Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Học kì II

Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Học kì II

A./ Mục tiêu: + Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

B./ Chuẩn bị:

 I./ Đối với giáo viên :

 - Sách tham khảo ,soạn bài.

 II./ Đối với học sinh

 - Đọc bài -Trả lời câu hỏi SGK.

C./ bài cũ :

 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.

D./ tiến trình hoạt động

 

doc 85 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8 /01 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 91-92 	bàn về đọc sách
Chu quang tiềm	 	 	
A./ Mục tiêu: + Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .	
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Sách tham khảo ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	- Đọc bài -Trả lời câu hỏi SGK.
C./ bài cũ : 
 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. 	
D./ tiến trình hoạt động 
 Hoạt động 1:
Giáo viên giới thiệu văn bản, giá trị khoa học, thực tiễn của văn bản. 
 Hoạt động 2:
- Xác định bố cục,luận điểm của văn bản?
? Phát biểu ý nghĩa của mình về sách trên con đường phát triển của nhân loại. 
? Em hiểu ý kiến này như thế nào. 
? Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào. 
? Đọc sách có dễkhông
? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc .
? Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào. 
? Tác giả bàn về phương pháp đọc sách như thế nào. 
? Nguyên nhân nào tạo nên sức hấp dẫn cao, tính thuyết phục của văn bản
 Hoạt động3
I ./Giới thiệu bài :
* Là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dày công suy nghĩ, là những lời bàn tán tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
II./ Đọc -Hiểu văn bản
1./ Bố cục: 3 phần.
Từ đầu... thế giới mới: Khẳng định tầm quan trọng,ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
Tiếp... lực lượng: Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải. 
Còn lại: Phương pháp đọc sách. 
2./ Phân tích
 a,/ Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách .
Ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức mọi thành quả mà loài người tìm tòi, tích lũy .
Những cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
Kho tàng quí báu của di sản tinh thần - > Tủ sách của nhân loại đồ sộ có giá trị; Là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại. 
Là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức; Là sự chuẩn bịđể có thể làm cuộc trường chinhvạn dặm trên con đường học vấn. 
b,/Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sáchkhi đọc
Hiện nay sách vỡ ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng không dễ.
Sách nhiều: + Không chuyên sâu, dễ sa vào lối... + Khó lựa chọn, lãng phí thời gianvà sức lực với những cuốn không thật có ích.
Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Không thể xem thường loại sách thường thức, 
sách ở lĩnh vực gần gũi kế cận.
 c,/ Phương pháp đọc sách. 
Không nên đọc lướt, vừa đọc, vừa suy nghĩ. 
Không đọc tràn lan, đọc có kế hoạch và có hệ thống. - > Đọc sáchlà học tính cách làm người. 
D,/ Tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản. 
Nội dung các lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý, vừa thấu tình;Các nhận xét ý kiến đưa ra xác đáng có lí lẽ. 
Bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến dẫn dắt rất tự nhiên. 
Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von thật cụ thể, thú vị. 
III/Luyện tập
Học sinhphát biểu điều thu hoạch thấm thía nhất khi học bài: Bàn về đọc sách. 
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản. .
	 - Nhận xét giờ học.
	 - Nắm vững phần tìm hiểu văn bản
	 - Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ. 
Ngày soạn 12/01/ 07 - Dạy Lớp 91,
tiết 93	khởi ngữ
A./ mục tiêu: 
	 + Giúp học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Biết đặt những câu có khởi ngữ. 
B./ Chuẩn bị:
	I./ Đối với giáo viên : 
	Sách tham khảo ,soạn bài . 
	II./ Đối với học sinh 
	 Thực hiện theo yêu cầu của SGK. 
C./ bài cũ : 
	Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 D./ tiến trình hoạt động 
Hoạt động 1
? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ in đậm.
? Vị trí và quan hệ của các từ in đậmvới chủ ngữ và vị ngữ. 
Hoạt động 2
 ? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích. 
? Chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ. 
