Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 16 - Trường THCS NTN

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 16 - Trường THCS NTN

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến Thức:

 - Hệ thống kiến thức phần thơ và truyện hiện

 đại ở Việt Nam đã học ở học kì I

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng ghi nhớ phân tích các tác phẩm thơ ,văn hiện đại đã học .

 3. Thái độ:

 - Tinh thần , ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra tốt.

* PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Tổng kết lại toàn bộ kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học ở học kì I.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 16 - Trường THCS NTN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Ngày soạn: 4 - 12 - 2011
TIẾT 76: 
ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - Hệ thống kiến thức phần thơ và truyện hiện
 đại ở Việt Nam đã học ở học kì I 
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ phân tích các tác phẩm thơ ,văn hiện đại đã học .
 3. Thái độ: 
 - Tinh thần , ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra tốt.
* PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Tổng kết lại toàn bộ kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học ở học kì I.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tâp lí thuyết
Thảo luận nhóm, trả lời nhanh:
- HS: Tìm hiểu về tác phẩm, những nét chính về tác giả, xuất xứ , những nét chính về nội dung và nghệ thuật tất cả các tác phẩm thơ, đã học:
-Kẻ bảng thống kê về các tác phẩm thơ đã học theo nội dung: tác phẩm, năm sáng tác, tác giả, thể loại, nội dung chính.
- HS: Thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, bếp lửa, ánh trăng, đoàn thuyền đánh cá, 
? Xác định thể thơ của mỗi tác phẩm thơ đã học
- Bài: + Đồng chí . 
 + Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
 + Bếp lửa.
 + Ánh trăng.
 + Đoàn thuyền đánh cá.
? Nội dung các bài thơ trên?
- HS: Nhớ lại trả lời
I. ÔN TẬP CÁC BÀI THƠ HIỆN ĐẠI HKI
1.Tên các bài thơ:
 - Đồng chí (Chính Hữu) 
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
 - Bếp lửa (Bằng Việt) 
 - Ánh trăng (Ánh trăng) 
 - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
2. Thể thơ:
 - Đồng chí- Tự do 
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tự do
 - Bếp lửa - Tự do
 - Ánh trăng - Ngũ ngôn
 - Đoàn thuyền đánh cá - Thất ngôn
3. Nội dung các bài thơ:
 - Đồng chí: SGK/131 
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính :SGK/133
 - Bếp lửa: SGK/146
 - Ánh trăng: SGK/157
 - Đoàn thuyền đánh cá: SGK/142
4. Đọc thuộc lòng diễn cảm các bài thơ:
 - Đồng chí (Chính Hữu) 
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(Phạm Tiến Duật) 
 - Bếp lửa.(Bằng Việt)
 - Ánh trăng.(Nguyễn Duy)
 - Đoàn thuyền đánh cá.(Huy Cận)
 -Khúc hát ru (Nguyễn Khoa Điềm)-đọc thêm
 Bảng thống kê thơ hiện đại Việt Nam
TT
Tác phẩm
Tác giả
Thời gian
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
 (là một trong những TP tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của VH thời kỳ KC chống Pháp 1946-1954)
Chính Hữu
Hà Tĩnh
(1926-2005)
Nhà thơ quân đội trưởng thành từ hai cuộc KC chống Pháp và chống Mỹ.
1948
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông).
Thơ tự do
- Tình đồng chí keo sơ gắn bó của những người lính CM góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “vầng trăng quầng lửa”).
Phạm Tiến Duật
Phú Thọ
(1941-2007)
Trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
1969
(thời kỳ ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ)
Tự do
- Bài thơ khắc hoạ hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Giàu chất hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3
Đoàn thuyền đánh cá
In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
Huy Cận
Hà Tĩnh
(1919-2005)
Là một trong những nhà thơ tiêubiểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
1958
Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
Thất ngôn trường thiên
Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
4
Bếp lửa
In trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Bằng Việt
Hà Nội
Sinh năm 1941, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
1963
Khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô.
Thất ngôn tr. thiên
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý biểu tượng; bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ và bà và tình bà cháu.
5
(đọc thêm)
Khúc hát ru những em bé
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tám tiếng (hát ru)
Tình yêu thương con gắn với tình yêu đất nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
6
Ánh trăng
được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Nguyễn Duy
Thanh Hoá
Sinh năm 1948, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
1978
Tại TP Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.
Năm tiếng
- Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Giọng điệu tâm tình, tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
