Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đê 4: Văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đê 4: Văn bản

I.MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VĂN BẢN.

1.VĂN BẢN LÀ GÌ ?

Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi

 ( “Từ điển Hán Việt”-Phan Văn Các)

VD:

-Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”, tập thơ “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh .là những văn bản văn chương.

-“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập”của Bác Hồ là những văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại.

-Một bài văn của học sinh viết trên lớp , hoặc trong phòng thi , một bài thơ ngắn, một truyện vui của các em đăng trên tờ báo của lớp mình cũng được xem là một văn bản.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đê 4: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đê 4 Văn Bản
Ngày soạn: 02/11/2009
Tiết 1
	I.Một vài điều cần biết về văn bản.
1.Văn bản là gì ?
Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi
 ( “Từ điển Hán Việt”-Phan Văn Các)
VD:
-Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”, tập thơ “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.là những văn bản văn chương.
-“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập”của Bác Hồlà những văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại.
-Một bài văn của học sinh viết trên lớp , hoặc trong phòng thi , một bài thơ ngắn, một truyện vui của các em đăng trên tờ báo của lớp mình cũng được xem là một văn bản.
2.Tính chất của văn bản.
Văn bản là một thể thống nhất trọn vẹn về nội dung ý nghĩa, hoàn chỉnh về hình thức.
Vd: bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao này rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam. Hai câu đàu ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn qua sự so sánh “Như núi Thái Sơn”, “Như nước trong nguồn chảy ra”. Hai câu cuối nói về đạo làm con phải “Một lòng thờ mẹ kính cha”, săn sóc phụng dưỡng cha mẹ. Đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. đó là nội dung ý nghĩa vừa thống nhất, vừa trọn vẹn.
Bài ca dao này về hình thức lại hoàn chỉnh. Nó được viết theo thể thơ lục bát, gồm có 4 câu, 28 chữ. Vừa có vần chân, vừa có vần lưng (Sơn-nguồn/ ra-cha-là) lại có cách ví von, so sánh cụ thể, hình tượng. Nó là một viên ngọc quý trong ca da Việt Nam.
3.Chủ đề.
Văn bản phải có chủ đề. đọc văn bản phải tìm được chủ đề.
Chủ đề là gì?
-Nói một cách ngắn gọn, chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu trong văn bản.
-“Cuộc chia tay của nnhững con búp bê” nêu lên sự đau buồn, mất mát của những đứa con thơ khi cha mẹ bỏ nhau: Tình thương anh em trong bi kịch gia đinh.
-Baì thơ chữ Hán “Thiên trường vãn vọng” tả cảnh đẹp buổi chiều ở phủ Thiên Trường, đời Trần, qua đó ca ngợi cảnh quê hương đất nước yên vui, thanh bình, nói lên niềm vui sướng, tự hào và tình yêu thiên nhiên cuả nhà vua –thi sĩ.
4.Chuyện với chủ đề. 
Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề
Vd. “buổi học cuối cùng” của Đô-đê
Tác giả kể chuyện gì? –Em bé Phăng kể lại chuyện buổi dạy cuối cùng của thầy Ha-men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.
Chủ đề của chuyện là gì? –Nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để dành lại tự do.
-Vậy “Chuyện” và “chủ đề” của chuyện “Lão Hạc” là gì? Tác phẩm “cô bé bán diêm là gì” ?
5.Đại ý.
Đại ý là gì ?-Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề. Trong cuốn “Ngữ văn8” có rất nhiều đoạn trích.
Vd: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyên Thanh Quan.
-6 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
-4 câu thơ cuối : Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)
->Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn của li khách bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn.
6.Đa chủ đề.
Một tác phẩm chỉ có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề. (Đa chủ đề)
Vd.Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong tập “Nhật kí trong tù” có chủ đề: Tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
*“Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề:
+Những khổ cực đày đoạ của thân tù.
+ý chí kiên cường, bất khuất, lạc quan.
+Lòng khao khát tự do
+Lòng yêu nước
+Lòng thương người
+Tình yêu thiên nhiên
+Phong thái ung dung, tự tại
->Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
+Hiện thực nhà tù tăm tối, vô nhân đạo
*Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “Tam quốc chí”, “Tây du kí” “thuỷ hử”, “Chiến tranh và hoà bình”đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu, nhưng có những tác phẩm có quy mô nhỏ cũng có thể óc nhiều chủ đề. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một cí dụ . có các chủ đề sau:
+Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc.
+Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc , thuỷ chung)
+Cảm thông với thân phận, số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
*Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người chỉ bảo có một chủ đề :Tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho răng có 2 chủ đề. Một là tình bạn đẹp, chân thành, chung thuỷ. Hai là cuộc đời thanh bạch của một nhà Nho. ý kiến của em như thế nào?
7.Tính thống nhất của chủ đề.
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiếtlà xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết, bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột, kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranhhợp thành mới ra cái nhà (Cái nhà ngày xưa)
Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ, hình tượngk, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- Tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề.
Những truyện ngắn dở,, những bài thơ đở thường thừa chi tiết, thừa câu, thừa đoạn, hoặc khấp khểnh, điều đó phản ánh một sự non kém về tay nghề.
Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ:
-Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm
-Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra.
-Hai anh em chia đồ chơi
-Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4b
-Trước lúc lên xe Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bêThành nhìn theo bóng dáng em gái rồi khóc.
->Qua đó có thể rút ra chủ đề của truyện:
-Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch của gia đình (cha mẹ bỏ nhau)
-Tình yêu thương của anh em , bè bạn trong bi kịch gia đình.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/11/2009
Tiết 2
II.Xây dựng đoạn văn trong văn bản:
1.Đoạn văn là gì?
Một văn bản có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy đoạn văn là phần văn bản. đoạn văn chỉ có một câu văn hoặc do một số câu văn tạo thành. đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa lùi đầu dòng (khoảng 1cm) tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng
Ngoại trừ tục ngữ (Văn bản ngắn nhất), còn tất cả các loại văn bản đều gồm có một số câu và đoạn văn. Câu văn , đoạn văn là những tế bào gắn bó hữu cơ trong cơ thể văn bản. Chưa biết đặt câu (đúng, hay) chưa biết dựng đoạn (Hợp lí, đúng quy cách) thì khó mà hình thành được văn bản. Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành, đoạn móc xíchphải trở thành kĩ năng lúc nói và viết, và biết cách phối hợp vận dụng, biến hoá.
Vd(a):
Tình thương của Bác Hồ mênh mông. Yêu nước, thương nhà, thương đồng bào chiến sĩ, thương các cháu nhi đồng gần xa. Tết kháng chiến đầu tiên( Đầu năm 1947), Bác gửi thư cho các chiến sĩ Quyết tử quân đang đánh nhauvới giặc Pháp trong lòng Hà Nội: “Các em ăn tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viện chính phủ vì nhớ đến các em nên cũng không ai nỡ ăn tết”. Mùa đông, Bác gửi áo ấm cho các chiến sĩ. Năm học nào ,ngày khai giảng, Bác Hồ cũng gửi thư cho học sinh trên mọi miền đất nước, khuyên các cháu chăm học, chăm làm, ngoan ngoãnTrung thu đến, Bác gửi các cháu nhiều cái hôn:
“Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Với Bác Hồ thì “Miền Nam là Thành đồng Tổ quốc”, là “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam” Trong những năm dài đất nước bị quân thù chia cắt, Bác nhớ Miền Nam khôn nguôi. Bác nói: “Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi”.
Vd(b)
“Chúng ta tự hào có nhiều cụ ông cụ bà, 70, 80 tuổi vẫn hăng hái học tập và lao động”, lập ra những “bạch hầu quân”, trồng cây gây rừng, đôn đốc phong trào Bình dân học vụ và vận động vệ sinh phòng bệnh.
Phụ nữ ta có thành tích lớn trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; có nhiều anh hùng, chiến sĩ thi đua , đội trưởng sản xuất trong các nhà máy, chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng dân quân, bác sĩ, giáo viênrất giỏi.
