Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 23: Viếng Lăng Bác (Bản mới)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 23: Viếng Lăng Bác (Bản mới)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

+ Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm Bác

+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ. giọng điệu bài thơ

3. Thái độ: Thêm yêu quý, tự hài và noi gương học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

 

doc 15 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 23: Viếng Lăng Bác (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾNG LĂNG BÁC
 (Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
+ Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm Bác
+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ. giọng điệu bài thơ
3. Thái độ: Thêm yêu quý, tự hài và noi gương học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.	
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực trao đổi đàm thoại.
- Năng lực đọc, hiểu văn bản
- Năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học
- Năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh về lăng Bác.
2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH.
1. Các hoạt động đầu giờ.
*Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu học sinh trình vở sọan ra đầu bài để kiểm tra-> nhận xét ý thức chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, hs nào chưa đủ, còn thiếu yêu cầu về hoàn chỉnh ngay vào vở
* Đặt vấn đề vào bài mới.
 Trong thơ ca VN hiện đại, đề tài viết về bác Hồ đã trở thành phổ biến và không bao giờ cạn. Nhà thơ Tố Hữu từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến thăm nhà Bác, khi Bác qua đời lại dắt em vào cõi Bác xưa để theo chân Người. Nhà thơ Minh Huệ lại kể về một đêm Bác không ngủ ở chiến trường Việt Bắc . Còn Viễn Phương xúc động kể về cảm xúc của mình khi lần đầu từ Nam Bộ ra viếng lăng Bác. Để giúp các em cảm nhận rõ hơn về cảm xúc này của nhà thơ chúng ta tìm hiểu nội dung của bài hôm nay.
2. Nội dung bài học.
I. Tìm hiểu chung .
1. Tác giả :
HĐCN: Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương?
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường. Ví dụ các bài Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ.
GV cung cấp thêm : 
Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1-5-1928, tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó thuộc tỉnh Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên rồi tham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ. Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ đăng báo Tiếng súng kháng địch của Khu 9 Nam Bộ. Trường ca Chiến thắng Hoà Bình của ông được xếp giải nhì về thơ Nam Bộ và sau đó Viễn Phương được bầu vào Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn. Ở Sài Gòn, ông dạy học, làm thuê để kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý. Năm 1960, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam. Sau khi ra tù năm 1962, Viễn Phương chiến đấu ở Củ Chi. Sau khi đất nước thống nhất, ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Viễn Phương:- Chiến thắng Hoà Bình (trường ca, 1952).
- Mắt sáng học trò (thơ, 1970).
- Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972).
- Như mây mùa xuân (thơ, 1978).
- Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).
- Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002).
- Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).
- Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)
2. Tác phẩm :
* Hoàn cảnh sáng tác :
HĐCN : Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết tháng 4-1976 vào dịp tác giả ra thăm lăng miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ, in trong tập “Như mây mùa xuân” 1978
GV : Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ; đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. VàTác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ấy ra viếng lăng Bác. Bài thơ viết năm 1976 , in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).
* Đọc :
HĐCN: Theo em cần đọc bài thơ trên với giọng như thế nào?
- Giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào. Cần đọc với nhịp chậm, lắng sâu, riêng khổ cuối đọc nhanh hơn một chút và giọng hơi cao lên.
* Thể thơ :
HĐCN: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nhận xét của em về cách gieo vần và nhịp điệu của bài thơ?
- Thể thơ tám chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền. Nhịp thơ nhìn chung là 4/4 hoặc 1/2/4( câu cuối khổ 2), 4/5 (câu thơ thứ 3 của khổ 2), 2/4 92 câu cuối khổ 3) 3 khổ đầu nhịp chậm diễn tả sự trang nghiêm, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả. 
* Mạch cảm xúc, bố cục:
HĐCN: Em hãy cho biết, mạch cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ này là gì?
- Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ này là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả tự miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ, đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cũng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
HĐCN: Thể hiện theo trình tự nào?
- Theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
- Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ:
HĐCN: Căn cứ vào trình tự thể hiện mạch cảm xúc ấy, ta có thể chia văn bản thành mấy phần? nêu nd và giới hạn của từng phần? hạn của từng phần)
+ Khổ thơ 1 và 2 : Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
+ Khổ thơ 3: Cảm xúc và suy ngẫm về Bác khi vào lăng viếng Người.
