Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 5 năm 2011

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 5 năm 2011

Tiết 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 1. Kiến thức :

 - Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.

 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong cum từ và văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, thấy được sự phong phú của tiếng Việt.

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.

2. Phương tiện:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học

 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thuật ngữ? Cho 3 ví dụ?

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2011
Ngày dạy: 19/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức : 
 - Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong cum từ và văn bản.
 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thuật ngữ? Cho 3 ví dụ?
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
H/s đọc ví dụ 1(SGK trang 55, 56)
H: Từ "kinh tế" trong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" có ý nghĩa là gì?
Học sinh phát biểu
H: Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? HS: Không
H: Nó thường được dùng theo nghĩa như thế nào? 
HS: Hiện nay hiểu theo nghĩa: Toàn bộ hành động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
GV: Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
 Đọc Ví dụ 2 (a, b)
H: Trong ví dụ 2a các từ "xuân" có ý nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc?
H: Xuân chuyển nghĩa theo phương thức nào?
H: Từ "tay" câu thơ 1 có nghĩa là gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Từ "tay' chuyển nghĩa theo phương thức nào?
- Từ các VD trên giáo viên khái quát lại nội dung chính.
- Gọi h/s đọc SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập
1, Bài tập 1: 
 - Xác định nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của từ "chân"
- Nêu rõ phương thức chuyển nghĩa?
HS làm, GV nhận xét và bổ sung
2. Bài tập 2 : 
 Nhận xét những nghĩa của từ trà trong những trà atisô, trà sâm...
HS làm, GV nhận xét và bổ sung
3. Bài tập 3: 
GV yêu cầu HS đọc đề bài
HS làm, GV nhận xét và bổ sung
4. Bài tập 4 : 
GV yêu cầu HS đọc đề bài
HS làm, GV nhận xét và bổ sung
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Ví dụ 1:
* Nhận xét:
-"Kinh tế" : Có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nước việc đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
=> Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
2. Ví dụ 2 :
* Nhận xét:
-"Xuân" : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mở đầu của năm 
- "Xuân" câu 2 - có nghĩa tuổi trẻ (nghĩa chuyển) - theo phương thức ẩn dụ
- Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc)
- Tay 2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (kẻ buôn người)
- Phương thức hoán dụ.
3. Ghi nhớ:(SGK)
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
a. Nghĩa gốc: chỉ bộ phận cụ thể người.
b. Nghĩa chuyển: 1 vị trí trong đội tuyển (phương thức hoán dụ).
c. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc đất của cái kiếng. (phương thức ẩn dụ).
d. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của mây (phương thức ẩn dụ).
Bài tập 2: 
 Trà atisô, trà sâm từ "trà" được dùng với nghĩa chuyển dùng để chữa bệnh. Đó là những sản phẩm từ TV đựơc chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. (Từ "trà" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ).
Bài 3
 Đồng hồ điện ...những khí cụ để đo có bề mặt giống đồng hồ.
Bài 4
 Ví dụ: 
 - Sông núi nước Nam vua Nam ở.
- Ông vua dầu lửa là người ở I–rắc.
 - Từ “ Mặt trời” trong lăng ẩn dụ tu từ có nghĩa lâm thời.
4. Củng cố:
5 . Dặn dò: Hoàn thành bài tập. Chuẩn bị : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn: 13/09/2011
Ngày dạy: 20/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
 - Sơ giản về văn tuỳ bút thời trung đại. 
 - Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh.
 - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu một văn bản tuỳ bút trung đại.
 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, địa danh, nghi lễ thời Lê- trịnh.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nhân vật Vũ Nương? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản.
- Cho HS đọc chú thích sao-SGK
- GV giới thiệu những nét chính về tác giả.
- Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên thích ở ẩn hơn ra làm quan. 
- Là tác giả của nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí...
- Cho HS đọc chú thích (1)-SGK.
+ Em hiểu gì về thể loại tuỳ bút?
