Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Sống chết mặc bay

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Sống chết mặc bay

SỐNG CHẾT MẶC BAY

(Phạm Duy Tốn)

A. Mức độ cần đạt

 Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

- Những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX.

- Kể tóm tắt truyện.

- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các đối lập – tương phản và tăng cấp.

 3. Thái độ: Căm ghét bọn quan lại vô trách nhiệm và cảm thông cho số phận những người nông dân.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28	 Ngày soạn: 16/03/2013
Tiết: 105 - 106	 Ngày dạy: 18/03/2013
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
A. Mức độ cần đạt	
 	Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các đối lập – tương phản và tăng cấp.
 3. Thái độ: Căm ghét bọn quan lại vô trách nhiệm và cảm thông cho số phận những người nông dân.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm truyện.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
 2. Kiểm tra bài cũ: CNêu những nét nổi bật về nghệ thuật và nội dung văn bản Ý nghĩa văn chương?
 3. Bài mới: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, bởi lẽ để phán ảnh hiện thực nghiệt ngã, trong tác phẩm tác giả sử dụng rất thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Gọi hs đọc phần chú thích sgk 
CEm hãy nêu vài nét về tác giả – xuất xứ, thể loại tác phẩm?
 GV giới thiệu truyện ngắn hiện đại: 
HS trả lời, GV chốt ý và ghi bảng
Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Gv đọc hướng dẫn hs đọc (phân biệt giọng đọc, kể, tả, tác giả, giọng quan phụ mẫu: hách dịch) và giải thích từ khó 
CBố cục của văn bản ?
CPhương thức biểu đạt nào ? 
CChuyện được kể, tả theo cách nhìn của ai? Ở ngôi thứ mấy?
CCâu chuyện là bức tranh hiện thực hiện lên với hình ảnh của những đối tượng nào?
HS suy nghĩ và trả lời
CTình cảnh nhân dân trước khi đê vỡ hiện lên qua những chi tiết : địa điểm, không khí, hành động, dụng cụ, âm thanh gì?
Gv gợi dẫn cho HS tìm chi tiết
CEm có nhận xét gì về tình cảnh ấy?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý kết hợp bình giảng, phân tích và ghi bảng
TIẾT 106
GV khái quát nội dung kiến thức tiết 1: Tình cảnh của nhân dân trước khi đê vỡ hiện lên như thế nào? Hs trả lời, GV chốt ý chuyển sang Hình ảnh của bọn quan lại
Gv vấn đáp, gợi dẫn HS phân tích tìm hiểu hình ảnh quan phụ mẫu thông qua địa điểm, không khí, đồ dùng, việc làm.
GV: Từ những chi tiết đã phân tích, em có nhận xét gì về cuộc sống, hình ảnh của quan phụ mẫu?
HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập
CTừ việc phân tích tình cảnh nhân dân và hình ảnh quan lại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
GV bình, chốt ý và chuyển sang Bức tranh hiện thực khi đê vỡ
CQuang cảnh đê vỡ được miêu tả như thế nào qua đoạn cuối bài? Gợi lên cảnh tượng như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời độc lập
CĐối lập với khung cảnh thiên nhiên, vậy khi hay tin đê vỡ thì thái độ của quan lại và thầy đề thể hiện như thế nào?
CQuan phụ mẫu có thái độ ra sao trước tin đê vỡ?
CTìm những chi tiết miêu tả hành động của quan phụ mẫu trong cuộc tổ tôm khi ù ván bài to? Những hành động đó thể hiện tâm trạng gì của quan phụ mẫu?
GV vấn đáp, gợi ý dẫn dắt HS trả lời
CMiêu tả khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh quan lại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ?
HS trả lời, GV chốt ý, bình và chuyển sang phần b
THẢO LUẬN NHÓM: 3 PHÚT
CTrước thảm cảnh của nhân dân và sự vô trách nhiệm của quan lại. Tác giả có thái độ như thế nào?
HS các nhóm thảo luận, GV nhận xét, chốt ý 
HS lựa chọn thông tin để làm rõ giá trị của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” trên các phương diện: hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật 
