Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 2

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 2

Tiết 91 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

B. CHUẨN BỊ:

HS: bài soạn

GV: Bảng phụ.

C. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra: Bài soạn của HS.

2. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 

doc 147 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàythángnăm
Tiết 91 Bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
B. Chuẩn bị: 
HS: bài soạn
GV: Bảng phụ.
C. Các HĐ dạy học chủ yếu:
Kiểm tra: Bài soạn của HS.
Bài mới: GV giới thiệu bài.
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. HD HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Chu Quang Tiềm
GV giới thiệu bổ sung.
HĐ2. HD HS đọc, tìm hiểu chung về vb.GV HD đọc, đọc mẫu 1 đoạn- gọi HS đọc, nhận xét-GV sửa sai.
-Giải nghĩa các chú thích 5,7,8 sgk.
-Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-Vấn đề tác giả đưa ra bàn luận là gì?
Tìm bố cục của vb.
HĐ3. HD HS phân tích:
-Đọc đoạn 1 sgk.
-Trong đoạn 1, t/g nêu lên mấy luận điểm nhỏ?
-Hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
-Em có nhận xét gì về những lí lẽ mà tác giả đưa ra ở phần 1?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả: (1897-1986)
-Là nhà mĩ học và nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
2.Tác phẩm: Bài trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui , nỗi khổ của việc đọc sách” NXB 1995
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 3 phần
-Phần 1: từ đầuđi phát hiện thế giới mới: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
-Phần 2: Tiếp tự tiêu hao lực lượng: Các khó khăn nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
-Phần 3:còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách
III. Phân tích:
1. ý nghĩa, tầm quan trọng của sách
-Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại
+Sách ghi chép học vấn của nhân loại
Sách là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
-Đọc sách là con đường tíc luỹ, nâng cao vốn tri thức
+Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới
+Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
3. Củng cố, HDVN:
-Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách theo lời bàn của Chu Quang Tiềm
-VN học phần 1, chuẩn bị tiếp phần 2,3 giờ sau học tiếp
Ngàythángnăm
Tiết 92 Bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu bài học:
Như tiết 1 
B. Chuẩn bị: 
HS: bài soạn
GV: Bảng phụ.
C. Các HĐ dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra: -Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách theo lời bàn của Chu Quang Tiềm
2Bài mới: GV giới thiệu bài.
Phương pháp
Nội dung
HĐ3. HD HS phân tích:
-HS đọc đoạn 2 sgk.
-Đọc sách có dễ không? Tại sao cần chọn lựa sách khi đọc?
-Tác giả đã chỉ ra những nguy hại nào thường gặp trong việc đọc sách?
-Theo ý kiến của tác giả, cần chọn lựa sách khi đọc như thế nào? Tìm câu văn minh hoạ
-Em sẽ chọn sách như thế nào cho môn văn?
-Có nên dành thời gian đọc sách thường thức không, vì sao?
-Qua ý kiến của tác giả, chứng tỏ tác giả là người như thế nào?
-Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua đoạn 2?
-HS đọc phần 3 sgk.
-Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào? Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào?
-Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với việc rèn luyện tính cách, nhân cách con người?
-Nhận xét các ngyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản.
-Em rút ra cho mình bài học gì sau khi học xong văn bản?
HĐ4. HDHS tổng kết
-Nêu nội dung và nghệ thuật của bài
-HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ5: HD HS luyện tập
-HS đọc y/c phần luyện tập
-HS trình bày, nhận xét
GV chốt
III. Phân tích:
1. ý nghĩa, tầm quan trọng của sách
2.Cách lựa chọn sách khi đọc.
a) Những nguy hại thường gặp của việc đọc sách
-Sách nhiều dễ khiến người ta không chuyên sâu
-Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng
b) Cách chọn sách
-Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình
-Đọc kĩ sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu 
-Chú ý các loại sách thường thức
3. Phương pháp đọc sách
-Vừa đọc vừa suy nghĩ
-Đọc có kế hoạch và có hệ thống
IV. Tổng kết
1.Nghệ thuật: 
–Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
-Lí lẽ thấu tình đạt lí
-Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng sinh động
2. Nội dung:
-ý nghĩa của việc đọc sách
-Cách chọn sách khi đọc
-Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
V. Luyện tập
-Phát biểu điều mà em thấm thía nhất kkhi học bài Bàn về đọc sách
3. Củng cố, HDVN:
-Theo lời bàn của Chu Quang Tiềm, phương pháp đọc sách như thế nào thì có hiệu quả hơn cả?
