Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1

Lớp 8A2

TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

B. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn & tài liệu khác.

 2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.

C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

* Ổn định, kiểm tra sỉ số.

* Kiểm tra việc chuẩn bị tập sách của học sinh.

 * Giới thiệu bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: BÀI 1
Ngày 15/8/2011: Tiết 1-2
Lớp 8A2
TÔI ĐI HỌC
	 Thanh Tịnh 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
1.Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tơi đi học”.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngịi bút Thanh Tịnh.
	2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự cĩ yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn & tài liệu khác. 
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Ổn định, kiểm tra sỉ số.
* Kiểm tra việc chuẩn bị tập sách của học sinh.
	* Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm:
? Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu một số nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả Thanh Tịnh? 
- GV cho HS đọc văn bản sau khi GV đã đọc một đoạn.
+ Yêu cầu đọc chậm, lắng sâu, chú ý lời của nhân vật.
+ Nhận xét cách đọc của HS.
- Cho HS tìm hiểu chú thích phần giải nghĩa của từ khó. 
- Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi. Theo em những kí ức nào thể hiện rõ nhất qua dòng hồi tưởng đó?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu tâm trạng của nhân vật Tôi khi nhớ vể buổi đầu tiên đi học:
- Cho HS tìm hiểu đoạn 1.
? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi” nhớ về ngày đầu tiên mình đi học?
? Khi nhớ về kỷ niệm xưa, nhân vật “Tôi” có tâm trạng như thế nào?
- Cho HS tìm hiểu đoạn 2, 3, 4 của văn bản. Nếu như ở đoạn 1, nhân vật “Tôi” bồi hồi, xúc động khi nhớ về buổi đầu đi học, thì các đoạn còn lại của văn bản diễn tả tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu đi học. Chúng ta sẽ tìm hiểu. 
? Trong buổi đầu đi học, nhân vật “Tôi” đi cùng với ai? Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi” như thế nào?
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt:
? Trên con đường đi tới trường cùng mẹ, nhân vật “Tôi” có tâm trạng, cảm giác như thế nào?
- Trên con đường cùng mẹ tới trường, cảm giác của “Tôi” có sự thay đổi:
? Thay đổi về nhận thức, thay đổi về hành vi, song ở “Tôi” vẫn mang những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của một đứa bé. Em có thấy điều đó không? 
? Khi đứng giữa sân trường khi xếp hàng nghe gọi tên vào lớp, tâm trạng của nhân vật “Tôi” như thế nào?
? Có ý kiến cho rằng đây là một cậu bé yếu đuối, nhút nhát. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? 
- GV chốt: Từ tâm trạng trăn trở trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ, hồi hộp, bỡ ngỡ... Bây giờ bước vào môi trường rộng lớn thì tâm trạng, cảm xúc đó là điều đương nhiên.
? Rời bàn tay mẹ, “Tôi” bước vào lớp học. Em cảm nhận được nhân vật “Tôi” có tâm trạng như thế nào? 
? Hình ảnh “Một con chim...bay cao” diễn tả điều gì? 
? Dòng chữ “Tôi” đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tìm hiểu một nét đặc sắc nghệ thuật:
- GV định hướng để HS tìm nét đặc sắc của nghệ thuật:
+ Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản?
+ Tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, em thích nhất là hình ảnh nào? 
- GV chốt:
 + Kết hợp kể, miêu tả, bộc lộ cảm xúc.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s tìm hiểu ý nghĩa của văn bản:
? Qua văn bản, em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật văn bản?
- Chốt lại phần ghi nhớ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn h/s luyện tập:
1. Em có cảm nhận gì về thái độ của người lớn đối với các em bé lần đầu đi học?
2. Phát biểu của em về dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi” trong truyện vừa học?
- HS dựa vào phần chú thích để trả lời.
- HS khác bổ sung.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bộ văn bản.
- HS giải nghĩa từ khó. Chú ý các từ 2, 6, 7.
- HS quan sát đoạn 1 của văn bản từ đầu... tưng bừng rộn rã.
- HS phát hiện trả lời.
+ Thời điểm: cuối thu.
+ Không gian: lá, mây.
+ Con người: những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ ...
- HS phát hiện các chi tiết đó khái quát tâm trạng của nhân vật.
- HS quan sát đoạn 2:” Buổi mai ... ngọn núi”, đoạn 3 từ “trước sân trường...một chút nào hết” và đoạn cuối của văn bản.
- HS trao đổi theo nhóm và trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Phát biểu ý kiến.
- HS phát hiện các chi tiết:
Bậm tay ghì , xệch ra, chúi xuống, muốn thử sức, thể hiện sự ngộ nghĩnh đáng yêu.
- Trường xinh xắn, oai nghiêm, thấy mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. 
- Nêu câu trả lời. 
- HS phát hiện, trao đổi, trả lời
+ Vừa xa lạ, vừa gần gũi.
+ Lạm nhận là của riêng.
+ Cậu bé tiếc nuối những ngày tự do vui chơi đã qua.
+ Bắt đầu bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời. 
- HS trao đổi, phát hiện, trả lời.
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào bố cục để nêu dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi”. Từ đó thấy được tính thống nhất của văn bản.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Sgk/8
2. Tác phẩm : Xuất bản năm 1941 in trong tập Quê mẹ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi nhớ về buổi đầu đi học:
- Náo nức, mơn man
- Tưng bừng, rộn rã.
® từ láy ® bồi hồi; xúc động.
2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu tiên đi học:
- Con đường, cảnh vật quen thuộc trở nên lạ. 
- Thấyï mình trang trọng, đứng đắn.
- Trường oai nghiêm, mình béù nhỏ ® lo sợ.
- Bỡ ngỡ nép bên người thân.
- Hồi hộp ® giật mình khi nghe gọi tên. 
- Khóc khi phải rời bàn tay mẹ.
- Vừa xa lạ, vừa gần gũi với lớp, với bạn. 
3. Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:
-Kết cấu theo dòng hồi tưởng.
- Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc.
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
4. Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quên trong ký ức của mọi người.
* Ghi nhớ sgk/ 9 
VI. Luyện tập:
	* Củng cố và hướng dẫn tự học:
 - Tại sao truyện Tôi đi học lại tìm được sự đồng cảm ở người đọc?
	- Học thuộc lòng: Hằng năm . . . Tôi đi học
	- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.
	- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
	* Hướng dẫn chuẩn bị bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
- Tìm hiểu nghĩa của các từ động vật, thú, chim, cú, hươu, voi, sáo... 
- Cho biết từ nào có nghĩa rộng, từ nào có nghĩa hẹp? 
Rút kinh nghiệm
	- Giáo viên hướng dẫn đủ cho học sinh về chuẩn và kỹ năng kiến thức trọng tâm của văn bản.
Học sinh cảm thụ được những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày tựu trường.
Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về ngày tựu trường mà em nhớ mãi.
------------------
Ngày 16/8/2011: Tiết 3
Lớp 8A2
	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ .
2. Kĩ năng:
 Thực hành so sánh, phân tích cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ .
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGV, SGK & tài liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, quy nạp.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ.	
	- Tại sao văn bản Tôi đi học lại nhận được sự đồng cảm của người đọc?
	- Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài?
	* Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trên bảng và trả lời các câu hỏi:
? Cho biết nghĩa của từ động vật so với nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
? Từ động vật là từ ngữ nghĩa rộng. Em hiểu gì về chúng? 
? Nghĩa của từ thú so với voi, hươu.
Nghĩa của từ chim so với tu hú, sáo.
Nghĩa của từ cá so với cá rô, cá thu.
® Chốt lại kết luận 1
? Trở lại với 2 ví dụ vừa phân tích trên, em hãy cho biết nghĩa của từ thú, chim, cá so với nghĩa của từ động vật? nghĩa của từ voi , hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu so với thú, chim, cá? vì sao?
