Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 28: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 28: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

Tuần: 7

Tiết : 28 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

Ngày:29/09/08

A.Mục tiêu: -Giúp hs luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài; viết bài(kiểm tra ), sửa bài

-Hình thài thái độ yêu thích kiểu bài, có thói quen động não, suy nghĩ, cảm xúc trước một bài văn biểu cảm văn biểu cảm.

-Rèn luyện kỹ năng làm văn

B.Chuẩn bị:

1.gv: giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học

2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập

C.Tiến trình

1.Ổn định lớp

2.Ktbc

3.Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 28: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết : 28 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
Ngày:29/09/08 
A.Mục tiêu: -Giúp hs luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài; viết bài(kiểm tra ), sửa bài
-Hình thài thái độ yêu thích kiểu bài, có thói quen động não, suy nghĩ, cảm xúc trước một bài văn biểu cảm văn biểu cảm.
-Rèn luyện kỹ năng làm văn
B.Chuẩn bị:
1.gv: giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học
2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập
C.Tiến trình
1.Ổn định lớp
2.Ktbc
3.Bài mới
 Phương pháp
 Nội dung
Bổ sung
Hđ1: Hd tìm hiểu luyện tập tìm hiểu đề, lập dàn bài
?Đề yêu cầu viết về đối tượng nào
-Loài cây (cây phượng)
?Tình cảm cần biểu hiện đối với đối tượng trên
-Lòng yêu mến
?Em thường yêu mến loài cây nào nhất
-Hs trả lời (cây phượng)
?Vì sao em yêu loài cây đó
-Vì cây đó gắn bó, có nhiều kỷ niệm
?Hãy tìm những đặc điểm của loài cây(phượng)
?Cây gần gũi với cuộc sống với em như thế nào, cây đem lại cho em những gì trong đi72 sống vật chất và tinh thần
-Hs thảo luận trả lời, gv chốt
?Dựa vào những gợi ý trong sgk/99 nêu ýtrong phần MB
-Nêu loài cây em yêu, lý do em yêu
-Hs trình bày những ý ở phần MB, hs khác nhận xét, gv chốt lại
Gv: gợi ý một số ý cho phần MB
?Thân bào có những ý lớn nào, hãy sắp xếp các ý đã tìm được vào phần TB 
-Đặc điểm của cây
-Loài cây phượng trong cuộc sống của con người
-Cây phượng trong cuộc sống của em
-Hs thảo luận tổ, đại diện tổ phát biểu, các tổ viên bổ sung, góp ý
Gv : nhận xét góp ý
Gợi ý: Sau cơn mưa, xác phượng→chồi non nhú→đâm chồi→nảy lộc→phủ lại màu đỏ cho cây
?Phần kết bài sẽ nêu những ý gì
-Tình cảm đối với cây phượng
Hđ2: Hd luyện tập viết bài
-Cho hs viết bài, đọc bài đã làm, gv nhận xét
?Hãy lập dàn bài từ bài mẫu (sgk)
 a.MB: -Giới thiệu vẻ đẹp tinh khôi, dìu dịu của cây sấu
+Mưa lá sấu..
+Hương sấu dìu dịukhông khí tinh khôi
+Mảng hoa hình sao.
b.TB: -Cây sấu gợi nhớ thương cho người xa xứ
-Trái sấu là món ăn giản dị trong bữa cơm của mỗi gia đình ngày hè
-Sấu đá là món giải khát dân dã
-Những chùm sấu non gợi nhớ những ngày thơ ấu
c.KB
-Tình yâu quê hương, yêu Việt Nam qua những hình ảnh tiêu biểu (cây sấu, hoa đào)
?Hãy đưa ra một kết bài khác
-Từ những kỷ niệm với cây sấu→sấu là người bạn thân thiết, gắn bó với người Hà Nội
I.Luyện tập tìm hịểu đề, lập dàn bài
Đề bài: Loài cây em yêu
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
a.Tìm hiểu đề
-Đối tượng: loài cây (cây phượng)
-Tình cảm cần biểu hiện: lòng yêu mến
-Lý do em thích
b.Tìm ý:
-Đặc điểm của cây phượng (thân, rễ, lá, tán, hoa.)
-Gắn bó với em
-Kỷ niệm.
2.Lập dàn bài
a.MB:
-Loài cây em yêu nhất, cây phượng
-Em yêu cây phượng vì cây phượng gắn bò với em bao kỷ niệm ngây thơ, hồn nhiên của tuổi học trò.
b.TB:
*Đặc điểm phẩm chất của cây
-Thân to
-Rễ lớn ngoằn nghèo uốn lượn
-Tán phượng xòe rộng che mát
-Hoa đỏ thắm gắn liền với tiếng ve→đẹp bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng
*Loài cây phượng trong cuộc sống của con người
-Gắn bó với con người
-Tỏa mát con đường ngôi trường tạo vẻ đẹp thơ mộng, không khí trong lành.
*Loài cây phượng trong cuộc sống của em
-Màu hoa tiếng ve làm cho cuộc sống vui tươi rộn ràng
-Gợi nhớ tuổi học trò, thầy cô bạn bè
