Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Phân biệt nghĩa một số từ ngữ

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Phân biệt nghĩa một số từ ngữ

PHÂN BIỆT NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Phát hiện ra từ dung sai trong bài viết của mình hoặc của người khác.

- Hiểu được dùng từ chính xác và hay sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Từ đó có ý thức thận trọng khi dùng từ đặt câu trong văn bản.

- Cung cấp cho HS một vốn từ không nhỏ thông qua các bài tập trắc nghiệm; sửa lỗi dùng từ qua bài viết của HS đòng thời củng cố kiến thức đã học ở lớp 6,7 và biết vận dụng vào bài tập làm văn.

- Biết phân biệt một số từ ngữ Hán Việt từ đó biết sử dụng từ đúng.

B. NỘI DUNG:

I. PHÂN BIỆT NGHĨA CỦA TỪ:

1. ÁO VÀ XIÊM

- “ Ao” là đồ mặc từ cổ xuống, chủ yếu che lưng, ngực và bụng ( từ điển Tiếng Việt)

- “Xiêm” là đồ mặc bao quanh thắt lưng che xuống tận đầu gối. Quan lại ngày xưa trước khi mặc áo bào đã vận một cái “xiêm” bên trong. Vì vậy “xiêm” đã đi đôi với “áo” để trở thành biểu tượng của tầng lớp quan lại ngày xưa.

VD:

“Ao xiêm ràng buộc lấy nhau

Vào lòn ra cúi công hầu mà chi”

( Nguyễn Du, Truyện Kiều)