Vậy em rút ra được kết luận gì qua các ví dụ vừa được phân tích?
- Chốt lại kiến thức về từ ngữ nghĩa hẹp.
? Trong các ví dụ vừa phân tích, từ nào vừa mang nghĩa rộng lại mang nghĩa hẹp? em rút ra được kết luận gì?
- GV chốt lại các đơn vi kiến thức ở phần ghi nhớ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Cho HS tiếp cận Bài tập 1 SGK/10 
-Xác định yêu cầu và gọi 2 HS lên bảng.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập 2. 
- Phân nhóm.
- Theo dõi HS, đưa ra đáp án.
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập 3. 
- Phân nhóm.
- Theo dõi HS đưa ra nhận xét, đưa đáp án. 
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập 4 và hướng dẫn HS thực hiện.
- HS nhận diện và trả lời: Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá vì động vật bao hàm cả thú, chim, cá ® Kết luận 1 sgk/10.
- HS trả lời tương tự như 1 
- Thú > voi , hươu
- Chim > tu hú, sáo.
- Cá > cá rô, cá thu. 
- HS phát hiện trả lời nhanh: nghĩa hẹp hơn.
- Vì phạm vi nghĩa của chúng được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.
- HS rút ra kết luận dựa vào phần ghi nhớ 2 sgk/10. 
- HS trao đổi , tìm đáp áp:
+ Rộng: thực vật
+ Hẹp:Cam, chanh, cỏ mật, cỏ gà 
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS làm bài tập theo nhóm :
1:a; 2:b ; 3:c ; 4:d ; 5:e
- HS thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
- HS thực hiện và theo dõi đáp án.
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp : 
Ví dụ :
Động vật
Thú
Chim
Cá
Voi , hươu tu hú, sáo cá rô, cá thu
- Động vật: từ ngữ nghĩa rộng.
- Voi, hươu, tu hú, sao, cá rô, cá thu ® từ ngữ nghĩa hẹp.
- Thú, chim, cá ® vừa mang nghĩa rộng, vừa mang nghĩa hẹp. 
* Ghi nhớ : SGK/10
II. Luyện tập :
Y phục
BT 1 :
Áo
Quần
Quần dài
Quần đùi
Áo dài
Áo sơ mi
BT 2 :
a/ Chất đốt, b/ Nghệ thuật
c/ Thức ăn. d/ Nhìn.
e/ Đánh.
BT 3:
a/ Xe đạp, xe máy, xe hơi
b/ Sắt, đồng thép
c/ Cam, chanh, bưởi
d/ Chú, bác, cô, cậu
e/ Vác, đội, mang 
BT 4:
a/ Thuốc lào. b/ Thủ quĩ.
c/ Bút điện. d/ Hoa tai.
	* Củng cố & hướng dẫn tự học:
- Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
 	- Học bài, xem lại các bài tập phần luyện tập.
	- Làm bài tập 5.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Văn bản Tôi đi học cho em biết được điều gì?
- Đối tượng văn bản nói đến là ai?
- Vì sao em biết được điều đó? (Chú ý nhan đề, từ ngữ, câu liên quan) 
Rút kinh nghiệm
Học sinh nắm được các cấp độ khái của từ và vận dụng được trong việc giải bài tập
Vẫn còn một số em chưa vận dụng tốt kiến thức trong giao tiếp
---------------
Ngày 20/8/2011: Tiết 4
Lớp 8A2
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
	1. Kiến thức:
- Chủ đề văn bản.
 - Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu và cĩ khả năng bao quát tồn bộ văn bản.
 - Trình bày một văn bản (nĩi, viết) thống nhất về chủ đề.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGV, SGK & tài liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, quy nạp.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
	* Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ? Cho ví dụ minh hoạ.
	* Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề của văn bản:
- Tổ chức cho HS tìm hiểu văn bản Tôi đi học
? Văn bản Tôi đi học là sự hồi tưởng của tác giả về kỉ niệm sâu sắc trong thuở ấu thơ. Theo em đó là kỷ niệm gì?
? Sự hồi tưởng đó gợi lên cảm giác gì trong lòng tác gia? Ấn tượng để lại? 
? Từ đó em hãy cho biết đối tượng văn bản đề cặp là ai? Vấn đề chính của văn bản là gì?
? Cho biết chủ đề của văn bản Tôi đi học?
? Em rút ra được kết luận gì về chủ đề của văn bản?
-GV chốt lại phần ghi nhớ 1: Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
? Ở trên đã nói, văn bản Tôi đi học nói lên kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên. Căn cứ vào đâu em biết?
-GV gợi dẫn:
? Nhan đề của văn bản giúp em hiểu được điều gì?
? Có từ ngữ, câu nào diễn tả điều đó?
- GV chốt: Nhan đề có ý nghĩa tường minh giúp ta hiểu rõ văn bản nói về việc đi học.
- Các từ ngữ: tựu trường, đến trường, đi hhọc, quyển vở, bút thước đều liên quan đến việc đi học và được lặp lại nhiều lần.
? Văn bản Tôi đi học diễn tả tâm trạng của Tôi trong buổi đầu tiên đi học. Em cho biết đó là tâm trạng gì? Các từ ngữ, các đoạn trong văn bản có tập trung thể hiện điều đó không?
- GV gợi dẫn 
? Tâm trạng của tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường được diễn tả bằng những từ ngữ nào?
-GV chốt: Trong văn bản tôi đi học, ta thấy nhan đề văn bản, các từ ngữ, các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề. Như vậy văn bản này đã có tính thống nhất. Vậy em hiểu một văn bản có tính thống nhất về chủ đề là như thế nào? 
- GV chốt lại phần ghi nhớ 2, 3 sgk/12. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
1. Cho HS đoc văn bản Rừng cọ quê tôi.
? Văn bản viết về đối tượng nào và vấn đề chính mà văn bản đề cập là gì?
? Tìm các từ ngữ then chốt lặp đi, lặp lại?
? Các câu, các đoạn có tập trung thể hiện chủ đề hay không?
? Trật tự các đoạn sắp xếp như vậy có hợp lí chưa?
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3.
- HS trả lời:
+ Kỉ niệm lần đầu tiên đi học.
+ Cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng.
+ Ấn tượng: nhớ mãi. 
+ Đối tượng: Tôi.
+ Vấn đề chính: Cảm giác về buổi đầu đi học thật trong sáng, khó quên.
- Tô đậm cảm giác trong sáng của tôi trong buổi đầu đi học.
- HS trả lời. 
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS trao đổi nhóm.
- Đưa ra câu trả lời.
- Các từ ngữ: tựu trường, đến trường, đi hhọc, quyển vở, bút thước đều liên quan đến việc đi học và được lặp lại nhiều lần.
-Tâm trạng: hồi hộp, bỡ ngỡ.
+ Các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện sự thay đổi tâm trạng đó. 
- Tập trung biểu đạt chủ đề, không xa rời, lạc chủ đề.
- Căn cứ vào đề mục, nhan đề, các từ ngữ, câu, các đoạn văn bản.
 - HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc văn bản.
- Trao đổi nhóm và đưa ra câu trả lời.
- rừng cọ, lá cọ, thân cọ.
 Đoạn 1: giới thiệu rừng cọ.
 Đoạn 2: tả cây cọ.
 Đoạn 3: vai trò của cọ.
 Đoạn 4: tình cảm của người dân đối với cọ
- Sắp xếp hợp lí.
- HS trao đổi nhóm đưa ra câu trả lời.
- HS phát hiện, trả lời. 
Sửa chữa làm ở nhà.
I. Chủ đề của văn bản:
- Văn bản Tôi đi học
+ Hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học.
+ Ấn tượng để lại: nhớ mãi 
* Ghi nhớ 1: sgk/12
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
- Văn bản Tôi đi học
+ Chủ đề: Cảm giác trong sáng của tác giả trong buổi đầu đi học.
+ Nhan đề: Tôi đi học
+ Các từ ngữ: tựu trường, đến trường, ngôi trường, quyển vở; tôi.
+ Các câu, các đoạn tập trung thể hiện tâm trạng của tôi trong buổi đầu đi học.
* Ghi nhớ 2, 3: sgk/12
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
a. Chủ đề: Vai trò của cây cọ đối với cuộc sống của dân quê.
- Nhan đề: rừng cọ quê tôi.
- Từ ngữ then chốt: rừng cọ, cây cọ, lá cọ.
- Các đoạn văn bản tập trung thể hiện chủ đề.
b. Các đoạn trong văn bản sắp xếp hợp lí nên không cần thay đổi.
Bài tập 2: Ý lạc chủ đề: b, d.
Bài tập 3 :
- Ý lạc chủ đề: c, g.
- Ý chưa tốt, thiếu tập trung b, e 
- Con đường ...thay đổi.
-Ngôi trường uốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
-Cảm thấy gần gũi thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
	* Củng cố & hướng dẫn tự học:
- Nhắc lại hai đơn vị kiến thức bài học.
	- Học bài và thực hiện BT ở nhà.
	* Hướng dẫn chuẩn bị bài Trong lòng mẹ.
- Đọc văn bản và xác định tác giả, thể loại, xuất xứ đoạn trích? Tóm tắt văn bản.
- Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
- Qua cuộc đối thoại đó, em thấy bà cô là người như thế nào?
	- Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào?
Rút kinh nghiệm:
Giáo viên cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
Học sinh tiếp thu bài còn chậm, vì mới vào năm học.
Học sinh chưa chuẩn bị bài tốt.
=== Hết tuần 1 ===

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_1.doc