Gv liên hệ, giáo dục HS
HS: Khái quát nghệ thuật chính, nội dung của bài thơ và từ đó rút ra ý nghĩa của bài thơ.
GV khái quát nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy 
* Hướng dẫn tổng kết:
CEm hãy nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
CNêu lên ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với câu thành ngữ Sống chết mặc bay
- Đèn nhà ai nấy rạng
- Cha chung không ai khóc
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), quê ở Hà Tây – nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam 
- “Sống chết mặc bay” được coi là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: trích trong truyện ngắn Nam Phong.
- Thể loại: truyện ngắn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Bố cục: 3 phần
- Từ đầu ... không khéo thì vỡ mất (Cảnh sắp vỡ đê) 
- Tiếp theo ... điếu, mày (Cảnh trên đê và trong đình trước khi vỡ đê) 
- Còn lại (Cảnh vỡ đê)
2.2 Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm 
2.3Phân tích:
a. Bức tranh hiện thực:
* Trước khi đê vỡ:
Tình cảnh nhân dân
Hình ảnh quan lại
- Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước dâng cao
- Không khí: Nhốn nháo...
- Hành động: Đội mưa, ướt, đói rét, kiệt sức
- Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác tre, đội đất,...
- Âm thanh: Trống đánh, ốc thổi, xao xác gọi nhau...
-> Tình cảnh thảm hại, đáng thương.
- Địa điểm: Trong đình
- Không khí: Nghiêm trang, tĩnh mịch
- Quan phụ mẫu: Ung dung, chễm chện ngồi...
- Đồ dùng: Bát yến, tráp đồi mồi, cau đậu, rễ tía...
-> Xa hoa, vương giả
- Việc làm: Đánh tổ tôm
-> Thích hưởng lạc, tàn nhẫn, thờ ơ.
=> Tương phản, miêu tả, biểu cảm, từ láy: Sự đối lập giữa thảm cảnh của nhân dân và sự vô trách nhiệm của quan lại.
* Khi đê vỡ: 
Khung cảnh thiên nhiên
Hình ảnh quan lại
- Nước tràn -> xoáy-> nhà trôi, lúa ngập -> không chỗ ở ...!
-> Thê thảm, thương tâm
- Nha lại, thầy đề: run sợ
-Quan phụ mẫu: điềm nhiên, lạnh lùng, thờ ơ
- Hành động: vỗ tay, xòe bài, cười...nói...
-> Sung sướng, thắng lớn
=> Tăng cấp, tương phản: Khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
b. Thái độ của tác giả:
- Với nhân dân: Sự đồng cảm, xót thương
- Với quan lại: Lên án, tố cáo thái độ tàn nhẫn vô trách nhiệm. 
* Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bạn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “ lòng lang dạ thú”. 
* Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
 * Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật tương phản - tăng cấp, ngôn ngữ ngắn gọn, sinh động
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
 * Ý nghĩa văn bản: Lên án, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nắm nội dung bài học, các giá trị của truyện ngắn. Kể sáng tạo bằng cách chuyển đổi sang ngôi kể thứ nhất là quan phụ mẫu. Nhận xét về ngôn ngữ và tính cách của nhân vật quan phụ mẫu
- Tìm một số thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ Sống chết mặc bay
* Bài mới: Chuẩn bị bài đọc thêm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
E. Rút kinh nghiệm 
 Tuần: 28	 Ngày soạn: 20/03/2013
Tiết: 107, 108	 Ngày dạy : 22/03/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mức độ cần đạt
- Nhận xét, đánh giá chất lượng bài làm của Hs.
- Giúp Hs nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để có phuơng hướng phát huy, kế hoạch sửa chữa.
- Củng cố lại cách làm bài văn nghị luận chứng minh.
- Ôn tập lần nữa phần Tập làm văn và Văn đã học.
II. Chuẩn bị
Gv: Soạn giáo án, chấm bài, nhận xét.
Hs: Ghi nhớ lại kiến thức đã học.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình dạy bài mới.
A. Trả bài Tập làm văn số 5
 Hoạt động 1: Gv ghi đề lên bảng: 