Thanh niên ta tích cực xung phong cố gắng làm tròn nhiệm vụ đầu tầu trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, quốc phòng, thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học, chăm làm; Nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua “làm nghìn việc tốt”
( Trích “Báo cáo tại hội nghị chính trị đặc biệt”
Hà Nội 11.4.1964-Hồ Chí Minh)
Vd (c)
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc đư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để nòi giống ta suy nhược”
(Trích “Tuyên ngôn độc lập”-Hồ chí Minh)
->Năm đoạn văn trên đây trích trong bản “tuyên ngôn độc lập”2.9.1945. Mỗi một đoạn văn ghi lại một tội ác vô cùng dã man của thực dân Pháp. Qua 5 đoạn văn này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căm thù nlên án 5 tội ác ghê tởm về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm trời. Lí lẽ và dẫn chứng rất đanh thép, hùng hồn.
2.Câu chủ đề của đoạn văn.
Câu chủ đề của đoạn văn còn gọi là câu chốt của đoạn văn.
Câu chủ đề mang nội dung kháI quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (Đoạn diễn dịch) cuáng có thể đứng cuối đoạn văn (đoạn quy nạp)
Vd:
*“Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi ggương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp”
(Hồ Chí Minh)
*Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Tuổi trẻ Việt Nam được cắp sách tới trường, được hưởng thụ một nền độc lập hoàn toàn tự do. Một chân trời mới tươi sáng bao la rộng mở trước tầm mắt thanh thiếu niên nhi đồng. Học không phải để làm quan. Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật đẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người ... c. 
-Chú ý:
+Bố cục mạch lạc trong văn bản
+Dùng các phương tiện liên kết trong văn bản.
Bài 4:Có một học sinh tự thuật lại lỗi lầm của mình. Hãy tìm các bố cục hợp lí cho bài tự thuật sao cho phù hợp với những mục đích giao tiếp sau:
(1)Mục đích tự thuật để tường trình sự việc cho người khác rõ.
(2)Mục đích tự thuật để rút kinh nghiệm cho bản thân và cho mọi người.
(3)Mục đích tự thuật để thanh minh, mong giảm nhẹ tội.
---------------------------------------------------------------------------
V.Tạo lập văn bản.
Tạo lập văn bản là kết quả của một quá trình học và hành, ôn và luyện bộ môn văn học trong nhà trường, Tựa như con gà đẻ trứng vàng, con ong hút nhuỵ hoa làm ra mật ngọt.Kiến thức văn học, vốn sống, tâm hồn, kĩ năng sử dụng ngôn từ, đặt câu, dựng đoạncủa người học sinh đã tích luỹ được đều cần tung ra và thể hiện trong tạo lập văn bản.
Tạo lập văn bản nên lần lượt đi theo các bước sau:
1.Xác định yêu cầu đề văn và tìm định hướng:
-Viết cái gì (nội dung, vấn đề)
-Viết như thế nào? (Cách viết, kiểu bài.)
-Viết cho ai? (Đối tượng đọc-ở đây là thầy cô giáo và bạn học)
-Viết để làm gì? (để thu hoạch, kiểm tra? Bài tập ngắn? bài văn viết ở lớp hay ở nhà? Bài thi?)
-Viết trong bao lâu? (15 phút? Nửa tiếng, 1 tiết, hai tiết?)câu hỏi này rất quan trọng. Có xác định được thời gian mới định được dung lượng bài văn, đảm bảo làm xong bài đúng giờ một cách chủ động. Tránh hiện tượng htừa giờ hay thiếu giờ.
2.Xây dựng bố cục: Lập dàn ý và tìm ý.
-Có thể lập dàn ý đại cương ( Chỉ nêu lên cái sườn chính)
Cũng có thể lập dàn ý chi tiết, cụ thể từng phần, từng đoạn (chưa cần thành văn)
-Tìm ý :
+ Văn miêu tả:Toàn cảnh, phiên cảnh, hình ảnh
+Văn kể chuyện: Cốt chuyện, tình tiết, diễn biến, kết cục
+Văn phân tích : Các ý về nội dung, các yếu tố nghệ thuật.
+Văn chứng minh, giải thích, bình luận: Lí lẽ, dẫn chứng, bàn luận, đánh giá
->Bài văn nông, sâu, tầm thường hay đặc sắclà tuỳ thuộc vào trí tuệ, tâm hồn, vốn sống, kĩ năng (nói, viết ) của học sinh trong quá trình lập dàn ý, tìm ý.