-GV: Tuỳ bút là loại văn ghi lại người thực, việc thực một cách tản mạn, tuỳ hứng theo cảm hứng chủ quan của người viết nhằm bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về con người, cuộc sống.
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp(2em).
- GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó (chú ý từ cổ).
+ Em hãy xác định bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết đoạn trích
- Cho HS đọc phần 1-SGK.
+ Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận được phản ánh trong đoạn trích qua những chi tiết, sự việc nào?
+ Tác giả miêu tả cảnh trong phủ chúa như thế nào?
- GV: Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.
+ Qua việc nhận xét “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” tác giả đã bộc lộ cảm xúc, thái độ gì?
- GV: Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình.
+ Em có nhận xét gì vềlời văn ghi chép sự việc của tác giả?
Bằng lời văn ghi chép sự việc cụ thể, tỉ mỉ, chân thực, sinh động, khách quan, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại thời vua Lê- chúa Trịnh.
- Cho HS đọc phần còn lại -SGK.
+ Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu nhân dân như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hành vi của bọn chúng?
+ Hãy phân tích, để thấy được thực chất của việc tìm thu vật phụng thủ là thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của bọn chúng?
- Việc tìm thu vật phụng thủ thực chất là thủ đoạn vừa ăn cướp, vừa la làng, người dân bị cướp tới 2 lần(đã bị mất của, lại bị vu oan, bị buộc tội, bị tống tiền)
+ Trước những thủ đoạn đó của bọn quan lại, người dân rơi vào tình cảnh như thế nào?Họ đã phải làm gì để tránh tai hoạ?
+ Tại sao đang vạch trần thủ đoạn của bọn chúng, tác giả lại xen vào chuyện của nhà mình?(Điều đó có ý nghĩa gì?)
- HS thảo luận, trả lời.
Hoạt động 3-Tổng kết
- GV hướng dẫn HS tổng kết.
+ Theo em, VB có những thành công nào về mặt nghệ thuật?
+ Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
GV: Hiện thực lịch sử và thái độ của
“ kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội.
HS đọc ( Ghi nhớ SGK/ 63)
I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả:
- Phạm Đình Hổ(1768-1839) quê ở Hải Dương.
2/ Tác phẩm:
- Vũ trung tuỳ bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được ông viết vào đầu đời Nguyễn(đầu TK XIX); gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép một cách tản mạn, tuỳ hứng theo cảm hứng chủ quan của người viết về những vấn đề xã hội, con người mà tác giả chứng kiến, suy ngẫm.Tác phẩm không chỉ có giá trị văn chương đặc sắc mà còn là nguồn tài liệu quý về lịch sử, địa lí, xã hội học...
3/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
4/ Bố cục: 2 phần
a/ Phần 1: từ đầu... “triệu bất tường”: Cuộc sống xa hoa, truỵ lạc của chúa Trịnh.
b/ Phần 2: (còn lại): những thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận.
II/ Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
1/ Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận:
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”
lãng phí, hao tiền tốn của.
- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp, tổ chức nhiều cuộc dạo chơi trên Hồ Tây:
+ Một tháng 3-4 lần thường xuyên.
+ Huy động rất đông người hầu hạ(binh lính, các quan nội thần, các quan hộ giá, nhạc công.)
+ Bày những trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém(trò mua bán).
- Chúa ra lệnh thu những vật quý hiếm trong thiên hạ đem về tô điểm cho cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa(trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa, cât cảnh...)cướp đoạt, vơ vét tài sản của dân.
Thể hiện thái độ phê phán, bất bình của tác giả.
2/ Thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan hầu cận:
- Bọn chúng cậy gió bẻ măng, dựa uy của chúa mà ra ngoài hoành hành, tác oai tác quái nhân dân. 
 Hành vi ngang ngược, tàn bạo, vô lý bất công.
 Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi.
- Người dân phải đập bỏ non bộ, chặt phá cây cảnh của nhà mình để tránh tai hoạ.
 Tăng tính chân thực, thuyết phục của sự việc đồng thời bộc lộ thái độ bất bình, phê phán, tố cáo của tác giả trước những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
- Lựa chon sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
- Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý vào trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm, đến hành động trắng trợn của bọn quan lại..
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