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1186Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Phân biệt nghĩa một số từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08 Ngày dạy : 7/10/2009
Tiết : 29,30
PHÂN BIỆT NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Phát hiện ra từ dung sai trong bài viết của mình hoặc của người khác.
Hiểu được dùng từ chính xác và hay sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Từ đó có ý thức thận trọng khi dùng từ đặt câu trong văn bản.
Cung cấp cho HS một vốn từ không nhỏ thông qua các bài tập trắc nghiệm; sửa lỗi dùng từ qua bài viết của HS đòng thời củng cố kiến thức đã học ở lớp 6,7 và biết vận dụng vào bài tập làm văn.
Biết phân biệt một số từ ngữ Hán Việt từ đó biết sử dụng từ đúng.
B. NỘI DUNG: 
I. PHÂN BIỆT NGHĨA CỦA TỪ : 
1. ÁO VÀ XIÊM
- “ Aùo” là đồ mặc từ cổ xuống, chủ yếu che lưng, ngực và bụng ( từ điển Tiếng Việt)
- “Xiêm” là đồ mặc bao quanh thắt lưng che xuống tận đầu gối. Quan lại ngày xưa trước khi mặc áo bào đã vận một cái “xiêm” bên trong. Vì vậy “xiêm” đã đi đôi với “áo” để trở thành biểu tượng của tầng lớp quan lại ngày xưa.
VD: 
“Aùo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào lòn ra cúi công hầu mà chi”
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2.BÃI CÔNG VÀ LÃN CÔNG
“ Bãi” là dẹp, nghỉ, bỏ không làm nữa. “Bãi công” là đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau bỏ việc, thợ không đến nhà máy, nhân viên không đến công sở.
“Lãn” là làm biếng, nhác. “Lãn công” là hình thức đáu tranh mà qua đó công nhân viên chức có đến nhà máy, cơ quan nhưng không làm việc.
3.BẤT HỦ VÀ BẤT TỬ
“ Hủ” là già, suy, mục nát. “ Bất hu”û là không mất, cón mãi. Ta thường dùng “bất hủ” để nói đến giá trị lâu dài của văn chương, nghệ thuật, tư tưởng. 
“Tử” là chết. “Bất tử” là không chết. Ta thương dùng “bất tử” để nói đến sự trường tồn của sự nghiệp hay danh tiếng của các bậc anh hùng.
4.BIẾN CỐ VÀ SỰ CỐ
- “ Biến” có nhiều nghĩa: thay đổi, công việc không bình thường, sự hiểm nguy hay tai vạ xẩy ra. “ Cố” là sự việc, cũng có nghĩa là duyên cớ. Theo từ điển Hán Việt “ biến cố” là cái cớ sự hoạn nạn đã xây ra. Ngày nay ta dùng “ biến cố” theo nghĩa sự việc xây ra có tác động đến đời sống ( từ điển tiếng việt) 
- “ Sự cố” có nghĩa gốc là cái cớ sinh ra việc biến ( Từ điển Tiếng Việt), nay có nghĩa là việc bất thường, không may xẩy ra trong một quá trình hoạt động.
5. CÂU KẾT VÀ CẤU KẾT
- “ Câu” là cái móc. “Câu kết) ( có người viết là “cấu kết” vì phát âm không chuẩn) là móc ngoặc, là họpc thành phe cánh để thực hiện những âm mưu xấu xa ( theo từ điển tiếng Việt). “ Câu kết” chỉ là sự kết hợp tạm thời, tuỳ thuộc và sự tồn tại của những quyền lợi vật chất và thế lực bất chính.
- “Kết cấu” là sự kết hợp nhiều bộ phận để tạo thành một đoàn thể, một chỉnh thể thống nhất. Ơû “ kết cấu” sự kết hợp của các yếu tố bền chặt hơn vì đó là sự liên kết có tổ chức, sự kết hợp trong cấu trúc.
6. CỔ NHÂN VÀ CỐ NHÂN
- “ Cổ” trong “cổ nhân” chỉ quá khứ xa. “ Cổ nhân” là người xưa.
- “ Cố” trong “ cố nhân” chỉ quá khứ gần. “ Cố nhân” là bạn cũ, người tình cũ.
7. CỔ ĐỘNG VÀ SÁCH ĐỘNG