3.Diễn đạt
Viết thành văn. Câu văn, đoạn văn. mở bài, thận bài, kết bài được viết ra, liên kết lại, hình thành một bài văn hoàn chỉnh và hay. Chữ tốt (đẹp) văn hay là ở khâu này. Khác nào con tằm ăn dâu nhả thành kén, thành tơ.
->Chú ý: Học sinh có thể viết nháp rồi mới sửa thành văn. Tuỳ theo thời gian làm bài mà chọn cách viết hợp lí.
4.Đọc lại, sửa chữa nhỏ hoặc bổ sung.
 Xem lại các dấu câu, xem lại chính tả, câu văn, ssể tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Bìa văn cần tránh hết sức việc giập xoá quá nhiều, làm mất vẻ đẹp thẩm mĩ, biểu lộ cách làm bài thô thiển, bừa bãi, gây khó chịu cho người đọc, người chấm bài.
5.Bài tập:
Bài 1:Trong một xó tủ, một quyển sách bị bỏ quên gặp một bạn bị điểm kém. Chúng tâm sự với nhau và phàn nàn về “chủ nhân” của chúng, một (cô) cậu học trò.
Bài 2.
(1)Trong giờ học nhóm , Nhung và Hà chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1 mà cô giáo đã ra về nhà :Em hãy viết thư cho một bạn học cũ, kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
Khi nhìn sang, Nhung thấy Hà đang nắn nót viết vào vở hai chữ “Bài làm”, vội kêu lên “Tại sao cậu lại vội vàng thế?”
Em hãy cho biết Nhung căn cứ vào đâu để nhắc nhở Hà như vậy? Và Hà sẽ phải làm những việc gì trước khi viết bài văn hoàn chỉnh?
(2)Một lúc sau, Hà đã hình thành một bố cục văn bản như sau:
Phần đầu thư:
+Hỏi thăm sức khoẻ và tình hình học tập của bạn.
+Nhắc lại những kỉ niệm đã có trong tình bạn giữa hai người.
+Lời chúc và hứa cùng quyết tâm học giỏi.
+Thông báo tình hình của mọi người trong gia đình mình.
+Kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
+ Phần cuối thư: Lời chào.
Hãy cho biết bố cục trên đã đạt chưa? Vì sao ?
(3) Trong bài văn của Hà viết hôm ấy có đoạn như thế này :
Lam ơi ! bạn còn nhớ lớp chúng ta có bao nhiêu người không ? Con số ấy bây giờ đã khác rồi. đầu năm học mới, có hai bạn từ trường khác chuyển vào lớp tớ. Dù mới quen nhưng các bạn ấy đã nhanh chóng hoà đồng với lớp, cùng học, cùng chơi vui vẻ lắm. à ! Cậu đến trường mới còn làm lớp trưởng nữa không ? ở đây cái Hiên làm lớp trưởng thay cậu. Gớm, thường ngày nó vốn hiền lành và nhút nhát, thế mà khi điều hành cả lớp sinh hoạt cũng ô hắc ằ ra phết Lam ạ. Chắc bạn sẽ ngạc nhiên lắm trước những điều mới mẻ của lớp ta.
*Theo em, cách diễn đạt trong đoạn văn của bạn Hà có những lỗi sai nào ? Hãy hòan thành bài văn trên
Bài 3.Miêu tả một cảnh đẹp mà em gặp trong dịp nghỉ hè (Có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em)
1.Tìm hiểu đề :
-Thể loại :Miêu tả (Cần tránh sang tường thuật chuyến đi nghỉ hè.)
2.Lập dàn ý.
a,Mở bài :
+Xem trên vô tuyến truyền hình thấy thành phố Huế rất đẹp.
+Hè vừa qua được theo mẹ vào Huế, em thích nhất cảnh lăng Minh Mạng.
b,Thân bài.
+Từ xa thấy những đồi thông um tùm, vườn hoa màu vàng phủ kín.
+cổng lăng có ba cửa, hai chú sư tử đứng canh, Đại Hồng Môn có cái sân mênh mông và đầm sen.
+Khu vực chính và đẹp uy nghi là Sùng Ân Điện, Hoàng Trạch Môn, Minh Lâu, quy về trung tâm là khu lăng đồ sộ.
c.Kết bài:
+Huế có rất nhiều di tích đẹp, nhưng vì ở ít ngày nên ngoài lăng Minh Mạng, em chỉ kịp thăm thêm khu Đại Nội.
+Bốn ngày ở Huế trôi qua thật nhanh, xa Huế, em nhớ mãi.
3,Viết bài.( Có một bạn đã viết thành một văn bản như sau)
Trong kì nghỉ hè lí thú vừa rồi, em đã đi chơi rất nhiều nơi, nhưng nơi mà em nhớ nhất là biển vũng tàu
Sáng thứ ba hôm đó, khi bình minh lên, lúc đó cả nhà tôi đang thu xếp hành lí để vào ô tô, nhà tôi dự định sẽ đi ba ngày rồi về. Từ đây đến thành phố Hồ Chí Minh rất xa, nên nhà em đi bằng máy bay. Khi ô tô trở cả nhà đến sân bay, cả nhà ngồi đợi bố mua vé, rồi lên máy bay ra thành phố Hồ Chí Minh. Vài giờ sau, khi máy bay đáp xuống, cả nhà em được chú Thắng ra đón, chúng tôi mang hành lí để lên xe , sau đó đi đến vũng tàu. Khi gần tới biển, em đã ngửi thấy mùi nước biển mặn, tai nghe những lá dừa đung đưa như đang chào đón quý khách đã đến Vũng Tàu. ở đáy có bãy cát trắng và biển xanh trông giống như một bức tranh.Sóng biển lớn tạo ra một không khí sôi động, thích thú. Chúng em còn thi nhau bơi, chơi bóng. Khi hoàng hôn xuống, chúng tôi chở về khách sạn nghỉ ngơi. Mặt trời giống như quả cầu lửa đang trôi dần xuống biển xanh. ánh trăng tràn chiếu xuống dưới nước nơi biển xanh giữ dội. Lúc này giường như có một không khí yên tĩnh cho mọi người nhẹ nhàng.
Vũng Tàu là nơi em đến thật là đẹp.Nó là một thắng cảnh đẹp nhất ở miền nam mà em nhớ mãi.
*H:Em có nhận xét gì về bài làm của bạn?. (các bước trong quá trình tạo lập văn bản , lỗi diễn đạt, chính tả, cách dùng từ, đặt câu)
*Cô giáo nhận xét:
Đề bài yêu cầu tả cảnh, nhưng cách viết của em thiên về tự sự nên chưa làm nổi rõ vẻ đẹp của Vũng Tàu, Kết bài gần như lặp lại mở bài. Bài viết còn nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cô giáo còn ghạch dưới những chỗ sai sót.
Bạn không biết vì sao bài của mình lại có những lỗi đó và lúng túng chưa biết sửa ra sao.Em hãy giúp bạn.
Trong kì nghỉ hè lí thú vừa rồi, em đã đi chơi rất nhiều nơi, nhưng nơi mà em nhớ nhất là biển vũng tàu
Sáng thứ ba hôm đó, khi bình minh lên, lúc đó cả nhà tôi đang thu xếp hành lí để vào ô tô, nhà tôi dự định sẽ đi ba ngày rồi về. Từ đây đến thành phố Hồ Chí Minh rất xa, nên nhà em đi bằng máy bay. Khi ô tô trở cả nhà đến sân bay, cả nhà ngồi đợi bố mua vé, rồi lên máy bay ra thành phố Hồ Chí Minh. Vài giờ sau, khi máy bay đáp xuống, cả nhà em được chú Thắng ra đón, chúng tôi mang hành lí để lên xe , sau đó đi đến biển vũng tàu. Khi gần tới biển, em đã ngửi thấy mùi nước biển mặn, tai nghe những lá dừa đung đưa như đang chào đón quý khách đã đến Vũng Tàu. ở đáy có bãy cát trắng và biển xanh trông giống như một bức tranh.Sóng biển lớn tạo ra một không khí sôi động, thích thú. Chúng em còn thi nhau bơi, chơi bóng. Khi hoàng hôn xuống, chúng tôi chở về khách sạn nghỉ ngơi. Mặt trời giống như quả cầu lửa đang trôi dần xuống biển xanh. ánh trăng tràn chiếu xuống dưới nước nơi biển xanh giữ dội. Lúc này giường như có một không khí yên tĩnh cho mọi người nhẹ nhàng.
