Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3, 4

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3, 4

Tiết: 3 Tiếng Việt:

ND: 27/08/08 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp H nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất. Biết vận những phương châm này trong giao tiếp.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp đúng, đạt mục đích cho học sinh cần có thói quen tuân thủ các phương châm hội thoại.

c. Thái độ:

- Giáo dục H biết phép lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp, sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.

b. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 3 Tiếng Việt: 
ND: 27/08/08 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp H nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất. Biết vận những phương châm này trong giao tiếp. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp đúng, đạt mục đích cho học sinh cần có thói quen tuân thủ các phương châm hội thoại.
c. Thái độ:
- Giáo dục H biết phép lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp, sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ chúng ta phải tuân thủ những qui tắc bắt buộc. Nếu không tuân thủ những qui tắc đó thì giao tiếp sẽ không thành công. Học các phương chân hội thoại là chúng ta học một số qui tắc bắt buộc đó. Ở lớp 9 chúng ta học 5 phương châm hội thoại, tiết TV này chúng ta sẽ học 2 phương châm hội thoại đó là phương chân về lượng và phương châm ve chất. 
* Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng
- GV cho học sinh đọc bảng phụ có ghi mục 1 sgk trang 8.
?: Ba trả lời An như thế có đáp ứng đều An mong muốn không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Không. 
?: Cần phải trả lời như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
 + Trả lời là địa điểm cụ thể chính xác.
 ?: Từ đây ta rút ra bài học gì về giao tiếp? 
- H trả lời
- GV nhận xét, chốt
+ Khi giao tiếp cần nói có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
+ Nếu nói không có nội dung là một hiện tượng không bình thường. Vì giao tiếp bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
- Học sinh đọc (kể) lại truyện cười “Lợn cưới áo mới”
- Giáo viên nhận xét 
?: Vì sao truyện này gây cười?
+ Vì nói thừa những thông tin không cần thiết. 
?: Lẽ ra họ phải nói như thế nào?
+ Bỏ các cụm từ thừa ( Lợn cưới, áo mới)
?: Như vậy khi giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
 + Không nên nói nhiều hơn yêu cầu của cuộc giao tiếp.
GV gọi H đọc ghi nhớ 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất.
- H đọc truyện cười và trả lời câu hỏi.
?: Truyện cười “ Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
 + Cười nhạo tính nói khoác.
- GV đưa ra VD khác
- H nhận xét
?: Như vậy, từ truyện cười và VD bạn đưa ra trên cần tránh điều gì khi giao tiếp?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
 + Khi giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
- GV gọi H đọc ghi nhớ 2.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT 
- GV gọi H lấy vở bài tập. GV hướng dẫn H làm.
- Gọi H làm bài tập, GVsửa chữa.
Vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghiã là thú nuôi trong nhà.
Vì tất cả loài chim đều có hai cánh
- H đọc BT2 Sgk
GV gọi H lên làm
H khác nhận xét
GV nhận xét, sửa chữa lưu ý: Ở câu a chỉ cách nói đúng PC về chất, còn câu b,c,d,e vi phạm PC về chất.
H đọc BT3 Sgk
GV gọi H trả lời
Gv nhận xét, kết luận:Ở đây người hỏi đã hỏi một điều rất thừa.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT4
- Hướng dẫn: Giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng lối diễn đạt như ở BT 4 
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả ( Gv tham khảo SGV, tr. 10)
- HS đọc và xác định yêu cầu BT5
- Hướng dẫn: Giải thích các thành ngữ và cho biết chúng vi phạm phương châm hội thoại nào 
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
 I/ Phương châm về lượng:
VD1:- Cậu học bơi ở đâu?
 - Ở dưới nước.
--> Nói thiếu nội dung.
_ Khi giao tiếp không nên nói thiếu nội dung.
