Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Các phương châm hội thoại

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Các phương châm hội thoại

1.Mục tiêu :

 1.1/ Kiến thức :

 - HS biết: Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

 - HS hiểu: Hiểu được những cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất

 1.2/ Kỹ năng :

 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

 - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

 1.3/ Thái độ : Giáo dục HS ý thức đúng đắn, đạt hiệu quả trong giao tiếp khi vận dụng phương châm về lượng và chất. GDHS kĩ năng sống trong vấn đề giao tiếp

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 
Tiết 3	
Tuần 1 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1.Mục tiêu :
	1.1/ Kiến thức : 
	- HS biết: Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
	- HS hiểu: Hiểu được những cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất
	1.2/ Kỹ năng : 
	- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
	- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
	1.3/ Thái độ : Giáo dục HS ý thức đúng đắn, đạt hiệu quả trong giao tiếp khi vận dụng phương châm về lượng và chất. GDHS kĩ năng sống trong vấn đề giao tiếp
2.Trọng tâm: Vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao
3.Chuẩn bị : 
	3.1/ Giáo viên : bảng phụ: Tình huống giao tiếp
	3.2/ Học sinh : Xem trước bài học, tìm VD, làm BT 1,2,3, phiếu học tập
4.Tiến trình dạy học :
	4.1/ Ổn định lớp : 
Lớp 9A1:	
Lớp 9A2:	
	4.2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu 1/ Khi tham gia hội thoại thì vai trò XH được xác định bằng các quan hệ XH nào? (4đ)
Câu 2/ Nêu cách cư xử (VD) của người có vai trò XH thấp với người có vai trò XH cao và ngược lại? (6đ)
Câu 1: Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc)
- Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
Câu 2: HS đưa ra VD
- GV nhận xét, sửa chữa
 4.3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả cao như mong muốn thì chúng ta phải biết được nghệ thuật khi giao tiếp và trong đó phải kể đến các phương châm hội thoại mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về lượng
- Hướng dẫn HS đọc đối thoại 1- trang 8
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không?
? Theo em, Ba cần trả lời như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét
- GV chốt ý: Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng đầy đủ ý của An, chưa truyền tải hết nội dung cần giao tiếp.
? Từ đó em rút ra nội dung gì trong giao tiếp?
 + Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Gọi HS đọc VD 2 trang 9 – sgk
* HS thảo luận đôi: 3 phút
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra cả hai người [hải hỏi và trả lời ra sao?
- HS trả lời, nhận xét
- GV chốt ý: Truyện gây cười vì cách hỏi và trả lời dài dòng, rườm rà
? Chúng ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
? Qua hai VD trên, các em rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khái quát ý một lần
Hoạt động 3 :Tìm hiểu phương châm về chất
- GV hướng dẫn HS đọc truyện cười
? Truyện này phê phán điều gì?
 + Phê phán tính nói khoác
? Trong giao tiếp có điều gì cần phải tránh?
* HS thảo luận bàn 2 phút
? Cho VD những tình huống nói không có nằng chứng xác thực?
- Gọi đại diện trả lời – nhận xét 
- GV nhận xét HS
* GDHS kĩ năng sống: 
* GV treo BP VD về tình huống
? Từ đó em rút ra những điều gì cần tránh trong giao tiếp?
- HS trả lời, nhận xét 
- GV chốt ý: Nói phải có bằng chứng, không nói quá sự thật sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính mình.
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc bài tập 1a,b
- Gọi HS phân tích – GV bổ sung
 + “Nuôi ở nhà” ĩ gia súc (thú nuôi)
 + Chim én đều có 2 cánh
- Gọi HS điền – nhận xét và bổ sung
- Tiến hành sửa chữa từng câu
- Gọi 1 HS đọc truyện cười
? Nhận xét phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
- Gọi HS đọc câu hỏi – trả lời
I. Phương châm về lượng :
 VD 1- trang 8
- Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
VD 2: - TRANG 9
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
* Ghi nhớ: 
II. Phương châm về chất:
- Đừng nói những gì mà mình tin là không đúng sự thật
- Đừng nói những gì mà mình không có bằng chứng xác thực
III. Luyện tập:
 1. Phân tích lỗi:
 a/ “Nuôi ở nhà” à thừa
 b/ “Hai cách” à thừa
 2. Điền vào chỗ trống:
 a/ Nói có sách 
 b/ Nói dối
 c/ Nói mò
 d/ Nói nhăng, nói cuội
 e/ Nói trạng
 3. Nhận xét:
- Không nên tuân thủ phương châm về lượng
 4. Giải thích:
- Không có bằng chứng xác thực, kiểm chứng
	4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
	Câu 1: Cho VD phương châm về lượng?
	* Đáp án: HS cho VD đúng, rõ gọn
	Câu 2: Nhận xét: “Bạn đi học bằng gì” (dép)
	* Đáp án: Vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp
	4.5/ Hướng dẫn HS tự học:
	* Đối với bài học ở tiết học này : 	
- Xem lại ghi nhớ, các BT 
	- Làm BT 5,6
	- Đặt hai tình huống theo 2 phương châm vừa học
	* Đối với bài học ở tiết học sau :	
- “Các phương châm hội thoại” (tt) - so sánh vời bài 1 
	- Trả lời câu hỏi, tìm và đặt VD cho 2 tình huống trong bài
	- Xem các BT 3, 4; làm BT 1,2
5.Rút kinh nghiệm:
* Nội dung: 	
* Phương pháp: 	
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc