Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bắc sơn (trích hồi 4 - Nguyễn Huy Tưởng)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bắc sơn (trích hồi 4 - Nguyễn Huy Tưởng)

BẮC SƠN

(Trích hồi 4 - Nguyễn Huy Tưởng)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1.Kiến thức :

-Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.

2.Kĩ năng :

-Tổng hợp hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.

-Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam cùng chủ đề.

3.Thái độ

-Giáo dục HS có ý thức yêu mến và tìm đọc các tác phẩm văn học nước ngoài.

 II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài

 - HS: Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi .

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bắc sơn (trích hồi 4 - Nguyễn Huy Tưởng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35	Ngày soạn: 16/4/2011
Tiết 172+173	Ngày dạy: 18/04/2011
BẮC SƠN
(Trích hồi 4 - Nguyễn Huy Tưởng)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức :
-Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2.Kĩ năng :
-Tổng hợp hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
-Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam cùng chủ đề.
3.Thái độ 
-Giáo dục HS có ý thức yêu mến và tìm đọc các tác phẩm văn học nước ngoài.
 II. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài
 - HS: Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi . 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ở lớp 8 các em đã học tác phẩm kịch nào? Nội dung của vở kịch ấy là gì?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
Hoạt động 2: Phương pháp vấn đáp tái hiện ,giải thích –minh họa
 - HS đọc chú thích sgk (*)
?Em hiểu biết gì về tác giả 
GV:giới thiệu thêm về tác giả
? Em biết gì về thể loại kịch?
- GV nhấn mạnh: tác phẩm kịch mang đậm tích chất anh hùng và không khí lịch sử. Và phương thức thể hiện, thể loại
- HS đọc tóm tắt SGK
- GV hướng dẫn cách đọc, chỉ định HS phân vai hai lớp kịch đầu.
- Tóm tắt 2 lớp còn lại.
- HS đọc một số chú thích (SGK).
- H: Hãy thuật lại diễn biến, sự việc, hành động trong lớp kịch?
- H: Các lớp kịch gồm các nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- H: Hãy chỉ ra tình huống bất ngờ, gay cấn mà tác giả xây dựng trong các lớp kịch?
- H: Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?
? Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm? (dựa theo gợi ý SGK)
HS đọc lời tự trách của nhân vật Thơm qua lớp kịch.
- HS đọc lời đối thoại của Thơm với Ngọc thể hiện sự nghi ngờ của cô.
? Đánh giá của em về hành động của Thơm?
?Nhân vật Thơm đã có biến chuyển gì trong lớp kịch này?
(Dứt khoát đứng về phía cách mạng)
? Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thơm?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
? Bằng thủ pháp nào, tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y? Đó là bản chất gì?
(qua ngôn ngữ, thái độ, hành động của nhân vật).
? Đánh giá và nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
? Những nét nổi rõ trong tình cảm của Thái và Cửu là gì?
HĐ 3
- H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng?
- H: Nêu nét chính về nội dung, nghệ thuật của lớp kịch?
- HS đọc ghi nhớ (SGK).
I.Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả:
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), quê Hà Nội. Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau Cách mạng tháng Tám
2.Tác phẩm:
* Kịch: Là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Phương thức thể hiện:
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại).
+ Bằng cử chỉ, hành động nhân vật.
- Thể loại:
+ Kịch hát (chèo, tuồng)
+ Kịch thơ.
+ Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch).
- Cấu trúc: hồi, lớp (cảnh).
3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
+Đọc 
+Chú thích 
4.Kể.
- Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm (Ngọc).
(Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng)
II. Phân tích 
a. Nhân vật Thơm
- Hoàn cảnh:
+ Cha, em trai: hi sinh.
+ Mẹ: bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng).
+ Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc).
- Tâm trạng: Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
- Thái độ với chồng:
+ Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian.
+ Tìm cách dò xét.
+ Cố níu chút hi vọng về chồng
- Hành động:
+ Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.
+ Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.
→ Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
=> Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
b. Nhân vật Ngọc
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
c. Nhân vật Thái, Cửu
(chiến sí cách mạng).
Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy.
Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với Tổ quốc, cách mạng, đất nước
II. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
2. Nội dung:
Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc – đứng hẳn về phía cách mạng.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị “Tổng kết tập làm văn”
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 161,162.doc