- Hình ảnh giàu tính biểu cảm: trăng giàu ý nghĩa biểu tượng.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Ôn tập truện hiện đại
*Thảo luận nhóm: 
-N1,2: Làng; N3,4: Lặng lẽ Sa pa,
-N5,6: Chiếc lược ngà
- HS: Thảo luận, trình bày
- GV: Chốt 
II. ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI HKI.
1. Tên truyện hiện đại:
- Làng (Kim Lân): Nắm cốt truyện, nhân vật, phương thức sáng tác, tình huống, chủ đề.
- Lặng lẽ Sa pa (Nguyễn Thành Long): Nắm cốt truyện, nhân vật, phương thức sáng tác, tình huống, chủ đề. 
-Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Nắm cốt truyện, nhân vật, phương thức sáng tác, tình huống, chủ đề.
2. Nội dung các truyện ngắn hiện đại Việt Nam:
- Làng 
- Lặng lẽ Sa pa, 
- Chiếc lược ngà
 Bảng thống kê truyện Việt Nam hiện đại
TT
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Làng
Là TP xuất sắc thể hiện thành công h/a người nông dân trong k/c chống Pháp.
Kim Lân
Bắc Ninh
(1920-2007)
Nhà văn am hiểu cuộc sống nông thôn và người nông dân miền Bắc, thường viết về đề tài người nông dân.
1948
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tr. ngắn
Tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Miêu tả tâm lý
- Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc mang tính khẩu ngữ.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Truyện ngắn hiện đại rút từ tập “Giữa trong xanh” xuất bản năm 1972.
Nguyễn Thành Long
(Quảng Nam)
(1925-1991)
Cây bút văn xuôi đáng chú ý chuyên viết truyện ngắn và ký – mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo.
1970
Là kết quả chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.
Tr.
ngắn
- Hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
- Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Tình huống hợp lý.
- Cách kể chuyện tự nhiên kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
- Truyện toát lên chất thơ trong sáng từ phong cảnh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng đến hình ảnh những con người nơi đây.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
((An Giang)
1932
1966
Tr. ngắn
Tình cảm cha con cao đẹp và sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
- Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lý.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật (bé Thu)
* Hướng dẫn tự học
 - Xem lại tất cả các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học. 
 -Chuẩn bị cho tiết kiểm tra: 
 +Nắm kĩ các nội dung vừa ôn tập,
 +Phân tích nét nổi bật của nhân vật chính trong mỗi tác phẩm.
	================================
TIẾT 72: KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	a. Kiến hức
 	- Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ, truyện hiện đại đó học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 	b. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp x hội.
 	c. Thái độ 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, đề kiểm tra.
	2.Học sinh :
	- Học bài và làm các bài tập.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1Ổn định
	2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
	3.Bài mới-Kiểm tra
 (Trường ra đề kiểm tra chung cho khối 9)
	-------------------------------------------------------
TIẾT 78-79:
VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG.
( LỖ TẤN )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Hoa đương thời và niểm tin của tác giả vào tương lai tôt đep.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích tác phậm truyện.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm nhân văn.
** PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : tranh về Lỗ Tấn.
2. Trò : Đọc soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
A. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
B. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
C. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV : Học sinh đọc Chú thích */ SGK.
GV : Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
GV : Hãy nêu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn ?
HS : Lần lợt trình bầy.
GV : Bổ sung, nhấn mạnh.
GV : Đọc văn bản. 
GV : Đọc mẫu 1 đoạn.
GV : HS đọc. Chú ý đọc chậm và giọng hơi buồn, phân biệt rõ giọng của các nhân vật.
GV : Hãy tóm tắt văn bản. 
GV : Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Chọn ngôi kể như vậy nhắm mục đích gì ? 
GV : Hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
Phần 1: không học
HS : Nhận xét.
GV : Củng cố, bổ sung.
GV : Truyện gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính ? nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?
*Thảo luận nhóm: 1 phút
GV : Trong tác phẩm có hình ảnh nào mang ý nghĩa biểu tượng ?
GV : Tóm tắt văn bản.
GV : Có thể đồng nhất nhân vật tôi với tác giả được không ? Vì sao ?
HS : Không đồng nhất vì nhân vật tôi đã được tác giả hư cấu để trở thành nhân vật văn học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV : Quan sát đoạn văn đầu diễn tả cảnh về quê của nhân vật tôi?