-VN học bài
-Soạn bài: Khởi ngữ
+ Tìm hiểu ví dụ sgk
+ Tìm ví dụ về khởi ngữ trong các tác phẩm đã học
Ngàythángnăm
Tiết 93 Khởi ngữ
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”
-Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó
-Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
B. Chuẩn bị:
HS: Bài soạn
GV: bảng phụ
C. Các HĐ dạy học chủ yếu
Kiểm tra:Cho ví dụ: Tác phẩm Truyện Kiều, tôi vừa đọc xong
Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu? Cho biết đề tài của câu trên.
Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu
-HS đọc ví dụ.
-Những từ ngữ in dậm có phải là chủ ngữ trong câu không?
-Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu
-Các từ ngữ in đậm có vai trò gì trong câu?
-Gọi các từ in đậm là khởi ngữ, em hiểu thế nào là khởi ngữ?
-Nhận xét về vị trí cuả khởi ngữ trong câu
-Trước khởi ngữ có thể thêm những từ vè, đối với không? Hãy thử thêm những quan hệ từ đó vào trước các từ in dậm trong các ví dụ
-Sau khởi ngữ có thể thêm từ ngữ nào? Hãy thêm vào các câu trong ví dụ
-Khởi ngữ là gì? Dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu?
-HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ2. HD HS luyện tập
-HS đọc yêu cầu BT1
-2 HS lên bảng làm bài
-HS nhận xét, bổ sung
GV chữa BT
-HS đọc yêu cầu BT2.
-HS thảo luận nhóm (2 nhóm)
-Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
-HS nhận xét, bổ sung
GV chữa BT
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
Ví dụ(bảng phụ)
2.Nhận xét:
a) Còn anh
b) Giàu
c) Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ
-Vị trí: đứng trước chủ ngữ
-Tác dụng: nêu đề tài ( sự việc, đối tượng) trong câu chứa nó
-Có thể thêm :về, đối với
3. Kết luận: Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập:
BT1:Xác định các khởi ngữ:
Điều này
Đối với chúng mình
Một mình
Làm khí tượng
Đối với cháu
BT2: Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
-a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được
-> Hiểu, thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được
3. Củng cố, HDVN:
-Thế nào là khởi ngữ? Nêu đặ điểm của khởi ngữ.
-VN làm hoàn thiện các BT
-Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp
+ Tìm hiểu các đoạn văn sgk
+ Tác dụng của 2 phép phân tích và tổng hợp trong 2 đoạn văn đó
Ngàythángnăm
Tiết 94 Phép phân tích và tổng hợp 
A.Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích , tổng hợp trong làm văn nghị luận
B. Chuẩn bị:
HS: Bài soạn
GV: bảng phụ
C. Các HĐ dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra: Bài soạn của hS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài:
Phương pháp
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu về phép lập luận phân tích và tổng hợp
-HS đọc bài Trang phục
-VB bàn luận về vấn đề gì?
-Trước hết vb nêu những hiện tượng gì?
-Tiếp đó tác giả nêu lên những tình huóng giả định như thế nào?
-Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên tắc nào trong trang phục của con người?
-Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới quy tắc ngầm nào trong xã hội?
-Bài viết đã dùng phép lập luận nào để giúp người đọc hiểu được các quy tắc ngầm trong ăn mặc?
-Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng khi dùng phép phân tích?
-Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề?
-Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong bài và có vai trò gì?
-Em hãy nêu vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận.
-HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ2: HD HS luyện tập:
-HS đọc yêu cầu BT
-HS thảo luận theo câu hỏi sgk
-HScác nhóm trình bày
-HS nhận xét
GV chữa
I. Phép lập luận phân tích và tổng hợp
1.Ví dụ: VB Trang phục
2. Nhận xét:
-Vấn đề bàn luận: cách ăn mặc, trang phục
-Các biểu hiện:
+ Mặc chỉnh tề lại đi chân đất, đi giày có bít tất nhưng phanh cuc áo-> không có thực
+Giả định: cô gái một mình trong hang sâu không mặc váy xoè.
-Nguyên tắc chung:
+ăn mặc phải đồng bộ
+ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc
-Quy tắc ngầm:
+ ăn cho mình, mặc cho người
+Y phục xứng kì đức
-> phép phân tích
-Chốt vấn đề:Trang phục đẹp là trang phục hợp văn hoá, môi trường
-> phép tổng hợp, vị trí cuối bài, phần kết luận
3. Kết luận: Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập:
BT:
1.Cách phân tích luận điểm của tác giả
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,nhưng đọ sách rốt cuộc là một con đường của học vấn
-Học vấn là của nhân loại-> Học vấn của nhân loại do sách truyền lại->sách là kho tàng của học vấn
=> phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố: sách-nhân loại- học vấn
-Phân tích đối chiếu: nếu không đọc, nếu xoá bỏ=>nhấn mạnh tầm quan trọng của đọc sách với việc nâng cao học vấn
2. Lí do chọn sách đọc
-Đọc không cần nhiều mà cần tinh, kĩ
-Sách có nhiều loại 
-Các loại sách ấy liên quan đến nhau
3.Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách
-Không đọc không có điểm xuất phát cao
-Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức
-không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể
3.Củng cố, HDVN:
-Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp
-VN làm hoàn thiện BT
-Soạn bài :Luyện tập phân tích và tổng hợp
Chuẩn bị bài tập
Ngàythángnăm
Tiết 95 Luyện tập phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp
B. Chuẩn bị:
HS: Bài soạn
GV: Bảng phụ
C. Các HĐ dạy học
1. Kiểm tra:-Thế nào là phép phân tích và tổng hợp?Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp
 2.Bài mới: GV giới thiệu bài:
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. HD HS ôn tập lí thuyết về phép phân tích và tổng hợp
-Thế nào là phép phân tích?
- Thế nào là phép tổng hợp?
-Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp.
HĐ2. HD HS luyện tập
-HS thảo luận BT1
-Đại diện các nhóm trình bày
-HS nhận xét, bổ sung
GV chốt
a) T/g đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ra sao?
-T/g đã chỉ ra những cái hay nào?. Nêu rõ những luận cứ để làm rõ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài Thu điếu
b)T/g đã sử dụng phép lập luận nào? Phân tích các bước lập luận của t/g
-HS đọc y/c BT2
-Làm việc trên phiếu học tập
-HS trình bày
-HS nhận xét, bổ sung
GV chốt
-HS đọc y/c BT3
HS trình bày miệng
HS  ... iến trình tổ chức Các HĐ dạy học 
1.Kiểm tra:- Nêu các thời kì lớn của văn học VN
-Nêu những nét đặc săc nổi bật của vhVN
2. Bài mới: GV giới thiệu bài:
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. HD HS tìm hiểu một số thể loại văn học
*HS đọc phần sơ lược về một số thể loại VH
-Em hiểu thế nào là thể loại văn học?
*Đọc phần một số thể loại văn học dân gian
-Kể tên các thể loại VHDG mà em biết và hãy kể tên các t/p tiêu biểu cho từng thể loại
* HS đọc một số thể loại VHTĐ
- Kể tên các thể loại VHTĐ mà em biết và hãy kể tên các t/p tiêu biểu cho từng thể loại
-VHTĐ có đặc điểm gì ?( Thơ, văn xuôi)
-Kể tên các t/p tiêu biểu cho từng thể loại
-Em đã học những t/p truyện kí trung đại nào? Hãy kể tên và nêu đặc điểm
-Truyện thơ Nôm là do ai sáng tác? Em đã học những truyện thơ Nôm nào?
-Em đã học các thể loại nghị luận trung đại nào?
-Các loại ấy khác nhau như thế nào?
HĐ3. HD HS tìm hiểu một số thể loại VH hiện đại
-Hãy kể tên các thể loại VH hiện đại
-Kể tên các t/p tiêu biểu cho các thể loại VH ấy
-Đọc một bài (đoạn ) thơ hiện đại mà em thích nhất và chỉ ra cái hay của bài (đoạn) thơ ấy
-HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ4. HD HS luyện tập
-HD HS làm câu hỏi 6
B. Sơ lược về một số thể loại văn học.
-Thể loại VH là sự thống nhất giữa 1 loại nội dung với 1 dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.Sáng tác VH thuộc ba loại: tự sự, trữ tình, kịch
I. Một số thể loại VHDG
-Thể tự sự DG: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
-Thể trữ tình DG: tục ngữ, ca dao-dân ca
-Thể sân khấu DG: chèo, tuồng
II. Một số thể loại VHTĐ
Các thể thơ:
a))Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
-Thể cổ phong
-Thể Đường luật:Thơ thất ngôn bát cú, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn tứ tuyệt
-Có quy định chặt chẽ về vần, thanh, đối, về số câu, số chữ và cấu trúc bài thơ
b) Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
-Lục bát
-Song thất lục bát
2. Các thể truyện, kí
-Truyện, kí chữ Hán và được viết bằng văn xuôi
3. Truyện thơ Nôm
-Viết bằng thơ: chủ yếu là thơ lục bát
-Có 2 loại: bình dân và bác học
4. Một số thể văn nghị luận
-chiếu
-cáo
-hịch
-biểu(tấu)
III. Một số thể loại VH hiện đại
-Thể truyện: truyện ngắn, tiểu thuyết
-Thể tuỳ bút: in đậm hơn dấu ấn của chủ thể tác giả và thường được gia tăng chất biểu cảm, trữ tình
-Thể thơ:Thơ Mới,thơ lục bát, thơ tự do, thơ tám tiếng, thơ ngũ ngôn...:đem lại cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc, phương thức biểu cảm, sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ
Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập
3.Củng cố, HDVN:
-Kể tên các thể loại VH hiện đại. Nêu đặc điểm chung của các thể loại VH hiện đại
-VN học bài
-Ôn tập toàn bộ môn văn, chuẩn bị làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 Ngàythángnăm
Tiết 169,170 Kiểm tra tổng hợp học kì II 
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
-Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sgk Ngữ văn 9, chủ yếu là tập II
-Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học 1 cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới
B. Chuẩn bị
HS: ôn tập
GV: Đề kiểm tra
 C.Tiến trình tổ chức Các HĐ dạy học 
1.Kiểm tra:- Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
3. Củng cố, HDVN:
-GV nhận xét giờ kiểm tra
-VN chuẩn bị bài Thư, điện
 Ngàythángnăm
Tiết 171 thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
-Trình bày được mục đích, tình huóng và cách viết thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi
-Viết được thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi
B. Chuẩn bị
HS: bài soạn
GV: bảng phụ
 C.Tiến trình tổ chức Các HĐ dạy học 
1.Kiểm tra:- Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu các tình huống viết thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi
-HS đọc ví dụ sgk
-Xác định tình huống cụ thể cần viết thư (điện)
-Kể thêm một vài trường hợp
-Mục đích và tác dụng của viết thư (điện)
-Khi nào cần viết thư (điện)
HĐ2. HD tìm hiểu cách viết thư (điện)
-HS đọc 3 ví dụ a,b, c
-Nội dung thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào?
-Tình cảm trong thư (điện) phải như thế nào?
-Em có nhận xét gì về lời văn trong thư (điện)?
-HS đọc ghi nhớ sgk
I. Những trường hợp cần viết thư (điện)
-Bày tỏ tình cảm chân thành của người viết với người nhận
-Khi người nhận có những sự việc vui mừng , phấn khởi hoặc rủi ro, đau ốm
-Tác dụng:Tăng nguồn vui, sự động viên của người nhận thư (điện)
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi
1.VD: a,b,c
-Nội dung:
+Lí do gửi
+Bộc lộ cảm xúc , suy nghĩ đối với tin vui hoặc buồn
+ Lời chúc mừng, lời mong muốn
+ Lời thăm hỏi, chia buồn
-Hình thức: Lời văn gọn, tình cảm chân thành
2. Kết luận: ghi nhớ sgk
3. Củng cố, HDVN:
-Nêu cách viết thư(điện) chúc mừng, thăm hỏi
-VN chuẩn bị luyện tập viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi, giờ sau học tiếp
 Ngàythángnăm
Tiết 172 thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
-Trình bày được mục đích, tình huóng và cách viết thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi
-Viết được thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi
B. Chuẩn bị
HS: bài soạn
GV: bảng phụ
 C.Tiến trình tổ chức Các HĐ dạy học 
1.Kiểm tra:- Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
HĐ2. HD HS luyện tập 
-HS đọc yêu cầu BT1.
