Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

I- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

Kính yêu tự hào về Bác. Có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

2. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.

* Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

* Kĩ năng: - Nắm bắt được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đọc diễn cảm văn bản, tìm hiểu văn bản.

 

doc 136 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài 1 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:15/8/2012
Giảng:20/8/2012
Bài 1Tiết 1:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà-
I- MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu chung.
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 
Kính yêu tự hào về Bác. Có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
2. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng. 
* Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
* Kĩ năng: - Nắm bắt được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đọc diễn cảm văn bản, tìm hiểu văn bản.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG 
Giao tiếp, xác định giá trị bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS: Giấy thảo luận.
GV: bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC.
Thuyết trình – Vấn đáp - Phân tích. động lão, trình bày 1p 
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1 - Ổn định tổ chức:(1’) 9A: /30 9B: /31
2 - Kiểm tra:(5’) Vở + sách giáo khoa và việc soạn bài của học sinh.'
3 – Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1:Khởi động: 2p
Hỏi: Em hiểu gì về chủ tịch Hồ Chí Minh?
HS trả lời.
 GV giới thiệu về HCM và phong cách sống của người vào bài.
- Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người sáng lập và lãnh đạo ĐCSdù nay Bác không còn nhưng cuộc đời và sự nghiệp vẫn in đậm
 - Ta luôn nhớ Bác tới Bác một tấm gương sáng, gương mẫu, giản dị, thanh tao
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung cơ bản
HĐ2: Hướng dẫn đọc và thảo luận chú thích:
- Mục tiêu: HS đọc to, chính xác, rõ rãng, mạch lạc. Nhận xét được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và giải nghĩa một số từ ngữ., chia bố cục cho văn bản. 
- Cách tiến hành: GV đọc mẫu một đoạn – HS đọc – GV nhận xét và sửa cho HS. Thảo luận giải thích một số từ ngữ khó liên quan đến bài học .
GV: Đọc mẫu
HS: Đọc
GV: Nhận xét và sửa cách đọc cho HS
Hỏi:Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
HS: Văn bản nhật dụng
Hỏi: Hiểu gì về văn bản nhật dụng?
HS: Ghi chép (kể bình, thuyết minh, có thật...)
Đọc (chú thích sgk) TLN(3p)
Hỏi:Em hiểu phong cách nghĩa là gì?
Giải thích từ "bất giác" ® một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước; "đạm bạc" ® sơ sài, giản dị, không bày vẽ.
HĐ3: HDHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu: Xác định được bố cục của văn bản.
* Cách tiến hành
Hỏi:Văn bản chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS trả lời - GVchốt lại
1. Từ đầu ® hiện đại ® Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
2. Tiếp ® hạ tắm ao ® Nét đẹp trong lối sống giản dị và thanh tao của Bác.
3. Còn lại ® Bình luận và khẳng định ý nghĩa phong cách HCM.
HĐ4: HDHS tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu: Nhận biết được sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch HCM
* Cách tiến hành:Tìm hiểu văn bản theo bố cục và hệ thống câu hỏi SGK.
Con đường hình thành phong cách HCM 
Đọc phần 1 (sgk - 5)
Hỏi:Tìm những chi tiết thể hiện sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM
HS trả lời
GVkhái quát: Từ đông sang tây, từ bắc chí nam khắp các châu lục á, Âu, Phi, Mĩ, ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước. Sống dài ngày ở Pháp, Anh, Nga, TQ, Thái Lan.
Hỏi:Em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM? 
HS: Sâu rộng, uyên thâm...
Hỏi:Vì sao người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
GVkhái quát.
Chứ không phải thấy gì học nấy (hay học bỏ dở)
Hỏi:Hãy chứng minh lời nhận định trên về Bác?
HS: Sang Pháp tìm hiểu thế nào là "tự do, bình đẳng, bác ái"...
GV giảng, chốt.
Đọc: Từ "Người cùng chịu ảnh hưởng ... đến rất hiện đại"
Hỏi:Đây có phải lời tác giả kể vệ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác không? 
- Vậy tác giả viết với mục đích gì?
HS: Lời bình, lời nhận xét của tác giả về Bác.
Hỏi:Em có nhận xét đánh giá gì về lời nhận xét này?
HS: Lời nhận xét đó là đúng thực tế....
GV: Tất cả những tinh hoa văn hoá nhân loại đặc biệt là những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm mà Bác tiếp thu được trên thế giới đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc "truyền thống ® hiện đại" để trở thành một nhân cách rất Việt Nam - nhân cách Hồ Chí Minh.