- Theo từ điển, “ cổ động” là đánh trống để thúc dục người khác hăng hái thực hiện công việc gì đó. Ngày nay hiểu cổ động là dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh. . . tác động đến tình cảm và tư tưởng của nhiều người, lôi cuốn cổ động tham gia tích cực những hoạt động chính trị xã hội, văn hoá, thể thao. . .
- “ Sách” có nghĩa là lấy roi quất cho ngựa chạy, cũng có nghĩa là mưu kế, công việc đã vạch sẵn. “ Sách động” là rủ rê, thúc đẩy, lôi cuốn kẻ khác hoạt động theo một kế hoạch đã vạch sẵn để lôi cuốn.
8. CÔ ĐÔÏC VÀ CÔ ĐƠN
- “Cô độc” là chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ chung quanh ( theo từ điển tiềng Việt).
- “Cô đơn” là chỉ một mình, không có đôi, không biết nương tự vào đâu ( theo từ điển tiếng việt). Như vậy “cô độc” và “cô đơn” đều có ngĩa chung là một mình, nhưng “một” trong “cô độc” là chủ đông, tự tai; còn “một” trong “cô đơn” lại cần đến một cái gì khác để được là hai.
9. CÔNG NHÂN VÀ NHÂN CÔNG
- “Công nhân” là người lao động
- “Nhân công” là sức lao động của người. ( theo từ điển Hán Việt)
10. CỰC HÌNH VÀ NHỤC HÌNH
- “ Hình” là sự trừng phạt người có tội.
- “Cực” ở đây có thể hiểu là quá chừng quá mức.
- “Cực hình” là hình phạt nặng nhất, nặng hơn cả tử hình nói chung, vì “cực hình” làm cho tội nhân chết một cách đau đớn. Để trừng phạt kẻ giám chống lại quyền uy của triều đình, vua chúa ngày xưa dùng các cực hình như lăng trí ( bắt chết chậm bằng cách cắt từng phần của cơ thể con người), tứ mã phanh thây (cho bốn ngựa xé xác).
- “Nhục” là thịt, “nhục hình” là hình phạt làm tội nhân đau đớn về thể xác.
- Điều 71 của Hiến pháp nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) ngiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của công dân.
11. DANH LAM VÀ THẮNG CẢNH
- “ Lam” có gốc tiếng Phạn có nghĩa là “chùa”. “Danh lam” là ngôi chùa danh tiếng, được nhiều người biết đến.
- “Thắng cảnh” là cảnh đẹp nói chung. Người chỉ đi xem cảnh đẹp mà không mà không thăm viếng một ngôi chùa nào thì không nên nói tôi đã đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh.
12. LANG BẠT VÀ LANG THANG
- “Lang bạt” là tiếng nói tắt của thành ngữ “ lang bạt kì hồ” nghĩa là “con lang đạp cái bọc da ở cổ nó, lúng túng không đi được” ( Hán Việt từ điển). Tiếng Việt của chúng ta dùng mấy chữ này theo nghĩa trái lại: đi nơi này, nơi khác ,không ở yên một chỗ nào. Người Trung Hoa dùng “lang thang” theo nghĩa đi vớ vẩn, đii không có mục đích và chỗ dừng xác định. Như vậy “lang bạt” và “lang thang” đều có nghĩa là đi mà không có chỗ dừng nhất định. Nhưng đi trong “Lang bạt” có thời gian dài và không gian rộng hơn “lang thang”. Cho nên người ta nói “đi lang thang trên hè phố”. Nhưng lại nói “sống lang bạt nơi đất khách quê người”.
13. NHƯỢC ĐIỂM VÀ YẾU ĐIỂM
- “Nhược” là yếu. “Nhược điểm” là yếu điểm kém”. Trong từ Hán Việt “yếu” có nghĩa là “trong đại, thiết đáng” ( Hán Việt từ điển). Vậy, “yếu điểm” là điểm quan trọng.
- Cần phân biệt “yếu điểm” của Hán Việt với “yếu điểm” của thuần việt. Cũng cần phân biệt “yếu điểm”, “nhược điểm” với “khuyết điểm” là điểm thiếu sót.
14. THAM Ô VÀ THAM NHŨNG
- “Tham” là ham muốn, nói về nỗi khát khao có của cải, tiền bạc.
- “Ô” là nhớp, bẩn.
- Ta thường dùng “tham ổ” để chỉ hành động xấu xa, nhơ nhớp của kẻ lợi dụng uy quyền và chứcc vụ để ăn cắp của công.