-3 HS lên bảng trình bày
-HS nhận xét, bổ sung
GV chữa
BT2. Tình huống nào cần viết thư (điện)?
BT3. HS đọc yêu cầu
-HS lên bảng trình bày
-HS nhận xét, bổ sung
GV chữa
III. Luyện tập
BT1:
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A,thôn ,xã ,huyện -tỉnh
Nội dung: Nhân dịp tết Nguyên đán, con chúc bố mẹ và các em mạnh khoẻ, có nhiều niềm vui
Họ, tên, địa chỉ người gửi: Nguyễn Văn B,thôn ,xã ,huyện -tỉnh
BT2:Tình huống:
Điện chúc mừng
Điện chúc mừng
Điện thăm hỏi
 d) Thư (Điện) chúc mừng
Thư (Điện) chúc mừng
BT3: HS tự làm
3. Củng cố, HDVN:
-Nêu cách viết thư(điện) chúc mừng, thăm hỏi
-Giờ sau trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt
Tiết 173 Trả bài bài kiểm travăn
 bài kiểm tra tiếng việt
A . Mục tiêu bài học:
 Giúp hs:
-Củng cố lại những kiến thức về môn văn , tiếng việt và cách sử dụng từ ngữ , đặt câu..., về cách làm bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt.
-Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm bài kiểm tra của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
B. Chuẩn bị:
 GV : bảng phụ
HS : bài soạn
C .Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra: không
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
trả bài kiểm tra văn
HĐ1.GVhd hs nắm lại y/c của đề kiểm tra
Hs đọc lại y/c của đề bài (Bảng phụ)
HĐ2.Tìm hiểu y/c của đề
Em hãy nêu y/ c của đề
HĐ3. GV nêu đáp án, biểu điểm
GV nêu đáp án, biểu điểm
HĐ4. GV nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của HS
-Làm bài tốt , diền đạt hàm súc:
-Có suy nghĩ đúng và biết bày tỏ những suy nghĩ đó của mình
-Một số em chưa nắm được y/c của đề
-Diễn đạt lộn xộn.
HĐ5.HD hs sửa lỗi
-GV hd hs sửa lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt, cách dùng từ.
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
HĐ1. Tìm hiểu đề bài,y/c của đề.
-HS đọc đề và tìm y/c của đề.
HĐ2. Tìm hiểu cấu tạo của đề
Đề bài gồm mấy phần? Nêu y/c cụ thể của từng phần.
HĐ3. GV nêu đáp án, biểu điểm .
HĐ4. GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của hs.
-Ưu điểm .Đa số các em nắm được yêu cầu của đề,có kiến thức cơ bản,
làm tốt phần trắc nghiệm.
-Biết vận dụng kiến thức tổng hợp trong phần tự luận.
-Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số em chưa nắm được kiến thức cơ bản nên còn điền sai kết quả phần trắc nghiệm.
-Phần tự luận còn những em chưa nắm được y/c của đề , chưa biết vận dụng kiến thức tổng hợp.
HĐ5. HS tự nhận xét bài của mình theo đáp án. Sau đó trao đổi bài cho bạn.
HĐ6. GV hd hs sửa lỗi
-HS sửa lỗi về chính tả, về cách diễn đạt, về cách dùng từ.
Trao đổi bài cho bạn.
Trả bài kiểm tra văn
I.Đề bài
II. Yêu cầu
Đề bài có cấu tạo gồm 2 phần
+Phần trắc nghiệm 
+ phần tự luận
III. Đáp án và biểu điểm
Phần I :Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ
câu : 1): D ; 2) A ; 3) C ; 4) D ; 5) C ; 6) B ; 7) B ; 8) D.