GV : Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
GV : Cảnh vật đó đã diễn tả tâm trạng như thế nào của nhân vật tôi ?
GV : Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy buồn như vậy ?
GV : Kể lại đoạn truyện khi nhân vật tôi ở nhà và gặp lại nhưng xngười hàng xóm là thím Hai Dương và cha con Nhuận Thổ.
GV : Thái độ và tình cảm của nhân vật tôi khi chứng kiến cảnh đó như thế nào?
GV : HS kể lại đoạn đoạn cuối: Tôi nằm xuốnghết truyện.
GV : Trền thuyền rời quê cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
GV : Nhân vật tôi đã suy nghĩ những gì ?
GV :Các hình ảnh vềNhuận Thổ, con thuyền có dụng ý nghệ thuật gì ?
GV : Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi ta thấy tình cảm thống nhất bản chất từ trong sâu thẳmm của nhân vật tôi đối với cố hương là gì ?
GV : Hãy tìm và so sánh hình ảnh Nhuận Thổ trong kí ức của nhân vật tôi và hiện tại ?
GV : Vì sao những người nông dân lại chịu cuộc sống thê lương như vậy ? Họ có biết được điều đó không ? và vì sao 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả .
- Lỗ Tấn (1881-1936) là đại văn hào Trung Quốc.
- Ông là một thầy thuốc, nhà giáo, nhà văn lớn cuẩ đất nước Trung Hoa.
2. Tác phẩm.
- Cố Hương là một truyện ngắn tiêu biểu phản ánh hiện thực xã hội Trung Hoa đương thời, trích trong tập “ Gáo thét”1923
3. Đọc- Tóm tắt .
*Đọc : Theo SGK
*Tóm tắt : Câu chuyện kể về chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật tôi để bán nhà chuẩn bị đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống.
* Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất làm tăng tính chất trữ tình của truyện
4. Bố cục :
P1. Tình cảm và tâm trạng của nhân vật tôi trên đường về quê.
P2. Tình cảm và tâm trạng của nhân vật tôi trong những ngày ở quê: cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương, cha con Nhuận Thổ.
P3. Tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật tôi trên đường rời quê.
- Các nhân vật : Tấn ( tôi ), Nhuận Thổ, Chị Hai Dương, bé Hoàng, Thuỷ Sinh..
- Hình ảnh cố hương. hình ảnh con đường.
II.Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật tôi.
* Trên đường về quê:
- Nghệ thuật : Kể kết hợp tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức.
- Cảnh vật tiêu điều à Lòng buồn se lại
- Về nhà : tâm trạng càng buồn hơn
à Buồn vì nhận ra vẻ thê lương của ngôi nhà mình hay nói đúng hơn là làng quê khác xa so với cái làng trog kí ức.
* Trong những ngày ở quê.
- Càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đổi thay, sa sút nhếch nhác vì nghèo đói, lễ giáo phong kiến cổ hủ, xót xa vì có sư ngăn cách giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ. Không còn nhận ra bóng dáng của người bạn nhỏ xưa xinh đẹp khoẻ mạnh năm nào.
- Thương cảm, bùi ngùi và đánh chấp nhận chia tay với quê, với cảnh, với người.
- Buồn vì chính những người nông dân kia , họ cũng không hiểu được vì sao mình khổ như vậy.
* Trên đường rời xa quê hương.
- Cảnh vật quá khức, hiện tại đan xen.
- Lòng nhân vật tôi như không chút lưu luyến mà hướng tới tương lai.
- Hi vọng và tin tưởng vào con đường mà mình đã lựa chọn, hi vọng vào thế hệ của Thuỷ Sinh và Hoàng không như anh và cha nó.
à Con người cần biết hi vọng vào tương lai. Đó là bức thông điệp đầu tiên Lõ Tấn gửi đến bạn đọc.
2. Nhân vật Nhuận Thổ.
*
- Trong kí ức : Khoẻ mạnh, dũng cảm, thông minh.
- Hiện tại : Một nông dân nghèo túng, khô cằn, đần độn, mụ cả đầu óc vì quá vất vả trong cuộc sống.
à Chính Xã hội phong kiến đã làm cho những người nông dân trở nên đau khổ bất hạnh mà chính họ cũng không biết vì sao.
3. Hình ảnh con đường .
- Hình ảnh con đường :
+ Nghĩa đen : Con đường thuỷ đưa nhân vật tôi trở về quê và gia đình rời quê.
+ Nghĩa biểu trưng, khái quát : Sự thay đổi liên tục của cuộc sống, con người như dòng chảy khôngngừng của sông.
+ Trong cuối tác phẩm : Hình ảnh con đường mang ý nghĩa triết lí : Con đường tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân vận động. Và dựng xây của con người.
+ Con đường không do Thần linh hay chúa trời ban cho mà phải do con người nhiều người đi mãi, góp phần tcọ dựng nên.
4. Hình ảnh cố hương.
- Hình ảnh thu nhỏ của Xã hội phong kiến Trung Hoa hai mươi năm đầu thế 
kỉ XX.
- Vấn đề bức xúc được đặt ra cần phải xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho thê hệ trẻ.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật .
- Truyện đạm chất hồi kí và trữ tình.
- Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
2. Nội dung .
- Phê phán Xã hội phong kiến Trung Hoa với những lễ giáo khắc nghiệt.
- Niềm hi vọng và tin vào tương lai tốt đẹp mà phải do chính nhân dân tạo dựng nên.
D. CỦNG CỐ: 
GV : Đọc diễn cảm một đoạn văn em thích nhất ?
GV : Đọc Ghi nhớ SGK.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS tóm tắt văn bản, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Làm đề cương ôn tập phần Tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Tuan 16(1).doc