Câu 4: Từ ngọt trong trường hợp nào dưới đây được hiểu theo nghĩa gốc?
Nói ngọt lọt đến xương. 
Ngọt như đường cát.
- Câu 5: Từ chân trong “ Chân em bị đau” được hiểu theo nghĩa nào?
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển.
- Câu6 : Từ nào sau đây không phải mượn của tiếng Hán?
a. Trang trọng b. Nở nang
 c. Thu thủy. d. Xuân sơn.
* Tự Luận
 Câu 1. (2 điểm) Hãy tạo 4 từ ngữ mới theo mô hình sau và giải thích nghĩa của mỗi cụm từ đó?
 X+ Tặc
 Câu 2. (5 điểm)Viết đoạn văn ngắn khoảng (5-7 dòng) trong đó có sử dụng một trong các phương châm hội thoại đã học. 
*. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
* Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp Án
d
c
b
b
a
b
*Phần tự luận :
 - Câu 1 (Câu 1 ) Học sinh làm được 4 cụm theo mô hình:
- Sơn tặc
- Nữ tặc
- Hải tặc
- Nghịch tặc
- Và giải thích được nghĩa của các cụm từ.
 - Câu 2.( 5đ) Học sinh viết được đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp có sử dụng được một trong các phương châm hội thoại đã học.( chủ đề tự chọn) 
7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 - Ôn tập các tác phẩm truyện và thơ hiện đại để làm bài kiểm tra 1 tiết
 +Thuộc lòng các bài thơ, nắm lại tác giả, tác phẩm, thể loại, nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, nội dung các bài thơ.
 +Nắm cốt truyện, nhân vật, đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
 ******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Tuan 15(3).doc