- “Nhũng” là lộn xộn, rối ren. “Tham nhũng” là lợi dụng địa vì quyền hành để quấy rối nhân dân, để sinh việc, hại người mà lấy của.
- Cần phân biệt “tham ô”, “tham nhũng” với “hối lỗ” là lấy tiền đút lót cho kẻ có thế lực để chạy việc (Hán Việt từ điển)
15. QUẢN CHẾ VÀ QUẢN THÚC
- “Quản chế” là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, đưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế người bị kết án không được tự ý đi ra khỏi nơi cư trú.
- “Thúc” là trói buộc. Như vậy “quản thúc” có phần chặt chẽ và nhiều giới hạn hơn “quản chế”.
16. VĂN CHƯƠNG VÀ VĂN HỌC
- “Văn” có nghĩa gốc là đường vân gỗ. Từ đó “văn” là những gì hiện ra bên ngoài, khác với “chất” là cái chứa đựng bên trong. Theo Phan Kế Bình, trong Hán Việt văn khảo, “văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng”, “ đem tính tình tư tưởng diễn ra thành lời nói sáng đẹp thì gọi là văn chương”. “văn hcọ là sự học hỏi, nghiên cứu văn chương”.
17. VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH
- “Văn hoá” là tổng thể giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử”. ( từ điển tiếng Việt).
- “Văn minh” là văn hoá đã đạt tới một trình độ nhất định, với những đặc điểm riêng, tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hoặc cho cả nhân loại ( từ điển tiếng Việt).
- “Văn hoá thường gắn với quá khứ và truyền thống. “Văn minh đi với hiện tại và hiện đại.
II. BÀI TẬP VỀ DÙNG TỪ 
1 . Bài tập 1:
Chọn câu dung nhất khoanh tròn vào chữ a hoặc b của các câu ấy:
1. Tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
A. KHINH KHỈNH	B. KHINH BẠC
2. Văn hóa đạt tới trình độ nhất định với những đặc trưng tiêu biểu cho một cộng đồng, một thời đại.
A. VĂN HIẾN	B. VĂN MINH
3. Người bị buộc tội đưa ra xử trước tào án
A. BỊ CÁO	B. BỊ CAN
4. Ngành kinh tế bao gồm các xí nghiệp khai thác, chế biến các loại thực phẩm.
A. CÔNG NGHỆ	B. CÔNG NGHIỆP
5. Cái đạt được trong công việc hoặc trong quá trình phát triển của sự vật.
A. KẾT QUẢ	B. HIỆU QUẢ
6. Bướng bỉnh, hay gay sự
A. BA GAI	B. BA HOA
7. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc mà mình cho là chưa thỏa đáng.
A. KHIẾU NẠI	B. KHIẾU TỐ
8. Kết quả, tác dụng thấy rõ.
A. CÔNG HIỆU 	B. CÔNG PHẠT
9. Cách đánh trong từng trận.
A. CHIẾN LƯỢC	B. CHIẾN THUẬT
10. Chỉ có một mình, không có bạn bè để trò chuyện, chung sống.
A. CÔ ĐỘC	B. CÔ ĐƠN
11. Có tâm trạng luyến tiếc, nhớ thong xen lẫn nhau.
A. BĂN KHOĂN	B. BÂNG KHUÂNG
12. Gian tham, keo kiệt.
A. BIỂN THỦ	B. BIỂN LẬN
13. Lợi dụng quyền hạn hoặc chức tước để ăn cắp của công.
A. THAM NHŨNG	B. THAM Ô
14. Điều qui định, dùng làm căn cứ để đánh giá.
A. TIÊU CHUẨN	B. TIÊU CHÍ
15. Tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi ngân hàng.
A. LỢI NHUẬN	B. LỢI TỨC
16. Kẻ that nghiệp, rong chơi, quen dùng sức mạnh để quay phá
A. DU CỐN	B. DU ĐÃNG
17. Thường xây ra ở trạng thái tĩnh
A. THƯỜNG TRỰC	B. THƯỜNG XUYÊN
18. Ngôi chùa đẹp được nhiều người biết tên.
A. DANH LAM	B. THẮNG CẢNH
19. Chống lại bản án của tòa để yêu cầu xét xử lại.
A. KHÁNG CÁO	B. KHÁNG ÁN
20. Tính toán và ghi chép lại tình hình tăng giảm vốn, tình hình thu chi trong một ... a.Bơng sầu đâu trộn gỏi Bơng điên điển so với các loại bơng kia cĩ thể gọi là loại hoa đa dụng.”