+ Khổ thơ 4: Cảm xúc khi rời lăng 
II. Đọc – hiểu văn bản.
GV chuyển ý: để tìm hiểu nd của bài, chúng ta hãy cùng theo bước chân của Viễn Phương, trước tiên là
1. Cảm xúc bên ngoài lăng:
 HĐCN: Câu thơ mở đầu bài thơ giới thiệu với chúng ta về sự việc gì? ( Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Câu thơ chỉ ngắn gọn như một thông báo: có một người con- là Viễn Phương và cũng là những người con khác ở chiến trường miền Nam với tâm trạng xúc động, bồi hồi sau bao năm mong mỏi được ra thăm lăng Bác.
HĐCN: Nhà thơ xưng hô với Bác như thế nào?em có nhận xét gì về cách xưng hô trên?
- Nhà thơ xưng là con- đó từ xưng hô trong gia đình của người con đối với cha mẹ. Cách xưng hô thân mật, gần gũi, và xúc động mang đậm phong cách miền Nam.
GV: Các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi đều xưng con với Bác, song con ở miền Nam của Viễn Phương mang một sắc thái mới đầy kính trọng, xúc động thành kính hơn cả vì đó nơi Bác hằng khát khao mong nhớ trong cả cuộc đời :
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha (Tố Hữu)
HĐCN: Nhan đề của bài thơ là “Viếng lăng Bác” nhưng tại sao ở đây nhà thơ lại nói rằng con “ra thăm” chứ không phải “ra viếng” Bác ?
- Đây là cách nói ngụ ý nói giảm, giảm nhẹ đi sự mất mát đau thương về việc Bác đã qua đời. khẳng định Bác Hồ như còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam đồng thời gợi sự gần gũi thân mật . Con về thăm cha,- thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm thăm nơi Bác ở để thoả lòng khát khao mong nhớ bấy lâu
HĐCN: Cách xưng hô và cách dùng từ như trên giúp em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ dành cho Bác?
=> Tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha.
Nhân dân miền Nam đã đạt được ước nguyện bấy lâu của mình. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ VP mà còn là tình cảm chung của dân tộc VN. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm nhưe thế
Đồng thời qua khổ thơ này, nhà thơ VP còn cho chúng ta biết. ấn tượng đầu tiên mà nhà thơ nhận thấy khi đứng trước lăng Bác là hình ảnh nào? Câu thơ nào diễn tả điều ấy?
Hình ảnh hàng tre trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng
-Hình ảnh hang tre xanh một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc: cây tre đã thành cây tre việt Nam, và là biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hang”
GV: Trước tiên đó là một hình ảnh tả thực, ai đó đã từng đến lăng Bác đều có thể nhận thấy ha đầu tiên về cảnh vật ở hai bên lăng là những hàng tre đằng ngà bát ngát Và trong sương sớm hình ảnh hàng tre trước lăng bỗng trở nên mờ ảo, dài rộng hơn, bát ngát hơn 
HS: Quan sát hai câu thơ 3 và 4
HĐCN : Hình thức diễn đạt ở câu thơ này có gì đáng lưu ý ? 
HS: Tính từ- từ láy: xanh xanh, và thành ngữ :bão táp mưa sa.
HĐCN: Tính từ- từ láy: xanh xanh sử dụng ở đây diễn tả điều gì?
HS: Gợi tả sức sống trường tồn
HĐCN ; Thành ngữ Bão táp mưa sa mang ý nghĩa như thế nào ? 
HS: Thành ngữ Bão táp mưa sa nhằm chỉ những khó khăn gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua.
HĐCĐ : Hình ảnh hàng tre ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa gì khác ?
HS thảo luận – báo cáo.
GV nhân xét – định hướng:
- Một hình ảnh hết sức thân thuộc, gần gũi của làng quê VN
- Hình ảnh hàng tre đã trở thành một biểu tượng cho sức sống bền bỉ ,kiên cường, bất khuất của dân tộcVN . Dù bão táp mư sa ( những thăng trầm trong cuộc K/C cứu nước và giữ nước) vẫn Đứng thẳng hàng là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục tất cả . cảm xúc thương mến, tự hào của nhà thơ đối với đất nước và dân tộc VN bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán Ôi đứng ở đầu câu 
-> Hình ảnh hàng tre đã trở thành một biểu tượng cho sức sống bền bỉ ,kiên cường, bất khuất của dân tộc VN.
GV: Hàng tre ấy như những đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên DNVN tụ họp về đây xum vầy với Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. . 
