Giáo án Ngữ văn lớp 7, kì II - Tuần 25

Giáo án Ngữ văn lớp 7, kì II - Tuần 25

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

(Hoài Thanh)

A .Mức độ cần đạt

- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.

- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương.

- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản nghị luận văn học.

- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.

- Vận dụng trình bày luận điểm trong văn bản nghị luận.

 3. Thái độ: Cảm nhận được ý nghĩa của văn chương qua văn bản để thêm yêu văn học dân tộc.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7, kì II - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	 Ngày soạn: 21/02/2013
Tiết: 93	 Ngày dạy : 27/02/2013
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)
A .Mức độ cần đạt	
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Cảm nhận được ý nghĩa của văn chương qua văn bản để thêm yêu văn học dân tộc.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ: C Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nói về vấn đề gì? Qua văn bản này em học hỏi được điều gì từ Bác?
3. Bài mới: Đến với văn chương có nhiều điều cần cần biết. Một trong những điều cần biết nhất là văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống loài người. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 CDựa vào chú thích * (sgk), nêu hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh?
 CNêu xuất xứ tác phẩm?
Gv cung cấp cho Hs thêm 1 số thông tin về tác giả và tác phẩm.
CTheo em, văn bản này được viết theo thể loại nào trong hai thể loại sau: 
1/ Nghị luận chính trị - xã hội.
2/ Nghị luận văn chương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, diễn cảm, chậm và sâu lắng.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc tiếp đến hết.
Giải thích từ khó theo chú thích Sgk. Ngoài ra, gv giải nghĩa một số từ sau: “Cốt yếu”: cái quan trọng, cơ bản, chủ chốt; “Muôn hình vạn trạng”: phong phú; “cặm cụi”: chăm chú, cần mẫn làm việc gì đó.
CVăn bản này có thể chia làm mấy đoạn?
Lưu ý: đây chỉ là đoạn trích.
Hs suy nghĩ, trả lời.
Hướng dẫn phân tích cụ thể
(Gọi học sinh đọc từ đầu  “muôn loài”)
 C Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? (Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải nói tất cả.)
Gv nhấn mạnh: Đây là một kết luận đáng tin cậy vì quy luật của văn học nghệ thuật là quy luật tình cảm, từ những tình cảm đó mà nghệ thuật nảy sinh. 
CQuan niệm như thế đúng chưa? (Quan niệm đúng đắn nhưng không phải là duy nhất. Mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau về văn chương và trên phương diện nào đó chúng đúng với thực tế cuộc sống.)
 CTheo các em nhiệm vụ của văn chương là gì? Những câu nào nói lên điều đó?
 “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Có nghĩa là cuộc sống của con người, của xã hội vốn muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. 
Ở đây “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương .
“Văn chương sáng tạo ra sự sống”: Có nghĩa văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
 CTheo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? (Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”. Biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào!)
Thảo luận: CTheo em, thế nào là “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”?
 “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có” tức là phẫn nộ trước cái xấu, cái ác, vì con người ai cũng có tình cảm yêu thương, căm ghét, giận hờn. VD: Phẫn nộ đối với mẹ con Lý Thông trong truyện “Thạch Sanh - Lý Thông”. Đó chính là phẫn nộ trước cái xấu.
“Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”: Như ta đã biết văn chương là xúc động trước cái đẹp, cái cao cả và lòng yêu thương con người, muôn vật Ai cũng có tình cảm và văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có: xúc động, yêu thương, xót xa, kính phục, tự hào trước hoàn cảnh và nhân vật. VD: Bài Lượm (Tố Hữu): Xúc động trước cái đẹp, cao cả.
CTác giả dành hai câu cuối để nói về công dụng xã hội của vc. Theo em, đó là cd nào? 
-> Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường; Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
 Gv nói tóm lại: Chỉ bằng bốn câu văn, tác giả đã cho ta những hiểu biết sâu sắc về công dụng của văn chương làm giàu tình cảm của con người, làm đẹp cho cuộc sống.
Hướng dẫn Tổng kết
 CVăn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh gửi tới chúng ta thông điệp gì? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả bài viết?
Hs trả lời. Gv tóm lại về nội dung, cách nghị luận của tác giả và cho HS đọc Ghi nhớ Sgk.
Hướng dẫn Luyện tập
Gọi Hs đọc yêu cầu của đề.
Với đề này, các em cần nhận biết hai ý quan trọng: 1/ Gây cho ta những tình cảm không có; 2/ Luyện những tình cảm sẵn có. Từ đó giải thích và tìm dẫn chứng cho từng ý để chứng minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn để Hs tự học ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982) quê Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Văn bản được viết năm 1936, in trong sách “Văn chương và hành động”.
- Nhan đề có lúc được đổi thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.
- Thể loại: Nghị luận văn chương (bình luận về các vấn đề văn chương nói chung)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Đoạn 2: Phần còn lại: Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người.
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
2.3. Phân tích
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
 Theo Hoài Thanh là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.
-> Quan niệm đúng đắn. Tuy thế, trong thực tế vẫn có những quan niệm khác, chẳng hạn văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người
=> Các quan niệm không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
b. Nhiệm vụ văn chương
- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.”
 Một nhà văn có nói: “Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn.”
-> Nhiệm vụ phản ánh cuộc sống.
- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
-> Phấn đấu xây dựng những ý tưởng, những hình ảnh đẹp, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
c. Công dụng của văn chương
- Giúp người đọc “có tình cảm, gợi lòng vị tha”. Thiếu văn chương, con người không chết nhưng thật vô vị, trống rỗng và đơn điệu.
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”
- Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường: hoa, cỏ, tiếng chim, suối.
- Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
à Cách lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh làm người đọc càng hiểu thêm một cách sâu sắc công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
3. Tổng kết
a) NT: 
- Có luận điểm rõ rang, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
- Tìm hiểu ý nghĩa một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. 
- Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 25	 Ngày soạn: 21/02/2013
Tiết: 94	 Ngày dạy: 27/02/2013
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. Mức độ cần đạt	
- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
	- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
	- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 2. Kỹ năng: Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
 3. Thái độ: Nhận biết câu chủ động và câu bị động và mục đích chuyển đổi để vận dụng khi nói và viết.
C. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
 2. Bài cũ: C Trạng ngữ có những công dụng nào? Người ta tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì? Cho ví dụ.
 3. Bài mới: Khi thực hiện văn bản, để liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất người ta thường sử dụng các kiểu câu như câu bị động và câu chủ động. Vậy thế nào là câu chủ động, câu bị động chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu câu chủ động và câu bị động
Gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. 
 CNội dung biểu thị của 2 câu giống nhau hay khác nhau? (Giống nhau: Vì cùng nói về việc mọi người yêu mến em. Có cùng chủ thể của tình cảm yêu mến là MỌI NGƯỜI, cùng có kẻ chịu tác động của tình cảm đó là EM.)
 CVậy 2 câu khác nhau ở chỗ nào? Em hãy phân tích cấu tạo và so sánh?
Khác nhau: Về chủ đề.
	Câu a: Nói về “Mọi Người”
	Câu b: Nói về “Em”
 CNhận xét hành động của 2 chủ ngữ?
- Câu a: MỌI NGƯỜI chủ động có tình cảm hướng vào EM.
- Câu b: Em chịu sự tác động của mọi người (tình cảm yêu mến)
 CNhư vậy, câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
CĐặt một câu có chủ ngữ là chủ thể của hoạt động, một câu có chủ ngữ là đối tượng của hoạt động?
Hs thực hiện.
Hướng dẫn tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Gọi Hs đọc ví dụ.
CEm sẽ điền câu a hay câu b vào chỗ trống? -> câu b
C Vì sao em chọn câu b? -> Câu b giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Ngoài ra còn thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp lại mô hình câu.
 CVậy em nào có thề cho cô biết việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gọi Hs đọc bài tập. 
CTìm các câu bị động trong hai đoạn văn ở Sgk?
CTại sao các tác giả lại chọn viết như vậy?
Gọi Hs lên bảng làm.
Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, chữa bài. Nếu làm tốt có thể ghi điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn để Hs tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Câu chủ động và câu bị động
1.1. Phân tích ví dụ
a. Mọi người / yêu mến em.
 CN	 VN
-> Chủ ngữ có hoạt động hướng vào người khác.
=> Câu chủ động.
b. Em / được mọi người yêu mến
 CN	VN
-> Chủ ngữ bị hoạt động của người khác hướng vào.
=> Câu bị động.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/57)
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
2.1. Phân tích ví dụ
- Chọn câu (b) để điền trống.
- Bởi vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/58)
II. Luyện tập
1. Các câu bị động:
- Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sỹ.
2. Tác dụng: Nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt giữa các câu trong đoạn.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học; học thuộc phần Ghi nhớ.
- Tìm trong một văn bản (tự chọn) đã học tập xác định các câu chủ động và bị động.
- Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện hoạt động hướng vào người, vật khác và câu có chủ ngữ được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
- Ôn lại kiến thức về văn lập luận chứng minh để tiết sau viết bài.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 25T9394.doc