CHỦ ĐỀ 5: VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức tổng hợp về văn nghị luận đã học từ các lớp dưới (từ lớp 7 - 9)
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhớ, tái hiện kiến thức và vận dụng vào thực hành.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là văn nghị luận? Kể tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, 9?
* Tổ chức dạy học bài mới
Ngày soạn: 03/03/2012 CHủ Đề 5: Văn nghị luận Tiết 1: Khái quát chung về văn nghị luận A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức tổng hợp về văn nghị luận đã học từ các lớp dưới (từ lớp 7 - 9) 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhớ, tái hiện kiến thức và vận dụng vào thực hành. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là văn nghị luận? Kể tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, 9? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khái quát về văn nghị luận - GV củng cố lại kiến thức HS đã được học về văn nghị luận. ? Thế nào là văn nghị luận? ? Đặc điểm của văn nghị luận là gì? ?Thế nào là luận điểm? Luận điểm được trình bày như thế nào? ? Thế nào là luận cứ? ? Lập luận là gì? ? Nêu các bước làm bài văn nghị luận? ? Khi tìm hiểu đề văn gnhị luận cần chú ý những gì? ? Vai trò và đặc điểm của các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận? ? Có những dạng bài nghị luận nào đã học? i. Khái quát về văn nghị luận 1. Khái niệm văn nghị luận Văn nghị luận là lối văn nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. 2. Đặc điểm của văn nghị luận a. Luận điểm: Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết(nói) nêu ra ở trong bài. - Mỗi luận đề phải được xác định bằng một hệ thống luận điểm. - Phân biệt luận điểm với luận đề: Luận đề là vấn đề được đặt ra để người HS phải vận động kiến thức(lí lẽ, dẫn chứng) để giải đáp cho đúng, cho trúng, cho đầy đủ. - Có nhiều cách trình bày luận điểm: + Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng ở đầu đoạn văn. + Trình bày luận điểm theo phương pháp qui nạp. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng ở cuối đoạn văn. b. Luận cứ: Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. c. Lập luận: Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 3. Cách làm một bài văn nghị luận a. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Luận đề: Luận đề là vấn đề được đặt ra để người HS phải vận động kiến thức (lí lẽ, dẫn chứng) để giải đáp cho đúng, cho trúng, cho đầy đủ. - Kiểu bài: Có xác định kiểu bài thì mới làm bài đúng: Văn giải thích;Văn chứng minh; Văn phân tích; Văn bình luận; Văn nghị luận hỗn hợp - Phạm vi nghị luận: là giới hạn mà luận đề nêu ra rộng hay hẹp, nghị luận văn chương hay nghị luận chính trị xã hội. b. Lập dàn ý: Theo bố cục 3 phần c. Viết bài d. Sửa bài 4. Các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận a. Yếu tố biểu cảm Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng sau: - Tính khẳng định hay phủ định. - Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quí mến... - Giọng văn b. Yếu tố miêu tả, tự sự Yếu tố miêu tả, tự sự sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh động hơn 5. Các kiểu bài văn nghị luận a. Nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức. b. Nghị luận văn chương: nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập - Hình thức luyện tập: GV chia các nhóm cho HS thảo luận làm bài. HS đại diện các nhóm lên trình bày. Gv cho, cả lớp bổ sung, sửa chữa. - Đề luyện tập: Cho các đề bài sau, hãy xác định đâu là đề văn nghị luận. Từ đó xác định các vấn đề nghị luận thể hiện trong các đề: Đề 1: Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 2: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 3: Vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “ Đồng Chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 4: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Em hãy giải thích câu nói đó. Đề 5: Tục ngữ có câu: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học và trong đời sống hàng ngày để chứng minh. Đề 6: Nêu quan điểm về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Gợi ý: Đề 1: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 3: Vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “ Đồng Chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 4: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Đề 5: Sức mạnh của đoàn kết. Đề 6: Tự lực cánh sinh, cần cù lao động. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Chọn một trong số đề nghị luận trên viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị: Các phép lập luận trong văn nghị luận ********************************************************** Ngày soạn:03/03/2012 CHủ Đề 5 - Tiết 2: các phép lập luận trong văn nghị luận A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về các phép lập luận trong văn nghị luận: phân tích, tổng hợp . 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết tạo lập văn nghị luận. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của văn nghị luận ? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Các phép lập luận trong văn nghị luận - GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp. ? Thế nào là phép lập luận phân tích ? Để phân tích người ta thường vận dụng những biện pháp nào? - HS trả lời. ? Thế nào là phép tổng hợp ? Mối quan hệ giữa phép tổng hợp với phép phân tích? - HS trả lời. I. PHép phân tích và tổng hợp 1. Phép phân tích Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. Khi phân tích chúng ta có thể vận dụng các biện pháp nêu, giả thiết, so sánh, đối chiếu ... và cả phép lập luận giải thích , chứng minh. 2. Phép tổng hợp Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Do đó không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. - Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là nhằm thể hiện ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Hãy nêu rõ biểu hiện của phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp trong đoạn văn sau: Một trong những biểu hiện sinh động của đức hạnh Nho giáo ở Việt Nam hôm nay là việc học tiếp tục nêu cao vai trò của giáo dục và học vấn. Suốt trong quá trình tồn tại của mình, xã hội phong kiến Việt Nam đề cao người có học, trọng kẻ làm văn chương tạo ra tâm lí hiếu học, tôn sư trọng đạo tới mức sùng bái văn tự, sùng kính cả giấy có chữ viết. Ngày nay, tuy ít nhiều sự sùng kính đó bị giảm sút những vẫn dễ dàng nhận thấy sự ngưỡng mộ của xã hội đối với học vấn cả từ góc độ thành đạt trong công việc và cả từ góc độ có được danh vọng, uy tín trong cộng đồng. Đặc biệt giáo dục vẫn luôn chiếm một vị trí ưu tiên trong các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Thiết tưởng chỉ riêng những gì vừa nhắc tới trên đây cũng đủ để khẳng định ảnh hưởng và uy tín sâu rộng của Nho giáo đối với đời sống tinh thần và vật chất trong xã hội Việt Nam xưa và nay. Gợi ý: Biểu hiện của phép phân tích: Tác giả đã nêu ra những biểu hiện của việc nêu cao vai trò của giáo dục và học vấn: Trong xã hội phong kiến Việt Nam là đề cao người có học, trọng kẻ làm văn chương tạo ra tâm lí hiếu học, tôn sư trọng đạo tới mức sùng bái văn tự, sùng kính cả giấy có chữ viết. Ngày nay: sự ngưỡng mộ của xã hội đối với học vấn cả từ góc độ thành đạt trong công việc và cả từ góc độ có được danh vọng, uy tín trong cộng đồng. Đặc biệt giáo dục vẫn luôn chiếm một vị trí ưu tiên trong các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Biểu hiện của phép tổng hợp: Thiết tưởng chỉ riêng những gì vừa nhắc tới trên đây cũng đủ để khẳng định ảnh hưởng và uy tín sâu rộng của Nho giáo đối với đời sống tinh thần và vật chất trong xã hội Việt Nam xưa và nay. Bài tập 2: Chỉ rõ mối quan hệ giữa hai phương pháp lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. Gợi ý: Tác giả đã phân tích những lí do để chọn sách để đọc, chỉ ra những vâvs đề của việc đọc sách trong tình hình hiện nay... Trong mỗi nội dung phân tích đó tác giả lại chốt, tổng hợp lại từng vấn đề. Bài tập 3: Viết đoạn văn nghị luận có nội dung bàn về chữ hiếu của người làm con theo quan niệm hiện nay. Trong đoạn có sử dụng kết hợp phép phân tích và phép tổng hợp. Gợi ý: Về hình thức: chú ý cấu trúc mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn. Về nội dung, chữ hiếu được bàn tới trong quan hệ giữa con với cha mẹ. Nên so sánh chữ hiếu trong quan niệm xưa và nay. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Luyện viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Hãy tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài cho đề văn sau: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc trở đi). ******************************************************** Ngày soạn:04/03/2012 CHủ Đề 5 - Tiết 03: Luyện viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Thế nào là bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? * Tổ chức cho HS luyện tập Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp. ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ? - HS trả lời. ? Yêu cầu về những nhận xét, đánh giá và bố cục trong bài văn này? - HS rút ra yêu cầu. ? Bài văn nghị luận cần đảm bảo các phần như thế nào ? - HS xác định. I. bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạ ... trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.. - Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của người viết. - ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên: + Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc. + Vẻ đẹp ở lòng hiếu khách, ở sự quan tâm chu đáo đến người khác. + Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn. 2. Dàn ý: Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. - Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết. Thân bài: - Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề. + Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn + Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó như đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, .... + Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui. + Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách) - Vẻ đẹp của lòng hiếu khách: + Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ,... + Say sưa kể về công việc và cuộc sống của mình ... + Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi người: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,... - Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn: + Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác. + Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng vẽ hơn mình. Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ. Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Ngày soạn:21/03/2012 CHủ Đề 5 - Tiết 05: Luyện viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. * Tổ chức cho HS luyện tập Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp. ? Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? - HS trả lời. ? Yêu cầu về những nhận xét, đánh giá và bố cục trong bài văn này? - HS rút ra yêu cầu. ? Bài văn nghị luận cần đảm bảo các phần như thế nào ? - HS xác định. I. bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 1. Khái niệm Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. 2. Yêu cầu trong bài văn - Những nhận xét, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ phải: + Bám vào nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... + Những nhận xét, đánh giá phải cụ thể, xác đáng và cần nêu được cảm thụ riêng của người viết. - Bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn chuẩn xác, gợi cảm, thể hiện được những rung động chân thành của người viết. 3. Dàn bài Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.) Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Hoạt động 2: Luyện tập - GV cho HS luyện tập qua bài tập: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Hình thức luyện tập : + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh. + Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần. Gợi ý: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý : - Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - Vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác - Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ. - ý: + Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào? + Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì? + Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ? + Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ? 2. Dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác" - Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác. 2. Thân bài: Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài. - Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi... - Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam. - Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. - Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối. + Tình cảm lưu luyến. + Ước nguyện chân thành. - Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu người Việt Nam đối với Bác. 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ. Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Ngày soạn:28/03/2012 CHủ Đề 5 Tiết 06: Luyện viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ (tiếp) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. * Tổ chức cho HS luyện tập - GV cho HS luyện tập qua bài tập: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Hình thức luyện tập : + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh. + Đối với phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần. Gợi ý: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý : - Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - Vấn đề nghị luận: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ. - ý: + Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào? + Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì? + Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ? + Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ? 2. Dàn bài: Mở bài: - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả. Thân bài: 1. Mùa xuân thiên nhiên: (Khổ 1) - Hình ảnh, màu sắc, âm thanh : + Dòng sông xanh . + Bông hoa tím . + Tiếng chim hót . - Vài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi. - Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp : " Từng giọt ....... tôi hứng " . " Giọt long lanh " - giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất vào mùa xuân . 2. Mùa xuân của đất nước (khổ 2-3) - Hình ảnh người cầm súng - nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước . - Hình ảnh người ra đồng - nhiệm vụ lao độngũây dựng đất nước. - Lộc non gắn với họ - hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước . - Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ hình ảnh lộc, so sánh Đất nước như vì sao, dùng từ láy hối hả, xôn xao, nhịp thơ rộn ràng, nhanh,....Có tác dụng thể hiện vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã hoà vào tâm hồn nhà thơ với sự náo nức, xôn xao, vui mừng, phấn khởi, hồ hởi biểu hiện của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết . 3. Nguyện ước chân thành: (khổ 4-5) - Khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến vào cuộc sống của đất nước : + Làm con chim hót . + Làm một nhành hoa . + Nhập một nốt trầm xao xuyến . - Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muông, hoa lá toả hương sắc cho đời. - Vẻ đẹp của quan niệm về một mùa xuân nnho nhỏ: Con chim + nhành hoa + nốt nhạc trầm làm nên diện mạo của mùa xuân nho nhỏ: nhỏ nhẹ, bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm của tác giả một cách chân thành, tha thiết. Mỗi người phải mang đến (một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện) cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Những hiến dâng, hoà nhập .... là để làm một nốt trầm "xao xuyến" thể hiện sự khiêm nhường, tự tin, tự hào của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận. 4. Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế (khổ 6) - Niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ với quê hương yêu dấu buổi xuân về: Mùa xuân ta xin hát. - Niềm tự hào, ngợi ca về quê hương xứ Huế: Câu Nam ai, Nam bình...đất Huế. Đó là những làn điệu dân ca Huế, nhạc cụ dân tộc nổi tiếng. Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Mở rộng vấn đề (liên hệ). * GV gợi ý cho HS liên hệ tới một số hình ảnh thơ trong khi phân tích bài thơ: - Hình ảnh dòng sông xanh ở khổ 1: có thể liên hệ tới câu thơ: Hương Giang ơi, dòng sông êm/Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình. (Tố Hữu) - Hình ảnh bông hoa tím biếc ở khổ 1: có thể liên hệ tới câu thơ Hoa lục bình tím cả bờ sông (Lê Anh Xuân) - Hình ảnh con chim chiền chiện hót: có thể liên hệ với câu tục ngữ Chiền chiện hót lúa tốt bời bời. - Khổ 3 có thể liên hệ tới những câu văn trong Như nước Đại Việt ta: Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ (....) / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau /Song hào kiệt đời nào cũng có. - Khổ 4-5 có thể liên hệ tới hình ảnh con chim, chiếc lá trong thơ Tố Hữu: Nếu làm con chim, chiếc lá / Con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh / Nếu là vay mà sao không có trả / Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Chủ đề 6: Cách làm bài kiểm tra và bài thi vào lớp 10.
Tài liệu đính kèm: