Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2013

TUẦN 20 - BÀI 18

TIẾT 91-92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ hứng thú trong việc đọc sách.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

HS : Đọc , trả lời các câu hỏi SGK.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Khởi động.

- GV ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

- Giới thiệu bài mới.

 

doc 156 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II:
Ngày soạn: 05/ 01/ 2013. Ngày dạy: 07/ 01/ 2013.
Tuần 20 - Bài 18
Tiết 91-92: Bàn về đọc sách
 ( Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ hứng thú trong việc đọc sách.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: 
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
HS : Đọc , trả lời các câu hỏi SGK.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Khởi động.
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
- Giới thiệu bài mới.
II. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung.
GV: Yêu cầu HS Đọc chú thích *
HS: Đọc chú thích * và trả lời câu hỏi.
H? Nêu vài nét về nhà văn Chu Quang Tiềm?
GV: Là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
GV: Cùng HS đọc một lần bài viết.
 - Tìm hiểu các từ khó SGK.
H? Bài viết được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-HS làm việc theo nhóm, đại diện trình bầy, GV nhận xét.
H? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
H? Bài viết có thể chia làm mấy phần? 
Dựa vào bố cục đó, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề này? ( 3 phần)
Hoạt động 2: Phân tích.
-HS: Theo dõi phần 1 và trả lời câu hỏi.
H? Theo lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV giải thích: Học vấn là vốn kiến thức tích luỹ được , người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng ,biết nhiều, cáI vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố , để hiến dângvà phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng tác giả đã khẳng định"đọc sách"
H? Qua đó em hiểu sách là gì?
- HS làm việc độc lập.
- đã được ghi chép và lưu truyền lại.
- Sách là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật.
VD: Từ thơ ca dân gian mà có được quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ nôm của Hồ Xuân Hương, " Truyện Kiều" - Nguyễn Du.
H? Qua đó em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì?
GV: Chuyển .
GV: Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều.
H? Vì thế tác giả chỉ ra thiên hướng sai lạc thường gặp khi đọc sách là gì?
GV phân tích: 
- Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh ( Tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn".T/g phê phán 1 " học giả trẻ".
- Trước hàng biển , hàng núi sách nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất".
H? Theo ý kiến của T/g , cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
- HS làm việc độc lập.
GV: Qua đó càng thấy rõ , đọc sách để làm học vấn , để tự học thật không dễ.
GV: chuyển.
GV: Yêu cầu HS theo dõi phần 3
H? Qua lời bàn của T/g , em nhận thấy có những phương pháp đọc sách nào đáng chú ý?
GV : Theo T/g: 
Hoạt động 3: HD tổng kết
- HS làm việc theo bàn.
H? Sức truyết phục của bài viết được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
H? Bài viết đề cập đến những vấn đề gì?
HS: đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả , tác phẩm:
+ Tác giả: ( 1897-1986)
- Nhà mĩ học , nhà lí luận VH nổi tiếng của TQ.
+ Tác phẩm: in trong cuốn "Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách".
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
3. Bố cục:
- Tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách.
- Cái khó của việc đọc sách.
- Phương pháp đọc sách.
II. Phân tích:
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Một con đường quan trọng của học vấn.
 + Sách: ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức , mọi thành tựu của loài người.
=> Sách : Kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại.
=> ý nghĩa hết sức quan trọng.
2. Cái khó của việc đọc sách:
- Thiên hướng sai lạc :
+ Sách nhiều -> không chuyên sâu.
+ Sách nhiều-> người đọc lạc hướng.
- Cần lựa chọn:
+ Không đọc nhiều-> chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển có giá trị.
+ Đọc kĩ các cuốn thuộc chuyên môn của mình.
+ Đọc các tài liệu có liên quan đến chuyên môn.
3. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua-> vừa đọc vừa suy ngẫm.
- Không đọc tràn lan-> cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
=> Đọc sách không chỉ là rèn luyện tri thức , mà còn là rèn luyện tính cách học làm người.
III. Tổng kết:
* Sức thuyết phục:
- Nội dung,cách trình bầy.
- Bố cục chặt chẽ , hợp lí.
- Cách viết giàu hình ảnh.
III. Luyện tập, củng cố:
	GV: HD HS làm bài tập luyện tập.
D. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: 
- Nắm lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 93 : " Khởi ngữ"
 --------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 05/ 01/ 2013. Ngày dạy: / 01/ 2013.
 Tiết 93: Khởi ngữ.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 + Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 + Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
2. Kỹ năng:
 - Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: Bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động:
 - Giáo viên ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
 - Giới thiệu bài mới.
II. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
GV: Yêu cầu HS đọc VD và trả lời câu hỏi.
- HS đọc VD và trả lời câu hỏi.
H? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
GV: Treo bảng phụ ghi từ ngữ in đậm ở trên.
- HS theo dõi bảng phụ. Xác định , GV nhận xét.
 H? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
H? Những từ in đậm có công dụng gì trong câu chứa nó?
GV Gợi ý câu hỏi thăm dò: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này.
H? Trước các từ ngữ in đậm nói trên có( hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào? 
- HS trả lời: Về , đối với. 
GVchốt: Những từ in đậm trên gọi là khởi ngữ.
H? Vậy thế nào là khởi ngữ?
HS : đọc ghi nhớ SGK.
H? Hãy đặt một câu có khởi ngữ?
HS: đặt , nhận xét.
Hoạt động 2 :
GV : HD học sinh làm bài tập.
HS: Làm việc theo nhóm, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
I. đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
 1. Bài tập mẫu:
- Vị trí: đứng trước chủ ngữ.
- Quan hệ với vị ngữ: Không có quan hệ C-V với vị ngữ.
- Công dụng: Nêu đề tài của câu chứa nó.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 2: Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
a.-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. -> Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được.
III. Hoạt động luyện tập, củng cố:
	GV củng cố lại bài.
D. HD học và chuẩn bị bài ở nhà:
 - Nắm lại đặc điểm , công dụng của khởi ngữ.
 - Làm lại các bài tập vào vở bài tập.
 - Chuẩn bị tiết 94: " Phép phân tích và tổng hợp".
 ------------------------------------------------------------------------	
Ngày soạn: 05/ 01/ 2013. Ngày dạy: / 01/ 2013.
Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng khi viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: nghiên cứu soạn bài.
- Trò: đọc và suy nghĩ trước các yêu cầu trong SgK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động.
 - GV ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 - Giới thiệu bài mới.
II. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Gọi HS đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi.
- HS đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi.
H? Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
- HS: Tìm .
H? Thông qua một loạt những dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
H? Chỉ ra hai luận điểm chính trong văn bản?
-> Tức là phải tuân thủ những" quy tắc ngầm", mang tính văn hoá xã hội.
-> Tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh.
H? Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
- HS: Phép lập luận phân tích- dẫn chứng SGK.
GV: Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra " 1 quy tắc ngầm" chi phối cách ăn mặc của con người, đó là văn hoá, xã hội.( luận điểm 1).
GV: Phép phân tích ở luận điểm 2 làm rõ nhận định của tác giả: " Ăn mặc ra sao cũng phảI phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội.
GV: Nêu yêu cầu b SGK?
H? Như vậy , phép lập luận phân tích và tổng hợp ở đây có vai trò gì?
=> P/t: Ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
=> T/ h: Giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đặc điểm của cách ăn mặc.
H? Qua tìm hiểu bài tập mẫu, em hiểu thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
- HS: đọc.
Hoạt động 2:
GV: HD học sinh làm bài tập luyện tập.
Bài tập 1: Phân tích luận điểm ():
+ Thứ nhất: học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
+ Thứ 2: bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng bắt đầu từ" kho tàng quý báu" được lưu giữ trong sách.
+ Thứ 3:đọc sách là "hưởng thụ"thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại , đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật cuả mỗi người.
Bài tập 4: Vai trò của phân tích trong lập luận: Không phân tích không làm rõ được luận điểm và không thuyết phục được người nghe.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
 1. Phép phân tích:
* Bài tập mẫu:
- Vấn đề : " ăn mặc chỉnh tề": Cụ thể:
 Sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giày, tất.
- Hai luận điểm chính:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh.
+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức. 
2. Phép lập luận tổng hợp:
- Để "chốt" lại vấn đề , tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một câu kết luận ở cuối văn bản.
3. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
Bài tập 2: -Do sách nhiều chất lượng khác nhau -> phảI chọn sách tốt mà đọc.
- Do sức người có hạn, không chọn sách -> lãng phí sức mình.
- Sách có nhiều loại chuyên môn, có loại thường thức , chúng liên quan đến nhau-> cũng cần đọc sách thường thức.
Bài tập 3: - Không đọc không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách -> đọc không xuể , không có hiệu quả.
- Đọc ít mà đọc kĩ hơn đọc nhiều mà qua loa , không ích lợi gì.
III. Hoạt động củng cố:
 GV củng cố lại nội dung bài học.
D. HD học và chuẩn bị bài ở nhà:
 - Nắm lại nội dung bài học, làm lại các bài tập vào vở BT.
 - Chuẩn bị tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
 ***********************************************
Tuần 21- Bài 18, 19:
 Ngày soạn: /01 / 2013. Ngày dạy: /01/2013
 Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một lần nữa khắc sâu việc vận dụng kiến thức về các phép phân tích và tổng hợp vào viết văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp và kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
B ... sự khác nhau trên.)
H? Các PTBĐ trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không?Vì sao? Nêu một vài VD minh hoạ?
( Được, vì: 
- Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luậnvà ngược lại.
- Ngoài chức năng thông tin , các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội ; do đó không thể có một văn bản nào đó lại chỉ sử dụng một phương thức)
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS.
- 6 kiểu văn bản:
+ Tự sự
+ Miêu tả
+ Biểu cảm
+ Thuyết minh
+ Nghị luận
+ Điều hành
III. HĐ luyện tập, củng cố:
 GV HD củng cố lại bài.
D. HD học và chuẩn bị bài ở nhà:
Tiếp tục ôn tập.
********************************************************
Tuần 36- Bài 33,34: 
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 166: Tổng kết phần Tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
-HS tiếp tục ôn tập và hệ thống những vấn đề về lí thuyết TLV đã học.
+ Biết đọc các kiểu văn bản - theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, diễn đạt.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động.
GV ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Giới thiệu yêu cầu của tiết tổng kết.
II. Tổng kết( Tiếp)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1( Tiếp):
- HS đọc bảng tổng kết và trả lời câu hỏi.
H? Từ bảng SGK , hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện , thể loại tác phẩm văn bản có gì giống nhau và khác nhau?
VD: - Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự.
 - Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình?
VD: Trong các thể loại văn học : tự sự , trữ tình , kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản : TSự, MTả,BCảm, T/minh, N.luận
- Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản trên.
GV: HD HS tìm hiểu tiếp các câu 5,6,7.
Hoạt động 2:
H? Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho VD minh hoạ?
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. GV chốt.
H? Phần TV có mối quan hệ như thế nào với phần văn và TLV? Cho VD minh hoạ?
GV: Nêu yêu cầu 3 SGK?
Hoạt động 3:
GV: HD HS ôn lại các kiểu văn bản trọng tâm đã học ở lớp 9.
* So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:
+ Giống nhau: Có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
+ Khác nhau:
- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
- Thể loại văn học là "môi trường" xuất hiện các kiểu văn bản.
II. Phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm.
III. HĐ luyện tập, củng cố:
 GV HD củng cố lại bài.
D. HD học và chuẩn bị bài ở nhà:
Tiếp tục ôn tập.
----------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết167-168 - 169: Tổng kết văn học.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm VH đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS; Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền VH Việt Nam: các bộ phận VH, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố và hệ thống những tri thức đã học về các thể loại VH gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh , khái quát hoá, tóm tắt các nội dung, tìm và chứng minh các luận điểm trong bài ôn tập
B. CHuẩn bị của thầy và trò: Chuẩn bị theo các yêu cầu SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động.
GV ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Giới thiệu tiết ôn tập.
II. Ôn tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- HS đọc đoạn mở đầu, mục A SGK tr. 185-186 .
H? Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì? Gạch dưới những câu quan trọng nhất và khái quát nội dung những câu đó?
- HS làm việc độc lập, trả lời.
I. Nhìn chung về nền VHVN.
- Đoạn mở đầu khái quát vị trí, giá trị của nệ VHVN trong lịch sử:
+ Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử VH dân tộcVN.
+ Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc VN.
+ Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước VN.
+ Có lịch sử lâu dài, phong phú , đa dạng.
Hoạt động 2:
H? VHVN cũng như nhiều nền VH khác trên thế giới, bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Gọi tên từng bộ phận? ( 2 bộ phận).
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. GV chốt.
Gv: HS HS tìm trả lời một số yêu cầu sau:
 H? Kể tên một số tác phẩm VHDG đã học trong chương trình lớp 6,7? Xác định tác giả? đặc điểm chung? Vì sao còn gọi VHDG là VH truyền miệng, VH bình dân?
H? Có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của VHDG không? Vì sao?
- HS làm việc độc lập.
H? Nêu khái quát giá trị của VHDG đối với đời sống tinh thần dân tộc, đối với các nhà văn( VH viết)?
- HS làm việc độc lập.
H? Kể những thể loại của VHDG? Truyện , bài ca dao, câu tục ngữ em thích ?
- HS làm việc độc lập.
- HS đọc lại nội dung mục I.2 tr. 189- 190 , lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV: gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi SGK.
II. Các bộ phận hợp thành nền VHVN.
1. Văn học dân gian:
- Vị trí: Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian
+ Ra đời từ thời viễn cổ, khi con người chưa có chữ viết, tiếp tục phát triển trong các thời đại tiếp theo.
- Đặc điểm, tính chất:
+ Tính tập thể( nhd lao động là tác giả)
+ Tính truyền miệng.
+ Tính dị bản.
- các thể loại phổ biến: 
+ Truyện DG: thần thoại , truyền thuyết, cổ tích , truyện cười
+ Thơ ca DG: ca dao, dân ca, câu đố
+ Nghị luận DG: Tục ngữ, thành ngữ,
+ sân khấu DG: chèo , tuồng, kịch 
- Giá trị, ý nghĩa XH, văn hoá:
+ Nguồn nuôI dưỡng tâm hồn, trí tuệ của con người.
+ Kho tàng chất liệu vô cùng phong phú cho các nhà văn học tập.
+ Tiếp tục phát triển , vẫn giữ vị trí quan trọngkhi VH viết đã xuất hiện và lớn mạnh.
=> VHDG của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, góp phần làm phong phú, đa dạng nền VH, văn hoá dân tộc.
2. Văn học viết:
- VH chữ Hán.
- VH chữ nôm
- Vh chữ quốc ngữ.
Hoạt động 3:
- HS dựa vào mục II tr 188-190 để trả lời.
H? Nhìn trên tổng thể , lịch sử VH viết VN từ thế kỉ X đến nay có thể chia làm mấy thời kì lớn? Mỗi thời kì có thể chia làm mấy giai đoạn lịch sử?
- Có thể nêu tên gọi , nội dung kháI quát của mỗi thời kì như thế nào?
- Nêu tên mỗi thời kì 1-2 tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học?
III. Tiến trình lịch sử VHVN.
Hoạt động 4:
-Hs đọc kĩ mục III để trả lời các câu hỏi.
- GV : HD HS trả lời các yêu cầu:
H? Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN là gì?
H? tại sao tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng đã trở thành truyền thống sâu sắc và bền vững của dân tộc?
...
IV. Mấy đặc sắc nổi bật của VHVN.
Hoạt động 5:
H? Dựa vào cơ sở nào để các nhà lí luận VHphân chia các thể loại VH?
- Hs trả lời theo đoạn mở đầu SGK tr 194.
H? Vậy thể loại VH là gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
GV gợi ý HS trả lời mấy vấn đề cơ bản.
V. Ôn tập các thể loại VH đã học trong chương trình THCS.
1. các kháI niệm và cơ sở để phân chia thể loại VH.
- Những đặc điểm hiện tượng đời sống trong tác phẩm.
- Phương thức phản ánh đời sống.
- Cách tổ chức tác phẩm
- Ngôn ngữ tác phẩm.
2. các quan điểm phân chia thể loại.
3. đặc điểm của thể loại VH.
4. Một số thể loại VHDG.
5. Một số thể loại VH trung đại.
Hoạt động 6:
GV: HDHS đọc mục ghi nhớ.
VI. Hướng dẫn tổng kết: 
III. HĐ luyện tập và củng cố:
 GV HD HS luyện tập.
D. HD học và chuẩn bị bài ở nhà.
Tiếp tục ôn tập.
Chuẩn bị thi học kì.
 --------------------------------------------------------------------------------
Tiết 170: Trả bài kiểm tra văn, bài chương trình địa phương
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS ôn tập về các tác phẩm truyện đã học: Nội dung , nghệ thuật
- Ôn tập ,Củng cố toàn bộ kiến thức về tiếng việt.
2. Kỹ năng:
- Rút kinh nghiệm về cách làm bài cụ thể.
B. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Chấm bài.
C.Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động:
GV ổn định lớp.
Nêu yêu cầu của tiết trả bài.
II. Trả bài:
Hoạt động của Gv và HS
Hoạt động học
Nội dung cần đạt.
1. Xác định lại yêu cầu của đề.
GV: yêu cầu HS nhắc lại đề và xác định lại yêu cầu của đề.
HS làm theo yêu cầu của GV.
2. Nhận xét chung.
GV: Nhận xét chung bài làm của HS.
HS nghe.
Về các mặt:
- Mức độ hiểu đề.
- Cách trình bầy.
3.Đọc , rút kinh nghiệm.
GV: Chọn 2 bài làm tốt cho HS đọc và rút kinh nghiệm.
HS đọc, rút
Kinh
nghiệm.
4. Trả bài.
GV: Trả bài HS tự sửa lỗi.
GV: Gọi điểm vào sổ.
HS tự sửa lỗi.
 Bước 3: Dặn dò.
Tiếp tục ôn tập.
Chuẩn bị tiết 174: trả bài kiểm tra Tiếng Việt
 **************************************************
Tuần 37- bài 34:
Tiết 171-172: Kiểm tra tổng hợp học kì II.
 ( Làm tập trung theo đề của Sở GD)
 ---------------------------------------------------------
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 173 : Thư , điện chúc mừng, thăm hỏi 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các tình huống cần sở dụng như ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
+ Nắm được cách viết một bức thư , điện.
+ Viết được một thư, điện đạt yêu cầu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết thư, điện cho HS.
3. Thái độ: HS có ý thức học tập, trân trọng cách viết thư, điện trong thời kỳ CNTT phát triển.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: Một số bức thư, điện.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Khởi động.
GV ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
GIới thiệu bài mới.
II. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- HS tìm hiểu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi.
H? Trường hợp nào cần gửi thư , điện?
- HS làm việc độc lập.
H? Có mấy loại thư , điện chính? Là những loại nào? Mục đích có khác nhau không?Tại sao?
- HS làm việc độc lập.
I. Các tình huống cần gửi thư, điện.
1. Trường hợp cần gởi thơ , điện:
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơI để trực tiếp nói với người nhận.
2. Hai loại chính:
- Thăm hỏi và chia vui.
- Thăm hỏi và chia buồn.
* Khác nhau về mục đích:
- Thăm hỏi và chia vui: biểu dương , khích lệ những thành tích, sự thành đạt.
- Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động 2:
GV : HD nắm được quy trình viết thư, điện.
II. Cách viết thư, điện.
Bước 1: Ghi rõ họ tên, đại chỉ người nhận
Bước 2: Ghi nội dung
Bước 3: Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.
Hoạt động 3:
GV : Hd HS luyện tập.
III. Luyện tập.
III. HĐ luyện tập, củng cố:
 GV củng cố lại nội dung bài học.
D. HD học và chuân rbị bài ở nhà.
Năm slại nội dung bài học
Ôn tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 174: Trả bài kiểm tra tiếng việt
Tiết 175: Trả bài kiểm tra tổng hợp
 ( Thi tập trung nên không trả bài)
 **************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGa Ngu van 9 Ki II Chuan.doc