Sống ở Pháp vẫn nung gạch nằm cho đỡ lạnh, tiết kiệm, yêu thương những người vô tội, căm ghét chế độ nhà tù ở TQ... giữ trọn phẩm giá con lạc cháu hồng của con người đất việt thân yêu.
Hỏi:Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào khi viết về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh?
Tự sự, nghị luận.Phương thức kể- bình đan xen khéo léo
10
4
15
I. ĐỌC VÀ THẢO LUẬN CHÚ THÍCH.
1. Đọc văn bản
2-Thảo luận chú thích.
(1) ® (12) sgk trang 7
II - BỐ CỤC (3 phần)
III - TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1 - Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM.
- Tiếp thu văn hoá nhiều nước trên thế giới.
- Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Hoa...
- Học làm nhiều nghề ở mọi nơi, mọi lúc...
® Đi nhiều, tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phê phán những tiêu cực của nhân loại.
* Tóm lại: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác rất sâu rộng, uyên thâm, vốn tri thức đó đã nhào nặn với các gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
4. Củng cố.(2p)
? Qua bài học ,em hiểu thêm gì về HCM?
-GV chốt:
( Người biết kế thừa phát triển giá trị văn hoá,kiểu mẫuvề tiếp nhận văn hoá...)
5. HDHT.(2p)
- Đọc văn bản,nắm được cách HCM tiếp thu văn hoá thể giới và tạo nên phong cách HCM.
- Soạn: Lối sống Hồ Chí Minh.(Trả lời câu hỏi SGK)
________________________________________________________________
Ngày soạn: 15 /8/2012
 Ngày giảng : 21 /8/2012 
 Bài 1-Tiết 2:
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiếp)
Lê Anh Trà
I.Mục tiêu.
1.Mục tiêu chung: Tiết 1
2.Trọng tâm kiến thức.
Kiến thức.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong ách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2.Kĩ năng.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3.Thái độ.
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ‏ýýý thức tu dưỡng,học tập,rèn luyện theo gương Bác.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài.
1. KN tự xá định giá trị.
2. KN giao tiếp.
III.Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu học tập.
- HS: Dự kiến trả lời câu hỏi cuối bài.
IV.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
- Đàm thoại,thảo luận nhóm, thực hành viết tích cực
V.Các bước lên lớp.
1. Ổn định.1’
2.Kiểm tra.(5’)
? Em hãy cho biết HCM tiếp thu văn hoá nhân loại ntn?
-HS trình bày.GV chốt nội dung mục 1(Tiết 1)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Khởi động: 3’
 GV treo tranh về CS HCM
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của HCM thể hiện qua các bức tranh trên?
-HS trình bày,
GV chốt: 
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung cơ bản
HĐ2:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách HCM và ý nghĩa của phong cách đó.
- Cách thức tiến hành: Tìm hiểu theo bố cục.
GV ghi lại những nội dung đã tìm hiểu ở tiết 1
Đọc phần 2 ( sgk trang 6+7)
Hỏi:Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? Thể hiện ở những chi tiết nào?
Trả lời
Ghi bảng:- Nơi ở - nơi làm việc: " Nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện"... đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"
Lệnh: Quan sát hình ảnh nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch Hà Nội.
Hỏi:Em có nhận xét gì về nơi ở - làm việc của Bác?
HS: Đơn sơ, mộc mạc, sạch sẽ, thoáng mát.
Hỏi: Em có đánh giá gì về trang phục của Bác nêu trên?
HS: áo bà ba nâu, áo trấn thủ,đôi dép lốp, cái quạt cọ, đồng hồ báo thức,
Hỏi:Việc ăn uống của nguyên thủ quốc gia có gì đặc biệt?
HS: Cá kho, rau luộc,cà muối, cháo hoa...
Không sơn hào hải vị ® song giầu dinh dưỡng, đơn giản không cầu kì...
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lựa chọn chi tiết kể và bình trên của tác giả?
HS: Lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
Hỏi: Tác giả bình luận, khẳng định chưa có một nguyên thủ quốc gia nào bình dị và thanh cao như HCM em có nhất trí không, vì sao?
HS đúng vì.....
GVchốt
GV:Đây không phải là lối sống khắc khổ của những nhà tu hành... cũng không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, đây là sự thật cuộc sống của HCM - một phong cách sống mang ý nghĩa lớn lao.
Hỏi:Theo em ý nghĩa cao đẹp trong phong cách HCM là gì?
HS trả lời- GV chốt.
GV: Đây là một lối sống của người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch đáng kính, trân trọng ( liên hệ chủ trương... học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM"
GV: Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp tự nhiên mà giản dị vĩ đại của HCM qua 2 câu thơ
" Mong manh .... lối mòn"
Hỏi:Tác giả bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" đã viết về vấn đề này như thế nào?
Giống như văn bản này....
Văn bản này mang ý nghĩa sâu rộng hơn ( văn hoá nhân loại trong con người HCM.
Qua nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác gợi cho tác giả nhớ đến phong cách sống của ai?
Nguyễn Trãi.....
Đây chính là thủ pháp nghệ thuật, nghệ thuật so sánh.
GV: Sử dụng kĩ thuật động não (4’)
Hỏi:Phong cách của HCM có điểm gì giống và khác so với phong cách nhà hiền triết Nguyễn Trãi?
Đại diện nhóm trình bày.
Chốt
* Giống: Nguyễn Trãi cũng sống giản dị thanh cao
+ Cuộc sống: "Bữa ăn dầu có dưa muối - áo mặc nài chi gấm là"
+ Trong hình ảnh: 
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm...."
"Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm"
"Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"
Þ Thanh cao trong cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc chứ không khắc khổ, đạm đi với thanh, hoà hợp với thiên nhiên để dưỡng tinh thần.
* Khác: Nguyễn Trãi là con người của thời trung đại nên những gì tiếp thu được là tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đông.
Còn Hồ Chí Minh do điều kiện của thời đại người tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 4 châu (những tinh hoa văn hoá truyền thống và hiện đại)
Do giới hạn của mối quan hệ giao lưu thời trung đại mà bậc hiền triết Nguyễn Trãi xưa không có được.
HĐ3: HD tổng kết và rút ra ghi nhớ
- Mục tiêu: Rút ra được nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi khái quát – HS trả lời.
Qua tìm hiểu về nét đẹp lối sống giản dị mà thanh cao của HCM hãy nêu cảm nhận của em về những nét đẹp đó?
Trả lời
Chốt
H/s : Đọc và khắc sâu ghi nhớ.
Để làm rõ và nổi bật nét đẹp trong phong cách HCM người viết đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Kết hợp: - Kể chuyện, phân tích, bình luận.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
- So sánh với các bậc danh nhân xưa
HĐ4:Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS biết thêm một số bài thơ, câu truyện nói về phong cách HCM.
- Cách tiến hành: HS tìm đọc,GV cung cấp.
Tìm đọc những bài thơ, câu chuyện nói về phong cách HCM?
Trả lời
Cung cấ ... nh ngày xuân”
“ Cỏ nontrời
 .hoa”
“ Tà tà bóng ngả về tây
.bắc ngang”
*Giá trị:Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động,hấp dẫn,giàu chất thơ.
Bài tập 3.
Mở đầu đoạn trích nhà thơ đã khắc hoạ hai chị em Thuý Kiều qua cách gọi trang trọng “Tố Nga” với vẻ đẹp xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai. Tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hồn hoàn mỹ. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng. Một cái nhìn đầy trân trọng lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cái đẹp, Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ nổi bật
4.Củng cố. 1’? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
 HS trả lời,GV khái quát nội dung bài.
5.HDHT.1’
- Học bài nắm vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.Làm bài tập 2(GV HD)
- Tìm một đoạn văn tự sự đã học và chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn đó.
- Soạn bài:Ôn văn tự sự để chuẩn bị viết bài số 2.
Ngày soạn: 1/10/2011
Ngày giảng: 4/10/2011
 Bài 7: Tiết 32,33 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
3.Thái độ.
- Ý thức làm bài nghiêm túc.
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức.1’
2. Viết bài.
 I. Đề bài:
 Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó?
 II.Yêu cầu
1. Nội dung.
- Kể được diễn biến buổi thăm trường đầy xú động.
- Trong buổi thăm trường đó gặp ai,quan hệ với mình ntn,người đó bây giờ ở đâu,làm gì.Khi gặp lại ,hình dáng ,cử chỉ,động tác,lời nói ra sao,kết thúc ntn.
2. Hình thức.
- Đúng thể loại:Văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Bố cục chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát,trong sáng ,dùng từ chính xác.
- Viết đúng chính tă,ngữ pháp,dấu câu,trình bày sạch sẽ,khoa học
3. Biểu điểm.
Phần
 Nội dung
Điểm
Mở bài
- Giới thiệu lí do về thăm trường.
- Giới thiệu khái quát về ngôi trường cũ thời học sinh đã được ghé thăm
1,5
Thân bài
Giới thiệu quang cảnh bên ngoài trường. 
- Quang cảnh trong trường( Lớp học, bàn ghế, bảng đen); cây cối, phòng chức năng....có gì khác so với trước. 
- Gặp lại thầy cô giáo cũ , mới. (Hình dáng,cử chỉ,lời nói...) 
- Gặp lại bạn cũ (hình dáng,cử chỉ,lời nói,mối quan hệ với mình trước đây,hiện nay làm gì ,ở đâu) 
+ Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mỡnh học (Những gỡ gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phỳt đó bạn bè hiện lên như thế nào?) 
- Những tình cảm khi gặp lại mọi người 
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
2,0
Kết bài
- Ấn tượng cảm xúc của mình về buổi thăm trường
1,5
* Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm
- Diễn đạt lủng củng trừ 1 điểm
- Bố cục các phần không rõ ràng trừ 0,5 điểm
3 .Củng cố.
 - GV thu bài,nhận xét giờ làm bài.
4.HDHT.
 - Lập lại dàn bài với đề trên.
 - soạn bài :Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Chuẩn bị bài tiết sau:Trau dồi vốn từ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 2/10/2011
Ngày giảng: 5/10/2011
 Bài 7. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ
 I.Mục tiêu.
1. Mục tiêu chung :
 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Trọng tâm kiến thức kỹ năng.
* Kiến thức.
- Những định hướng chính để trau rồi vốn từ.
* Kĩ năng.
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa phù hợp với văn cảnh.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài.
1. KN giao tiếp.
2. KN tư duy sáng tạo.
III. Đồ dùng.
- GV:Bảng phụ
- HS: trả lời câu hỏi cuối bài.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
- Đàm thoại, quy nạp, diễn dịch, thảo luận nhóm, phân tích ngôn ngữ..
V. Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức.1’
2.Kiểm tra đầu giờ.5’
? Thuật ngữ là gì? Đặc điểm? Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:(Từ trái nghĩa) là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
? Thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
HS trình bày,bs.GV nhận xét,sửa,cho điểm.
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
 * HĐ 1: Khởi động. 2’
 ? Từ dùng để làm gì trong câu?
HS trình bày: Từ dùng để tạo câu.
GV :vậy dùng từ như thế nào để diễn đạt hiệu quả ,cần trau dồi vốn từ...
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu : nhận biết và nêu được tầm quan trọng của vốn từ và phải trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và làm tăng vốn từ.
- Cách tiến hành
 1 HS đọc bài tập 1/bp
? Qua ý kiến của Phạm Văn Đồng em hiều tác giả muốn nói điều gì?
a.Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.Vì một từ có khả năng diễn đạt bằng nhiều ý và ngược lại một ‏ý có khả năng diễn đạt bằng nhiều từ.
? Cố thủ tướng PVĐ đã nêu ra biện pháp gì để phát huy tốt khả năng tiếng Việt của mỗi người?
b.Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập2
/bp 
? Xác định lỗi diễn đạt trong những câu a, b, c?
? Câu a mắc lỗi gì? vì sao? Sửa lại ntn?
(Thừa từ "đẹp".vì "thắng cảnh...cảnh 
đẹp")
? Câu b mắc lỗi gì?Vì sao?Sửa lại ntn?
(Dùng sai từ"Dự đoán" .Vì "Dự đoán" là đoán trước tình hình,sự việc nào đó xảy ra trong tương lai .ở đây nói về thời gian chiếc bình tồn tại nên không thích hợp.
Sửa thay từ "Dự đoán " bằng từ" Phỏng đoán","ước đoán"... Vì hai từ này có nghĩa là đoán phỏng chừng ,không chắc chắn.)
? Câu c mắc lỗi gì? Vì sao? Sửa lại ntn?
(Sai từ"Đẩy mạnh" Vì từ này coa nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên.Thay từ"Mở rộng" vì từ này là làm cho có phạm vi,quy mô lớn hơn trước.Nói về quy mô thì có thể" mở rộng" hay" thu hẹp" chứ không thể nhanh hay chậm.
 ? Giải thích vì sao có những lỗi này vì “Tiếng ta nghèo” hay vì người viế t“Không biết dùng tiếng ta” ?
 (Có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.Không phải do tiếng Việt nghèo mà do người viết không biết sử dụng tốt tiếng Việt)
? Như vậy để “Biết dùng tiếng ta” chúng ta cần phải làm gì?
(Vậy muốn dùng tiếng ta trước hết phải rèn luyện để nắm được đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. )
HS đọc ghi nhớ.(SGK-tr 100)
?Nội dung chính cần nhớ?
HS đọc nội dung đoạn trích bài tập SGK.
? Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì?
 HS trả lời,GV chốt: Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.Vì nhân dân là những người sản sinh ra ngôn ngữ.Ngôn ngữ của nhân dân vô cùng phong phú ,giàu đẹp.
? Kiến thức trau dồi của Nguyễn Du có gì khác so với kiến thức trau dồi vốn từ đã nêu trong phần I ?
HS TLN(3’)- đại diện nhóm TL
Các nhóm nx- bs
GV nx- chuẩn xác
(ở phần I: rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
+KTTDC ND : học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết,để làm tăng vốn từ của mình.)
? Qua câu chuyệnTH, em rút ra bài học gì 
(làm tăng vốn từ bằng cách rèn luyện học hỏi để biết thêm những từ chưa biết.)
HS đọc ghi nhớ.(SGK-tr 101)
? Qua tìm hiểu ,em thấy việc trau dồi vốn từ được thực hiện theo những hình thức nào?
( 2 hình thức: 
+RL để biết đầy đủ,chính xác nghĩa của từ và dùng từ chính xác.
+RL để biết thêm những từ mà mình chưa biết để làm tăng vốn từ.)
GV: Hàng ngày ta không ngừng rèn luyện để trau dồi vốn từ theo 2 hình thức ấy để sử dụng tốt TV.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng từ hợp lí,giải thích nghĩa ,biết cách tăng vốn từ.
 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập1
HS hoạt động cá nhân,Trình bày.
GV chữa.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
HS làm câu a.(Câu b về nhà )
HS trình bày,nx,bs.GV chữa.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3/bp.
? Sửa lỗi dùng từ trong câu sau ...?
HS làm phần a.(Phần b,c về nhà)
HS trình bày,bs.GV nhận xét,sửa.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 5.
HS hoạt động nhóm bàn -3p.
HS trình bày tại chỗ ,bs,nhận xét.
GV nhận xét,sửa.
HS xác định yêu cầu bài tập 7. Làm phần a(Phần b,c,d về nhà )
HS trình bày ,bs.Gv nhận xét,sửa.
GV HD HS làm các bài tập còn lại.
20
13
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. Tìm hiểu bài tập. SGKT 99- 100
*Bài tập 1: ý kiến của Phạm Văn Đồng
- Tiếng việt có khả năng đáp ứng nhu cầu diễn đạt của con người.
- Phải không ngừng trau dồi vốn từ.
*Bài tập 2. Xác định lỗi diễn đạt
a. Bỏ từ “đẹp”.
b. Dùng sai từ: "Dự đoán "Thay bằng từ"Phỏng đoán","Ước đoán"
c. Dùng sai từ "Đẩy mạnh "Thay bằng từ " mở rộng".
2.Ghi nhớ : (SGK-tr 100)
- Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện 
để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
1. Tìm hiểu bài tập. SGKT 100.
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2. Ghi nhớ :( SGK-tr 101)
- Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết.
III.Luyện tập.
Bài tập 1: Cách giải thích đúng.
- Hậu quả: Kết qủa xấu.
- Đoạt: Chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: Sao trên trời.
Bài tập 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
a.Tuyệt:
- Dứt, không còn gì: Tuyệt chủng(mất nòi giống), tuyệt giao (Cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (Không có người nối dõi), tuyệt thực (Nhịn đói không chịu ăn, phản đối)
- Cực kỳ, nhất: Tuyệt đỉnh (Điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (Cần giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (Tác phẩm văn học nghệ thuật hay), tuyệt trần (Nhất trên đời không có gì sánh nổi)
b.Đồng:
- Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng môn, đồng dạng, đồng niên, đồng sự.
Bài tập 3. sửa lỗi dùng trong câu.
a.Dùng sai: "Im lặng"- sửa: "Yên tĩnh, vắng lặng".
b.Dùng sai: "Thành lập"- sửa: "Thiết lập quan hệ ngoại giao".
c.Dùng sai: "Cảm xúc"- sửa: "Rung động".
Bài tập 5. Nêu cách em thực hiện để làm tăn vốn từ.
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách báo nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được, gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác nhất là thầy cô giáo.
-Tập sử dụng những từ ngữ mới trong các hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
Bài tập 7. Phân biệt nghĩa của các từ và đặt câu.
a.-Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm.
-Thù lao : Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra.
-Đặt câu:
+Với khoản tiền nhuận bút ít ỏi,anh ấy dùng để nuôi con đi học đại học.
+Anh ấy vừa nhận được một khoản thù lao khá hậu hĩnh.
 4.Củng cố.2’
 ?Có những hình thức nào để trau dồi vốn từ?
 HS trả lời.GV khái quát bài:Tầm quan trọng của trau dồi vốn từ,có 2 cách trau dồi vốn từ.
 5.HDHT. 1’
 - Học bài,Làm bài tập 4,6,8,9
 - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng.chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 2012 da sua.doc