Tiết 1 + 2
Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà –
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng
II. Chuẩn bị
1. Thầy:
- SGK + SGV - Nghiên cứu soạn giáo án
2. Trò:
- Đọc kĩ văn bản + trả lời các câu hỏi SGK
BÀI 1 Kết quả cần đạt - Thấy được những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác. - Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng giao tiếp. - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Soạn: 22 - 08 - 2008 Giảng: 27/08/2008 28/08/2008 Tiết 1 + 2 Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - Lê Anh Trà – A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác - Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng II. Chuẩn bị 1. Thầy: - SGK + SGV - Nghiên cứu soạn giáo án 2. Trò: - Đọc kĩ văn bản + trả lời các câu hỏi SGK B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức: ( 1 phút ): Sĩ số: I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ): - Kiểm tra vở soạn của HS - Nhận xét ý thức chuẩn bị bài mới của HS II. Dạy bài mới: * Vào bài ( 1 phút ): - Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Giờ học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh GV ? TB GV GV GV ?TB ?TB GV ? HS ? GV ? ? GV ? GV GV ? GV GV ? GV GV ? GV GV ? hs GV ? ? HS ? GVp ? GV GV ? GV ? GV ? ? gv GV ? ? ? Giới thiệu: Văn bản phong cách Hồ Chí Minh được trích từ bài " Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị " của tác giả Lê Anh Trà - in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam " xuất bản năm 1990 Đoạn trích thuộc kiểu văn bản gì ? - Đoạn trích thuộc kiểu văn bản nhật dụng viết theo phương thức nghị luận Chương trình Ngữ văn THCS có những văn bản nhật dụng về các chủ đề: cuộc sống con người, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái,... Bài " Phong cách Hồ Chí Minh " thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Nêu yêu cầu đọc: Phong cách Hồ Chí Minh là văn bản nhật dụng viêt theo phương thức nghị luận. Văn bản viết về đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Khi đọc các em cần đọc to, rõ ràng, phát âm đúng các từ ngữ khó và biểu hiện được tình cảm của người viết đối với Bác: Khâm phục, kính trọng yêu quý. - GV đọc mẫu một lượt - Gọi 2 HS đọc ( HS 1 đọc từ đầu đến " rất mới, rất hiện đại ". HS 2 đọc đoạn còn lại - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích trong 2 phút Lưu ý HS chú thích 1: Phong cách: Ở đây dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử.... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp nào đó Em hiểu như thế nào về các từ: truân chuyên, tiết chế? - Truân chuyên: gian nan, vất vả - Tiết chế: hạn chế, giữa không cho vượt quá mức Qua việc chuẩn bị bài em hãy cho biết: văn bản có thể chia làm mấy phần ? chỉ rõ giới hạn và nội dung của từng phần ? - Văn bản chia làm 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến " rất mới, rất hiện đại " Hồ Chí Minh và sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại + Phần 2: Còn lại: nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh * Chuyển ý: Để các em thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh và những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản, cô trò ta cùng phân tích văn bản Chúng ta sẽ phân tích văn bản theo bố cục vừa chia Mời 1 em đọc đoạn đầu của văn bản Hãy nêu luận điểm của văn bản này ?( TB ) Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh Tìm những luận cứ biểu hiện sự tiếp xúc với tinh hoa văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới của Hồ Chí Minh ?( TB ) - [....... ] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở các nước Phương Đông và Phương Tây. [....] đã thăm các nước Châu Phi, Châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp Anh, Hoa, Nga... Những luận cứ này cho em hiểu gì về vốn văn hoá của Bác ?( TB ) - Bác có vốn tri thức văn hoá rất sâu rộng Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng. Vì sao người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy ?( TB ) - Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Chủ Tịch Hồ Chí Minh có ý thức học tập, tiếp thu nền văn hoá của các nước. Người học hỏi trên dường hoạt động cách mạng (trong cuộc đời đầy truân chuyên trên những con tàu vượt trùng dương ); Người học hỏi qua công việc, qua lao động, Người học hỏi rất nghiêm túc đến đâu Người cũng học hỏi... Để có thể tiếp xúc với nền văn hoá của nhiều nước, Người đã nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài ) Điều đáng chú ý trong việc tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? ( TB ) - Điều đáng chú ý là Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Người tiếp thu những cái hay, cái đẹp nhưng đồng thời Người cũng phê phán những hạn chế, tiêu cực của chủ nghĩa Tư bản. Trên nền tảng dân tộc mà tiíep thu những ảnh hưởng quốc tế Gọi 1 HS đọc câu văn cuối: " Nhưng điều kì lạ.... rất mới, rất hiện đại ... Câu văn này có vị trí như thế nào trong đoạn ? Câu văn cuối đoạn văn là một lời bình luận của tác giả về cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng không hề làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Người biết kết hợp, nhào nặn tinh hoa văn hoá Phương Đông và Phương Tây để tạo ra một phong cách sống độc đáo, để trử thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Phương Đông, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại Yêu cầu HS đọc lướt thầm đoạn văn đầu Em có nhận xét gì về cách trình bày các luận cứ của tác giả ? ( KH ) - Các luận cứ tác giả đưa ra đều xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ. Tác giả kết hợp giữa kể và bình luận. Trong đoạn văn đầu sau khi kể về việc Chủ tich Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước tác giả đưa ra lời bình luận rất tự nhiên: " Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chío Minh. Hay sau khi kể về thái độ chủ động trong tiếp thu tinh hoa văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả bình luận " Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng Quốc tế đó... rất hiện đại " . Lối diễn đạt của tác giả rất tinh tế, cách viết giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca. Cách diễn đạt đó đã toạ nên sức thuyết phục đối với người đọc Qua phân tích em thấy cách tiếp thu tinh hoa văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh như thế nào ? - HCM đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại kết hợp hài hoà với cái gốc văn hoá DT không gì lay chuyển được để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Chúng ta vừa tìm hiểu sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vậy em cần học tập điều gì từ Bác trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ? - Cần tìm hiểu, học hỏi tinh hoa văn hoá của các nước trên thế giới để làm giầu nền văn hoá của nước ta, nhưng phải tiếp thu một cách chủ động, có chọn lọc và kết hợp hài hoà với văn hoá dân tộc, phải giữ gìn nền văn hoá dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan. TIẾT 2 Gọi HS đọc phần còn lại Luận điểm của phần VB còn lại là gì ? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện qua những luận cứ nào [ ... ] Chiếc nhà nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao [... ] chỉ vẹn vẹn có vài phòng tiếp khách , họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đơn sơ [.... ] với những món ăn dân tộc [ ... ] cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. - Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Khi đưa ra những luận cứ để chứng minh cho lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ( KG ) Tác giả kết hợp giữa kể và bình luận. Cụ thể là khi kể về nơi ở, nơi làm việc đơn sơ của Bác, tác giả đã xen vào một câu bình luận " Quả như một câu chuyện thần thoại,.. trong cổ tích " - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, khi nói đến lối sống giản dị của Bác Hồ tác giả kể đến: nơi ở và làm việc, trang phục việc ăn uống đạm bạc của Người hết sức giản dị, tác giả đưa ra những dẫn chứng: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp. - Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, Người giản dị, đời thường: thô sơ (tư trang) ít ỏi, chiếc, vài, vẹn vẹn, dùng những từ chỉ số lượng ít ỏi (vài) Em thấy lối sống của Bác như thế nào qua những chi tiết trên - Là một vị lãnh tụ nhưng Bác có một lối sống rất giản dị. Bác ở và làm việc trong một chiếc nha sàn bằng gỗ rất đơn sơ cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc. Trang phục của Người hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu (thứ trang phục rất phổ biến của người dân nơi làng quê Việt Nam ), Chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp như của các chiến sĩ Trường Sơn. Thức ăn của Bác rất đạm bạc: cá kho, cà muối... Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng Chủ tịch HCM có một lố sống vô cùng giản dị. Nơi ở, nơi làm việc của Người chỉ là chiếc nhà sàn nhỏ vẹn vẹn chỉ có vài phòng bên cạnh chiếc ao cá gợi lên cảnh bình dị của làng quê Việt Nam. Trang phục của Người là những thứ mà những người dân, người chiến sĩ Trường Sơn vẫn mặc, bữa ăn của Người chỉ có cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa vốn rất quen thuộc trong mâm cơm của bất cứ gia đình người Việt Nam nào. Đặc biệt, với việc sử dụng từ chỉ số lượng ít ỏi, tác giả đã giúp người đọc hiểu biết sâu sắc lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Gọi HS đọc " Tôi dám chắc đến hết " Trong đoạn cuối của văn bản, Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?) - Trong đoạn cuối của văn bản tác giả sử dụng biện pháp so sánh: so sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác, so sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, sử dụng từ Hán Việt. - Việc tác giả sử dụng biện pháp so sánh như vậy đã nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh và làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác Dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết xưa của dân tộc Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Chủ tich HCM lại có một lối sống vô cùng giản dị, đạm bạc. Song cách sống giản dị, đạm bạc ấy lại vô cùng thanh cao Theo em, vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ? - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người ... n : 03/10/2008 Giảng : 11/10/2008 Tiết 33 - Tiếng Việt TRAU RỒI VỐN TỪ A. PHẤN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau rồi vốn từ. Muốn trau rồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau rồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK + SGV, Soạn giáo án 2. Trò: Học bài cũ + Đọc - tìm hiểu trước bài mới theo hướng dẫn của GV B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức: sĩ số I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Miệng 1. Hỏi: Thuật ngữ là gì ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? Lấy VD 2. Trả lời: - Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong các VB KH, CN - Về nguyên tắc trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mõi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ - Thuật ngữ không có tính biểu cảm - VD: từ, ngữ, câu ( N văn ) ; đường trung bình, đường trung trực ( toán học ) II. Dạy bài mới * Vào bài ( 1 phút ): Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau rồi vốn từ là một việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt. GV ? TB GV ? TB ? TB ? TB GV GV ? KH ? KG GV ? TB GV GV ? TB ? KH ? KG ? KH ? TB ? TB HS đọc VD Đoạn văn trích trong bài viết " giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt " của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng Qua đoạn văn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng muốn nói điều gì ? - Qua đoạn văn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta 2 điều: + Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt + Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. Treo bảng phụ chép VD a, b, c a, Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. b, Các nhà KH dự đoán những chiếc bình này cách đây khoảng 2500 năm. c, Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên ? - Trong 3 câu này, người viết đều mắc lỗi dùng từ + Câu a, dùng thừa từ " đẹp ", đã dùng thắng cảnh thì không dùng " đẹp " nữa, vì thắng cảnh có nghĩa là " cảnh đẹp " + Câu b, dùng sai từ " dự đoán ", vì dự đoán có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng từ như: phỏng đoán, ước đoán, ước tính,... + Câu c, dùng sai từ " đẩy mạnh ", vì đẩy mạnh có nghĩa là " thúc đẩy cho phát triển nhanh lên ". Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được Giải thích vì sao có những lỗi này, vì tiếng ta nghèo hay người viết không biết dùng tiếng ta ? - Có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình đang sử dụng rõ ràng không phải do tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng ta. Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì ? - Như vậy, muốn biết dùng tiếng ta thì trước hết phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. Gọi HS đọc to ghi nhớ Gọi HS đọc to đoạn trích SGK ( T - 101 ) Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về ý kiến của nhà văn Tô Hoài ? - Nhà văn Tô Hoài đã phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của ND. So sánh hình thức trau dồi đã được nêu trong phần trên và hình thức trau dồi của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài ? - Ở phần trên, chúng ta nói tới việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. ( đã biết nhưng có thể chưa rõ ). Còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những gì mà mình chưa biết. Nhà văn Tô Hoài muốn nhắc nhở chúng ta phải biết học " lời ăn tiếng nói của ND " để trau dồi vốn từ của mình. Qua ý kiến của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì ? - Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng thêm vốn từ. HS đọc ghi nhớ * Chuyển ý: Để các em củng cố kiến thức, vận dụng vào các trường hợp cụ thể, chúng ta cùng nhau luyện tập - > HS đọc bài tập Ở bài tập 1, mỗi từ có 2 cách giải thích. Hãy chọn cách giải thích đúng ? - GỌI 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở HS đọc bài tập Bài tập 2 yêu cầu: xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. Các em hãy dựa vào các nghĩa thông dụng rồi xác định nghĩa của yếu tố của các từ trong SGK. Cho HS làm bài tập theo nhóm trong 4 phút. Cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. - dứt, không còn gì: tuyệt chủng ( bị mất hẳn giống nòi ), tuyệt giao ( cắt đứt giao thiệp ), tuyệt tự ( không có người nối dõi ), tuyệt thực ( nhịn đói không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh - Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh ( điểm cao nhất, mức cao nhất ), tuyệt mật ( cần được giữ bí mật tuyệt đối ), tuyệt tác ( tác phẩm VH, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hay hơn ), tuyệt trần ( nhất trên đời không có gì sánh bằng ) - Cùng nhau, giống nhau: đồng âm ( có âm giống nhau ), đồng bào ( những người cùng một giồng nòi, một DT, một tổ quốc- có hàm ý quan hệ thân thích như ruột thịt ), đồng bộ ( phối hợp với nhau 1 cách nhịp nhàng ), đồng chí ( người cùng chí hướng chính trị ), đồng dạng ( có cùng một dạng như nhau, đồng khởi ( cùng vùng dạy dùng bạo lực để phá ánh kìm kẹp ), đồng môn ( cùng học 1 thầy, 1 trường hoặc cùng môn phái ), đồng niên ( cùng một tuổi ), đồng sự ( cùng làm việc ở một cơ quan - nói về những người ngang hàng nhau ) - Trẻ em: đồng ấu ( trẻ em khoảng 6, 7 tuổi ), đồng dao ( lời hát DG của trẻ em ), đồngthoại ( truyện viết cho trẻ em ) - Đồng: trống đồng ( nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có trạm những hoạ tiết trang trí. HS đọc bài tập Theo em, 3 câu trong bài tập 3 mắc lỗi gì ? - Mắc lỗi dùng từ. Phân tích lỗi trong các câu ? sửa lại cho đúng ? - Câu a sai từ " im lặng ". Từ này dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người. Có thể thay từ " im lặng " bằng từ " yên tĩnh ", " vắng lặng - Câu b dùng sai từ " thành lập ". Từ này có nghĩa là " lập nên, XD nên 1 tổ chức như ngôn ngữ, đảng, Hội, Công ti,. Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức. Tiếng Việt thường dùng cụm từ " thiết lập quan hệ ngoại giao ". - Câu c: dùng sai từ " cảm xúc ". Từ này thừng được dùng như DT, có nghĩa là " sự rung cảm trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì " như "Bài thơ gây cảm xúc rất mạnh " Đôi khi nó được dùng như Động từ, có nghĩ là " rung động trong lòng " do tiếp xúc với sự việc gì " như "Cô ấy là người dễ cảm xúc ". Người Việt dùng từ cảm động, xúc động... trong trường hợp này. HS đọc đoạn văn Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên trong bài tập 4 ? - Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giầu đẹp. Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ của những người Nông dân. HS đọc bài tập 5. Dựa theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ ? - Các cách cần thực hiện để làm tăng vốn từ. + Chú ý quan sat, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người XQ trên cấc phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. + Đọc sách báo nhất là những tác phẩm VH mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng. + Ghi chép lại những từ mới đã nghe được, đọc được, gặp những từ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo. + Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hàn cảnh giao tiếp thích hợp Phân biệt nghĩa của các từ đã cho và đặt câu với các từ ngữ đó ? - HS làm ở lớp phần a, b a, Nhuận bút và " tiền trả cho người viết một tác phẩm ". Thù lao là " trả\ công để bù đắp vào LĐ đã bỏ ra " ( ĐT ) hoặc " khoản tiền trả công bù đắp vào LĐ đã bỏ ra " ( DT ) b, Tay trắng là " không có chút vốn liếng, của cải gì " trắng tay " là " bị mất hết tất cả của cải, tiền bạc, không còn gì " Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy có các yếu tố cấu toạ giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau ? Với các yếu tố HV: Bất, bí, đa, để, gia, giáo hãy tìm 2 từ ghép có yếu tố đó ? I. Rèn luyện để nắm vững nghã của từ và cách dùng từ ( 7 phút ) 1. Ví dụ * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 2. Bài học: - Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. * Ghi nhớ ( SGK - 100 ) II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ ( 6 phút ) 1. Ví dụ 2. Bài học: - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. * Ghi nhớ ( SGK - T 101 III. Luyện tập ( 24 ph) 1. Bai tập 1 ( T 101 ) a, Hậu quả là kết quả xấu b, Đoạt: Chiếm được phần thắng. c, Tinh tú: Sao trên trời Nói Khái quát ). 2. Bài tập 2 ( T 101 ): Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt. a, Tuyệt b, Đồng 3. Bài tập 3 ( 102 ) a, Về khuya, đường phố rất vắng lặng b, Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên TG c, Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm phục 4. Bài 4 5. Bài 5 ( T 103 ) 6. Bài 7 - Anh ấy vừa lên toà soạn để lấy nhuận bút. - Chỉ với thù lao ít ỏi mà bà ta trả cho, cuộc sống của chị rất thiếu thốn. - Anh ấy lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng - Cơn bão số 7 đi qua khiến nhiều gia đình ở huyện Hải Hậu trắng tay. 7. Bài 8 ( T 104 ) - Năm từ ghép: bàn luận - luận bàn; ca ngợi - ngợi ca, đơn giản - giản đơn, diệu kì - kì diệu, chờ đợi - đợi chờ - Năm từ láy: ao ước- ước ao, bề bộn - bộn bề, dào dạt - dạt dào, hững hờ - hờ hững, tối tăm - tăm tối. 8. Bài 9 - bất: bất biến, bất bình đẳng - bí: bí mật, bí danh - đa: đa cảm, đa nghi - đề: đề án, đề bạt - gia: gia cố, gia công III. Hướng dẫn HS học, làm bài ở nhà ( phút ) - Học thuộc ghi nhớ, nắm được cách trau dồi vốn từ, Làm bài tập 6, 7, 9 ( phần còn lại ) - Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2: văn tự sự có yếu tố miêu tả - Soạn: Thuý Kiều báo ân báo oán: Đọc VB + chú thích + trả lời các câu hỏi SGK Soạn : 05/10/2008 Giảng : Chiều 11/10/2008 Tiết 34 - 35 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. PHẤN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.... II. Chuẩn bị 1. Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm 2. Trò: Xem lại cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn tự sự B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức: sĩ số I. Kiểm tra bài cũ II. Dạy bài mới * Vào bài ( 1 phút ):Tiết tập làm văn trước các em đã biết được vai trò của yếu tố miêu tả trong vă bản tự sự. Để các em vận dụng được lí thuyết vào một bài viết cụ thể, trong 2 tiết học này, chúng ta viết bài ....
Tài liệu đính kèm: