Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đoàn thuyền đánh cá

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đoàn thuyền đánh cá

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

I. Mục tiêu : Giúp HS:

1.Kiến thức:

-Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

-Nghệ thuật ẩn dụ ,phóng đại ,cách tạo dựng hình ảnh tráng lệ,lãng mạng.

2.Kĩ năng:

-Đọc –Hiểu một tác phẩm thơ hiện đại .

-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

-Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

3.Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động.

II.Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức;sách giáo khoa+sách giáo viên và một số tài liệu có liên quan, soạn bài, bảng phụ ghi bố cục bài thơ, bảng phụ ghi bài tâp trắc nghiệm (phần củng cố bài)

 - HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở sgk và những yêu cầu của GV.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đoàn thuyền đánh cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 24/10/2011
Tiết 50, 51	 Ngày dạy: 27/10/2011
 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
	 (Huy Cận)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
-Nghệ thuật ẩn dụ ,phóng đại ,cách tạo dựng hình ảnh tráng lệ,lãng mạng.
2.Kĩ năng:
-Đọc –Hiểu một tác phẩm thơ hiện đại .
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
-Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động.
II.Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức;sách giáo khoa+sách giáo viên và một số tài liệu có liên quan, soạn bài, bảng phụ ghi bố cục bài thơ, bảng phụ ghi bài tâp trắc nghiệm (phần củng cố bài)
 - HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở sgk và những yêu cầu của GV.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ :”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì chống Mĩ ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 *HĐ 1: Khởi động: Phương pháp thuyết trình
*HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
- HS đọc chú thích ở Sgk.
? Em biết gì về tác giả?
-Học sinh trả lời,giáo viên bổ sung thêm về tác giả
?Nêu vài nét về tác phẩm?
-Học sinh trả lời,giáo viên bổ sung thêm về tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc.→ Gọi HS 
đọc nối tiếp (mỗi em đọc 3 đến 4 khổ thơ) cho đến hết.
-HS tìm hiểu các chú thích trong sách giáo khoa.
?Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ?
-Gía viên treo bảng phụ chuẩn bị bố cục.
? Hãy nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý.
*HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình,bình giảng ,kỷ thuật động não.
- HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
? Thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào? đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào trong ngày?
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó là gì?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bình giảng
(Mặt trời như hòn lửa; Sóng cài then,đêm sập cửa...trong hình ảnh liên tưởng này vũ trụ như một ngôi nhà lớn ,với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa ,hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên thuyền đang ra biển hoặc là từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn ,nhìn về phía tây qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển)
?Trong hoàn cảnh đó người ra khơi có tâm trạng như thế nào?
- HS trả lời, lớp nhận xét ,bổ sung.
- GV bình, liên hệ.
(Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng :cánh buồm,gió khơi và câu hát của người đánh cá .Câu hát là niềm vui ,sự phấn khấn của người của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi...)
 (Chuyển tiết 52)
- HS đọc lại 4 khổ thơ tiếp.
? Em có nhận xét gì về công việc đánh cá của những ngư dân ở đây?
? Hình ảnh con thuyền xuất hiện cùng với những hình ảnh nào của thiên nhiên?
?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây? Tác dụng?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung.
? Em biết gì về công việc đánh cá? Đó là một công việc như thế nào? ở đây điều đó có được thể hiện hay không?
?Thiên nhiên trên biển được miêu tả qua những hình ảnh nào? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên ấy?
?Bút pháp lãng mạng có vai trò gì trong khổ thơ này?
- HS thảo luận theo cặp .Đại diện các cặp trả lời. trả lời.
- GV nhận xét, bình giảng và chốt ý.
- HS đọc lại khổ thơ cuối.
? Không khí quay về của đoàn thuyền như thế nào?
?Con người trong khổ thơ cuối hiện lên với một tư thế như thế nào?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung.và liên hệ cho học sinh môi trường biển cần được bảo vệ 
HĐ 3 :Phương pháp vấn đáp
? Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?
? Em hãy khái quát lại nội dung của văn bản?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa. 
-GV giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động.
I .Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Huy Cận(1919 - 2005), quê ở Hà Tĩnh.
- Nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
2.Tác phẩm:
- Viết năm 1958, trong thời kì miền Bắc bắt đầu xây dựng cuộc sống mới.
3.Đọc và tìm hiểu chú thích
-Đọc
-Chú thích
4. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Hai khổ thơ đầu: cảnh ra khơi và tâm trạng con người.
- Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp: cảnh lao động trên biển ban đêm.
- Phần 3: còn lại: Cảnh đoàn thuyền trở về.
II. Phân tích:
1.Cảnh ra khơi và tâm trạng con người.
- Mặt trời như hòn lửa.
- Sóng cài then.
- Đêm sập cửa.
→Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
→ Liên tưởng so sánh, nhân hóa thú vị : thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Tâm trạng người ra khơi: đầy khí thế, phấn khởi, mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
 2. Cảnh lao động trên biển ban đêm.
- Công việc lao động như gắn liền với nhịp sống của thiên nhiên.
- Thuyền → gió, trăng, mây, biển 
→ Phóng đại, liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ: con thuyền vốn nhỏ bé trở nên khổng lồ, kì vĩ, hòa nhập vào thiên nhiên, vũ trụ.
- Công việc đánh cá: nặng nhọc → thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
- Hình ảnh thiên nhiên: cá, trăng, sao →Trí tưởng tượng chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo → Thiên nhiên đẹp rực rỡ, huyền ảo
=> Bút pháp lãng mạng làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống. Thể hiện niềm say sưa, hào hứng và ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
- Không khí: Tưng bừng, phấn khởi vì đạt được thắng lợi.
- Hình ảnh con người hiện lên làm chủ biển khơi, thiên nhiên.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, âm hưởng khoẻ khoắn hào hùng, lạc quan.
2.Nội dung: Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
*Ghi nhớ: Sgk
4.Củng cố :
 - GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
* HS làm BTTN trên bảng phụ.
 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
 a. Thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp
 b. Cuộc sống lao động sôi nổi.
 c. Thiên nhiên và cuộc sống lao động.
 d. Cuộc sống sau chiến tranh.
 2. Bố cục của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” dựa theo hành trình của đoàn thuyền ra khơi?
 a. Đúng.	b. Sai.
 * Đáp án: Câu 1 – c; câu 2 - a
5. Dặn dò : 
 - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
-Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ ,thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
-Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng ,tưởng tượng độc đáo; giọng thơ khỏe khoắn,hồn nhiên.
-Chuẩn bị bài Bếp lửa 
IV. Rút kinh nghiệm: ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 51,52.doc