2. Nội dung: Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà : Nắm vững nội dung nghệ thuật bài học. 
 Đọc, tìm hiểu và soạn bài mới “ Hoàng Lê nhất thống chí”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn: 13/09/2011
Ngày dạy: 20/09/2011 và 21/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 23,24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( HỒI 14)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng:
 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
 - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: Căm ghét bọn thống trị , lên án chế độ phong kiến xưa.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
3. Dạy bài mới: Nguyễn Huệ là một vị anh hùng nổi tiếng đã làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bài học hôn nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tài năng tuyệt vời ấy. 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
GV gọi HS đọc phần chú thích trong sách giáo khoa.
Yêu cầu 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm 
GV gọi 2 học sinh đọc văn bản, sau đó yêu cầu một em tóm tắt nội dung.(GV nhận xét bổ sung)
H: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà cho biết bài văn thuộc thể loại nào?
H: Tìm đại ý và bố cục của đoạn văn ?
Học sinh phát biểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
H: Cảm nhận của em về người anh hùng Qung Trung - Nguyễn Huệ sau khi đọc đoạn trích ntn ?
 GV cho HS phát biểu tự do 2- 3 em về hiện tượng người anh hùng Qung Trung - Nguyễn Huệ.
H: Em thấy tính cách nhân vật thể hiện ở hoạt động ntn?
Học sinh trả lời.
H: Qua những hoạt động làm việc của nhân vật em thấy được điều gì ở người anh hùng ?
Tiết 2
H: Ngoài biểu hiện con người hành động nhanh gọn, Quang Trung còn thể hiện những nét tính cách nào nữa?
HS: Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan chiến lược giữa ta và địch, trong lời phủ dụ các tướng sĩ ý tứ rất sâu xa phong phú có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc.
H: Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung thể hiện ntn ?
- Lời nói chắc chắn “ Phương lược tiến đánh đã có sẵn, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
H: Phân tích tài dụng binh như thần của ông?
Học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét và bổ sung
H: Trong chiến trận hình ảnh vua Quang Trung hiện lên ntn?
H: Em có nhận xét gì qua đoạn vă trần thuật trên?
- Đoạn vă không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian. Mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân, một bên thì xộc xệch, trễ nải, run sợ, một bên thì nghiêm minh, xông xáo, dũng mãnh.
H: Qua những nét đẹp trên em hãy hình dung khái quát hình tượng người anh hùng QT- NH ntn?
H: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được miêu tả ntn?
- Tôn Sĩ Nghị vì kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, y cho quân lính mặc sức vui chơi à Tên tướng bất tài.
- Khi quân Tây Sơn đến thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp.. chuồn trước qua cầu phao, quân lâm trận ai nấy đều sợ hãi, xin hàng, hoặc bỏ chạy giày xéo lên nhau mà chết. Quân sĩ các doanh nghe tin đều bỏ chạy qua cầu sang sông xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. Quân tướng bỏ chạy không dám nghỉ ngơi.
H: Sự thất bại của chúng nói lên điều gì?
- Cả đội binh hùng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai lúc lâm trận chỉ biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân.
H: Số phận bi thảm của bọn vua tôi phản nước, hại dân thể hiện ntn?
Học sinh phát biểu.
H: Em hãy nhận xét về lối văn trình bày trong đoạn này?
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh. 
H: So sánh hai đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác nhau? Cho biết thái độ của tác giả ?
- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh , mạnh “ngựa không kịp mặc áo giáp”, “tan tác xô đẩy nhau..” à giọng hả hê sung sướng của người thắng trận trước kẻ thù xâm lược.
- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảmgiết gà làm cơm..” , âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
III. Tổng kết : 
- GV hướng dẫn HS tổng kết.
+ Theo em, VB có những thành công nào về mặt nghệ thuật?
+ Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
GV: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu.
HS đọc ( Ghi nhớ SGK/ 63)
I. Giới thiệu chung : (SGK/ 70)
1, Tác giả : Ngô gia văn phái - 1 nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Tây.
 2, Tác phẩm :
 - Viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm quân TS diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê - Gồm 17 hồi.
3. Đọc- chú thích: 
4. Bố cục: 3 phần
 - Tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ:
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+ Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
à Người lo xa hành động mạnh mẽ.
- Trí tuệ sáng suốt, sâu xa nhạy bén.
- Tài dụng binh như thần.
- Hình ảnh quật cường, lẫm liệt.
+ Thân chinh cầm quân, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sự, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế,
+ Tấm áo bào màu đỏ của vua đã sạm đen khói súng.
-> Khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén tài dụng binh như thần. Là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua quan Lê Chiêu Thống:
- Cả đội binh hùng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai lúc lâm trận chỉ biết mạnh ai nấy chạy thoát thân, giày xéo lên nhau mà chết.
 - Lê Chiêu Thống chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà trao cả vận mệnh của cả dân tộc vào tay kẻ thù xâm lược, chịu đựng sỉ nhục, cầu cạnh van xin không còn tư cách bậc Quân Vương. Kết cục chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
-> Thái độ hả hê vui sướng của người thắng trận trước kẻ thù xâm lược. Và âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót cho một triều đại mà mình đã từng phụng thờ.
III. Tổng kết : ( Ghi nhớ SGK/ 72)
1. Nghệ thuật
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướo nước.
2. Nội dung: SGK
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà : Nắm vững nội dung, nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm.
 Đọc và soạn bài mới “ Sự phát triển của từ vựng ( tiếp).
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn : 15/09/2011
Ngày dạy: 21/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 25: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 - Việc tạo từ ngữ mới.
 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa, các nét nghĩa phát triển của từng từ?
3. Dạy bài mới: Đây là bài giúp chúng ta luyện tập kĩ hơn về sự phát triển nghĩa của từ.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo từ ngữ mới :
 HS đọc ví du 1: Gv ghi những từ đó lên bảng.
- Yêu cầu các em tạo từ mới từ các từ đã cho.
H: Hiểu nghĩa mỗi cụm từ như thế nào?
- HS phát biểu GV nhận xét- rút ra kết luận.
HS đọc phần (b)
H: Gợi ý tìm từ vào hoàn cảnh thực tế, kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên, kẻ chuyên cướp tài tiền qua mạng máy tính?
H: Như vậy phát rtriển từ vựng bằng cách nào và mục đích của sự phát triển?
* Học sinh đọc ( Ghi nhớ SGK/ 73 )
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc mượn từ ngữ của nuớc ngoài. HS đọc đoạn trích trong Truyện Kiều và đoạn văn đã cho.
H: Chỉ ra các từ Hán Việt trong đó?
- Cho HS chỉ theo hai nhóm ghi vào bảng phụ và lên bảng trình bày.
(Gợi ý từ Hán Việt đơn, ghép)
H: Tạo thêm từ bằng cách nào? Những từ đó mượn bằng cách nào?
Qua đó em có thể tìm các từ mượn tiếng nước ngoài khác? (ra-di-o, míttinh, ô tô, In-ter-net.)
IV. Luyện tập : 
Bài tâp1: 
- X + trường ( chiến trường, công trường, từ trường, điện trường, đấu trường, thương trường).
X + hoá ( cơ giới hoá, hiện đại hoá, công nghiệp hoá, giáo dục hóa, tiến hoá..).
X + điện tử ( thư điện tử, giáo án điện tử, trò chơi điện tử, máy điện tử) 
Bài tâp2: Tìm các từ mới.
Cầu truyền hình, cơm bụi, 
Bài tâp4: Ngôn ngữ của một quốc gia từ vựng cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển.
I. Tạo từ ngữ mới :
1. Ví dụ : 
a)
 + Đặc khu kinh tế: khu vực dành thu hút vốn.
+ Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ có thể mang theo.
+ Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sản phẩm do hoạt động trí tuệ.
+ Điện thoại nóng: dành riêng và tiếp nhận giải quyết những vấn đề khẩn cấp.
b) Sơn tặc, Tin tặc, nghịch tặc, đạo tặc, Lâm tặc 
2. Ghi nhớ: SGK/ 73 
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1. Ví dụ:
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
- Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
b. - AIDS
 - Markettinh
2. Ghi nhớ: SGK/ 74.
IV. Luyện tập : 
Bài tâp1: - X + trường ( chiến trường, công trường, từ trường, điện trường, đấu trường, thương trường).
X + hoá (cơ giới hoá, hiện đại hoá, công nghiệp hoá, giáo dục hóa, tiến hoá..)
X + điện tử (thư điện tử, giáo án điện tử, trò chơi điện tử, máy điện tử) 
Bài tâp2: Tìm các từ mới.
Cầu truyền hình, cơm bụi, 
Bài tâp4: Ngôn ngữ của một quốc gia từ vựng cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển.
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập 3, soạn bài mới: “ Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuan 5.doc