 Nếu ở khổ thơ thứ nhất là cảm nhận của tác giả về ha hàng tre VN . Vậy ở khổ thơ thứ hai , ấn tượng tiếp theo của  ... ngày là một bông hoa ngát thơm , những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những trăng hoa bất tận, nhưng bông hoa- tràng hoa rực rỡ được ánh mặt tròi của Bác đã trở thành những bông hoa đẹp nhất dâng lên bảy mươi chín mùa xuân = 79 năm cuộc đời của Người.
HĐCN : Hình ảnh thơ trên biểu lộ tình cảm nào của nhà thơ, của nhân dân đối với BH ?
=> Tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với Bác Hồ.
GV : Trước lăng là vậy, còn cảm nhận và suy ngẫm về Bác của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác ra sao các em tìm hiểu phần thứ hai của bài.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 	- Học thuộc lòng bài thơ.
 	- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: phần II, tìm hiểu văn bản và phần tổng kết
Hết tiết 1.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng của bài học
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
* Tích hợp GDKNS (TH ở mục bài học và phần tổng kết)
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh (TH ở mục bài học)
 (Liên hệ) Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn.
* Tích hợp GDQPAN (Phần 2)
Liên hệ: tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Thái độ
GD cho h/s niềm yêu kính Bác.
4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực tự học.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.	
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc, hiểu văn bản
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo. Soạn giáo án, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ: Nắm ND VB mùa xuân nho nhỏ 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc sgk, trả lời câu hỏi
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (7 phút)
* Kiểm tra bài cũ (1 phút) 
Kiểm tra phần chuẩn bị của h/s.
* Hoạt động khởi động (5 phút)
GV: Thi xem ai nhanh hơn: chọn ba đội, mỗi đội 4 bạn: Yêu cầu các bạn viết các câu thơ trong bài thơ viếng lăng Bác của Viễn Phương đội nào viết được nhiều nhất trong thời gian 2 phút thì đội đó giành phần thắng. 
* Đặt vấn đề (1 phút)
Như vậy chúng ta đã được tìm hiểu cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác vậy dòng cảm xúc đó tiếp tục diễn ra như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp.
2. Nội dung bài học.
II. Đọc – hiểu văn bản (tiếp)
2. Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác:
HĐCN : Hoà mình với dòng người vào trong lăng viếng bác, trong cảm nhận của nhà thơ, Bác Hồ hiện lên qua những hình ảnh nào ?
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
HĐCN : Em hiểu thế nào là giấc ngủ bình yên/ hay giấc ngủ bình yên là một giấc ngủ như thế nào ? Vì sao nhà thơ lại có cảm nhận như vậy ?
HS tự bộc lộ.
GV: Ai đó đã một lần được về thăm Bác, được gặp Bác đều có càm giác như vị cha già của dân tộc dường như đang nằm nghỉ ngơi một chút sau những giờ làm việc miệt mài.Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của đất nước. trong lăng Bác nằm với bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi bàn tay đang để hờ trên bụng, vẻ thanh thản bởi ước nguyện cả đời - ham muốn tột bậc của mình đã trở thành sự thật: nhân dân ta không chỉ có cái ăn, cái mặc, được ấm no hạnh phuc mà cả ĐN đàng trên đà phát triển mạnh mẽ. 
HĐCĐ : Vầng trăng được nhà thơ nhắc đến trong câu thơ thứ hai mang ý nghĩa gì ? ( có thể hiểu theo mấy nghĩa)
HS: - Đó là hình ảnh thật biểu hiện sự trường tồn, vĩnh cửu của thiên nhiên.
- Câu thơ diễn tả thật chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. 
- Đồng thời ánh trăng còn là hình ảnh ẩn dụ: gợi nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp , thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Ngời. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của HCM mà nhà thơ mới sáng tạo nên được những hình ảnh thơ đẹp ấy.
 HĐCN: Chứng kiến cảnh Bác nằm, được ở gần linh cữu của Bác, nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình đối với Bác. Câu thơ nào diễn tả điều đó ?
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
HĐCN : Hình ảnh « Trời xanh » trong câu thơ trên gợi cho em suy ngĩ gì ?
HS trả lời.
GV nhận xét – bỏ sung – định hướng. - Trời xanh trước tiên được hiểu theo nghĩa thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hàng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó đang tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng
- Mặt khác trời xanh còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của HCM, Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi “Bác sống như trời đất của ta” như Tố Hữu đã viết). Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
HĐCN : Lí trí là như vầy song thức thế thì ra sao ?
 Mà sao nghe nhói ở trong tim
Thảo luận cặp đôi: Từ « nhói » góp phần bộc lộ rõ tâm trạng gì của nhà thơ ?