VD2: Con lợn cưới
 . Mặc cái áo mới, chẳng thấy con lợn nào chạy qua.
" 
" --> Nói thừa nội dung cần nói.
_ Khi giao tiếp không nên nói thừa nội dung.
* Ghi nhớ 1: SGK, tr.9 
 II/ Phương châm về chất:
 VD1: 
- Quả bí to bằng cái nhà.
- Cái nồi to bằng cái đình.
--> Nói khoác.
 VD 2: An nghỉ học. Nam không biết nhưng vẫn báo cho giáo viên chủ nhiệm là An ốm.
--> Nói không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ 2: SGK, tr.10 
 III. Luyện tập:
Bài tập 1
a. Thừa cụm từ” nuôi ở nhà”
b. Thừa cụm từ”hai cánh”
Bài 2
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng nói cuội
e. Nói trạng
* PC về chất
Bài tập 3
- Thừa câu” Rồi có nuôi được không”
--> Vi phạm PC về lượng
Bài tập 4
a) Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất. Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng 
b) Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải nói cách nói trên nhằm báo cho người nghe là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói "
Bài tập 5
Ăn đơm nói đặt : Vu khống, bịa chuyện cho người khác.
Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ
Ăn không nói có : Vu khống 
Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả 
Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa
Hứa hươu hứa vượn : Hứa mà không thực hiện lời 
* Vi phạm phương châm về chất 
4.4/ Củng cố:
1. Thế nào là phương châm về lượng? Về chất?
Đáp án: 
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói co ùnội dung, không nói thiếu hoặc thừa.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nên nói những gì mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2. Những câu sau đây đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
- Ngựa là một loài thú có bốn chân.
a. Phương châm về lượng. 
b. Phương châm về chất.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Bài cũ: Học thuộc nội dung bài, hoàn thiện bài tâp Sgk vào VBT.
- Bài mới: Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+ Ôn lại văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8
+ Đọc kỹ văn bản “ Hạ Long – đá và nước” trả lời câu hỏi SGK
+ Tập giải BT phần luyện tập. 
5. Rút kinh nghiệm:
 .
Tiết: 4 Tập Làm Văn :
ND: 29/08/08 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ 
 THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp H hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản sinh động hấp dẫn. Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh, không gượng ép, phải đúng dụng ý nghệ thuật.
c. Thái độ:
- Giáo dục hs biết yêu quí cái đẹp, biết thổi hồn vào các đối tượng thuyết minh, làm cho sự vật hiện tượng trở nên sinh động, hấp dẫn. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, STKBGNV9, 
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
?: Thế nào là văn bản thuyết minh ?
- Là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của sự vật, hiện tượng bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích .
?: Cho biết các phương pháp thuyết minh thừơng gặp? 
- nh nghĩa (1,5 đ) ; Liệt kê (1,5đ); VD (1,5đ); Dùng số liệu ( 1,5 đ); phân loại (1,5đ); So sánh (1,5đ); So sánh ( 1,5 đ) 
- Trả lời rõ ràng, mạch lạc, tự tin (1đ) 
4.3/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Ở lớp 8 các em đã học về văn bản Thuyết minh. Ngoài các PPTM đã học chúng ta còn có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác. Vậy dó là các biện pháp nghệ thuật nào và có t/d ntn. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong tiết học hôm nay.
* Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
1) Sách giáo khoa trang 12.
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục1 và trả lời câu hỏi.
?: Văn bản thuyết minh là gì?
 H nhớ lại kiến thức cũ trả lời
 GV nhận xét, chốt
+ Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật hiện tượng bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích 
?: Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
H nêu tính chất
GV nhận xét,chốt
+ Khách quan, hữu ích cho con người.
?: Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