→Vì vậy cây phượng là loài cây em yêu thích nhất
c.Kết bài
-Em rất yêu quý cây phượng
-Cây phượng chính là người bạn của tuổi học trò
-Cảm thấy xao xuyến buâng khuâng khi chia tay với cây phượng mỗi khi vào kỳ nghĩ hè.
II.Luyện tập viết bài
1.Viết bài
2.Lập dàn bài từ bài mẫu “Cây sấu Hà Nội”
4.Củng cố: Các bước làm bài văn biểu cảm
5.Dặn dò: Học thuộc bài, xem bài mới “Qua đèo ngang”, đọc bài, tìm hiểu câu hỏi
*Rút kinh nghiệm
Tuần: 7
Tiết : 26 BÁNH TRÔI NƯỚC (tt)
Ngày:27/09/08 (Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình
-Dùng miêu tả bánh trôi nước để bộc lộ cảm ghĩ của mình, là phép ẩn dụ tượng trưng nổi bật của bài thơ này.
-Có thái độ thông cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt
B.Chuẩn bị:
1.gv: giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, đồ dùng dạy học
2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập
C.Tiến trình
1.Ổn định lớp
2.Ktbc
3.Bài mới
 Phương pháp
 Nội dung
Bổ sung
?Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào qua câu thơ đầu
-Vừa trắng lại vừa tròn
?Các từ trắng tròn là từ loại gì và cho ta biết điều gì ở sự vật
-Trong trắng tinh khiết, hoàn hảo đầy đặn
-Màu sắc và hình dáng của sự vật
-Là tính từ
?Có phải tác giả chỉ miêu tả bánh trôi nước hay nói đến đối tượng khác
-Nói đến người phụ nữ
?Nghệ thuật được sử dụng qua cách nói đó
-Ẩn dụ
?Miêu tả phẩm chất của cái bánh có phải để miêu tả phẩm chất của người phụ nữ không ?Vậy vẻ đẹp nào của người phụ nữ được nói đến qua bài thơ.
-Thể chất khẻo mạnh, tâm hồn trắng trong hòan hảo
?Vậy với vẻ đẹp ấy thì người phụ nữ có quyền được sống như thế nào
-Quyền được nâng niu trân trọng, hưởng hạnh phúc, làm đẹp cho đời.
?Nhưng thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có được hưỡng như thế
-Bị dùi dập, nổi trôi
?Những câu thơ nào trong bài nói đến điều đó
-“Ba chìm bảy nổi với nước non”
?Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” nói lên điều gì
-Tả quá trình luộc bánh
?Thái độ của tác giả ví thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ như chiếc bánh trôi
-Cảm xúc thương thân
-Căm ghét xã hội đã dùi dập thân phận người phụ nữ, mà tác giả có thể cũng là nạn nhân
?Hãy nêu những tác giả, tác phẩm nói về số phận của người phụ nữ trong xh cũ
-Truyện Kiều (Nguyễn Du)
-Chuyện người con gái Nam Xương
-Nhưng câu hát than thân (Thân emđâu)
?Trong hai dòng cuối bài thơ hình ảnh bánh trôi nước được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nổi bật nào
-Rắn nát, lòng son
?Hãy hình dung về bánh trôi nước qua các chi tiết này
-Trải qua sự nhào nặn, nhưng vẫn giữ chất lượng bên trong.
?Ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của các chi tiết đó
-Hs trả lời, gv chốt
?Những từ ngữ nào bộc lộ thái độ của người phụ nữ
-“Mặc dầu, tay kẻ nặn”
?Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
-Hs trả lời gv chốt, hs đọc ghi nhớ (sgk)
2.Thể chất và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
-Tính từ: trắng tròn
-Vừa miêu tả phẩm chất của bánh trôi, vừa nói lên hình dáng màu sắc
-Dựa vào quá trình chìm nổi của chiếc bánh để liên tưởng đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ phải trôi nổi bấp bênh
-Tác giả cảm thông chia sẻ và thương xót cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều vất vả đồng thời lên án chế độ phong kiến bất công.
2.Lòng tin vào phẩm giá trong sạch
-“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
-Dù trải qua sự nhào nặn “Rắn nát”, nhưng phẩm chất bên trong vẫn giữ vững
→Ca ngợi pẩh giá của người phụ nữ dù bị dùi dập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sạch “Lòng son”
-“Mặc dầu, tay kẻ nặn” →Người phụ nữ chấp nhận sự thua thiệt ở đời, nhưng luôn tin vào giá trị, tin vào phẩm giá trong sạch của mình.
*Ghi nhớ (sgk)
4.Củng cố: Qua văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương
5.Dặn dò: Học thuộc bài, xem bài mới “Quan hệ từ”, xem bài tập, câu hỏi tìm hiểu
*Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_28_luyen_tap_cach_lam_bai_van_bie.doc