HS: Từ nhói là từ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau quặn thắt, đột ngột
GV: - Thực tế là BH của chúng ta đã không còn nữa. Lí trí chũng ta đều biết rõ điều này nhưng sao trái tim ta, trái tim của nhà thơ khi bước vào đây vẫn không thể không đau xót khi nghĩ về sự ra đi của người.
- “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp . biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Nghe nhói trong tim là nỗi đau tinh thần. Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình : nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời, đó không chỉ là nỗi đau của riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.
GV bình:- Khunh cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Câu thơ diễn tả cảm xúc chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người
- Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu sa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi, như Tố Hữu viết: “Bác sống như trời đất của chúng ta” người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể khôg đau sót vì sự ra đi của người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: Mà sao nghe nhói ở trong tim
HĐCN : Em có cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhà thơ khi vào lăng viêng bác ?
* Chốt: => Niềm tiếc thương vô hạn, sự xúc động khôn nguôi khi đứng trước linh cữu của Bác Hồ.
3. Cảm xúc khi rời lăng (8 ph)
 HS đọc khổ thơ
Nếu như trong những khổ thơ trên, tình cảm của nhà thơ đối với cho Bác Hồ dường như đang được kìm nén, ẩn giấu ở trong lòng thì đến với khổ thơ cuối này , theo em tâm trạng của nhà thơ có còn được ẩn giấu nữa hay không ? Câu thơ nào diễn tả trực tiếp điều ấy ?
Nếu ở đầu câu thơ, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa với Bác. Nghĩ đến ngày mai về Miền Nam, xa bác, xa HN, tình cảm của nhà thơ không còn được kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
HĐ cá nhân: Cụm từ « Thương » trào nước mắt diễn tả trạng thái tình cảm như thế nào ?
HS: Đó là trạng thái tình cảm đã bấy lâu bị dồn nén, chất chứa bỗng dưng nổi sóng, dâng trào mãnh liệt không thể kìm nén được biểu hiện thành những giọt nước mắt tuôn trào
HĐCN : Cùng với niềm xúc động đó, người con đã nguyện ước điều gì ?
Muốn làm con chim hót quanh lăng bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đấy
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
HĐCN : Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của ba câu thơ trên ?
- Kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp.cùng với Điệp ngữ ‘‘ muốn làm’’ lặp lại đầu ba câu tạo nên một nhịp điệu tha thiết, 
- Thảo luận cặp đôi :
Điêp ngữ đứng ở đầu các câu gắn với các h/a về con chim hót, đoá hoa toả hương , cây tre trung hiếu nhằm diễn tả điều gì ?
HS trả lời – nhận xét – bổ xung.
GV – đánh giá – bổ sung :
- Bộc lộ trọn vẹn tình cảm, mong ước thiết tha của nhà thơ 
+ Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam
+ và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác : Muốn được là âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành (tiếng chim hót). Muốn làm đoá hoa toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. Và hơn hết là muốn được làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác để canh giấc ngủ cho Người.
* Chốt ý : => Sự lưu luyến, mong ước thiết tha được ở mãi bên lăng Bác của nhà thơ.
- Thảo luận nhóm 2 bàn :
Hình ảnh nào ở khổ thơ đầu được nhắc lại ở khổ thơ cuối ? Cách nhắc lại đó người ta gọi là gì ? (kiểu kết cấu như thế nào) Nó đã bổ xung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre VN ?
HS thảo luận – phát biểu – nhận xét – bổ xung.
GV đánh giá – bổ xung :
- Hình ảnh cây tre - Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng,
- Vẫn là hình ảnh ẩn dụ với nét nghĩa bổ xung : cây tre trung hiếu. Góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của nó- biểu tượng của con người VN rất kiên trì, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù với sức sống mạnh mẽ những cũng rất đậm đà tình nghĩa.(trung với nước với Đảng, hiếu với dân)
 Kết cấu đó làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn, thể hiện sự phát triển của mạch cảm xúc trong thơ: dân tộc ta là vậy; 
III. Tổng kết-ghi nhớ (3ph)
a. Nghệ thuật : Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
- Thể thơ tám chữ với hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngông ngữ bình dị mà cô đúc.Giọng điệu trang trọng và thiết tha, tự hào. 
b. Nội dung : Qua đây, em cảm nhận được nội dung sâu sắc nào của bài thơ ?
- Niềm thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_23_vieng_lang_bac_ban_moi.doc