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ .
* anh ( thứ hai )
* tôi 
chúng ta 
- Vị trí: Các từ in đậm dứng trước chủ ngữ. 
Quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ chủ vịvới vi ngữ. 
* Ghi nhớ: SGK-8
II Luyện tập :
1/ 8 - Điều này.
 - Đối với chúng mình.
 - Một mình.
 - Làm khí tượng; Đối với cháu.
2/ 8: a) Làm bài tập thì anh ấy cẩn thận lắm.
Về việc làm bài tập thì anh ấy cẩn thận lắm.
 b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giãi thì tôi giãi chưa được .
Về việc hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng về việc giãi thì tôi giãi chưa được.
E./ củng cố- dặn dò:
- Hệ thống kiến thức cơ bản.
- Nắm vững nội dung bài học.
- Xem lại các bài tập đã làm. 
- Chuẩn bị bài:Các thành phần biệt lập. 
Ngày soạn 15/01 / 07) dạy Lớp 91, 
tiết 94 	 phép phân tích và tổng hợp
A./ mục tiêu Giúp học sinh hiểu và biết vận dụngcác phép lập luận và phân tích, tống hợp trong tập làm văn nghị luận. 
B./ chuẩn bị:
	I./ Đối với giáo viên :Soạn bài . Sách tham khảo. 
	II./ Đối với học sinh Thực hiện theo yêu cầu của SGK. 	
C./ bài cũ 	Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của Học sinh .
D./ tiến trình hoạt động 	
Hoạt động 1
? Vấn đề tác giả muốn đưa ra, phân tích là vấn đề gì.
? Tác giả phân tích các vấn đề tên bằng các ý nào. Dựa vào câu nào để tìm lập luận. 
? Tác giả thuyết phụcbằng các biện pháp gì.
? Em hiểu thế nào về phép phân tích, 
Hoạt động 2
? Câu nào là câu kết luận của văn bản. Tại sao em biết đó là câu kết luận.
? Sự kết hợp và phân tích tổng hợp đã diễn ra như thế nào. Cách kết luận đó gọi là phép suy luận gì.
 Hoạt động 3.
? Phân tích lí do phải chọn sách để đọc.
? Tầm quan trọngcủa cách đọc sách.
I Tìm hiểu phép phân tích.
Con người phải trang phục ( ăn mặc) như thế nào?
 - Ăn mặc phải hoàn chỉnh(đoạn 1).
 - Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh(đoạn 2)
 - Ăn mặc phải thể hiện nhân cách của mình.(đoạn 3) 
- >ý(2)và ý(3) dựa vào các danh ngôn.
Nêu từng ý lớn rồi phân tích thành ý nhỏ.Dùng các hình ảnh cụ thể, phổ biến để phê phán cách ăn mặc không chỉnh tề. 
Kết luận 2 trong ghi nhớ.
II.Tìm hiểu phép tổng hợp.
- Câu kết của văn bản ở cuối đoạn văn.
- Dựa vào các cụm từ:
 + Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức.
 + Hợp môi trường- >Trang phục đẹp. 
Phân tích xong các khía cạnh của vấn đề rồi mới khái quát lại.
Cách suy luận đó là cách suy luận diễn dịch.
- > Kết luận 3 phần ghi nhớ. 
 Ghi nhớ :SGK-10.
III .Luyện tập 
1)Do sách nhiều, chất lơựng khác nhau.
- Do sức ngừơi có hạn không chọn sách mà đọc.
 - Sách có nhiều loại: Chuyên môn, thường thức.
2) Không đọc thì không có điểm xuất phát. 
 - Đọc là con đường ngắn nhất tiếp cận tri thức.
 - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngũi.
 - Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều. 
E Củng cố dặn dò + Hệ thống kiến thức cơ bản 
 + Nắm vững nội dung bài học 
	+ Làm bài tập 2,4-10.
	+ Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích tổng hợp.
Ngày soạn (15/01 / 07) dạy Lớp 91, 
tiết 95 	 Luyện tập phân tích và tổng hợp	 	
A./ mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp; Kỹ năng viết văn bản phân tích, tổng hợp .
B./ chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : Soạn bài . Sách tham khảo 
II./ Đối với học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của SGK. 	
C./ bài cũ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của Học sinh 	
D./ tiến trình hoạt động 	
Hoạt động 1
Học sinh đọc đoạn(a)và thảo luân chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn.
Học sinh đọc đoạn (b) và chỉ ra trình tự phân tích.
Hoạt động 2
? Phân tích lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
 Hoạt động 3.
Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài:Bàn về đọc sách.
I./ Đọcvà nhận dạng, đánh giá.
- Từ cái hay cả hồn lẫn xác. hay cả bầi tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài: ở các điệu xanh, ởnhững cử động, ở các vần thơ.
- Đoạn mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt. Đoạn nhỏ tiếp phân tích quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
II.Thực hành phân tích.
Học mà không lấy việchọc làm mục đích.
Học bị động, không chủ động, cốt đối phó.
Không thấy hứng thú, hiệu quả thấp.
Học hình thức,không đi sâu vào thực chất.
Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.
III./ Thực hành tổng hợp
* Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đángđể hổ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
E ./ Củng cố dặn dò 
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
- Nhận xết giờ học .
	 - Làm tiếp ý hai của các bài tâp 2,3,4 
- Chuẩn bị bài : Nghị luận về một sự việc...
Ngày soạn 1 8 /01 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 96-97 	 tiếng nói của văn nghệ
	 	 	Nguyễn Đình Thi
A./ Mục tiêu: + Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 	
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Sách tham khảo ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	- Đọc bài -Trả lời câu hỏi SGK.
C./ bài cũ : 
 Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào?(Ân, Bình)	
D./ tiến trình hoạt động 
 Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh đọc chú thích *,Giáo viên bổ sung.
 Hoạt động 2:
? Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của văn bản. 
?Nội dung phản ánh và thể hiệncủa văn nghệ là gì.
?Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như thế nào. 
?Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.
?Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao.
?Con đường của văn nghệ đến với người đọc như thế nào.
?Khả năng kỳ diệu của văn nghệ ra sao.
? Trình bày cảm nhận về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này.
 Hoạt động3
Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể chọn văn xuôi như:Lão Hạc,Cô bé bán diêm hoặc các bài thơ đã học.
I ./Giới thiệu bài :
* Tác giả: N.Đ.T bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng.
Ông không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc mà còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. 
* Tác phẩm: Viết năm 1948-Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 
II./ Đọc -Hiểu văn bản
 1./ Tìm hiểu chung.
- Nội dung của văn nghệ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa.
- >Có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần trong đó. 
 2./ Phân tích
a)Nội dung phản ánh và thể hiện của văn nghệ.
- Là câu chuyện, con ngườivà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. 
- Là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
- Những bộ môn khoa học : Khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội,các qui luật khách quan.
- Văn nghệ tập trung khám phá,thể hiện chiều sâu tính cách,số phận con người.
 b)Tiếng nói của văn nghệ đối với con người.
-Giúp ta được sống đầy đủ hơn,phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
-Sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài vớ ... ,nghị luận,biểu cảm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trình bày các sự kiện,hoàn cảnh,cảnh ngộ khác nhau.Nhờ vậy VBTS trở nên đa nghĩa đa thanh,biểu hiện được nhiều mặt của đời sống.
 - Ngôn ngữ VBTS cần giàu hình ảnh,biểu cảm.
 3/ Văn bản nghị luận
 - Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng,cái tốt,từ bỏ cái sai ,cái xấu.
 - Các yếu tố luận điểm,luận cứ,lập luận.
 - Các luận điểm,luận cứ phải đúng đắnchân thật.Lập luận phải chặt chẽ,khoa học,có cơ sở thực tế,lí luận.
E/ Củng cố dặn dò :
	 - GV hệ thốnh hoá kiến thức cơ bản.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Ôn tập kỷ nội dung tổng kết.
 - Chuẩn bị tốt để kiểm tra học kì. 
Ngày soạn 28 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 165-166	 tôi và chúng ta
 Lưu quang vũ	 
A./ Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu được phần nào tính cách cuả các nhân vật tiêu biểu,từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn,đổi mới,có tinh thần dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ,lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.Hiểu thêm đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống,phát triển mâu thuẫn,diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Sách tham khảo ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ 
 Nhân vật Thơm có tâm trạng và hành động như thế nào?
D./ tiến trình hoạt động
HS đọc kĩ phần chú thích (*),giới thiệu vài nét về tác giả.
Cảnh ba của văn bản được viết trong bối cảnh xã hội như thế nào?
Nội dung của vở kịch và vị trí của cảnh ba trong tác phẩm như thế nào?
Xác định vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra?