Vũng Tàu là nơi em đến thật là đẹp.Nó là một thắng cảnh đẹp nhất ở miền nam mà em nhớ mãi.
Bài 4.câu chuyện về một giấc mơ đẹp cho bạn nghèo.
1.Tìm hiểu đề:
-Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Câu chuyện không có thực (Chỉ là một giấc mơ) Nhưng phải tưởng tượng trên cơ sở thực tế và có tính nhân văn cao cả.
2.Lập dàn ý :
a, Mở bài ;
+Giấc ngủ dịu dàng.
+Mơ lạc vào rừng và gặp cô tiên.
b,Thân bài:
+Cô tiên cho em một viên ngọc ước, nhưng chỉ được ước một điều.
+Em băn khoăn chọn điều ước.
+Gặp một bạn tàn tật, theo bạn đến trường bạn và ước cho bạn trở thành lành lặn.
+Mấy ngày sau gặp lại bạn với đôi chân lành lặn và cùng em đi du lịch
c.Kết bài:
+Tỉnh giấc mơ.
+Vẻ đẹp của giấc mơ và mong muốn của em.
3.Viết bài.
*Mở bài:
Sau một ngày chơi xuận vui vẻ, giấc ngủ đến với em thật dịu dàng và đã đem đến cho em bao điều kì lạ. Em thấy mình lạc vào khu rừng um tùm cây lá, hoa nở rực rỡ, chim hót líu lo. Em ngắt một bông hoa rừng còn ướt đẫm sương đêm. Chao ôi, hương hoa mới thơm ngát làm sao! Bỗng em cảm thấy có một làn sương mỏng bay quaMột cô tiên hiện ra xinh đẹp tuyệt trần
H:Mở bài đã đạt được những yêu cầu của đề chưa? Tại sao? 
*Thân bài: (Dưới đây là đoạn văn phát triển một ý trong phần thân bài)
Em đang ru mình trong những ý nghĩ mên man thì bỗng có một bàn tay từ phía sau nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào vai em, tiếp theo là tiếng cười khúc khích. Em quay người lại “A, Hằng!”, em reo to. Hằng chống đôi nạng gỗ, tươi cười. Nhói lên trong em niềm thương cảm khi nhìn đôi chân tàn tật của bạ. Lúc đó miệng em bật lên thành tiếng:
-Hằng ơi! Hằng có muốn lại có đôi chân lành lặn không?
-Muốn chứ, nhưng điều đó chỉ có trong mơ thôi.
Hằng đưa mắt hướng lên trời và rơm rớm nước mắt. Sau đó em cùng đến trường của bạn, trường nuôi dạy những bạn bị khuyết tật. Em nói với các thầy, cô giáo những điều em vừa gặp và viên ngọc ước, nhưng chẳng ai tin. Chỉ riêng cô hiệu trưởng ngồi lắng nghe em kể. Rồi cô cho em gặp mặt các bạn toàn trường. Nhìn những gương mặt ngơ ngẩn, những đôi tay dặt dẹo , những đôi chân teo tópEm không cầm được nước mắt. Thế rồi trước toàn thể các bạn, em lấy viên ngọc ước từ trong túi áo ngực ra, giơ lên cao và khẩn cầu:
-Cô tiên kính mến! Nếu viên ngọc ước của cô thực sự có phép nhiệm màu, xin hãy làm cho tất cả các bạn tàn tật trên toàn thế giới được trở thành lành lặn và vui vẻ.
Viên ngọc tự nhên phát sáng ra một ánh sáng diệu kì, sáng loá cả sân trường, chói lọi đến mmức phút chốc em chẳng nhìn thấy các bạn trước mậưt. Khi ánh sáng dịu lại thì.trước mắt em tất cả đều lành lặn, khôi ngô, tuấn tú, đang nắm tay nhau nhảy múa và hát vang “Trái đất này là của chúng mình”
(Bài làm của học sinh)
Bài 5.Hãy kể tiếp câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” để tìm một cách kết thúc theo suy nghĩ của em

Tài liệu đính kèm:

  • docboi gioi van 9.doc