 “ Một chịm bơng điên điển rực vàng, lao xao trong giĩ quanh bờ ao nuơi cá, ta đâu nỡ lẳng lặng đi qua. Cái màu vàng quyến luyến kia cứ âm thầm cầm chân ta lại. Những ai sinh trưởng chốn đồng quê kênh rạch, hẳn khĩ quên chiếc xuồng be, cái lồng đèn nhỏ và cơ thơn nữ cắm cúi hái bơng điên điển trong màn đêm nhạt nhịa trước rạng đơng.Và những chiếc xuồng chở những thúng bơng điên điển vàng tươi hối hả bơi nhanh ra chợ làng, chợ huyện. Bơng điên điển phải ra đến chợ trước lúc mặt trời lên. Bởi lẽ nắng lên bơng nở, sắc vàng phai và vị ngọt của bơng điên điển nhạt rồi. Hình như cái duyên, cái sắc của cơ thơn nữ cũng thắm nhất lúc sương sớm chưa tan?”.
3./ Phát hiện và sửa lỗi diễn đạt trong những trường hợp sau:
Qua bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng thật là sâu sắc!
Nam Cao là một tác giả nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam.
Khơng những học giỏi mà nhà Ba cịn rất nghèo.
Nằm bên một dịng sơng êm đềm, ngơi nhà cao tầng thật đơn sơ và thơ mộng.
Trời mưa nhưng đường rất lầy lội.
Lúc đĩ, tơi nhìn thấy vẻ mặt của cơ thật là rạng rỡ. Khiến cho tơi cảm thấy rất vui.
Bạn ấy luơn nĩi đùa khi người khác đang nĩi chuyện.
C. RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần : 08 Ngày dạy : 7/10/2009
Tiết : 29,30
KHẮC PHỤC LỖI DÙNG TỪ TRONG TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Phát hiện ra từ dung sai trong bài viết của mình hoặc của người khác.
Hiểu được dùng từ chính xác và hay sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Từ đó có ý thức thận trọng khi dùng từ đặt câu trong văn bản.
Cung cấp cho HS một vốn từ không nhỏ thông qua các bài tập trắc nghiệm; sửa lỗi dùng từ qua bài viết của HS đòng thời củng cố kiến thức đã học ở lớp 6,7 và biết vận dụng vào bài tập làm văn.
B. NỘI DUNG: 
I. DÙNG TỪ ĐÚNG: Dùng từ đúng la dùng từ đúng âm và đúng nghĩa.
1. Từ là gì : 
Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, được người nói người viết dùng để đặt câu. vì vậy, nói đến việc rèn luyện kĩ năng nói và viết, trước hết phải nói đến ngệ thuật dùng từ đúng và hay.
1. Dùng từ đúng âm: 
	Muốn dùng từ đúng âm thì ta phải biết cách phát âm chuẩn.
VD: Đúng âm:	Không đúng âm
 	 Biểu ngữ 	Biển ngữ
 	Cảm khái	Cảm khoái
 	Câu kết	Cấu kết
 	 Khuynh diệp	Khinh diệp 
Bạc mệnh	Bạc mạng
Chung cư	Chúng cư
Đại bàng 	Đại bằng
Phiêu bạt 	Phiêu bạc
Trong thực tế tồn tại hai cách phát âm mà ta chưa thể căn cứ vài từ nguyên hoặc quần chúng để xác định một âm chuẩn, ta chấp thuận cả hai cách phát âm ấy. Tình trạng này, ngôn ngữ học gọi là lưỡng khả.
VD: 	chuẩn 	không chuẩn
Cộng hoà	Cọng hoà
Sát nhập	Sáp nhập
Sứ mệnh	Sứ mạng
Thượng tầng	 Thượng tằng
2. Dùng từ đúng nghĩa.
Chúng ta cần thường xuyên tra từ điển, không nên đoán mò.
VD: đọc văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ta gặp từ “bòng bong” trong câu ( Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan). Tra Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (XB 1985) ta sẽù hiểu “bòng bong” là “vải”, hoăïc đệm buồm may thành một bức kéo lên mà che nắng, thương dùng theo ghe thuyền”.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ còn lơ mơ, chưa chính xác.
VD: Từ “Hoang vu” là cỏ rậm mọc đầy ( vu là cỏ). Vì vậy người ta nói “ sa mạc hoang vắng” chứ không nói “ sa mạc hoang vu”.
VD: Từ “ Quy tiên” nghĩa là chết. “Quy” là về, nhưng tiên là gì? Có người cho rằng “ tiên” là “trước” rồi tưởng đến từ ghép “ tổ tiên” và cho rằng “quy tiên” là về với tổ tiên. Như vậy một em bé chết cũng có nghĩa là “quy tiên” sao? Thực ra “tiên” trong quy tiên là “ người ở trên núi”. Vậy “quy tiên” là “về cõi tiên”. Chính vì vậy người ta dùng từ này để nói đến cái chết nhẹ nhàng, thanh thoát của những cụ ông, cụ bà đã có tuổi thọ.
- Trong tiếng Việt có một số từ đồng âm dị nghĩa
VD: Tiếng “ Kì” ( Kỳ)
Kì Ị lạ ( Hiếu kì)
Kì Ị chỗ nhà vua đóng đô ( Kinh kì)
Kì Ị người già trên 60 tuổi ( kì mục)
Kì Ị là lá cờ ( quốc kì)
Kì Ị là đất vuông ngàn dặm ( Nam kì, trung kì. .)
Kì Ị có nghĩa là thời gian ( kì hạn)
- Trong tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa tương đối, chúng ta thường hay lẫn lộn dẫn đến sử dụng từ không đúng.
 VD: Du côn - Du đãng Ị đều chỉ người không có nghề nghiệp làm ăn, sinh sống lương thiện, chỉ biết ăn chơi, quậy phá bằng những hành động phi pháp.
+ Du côn: Côn Ị là cái gậy, tượng trưng cho sức mạnh thô bạo.
+ Du đãng: đãng Ị là sống phóng túng, không theo khuôn phép. “Du đãng” Ị là dân sống vỉa hè , sống lang thang, không chịu sự quản lí của chính quyền địa phương và công an khu vực+ Như vậy tên “du đãng” có hành vi quậy phá như thằng “du côn”, nhưng “du đãng” không có hành vi côn đồ như “du côn”.
VD: Thường xuyên – thường trực:
Nếu viết biển bào “ Xe ra vào thường trực” là sai.
Nếu giải thích “ Xuyên” có nghĩa là “ Xuyên qua” cũng sai luôn.
Vậy “Xuyên” nghĩa là dòng sông luân lưu, trôi chảy không ngừng, còn “ Trực” là ở yên một chỗ để làm việc gì đó. Vậy cái gì thường có mặt mà ở trạng thái động ta gọi là “Thường xuyên”. Còn cái gì có mặt mà ở trạng thái tĩnh ta gọi là “ Thường trực”.
I. DÙNG TỪ HAY
1. Dùng từ chính xác:
Là dùng từ đúng và hay.
VD: Nguyễn Du miêu tả tâm trạng Thúc Sinh trong việc tẩy trần do Hoạn Thư bày ra với mục đích làm khổ tình địch và làm nhục chồng mình. Thấy người yêu trở thành dứa ở và đang bị vợ đày đoạ, Thúc Sinh giả say không muốn uống nữa để chấm dứt thẩm kịch:
“ Sinh càng nát ruột tan hồn
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay”.
Biết vậy nên Hoạn Thư nổi cơn ghen “ vội thét con hoa ( tên mới của Thuý Kiều), khuyên chàng chẳng đặng thì ta cho đòn”. Tròng tình huống ấy Thuý Kiều nâng chén rượu mời Thúc Sinh, Thúc Sinh đành ngậm đắng nuốt cay mà “ ráo ngay”. “ Ráo ngay” chứ không thể “ uống ngay” , “hết ngay” hoặc “ cạn ngay”. Ráo ngay mới lột tả được tâm trạng của Thúc Sinh nhát gan, hèn yếu, sợ vợ.
VD: Đọc “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta gặp bài học sinh động về nghệ thuật dùng từ chính xác trong văn chính luận. Mở đầu sự kiện nàt, Bác Hồ viết: “ Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
- Ta “ muốn hoà bình” chứ không phải “ yêu hoà bình”, “ mong hoà bình”; vì “muốn” vừa diễn tả nguyện vọng, vừa bày tỏ ý chí và quyết tâm, rất thích hợp với khầu khí của nhà cách mạng.
- Ta “ nhân nhượng” mà không “ nhượng bộ”, vì “nhân nhượng” là cách xử sự hợp lí, hợp tình của người có đạo đức, có nhân nghĩa. Còn “ nhượng bộ” là chịu để cho đối phương lấn tới, vì yếu thế hay do không kiên quyết.
- Địch “lấn tới” chứ không phải “ tiến tới”, vì “tiến tới” là thái độ chính đáng, đường hoàng của người biết hành động theo lí tưởng, có mục đích. Còn “lấn tới” là hành vi xấu xa của kẻ không có gì ngoài sức mạnh thô bạo, “lấn tới” là hành vi cướp nước.
Trong văn bản này chúng ta còn bắt gặp một câu nói thống thiết mà quyết liệt: “ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”
“ Phải đứng lên” khác với “ hãy đứng lên”. Nói hãy đứng lên là khuyên nhủ, là kêu gọi. Nói “phải đứng lên” là ra lệnh chiến đấu một mất một cón với giặc. Giặc đã dồn ta tới chân tường thì ta chỉ còn một cách là đứng lên cầm vũ khí để chiến đấu.
Trong tình thế vô cùng khẩn trương mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dùng thì giờ cân nhắc, tính toán để sử dụng thì giờ một cách chính xác như vậy. Lẽ nào chúng ta lại dùng từ một cách tuỳ tiện khi làm văn cúng như khi nói.
2. Dùng từ sáng tạo:
Từ sáng tạo là gọi tên sự vật lần thứ nhất, bằng cái nhìn tươi mát và hồn nhiên như trẻ thơ.
Trong thực tế những từ gọi, tả sự vật sự việc được chúng ta dùng đi dùng lại nhiều lần. Vì vậy muốn thay đổi bằng từ ngữ khác, bằng cái nhìn sự vật của đôi mắt trẻ thơ.
VD: Từ “ ngon” được Nguyễn Gia Thiều dùng thay cho từ “ đẹp” trong cung oán ngâm khúc là một ví dụ. Ta thường nói cảnh đẹp, hoa đẹp, người đẹp, lại nói tình hay ý đẹp. Trong cung oán ngâm khúc để diến tả sắc đẹp của cung nữ, Nguyễn Gia Thiều viết:
Đoá lê ngon mắt cửu trùng
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu.
Nguyễn Gia Thiều nói “ngon mắt”. Sống trong cung vua phủ chúa, chứng kiến cảnh sống bi thương của hàng trăm người thiếu nữ má đào mà bạc phận, nhà nghệ sĩ nhiều lòng nhân ái Nguyễn Gia Thiều không khỏi sinh tâm oán trách cảnh sông xa hoa, dục lạc của đấng quân vương. Cho nên nhà thơ đã hạ mọt từ “ ngon” để phơi bày những ham muốn vật chất thấp hèn đang được che giấu ở đằng sau lớp vàng son lộng lẫy. 
VD: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã chọn từ ngữ thích hợp để miêu tả để phù hợp với số phận của từng nhân vật. Trong đó có đoạn:
Vân xem trang trong khac vời
......Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Với các từ ngữ “ trang trọng”, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, “ hoa cười ngọc thốt”, “mây thua”, “ tuyết nhường” gợi lên vẻ đẹp diễm phúc, vẻ đẹp đoan trang. Vẻ đẹp đó nói lên cuộc đời của Thuý Vân sung sướng, hạnh phúc.
Còn Thuý Kiều Nguyễn Du viết:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
.....Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Với các từ “ sắc sảo”, “ hoa ghen”, “ liễu hờn” nói lên vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà làm cho cảnh thiên nhiên trời đất cúng phải ghen tuông, phẫn nộ. Vẻ đẹp đó như báo trước cuộc đời, số phận của nàng Kiều sẽ long đong, vất vả.
Hoặc khi miêu tả cách ngồi của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du viết:
“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Vậy tại sao tác giả lại dùng từ “ngồi tót” chứ không phải là “nhảy ngồi”, “leo ngồi”, hoặc “phóng ngồi” . từ ”tót” lột tả được bản chất giả tạo, xấu xa, thiếu lịch sự của tên buôn thịt bản người – Mã Giám Sinh.
C. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29-32.doc