Y nghĩa của nó đối với thực tế phát triển của xã hội ta lúc bấy giờ là gì?
Tình huống kịch được thể hiện trong cảnh ba là gì?
Mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích đến đây bộc lộ như thế nào?
Qua đoạn trích,em hiểu như thế nào về tính cách của các nhân vật:
 Hoàng Việt; Lê Sơn; Nguyễn Chính;
 Quản đốc phân xưởng Trương?
Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của tình huống kịch?
I./ Đọc- Tìm hiểu chung
 1/ Tác giả (1948- 1988)vừa là nhà thơ vừa là nhà viết kịch nổi tiếng của nước ta. Ngòi bút kịch của ông rất nhạy bén,sắc sảo.Tác phẩm luôn đề cập đến những vấn đề thời sự có tính nóng hổi trong cuộc sống đương thời.
 2/ Tác phẩm 
* Bối cảnh xã hội:Sau đại thắng mùa xuân 1975 non sông liền một dải,đất nước chuyển mình sang một thời kì lịch sử mới trong hoà bình.
*Nội dung: Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức,lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi.
*Vị trí :Thuộc cảnh ba,cảnh này diễn tả cuộc xung đột đầu tiên giữa hai phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ khi họ công khai bộc lộ quan điểm.
II./ Đọc –Hiểu văn bản
 1/ Vấn đề cơ bản và ý nghĩa thực tiển
- Không thể khư khư giữ lấy các nguyên tắc,cơ chế cứng đờ,lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức ,quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiển,coi trọng hiệu quả của công việc.
- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung;cần quan tâm một cách thiết thực đến quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
- Nó là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống,thực tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
 2/ Tình huống kịch và mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích.
 - Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo.Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp,hôm nay giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương thức làm ăn mới.Những công bố của anh liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị PGĐ,QĐ phản ứng gay gắtChứng tỏ muốn mở rộng qui mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ,đồng bộ.
- Mâu thuẩn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật:Tiên tiến,dám nghĩ dám làm và những người bảo thủ, máy móc.
 3/ Tính cách của các nhân vật tiêu biểu
*Hoàng Việt: Có tinh thần trách nhiệm cao,dám nghỉ,dám làm;Trung thực,thẳng thắn,kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
*Lê Sơn: Có năng lực,có trình độ chuyên môn giỏi,từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp...
*Nguyễn Chính:Máy móc,bảo thủ,gian ngoan nhiều mánh khoé;Khéo luồn lọt,xu nịnh cấp trên.
*Trương:Là người suy nghĩ,làm việc như cái máy,khô cằn tình người,thích tỏ ra quyền thế ,hách dịch.
4/ Cảm nhận về cuộc đấu tranh giữa hai phái
- Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt:Vấn đề nóng bỏng của thực tiển đời sống sinh động.Các quan điểm,cách làm mới,táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên phải vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới,cái tiến bộ.
E/ Củng cố dặn dò :
HS tóm tắt sự phát triển của mâu thuẩn kịch trong đoạn trích
 GV hệ thống hoá kiến thức cơ bản	
- Nhận xét giờ học.
 - Nắm vững nội dung tìm hiểu.
 - Chuẩn bị bài:Tổng kết văn học 
Ngày soạn 30/04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 167-168	 tổng kết văn học 	 
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản TPVH đã học và đọc thêm trong chương trìnhNgữ văn toàn cấp THCS; Hình thành những kiến thức ban đầu về nền VHVN; Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại VH gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học.Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Đọc kỹ phần những điều cần lưu ý ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
Văn học dân gian có vị trí,vai trò như thế nào? 
Văn học dân gian do ai sáng tác,bao gồm những thể loại nào?
Văn học viết xuất hiện từ thời gian nào?Bao gồm những thành phần nào?
(GV cho HS phân biệt chữ Hán và chữ Nôm-Kể tên các văn bản)
Văn học Việt Nam trải qua mấy thời kì lớn?
Thời kì thứ nhất có đặc điểm gì?
Nêu đặc điểm của từng thời kì,từng giai đoạn văn học?
GV lấy dẫn chứng các tác phẩm đưa vào chương trình.
Phần A: Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
I./ Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
 1/ Văn học dân gian
- Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Là sản phẩm của nhân dân.
- Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng,thường có hiện tượng dị bản.
- Có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn,trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho VH viết.
- VHDG bao gồm văn học của nhiều dân tộc trên đất nước.Tiếp tục phát triển trong suốt thời trung đại.
- Có hầu hết các thể loại chủ yếu của nềnVHDG thế giới,đồng thời có một số thể loại riêng( vè,truyện thơ,chèo,tuồng)
 2/ Văn học viết
*Thời gian: Từ thế kỉ X,trong thời kì giành lại được nền độc lập,tự chủ của dân tộc.
*Các thành phần: Văn học chữ Hán,văn học chữ Nôm,văn học chữ quốc ngữ.
II./ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam(chủ yếu văn học viết)trải qua ba thời kì lớn:
 *Từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19: VH phát triển trong môi trường XH PK trung đại qua nhiều giai đoạn,về cơ bản vẫn là một quốc gia PK độc lập.VH có đặc điểm chung về tư tưởng,quan niệm thẩm mĩ,hệ thống thể loại,ngôn ngữ. VHTĐ có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ,kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn,những tác phẩm xuất sắc cả chữ Hán và chữ Nôm.
 *Từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1945:VH chuyển sang thời kì hiện đại.Cuộc xâm lược của thực dân Pháp.VH vận động theo hướng hiện đại hoá,có những biến đổi mau lẹ,nhanh chóng,kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930- 1945 ở cả thơ và văn xuôi.
 *Từ sau CMT8 đến nay: Nền văn học của thời đại mới- thời đại độc lập,dân chủ đi lên CNXH,văn học trải qua hai giai đoạn
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 
Ngày soạn 4 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 169-170	 	 Hợp đồng
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được đặc điểm,mục đích và tác dụng của hợp đồng.Viết được một hợp đồng đơn giản.Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệmvới các điều khoản ghi trong hợp đồng được thoả thuận và kí kết.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Một số mẫu hợp đồng ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
 Hoạt động 1:
 HS đọc bản hợp đồng SGK và trả lời câu hỏi.
Tại sao cần phải có hợp đồng?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
 Hoạt động 2:
HS đọc lại hợp đống SGK và thảo luận câu hỏi SGK.
Chọn tình huống cần viết hợp đồng?
I./ Đặc điểm của hợp đồng
* Thể hiện trách nhiệm pháp lí của các bên cùng làm một công việc.
*Nội dung:Các bên tham gia kí kết;Các điều khoản,nội dung thoả thuận giữa các bên;Hiệu lực của hợp đồng.
* Yêu cầu:Nội dung chính xác đầy đủ cụ thể.
 Hình thức ngắn gọn,rõ ràng.
II./ Cách làm hợp đồng
* Bố cục gồm có ba phần
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Phần kết thúc.
* Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK- 138
III./ Luyện tập:
Bài 1/139
Gia đình em...mua bán.
Xã em...trừ sâu.
Hai bên...việc thuê nhà.
Bài tập trắc nghiệm
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 
Ngày soạn 4 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 171-172	 	 Hợp đồng
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được đặc điểm,mục đích và tác dụng của hợp đồng.Viết được một hợp đồng đơn giản.Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệmvới các điều khoản ghi trong hợp đồng được thoả thuận và kí kết.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Một số mẫu hợp đồng ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
 Hoạt động 1:
 HS đọc bản hợp đồng SGK và trả lời câu hỏi.
Tại sao cần phải có hợp đồng?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
 Hoạt động 2:
HS đọc lại hợp đống SGK và thảo luận câu hỏi SGK.
Chọn tình huống cần viết hợp đồng?
I./ Đặc điểm của hợp đồng
* Thể hiện trách nhiệm pháp lí của các bên cùng làm một công việc.
*Nội dung:Các bên tham gia kí kết;Các điều khoản,nội dung thoả thuận giữa các bên;Hiệu lực của hợp đồng.
* Yêu cầu:Nội dung chính xác đầy đủ cụ thể.
 Hình thức ngắn gọn,rõ ràng.
II./ Cách làm hợp đồng
* Bố cục gồm có ba phần
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Phần kết thúc.
* Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK- 138
III./ Luyện tập:
Bài 1/139
Gia đình em...mua bán.
Xã em...trừ sâu.
Hai bên...việc thuê nhà.
Bài tập trắc nghiệm
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 KH2.doc