+ Cho con người biết được các sự vật, hiện tượng xung quanh.
?: Nêu các phương pháp thuyết minh?
H nêu 6 PP TM cơ bản
 + Nêu định nghĩa, giải thích, phân tích, phân loại, dùng số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh
Học sinh đọc văn bản “Hạ Long – Đá và nước”
Thảo luận nhóm:4 phút
GV treo bảng ghi câu hỏi thảo luận
Nhóm 1,2,3 câu 1.2.3
Nhóm 4,5,6 câu 4
Các nhóm thảo luận , trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét , chốt
1. Nêu đối tượng của văn bản trên?
+ Đá và nước ở Hạ Long.
2 .Văn bản cung cấp điều gì?
+ Tri thức về Hạ Long, đá và nước.
3. Văn bản sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
+ Liệt kê.
4. Để làm sinh động tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
+ Tưởng tượng và liên tưởng, đưa nhiều giả thuyết (có thể).
+ Nhân hóa (như người, thập loại chúng sinh, bọn người đá, tính chất giống như người, như người, già trẻ, nghiêm trang, nhí nhảnh, tinh nghịch, buồn, vui)
+ Kể chuyện, nhận xét đánh giá
GV: Các biện pháp nghệ thuật này có t/d giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ Đá và Nước mà là cả 1 thế giới có hồn.
GV giáo dục H: Bài viết không chỉ là bài văn xuôi viết về vai trò của Đá và Nước trong việc tạo lập nên vẻ đẹp của Hạ Long mà còn là lời mời gọi du khách đến với HL. Một danh lam được UNETCO xếp hạng.
?: Ngoài ra ta còn có thể kết hợp những yếu tố nghệ thuật nào nữa trong khi thuyết minh? 
- GV gọi H đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
GV gọi H lấy vở bài tập, GV hướng dẫn H làm.
- H đọc BT1 Sgk/14
- Hướng dẫn: 
1) Bài văn có t/c TM không? T/c ấy thể hiện ở những điểm nào?
H dựa vào nội dung VB trả lời
 GV nhận xét, kết luận: Có t/c TM vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
2) Những PPTM nào đã được sử dụng?
 H liệt kê
 GV nhận xét , định hướng:
 + Phân loại: các loại ruồi
 + Liệt kê: mắt, chân.
 + Số liệu: vi khuẩn, số liệu sinh sản
+ Định nghĩa: thuộc họ côn trùng 2 cánh mắt lưới.
?: Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu t/d?
H nêu các biện pháp và t/d
GV nhận xét, định hướng: Chúng có t/d gây hứng thú cho bạn đọc, là truyện vui và có thêm tri thức về loài ruồi.
 I/ TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN THUYẾT MINH:
 1.Ôân tập văn bản thuyết minh:
- Cung cấp tri thức về sự vật hiện tượng.
- Có tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Một số phương pháp thuyết minh:
+ Nêu định nghĩa, giải thích.
+ Liệt kê.
+ Nêu ví dụ.
+ Số liệu.
+ So sánh.
+ Phân loại, phân tích.
 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
- Tưởng tượng và liên tưởng, đưa nhiều giả thuyết (có thể).
- Nhân hóa.
- Kể chuyện, nhận xét đánh giá
- Kể chuyện, tự thuật.
- Đối thoại theo lối ẩn dụ.
- Nhân hóa.
- Vè, diễn ca.
- Liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu
* Ghi nhớ: sgk trang13.
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Đối tượng: loài ruồi
- Tính chất: giới thiệu về họ, giống, loài, tậïp tính, sinh sống sinh đẻ, đặc điểm cơ thể.
- Các PPTM: định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
- Các BPNT: kể chuyện, miêu tả, nhân hóa
4.4/ Củng cố:
1. Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy.
a. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
b. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng.
c. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
d. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện.
2. Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
a. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
b. Kết hợp các phương pháp thuyết minh.
c. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. 
d. Làm lu mờ đối tượng thuyết minh.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Bài cũ: Học nội dung bài, học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 Sgk vào VBT.
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tâp sử dụng 1 số BPNT trong VBTM.
+ Lâp dàn ý và viết phần MB,KB cho đề bài sau: “ Thuyết minh về chiếc nón lá”
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tiet 34.doc