Phần II. Câu 1: Nội dung Chỉ có tình bạn là trên hết. “ Ta với ta”cụm từ đã thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách
Câu 2:-Văn viết phải có tình cảm chân thành.
-Có những suy nghĩ đúng về một tình bạn đẹp.
Hình thức : câu gọn, diễn đạt lưu loát
IV. Nhận xét.
V.HS sửa lỗi
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
I. Đề bài: (bảng phụ)
II. Yêu cầu.
Đề chia 2 phần
+Phần trắc nghiệm.
+Phần tự luận.
III. Đáp án, biểu điểm
Phần I.Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 
Câu : 1) C ; 2) B ; 3) B ; 4) C ; 5) C ; 6) A; 7) A ; 8) C.
Phần II. Câu 1.Yêu cầu chép đúng và chính xác.
Câu 2 . 
IV. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
-Đa số các em lựa chọn được các đáp án đúng trong phần trắc nghiệm
-Phần tự luận 
2. Nhược điểm
-Kết cấu bài làm của một số em hs chưa được rõ ràng.
-Một số em còn sai trong phần trắc nghiệm. Nguyên nhân là do nắm không chắc kiến thức cơ bản nên đã điền sai.
-Phần tự luận : Diễn đạt còn lủng củng, rườm rà.
V. HS nhận xét bài
VI. Sửa lỗi
3.Củng cố ,hdvn.
-Gv tuyên dương những hs được điểm cao trong hai bài kiểm tra.
Vn sửa hoàn thiện những lỗi còn mắc phải.
-Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Đọc, tìm hiểu yêu cầu trong bài văn biểu cảm:phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao
Tiết 175 Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu bài học 
Giúp hs:
-Tự đánh giá về việc nắm các kiến thức cơ bản của mình về các phân môn trong môn văn.
-Biết cách sửa các lỗi sai do mình mắc phải.
B.Chuẩn bị. 
 GV:Bài chấm chữa
 HS: Ôn tập
C.Các HĐ dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra:Không
2. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1.HD hs nắm lại kiến thức trong đề kiểm tra.
-HS đọc đề bài (bảng phụ)
HĐ2. HD hs tìm hiểu yêu cầu và cấu tạo của đề.
-Đề thi gồm ? phần? Nêu yêu cầu cụ thể của từng phần.
HĐ3. GV hd hs tìm đáp án, biểu điểm
(GV dùng bảng phụ )
HĐ4 GV nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của hs.
HĐ5. HD hs nhận xét bài làm của mình.
-ở mỗi phần, em làm đúng những câu nào? Câu nào sai? Nguyên nhân sai?
HĐ6. HD hs sửa lỗi .
HS sửa lỗi trong bài làm của mình về lỗi chính tả, diễn đạt, cách dùng từ, bố cục
I. Đề bài (bảng phụ )
II. Yêu cầu
-Cấu tạo đề: gồm 2 phần
+Phần trắc nghiệm: 12 câu, mỗi câu đúng được 0,5 đ, tổng 3 đ , chiếm 30% lượng kiến thức trong toàn bài.
+Phần tự luận: Chiếm 70% kiến thức
y/c hs vận dụng những hiểu biết thực tế để làm bài nghị luận VH theo yêu cầu của đề bài 
III. Đáp án, biểu điểm(bảng phụ)
IV. Nhận xét 
1. Ưu điểm 
-Đa số các em đều nắm được yêu cầu của đề bài , làm tốt phần trắc nghiệm.
-Phần tự luận đã biết cách nghị luận
2. Nhược điểm.
-Phần trắc nghiệm các em còn sai nhiều ở các câu:
-Phần tự luận còn chưa biết nghị luận 
-Bố cục chưa rõ ràng.
V.HS nhận xét bài.
VI.Sửa lỗi
3. Củng cố, hdvn.
-GV đọc một bài văn đạt điểm cao nhất của hs.
-VN các em sửa hoàn thiện các lỗi mà em mắc phải.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_2.doc