Đề ra: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
 Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs thảo luận xây dựng dàn ý
 Nhóm: Thảo luận, cử đại diện trả lời.
 Lớp: Theo dõi bổ sung, hoàn thiện dàn bài.
 Gv: Nhận xét, kết luận, treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý cho Hs xem, đối chiếu với bài làm của mình.
 Dàn bài tham khảo tiết 95-96
 Hoạt động 3: Nhận xét ưu - khuyết điểm
 - Ưu điểm: Đa số các em biết nhận diện kiểu đề, bài làm đáp ứng theo trình tự các bước. Biết đưa ra những lý lẽ thuyết phục người đọc, dẫn chứng tiêu biểu, có chọn lọc. Một số bạn còn biết lấy những câu chuyện có trong thực tế, nhiều người đều biết để chứng minh. Lời văn gọn gàng, sáng sủa, văn gãy gọn, mạch lạc.
 - Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất trong bài văn của các em là diễn đạt. Hầu như bài viết của các em có ý nhưng diễn đạt lại quá vụng về, quá lủng củng. Lỗi các em cũng phạm rất nhiều, đó là chính tả. Hầu như các em không có ý thức phân biệt ch/tr, s/x, r/d Trong bài làm, thậm chí có em còn gạch đầu dòng, còn viết tắt MB, TB, KB ở đầu mỗi đoạn. Những nhược điểm đó hầu như bài kiểm tra nào cô cũng nhắc. Hy vọng lần này các em rút kinh nghiệm để không tái phạm nữa.
 ** Gv sửa lỗi cụ thể ở từng bài của Hs.
Hoạt động 4: Gv phát bài cho Hs xem kỹ lại. Nhận xét lời phê và các chỗ có dấu đỏ. Phát hiện lỗi sai của mình.
 Hs: Đối chiếu bài làm với dàn ý, tự sửa bài.
Bài làm của HS
Lỗi sai
Cách sửa
- Trân lí muôn đời luôn đúng
- Câu ca dao (câu châm ngôn) này cho ta ý nghĩa
- Câu tục ngữ vừa đúng vừa sai .
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị què cả hai tay
- Chính tả, diễn đạt
- Câu tục ngữ ..
- Diễn đạt kém, xác định ý nghĩa chưa chính xác.
- Diễn đạt dùng từ sai.
- Chân lí ngàn đời cô đọng ở những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong những câu tục ngữ...
- Câu tục ngữ này cho ta ý nghĩa
- Khẳng định tính đúng dắn của câu tục ngữ: Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm, lời khuyên bổ ích cho chúng ta về đức tính kiên trì, nhẫn nại...
- Anh Nguyễn Ngọc Kí với lòng kiên trì quyết tâm đã học viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt và đã tốt nghiệp đại học...
 Thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A2
32
00
26
04
02
7A5
19
00
16
02
01
B. Trả bài kiểm tra Văn
 Hoạt động 1:. Đề ra: Có đề và đáp án kèm theo. (Xem giáo án tiết 101)
 Hoạt động 2: Nhận xét ưu - khuyết điểm
 - Ưu điểm: Phần trắc nghiệm (8 câu) hầu như các em làm đúng 2/3 số lượng, có bạn làm rất tốt, đúng 100%. Phần tự luận, câu 1 chỉ là kiểm tra kiến thức về tác giả, có sẵn trong Sgk, nhiều bạn chăm chỉ nên đạt điểm tối đa. Câu 2, chứng minh đức tính giản dị của Bác trong lối sống qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, nhiều bạn làm rất tốt, không chỉ biết lấy những dẫn chứng mà bác Phạm Văn Đồng đưa ra trong văn bản mà còn biết tích hợp thêm với những dẫn chứng khác và kết hợp với việc bộc lộ cảm xúc của bản thân. Do vậy bài làm không những đạt yêu cầu mà còn lôi cuốn người đọc.
 - Nhược điểm: Có ưu thì có nhược, nhược điểm trong bài kiểm tra Văn này là do các em quá lười. Cả bài làm, 60% là kiểm tra kiến thức đã học mà cũng không đáp ứng được những yêu cầu của đề. Câu 2 phần tự luận, viết đoạn văn lại gạch đầu dòng, có bạn lại viết thành mấy đoạn, diễn đạt lủng củng, văn phong khô khan, viết theo kiểu bịa đặt, lỗi chính tả nhiều.
** Gv sửa lỗi cụ thể ở từng bài của Hs.
 Hoạt động 3: Gv phát bài, vào điểm
 Thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A2
32
03
25
03
01
7A5
19
04
14
01
00
 3. Hướng dẫn tự học:
	+ Tiếp tục ôn tập những kiến thức đã học.
	+ Soạn bài mới: Luyện tập lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 28.doc