Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Tuần 19 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Tuần 19 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn

I. Mục tiêu chung của chủ đề:

1/ Phẩm chất:

 - Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện cụ thể:

1.1. Chăm chỉ học tập nhận ra sự cần thiết của văn bản nghị luận xã hội trong đời sống hằng ngày

1.2. Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống, yêu con người, trân trọng những nét đẹp trong cuộc sống và phê phán những thói quen xấu, lạc hậu.

1.3. Biết đồng cảm, chia sẻ trước những vấn đề của xã hội, cuộc sống.

2/ Năng lực:

 - Qua chủ đề, HS luyện tập để có các năng lực sau:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân và nhóm, giữa các nhóm với nhau; giữa HS và GV.

- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong quá trình tiếp nhận và thực hiện các nh/vụ học tập

 2.2 Năng lực đặc thù:

 a) Năng lực đọc:

 a1) Đọc hiểu: biết đọc hiểu Ngữ liệu về văn bản NLXH cụ thể:

 - Nhận biết đề tài, kiểu bài, đặc điểm của bài NLXH.

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương pháp lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, tổng hợp.

- Phân tích được văn bản NLXH để xác định kiểu bài, cách làm bài về hai kiểu bài: NL về một sự việc hiện tượng và NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

- Liên hệ với những tác phẩm có cùng thể loại.

a1) Đọc mở rộng:

- Có khả năng tự đọc một văn bản NLXH phát hiện vấn đề nghị luận, phương pháp lập luận, kiểu bài

- Học tập cách viết văn bản NLXH.

b) Kĩ năng viết :

- Viết hoàn chỉnh văn bản thuộc kiểu bài NLXH: NL về một sự việc hiện tượng đời sống và NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí

c) Kĩ năng nói và nghe:

 - Trình bày miệng một văn bản NLXH hoàn chỉnh và thể hiện được tư tưởng, quan điểm của bản thân.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có).

 

doc 140 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Tuần 19 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần: 19,20
Tiết: 91-98 
CHỦ ĐỀ II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 (8 tiết)
Soạn: 19/01/2021
Giảng: 20/01/2021
I. Mục tiêu chung của chủ đề:
1/ Phẩm chất:
 - Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện cụ thể:
1.1. Chăm chỉ học tập nhận ra sự cần thiết của văn bản nghị luận xã hội trong đời sống hằng ngày
1.2. Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống, yêu con người, trân trọng những nét đẹp trong cuộc sống và phê phán những thói quen xấu, lạc hậu.
1.3. Biết đồng cảm, chia sẻ trước những vấn đề của xã hội, cuộc sống. 
2/ Năng lực: 
	- Qua chủ đề, HS luyện tập để có các năng lực sau:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân và nhóm, giữa các nhóm với nhau; giữa HS và GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong quá trình tiếp nhận và thực hiện các nh/vụ học tập
 2.2 Năng lực đặc thù:
 a) Năng lực đọc: 
	 a1) Đọc hiểu: biết đọc hiểu Ngữ liệu về văn bản NLXH cụ thể:
 - Nhận biết đề tài, kiểu bài, đặc điểm của bài NLXH.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương pháp lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, tổng hợp.
- Phân tích được văn bản NLXH để xác định kiểu bài, cách làm bài về hai kiểu bài: NL về một sự việc hiện tượng và NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Liên hệ với những tác phẩm có cùng thể loại.
a1) Đọc mở rộng:
- Có khả năng tự đọc một văn bản NLXH phát hiện vấn đề nghị luận, phương pháp lập luận, kiểu bài 
- Học tập cách viết văn bản NLXH.
b) Kĩ năng viết : 
- Viết hoàn chỉnh văn bản thuộc kiểu bài NLXH: NL về một sự việc hiện tượng đời sống và NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí
c) Kĩ năng nói và nghe:
 - Trình bày miệng một văn bản NLXH hoàn chỉnh và thể hiện được tư tưởng, quan điểm của bản thân.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có).
Tuần: 19
Tiết: 91,92 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 
 Chu Quang Tiềm 
Soạn: 19/01/2021
Giảng: 20/01/2021
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1/Kiến thức:
- Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2/Phẩm chất: 
- Yêu sách và đam mê đọc sách.
3/ Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic. 
 b. Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL 
+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục 
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
 - Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm.
 - Các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. 
 - Giáo án, bài giảng điện tử cùng một số tài liệu tham khảo khác.
 2. Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT: 
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, bình giảng, nêu vấn đề. 
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
Năng lực: Năng lực nhận thức, tư duy logic.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: 
* Chiếu một số hình ảnh về Ngày Hội đọc sách
+ Ngày Sách thế giới? Ngày Hội đọc sách ở VN? Ý nghĩa?
- GV: Theo dõi, hỗ trợ.
=> GV nh/xét và dẫn vào bài mới
- GV ghi tên bài học.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi thông tin
- HS trao đổi, hợp tác để tìm hiểu và trả lời.
- HS báo cáo kết quả
- HS lắng nghe và ghi tên bài học.
- Ngày Sách Thế giới: 23/04/1995 (UNESCO t/c).
- Ngày Sách Việt Nam: 21/04/2014 (Quyết định số 281/QĐ-TTg ).
- Sách rất quan trọng - khuyến khích mọi người đọc sách
* Giới thiệu: Trong cuộc sống, để nâng cao trình độ học vấn và văn hoá, tích luỹ tri thức, con người chúng ta có rất nhiều cách khác nhau. Trong đó việc đọc sách giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để thấy được vai trò ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách như thế nào? Cần phải lựa chọn sách ra sao khi đọc và phương pháp đọc sách như thế nào là có hiệu quả, 2 tiết này ta đi vào tìm hiểu bài văn “Bàn về
đọc sách” của một nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (65 phút)
Mục tiêu: Nắm được xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, hiểu biết về việc đọc sách và tổng hợp kiến thức bài học.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Năng lực: Năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác, năng lực sử dụng tiếng Việt, cảm thụ văn học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
 HỌC SINH
NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HĐ1: Tìm hiểu chung văn bản 
B1:
+ Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chu Quang Tiềm? Xuất xứ văn bản?
- GV: Chu Quang Tiềm là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của TQ. Bài viết là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời chia sẻ đầy tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
B2: GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc. (kết hợp trong quá trình phân tích).
- Lưu ý HS các chú thích: 1, 2, 3, 4.
B3:+ Dựa vào đầu đề cho biết thể loại?
B4:+ Vấn đề nghị luận của vbản này là gì?
+ V/đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm?
+ Nhận xét về kết cấu, bố cục bài viết?
- GV: Đây là một văn bản dịch ® khi phân tích cần chú ý nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không sa đà vào phân tích ngôn từ.
HĐ2:Tìm hiểu chi tiết văn bản:
B1: Tìm hiểu tầm quan trọng của sách, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
- Cho HS đọc đoạn 1,2.
- HĐ nhóm N4
N1,2: 
+ Theo Chu Quang Tiềm thì sách có tầm quan trọng như thế nào?
N3,4: 	
+ Với tầm quan trọng của sách như vậy, theo tác giả việc đọc sách có ý nghĩa cần thiết như thế nào? 
B2: Tìm hiểu những kh/khăn và các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay
- Cho HS đọc đoạn 3.
+ Theo Chu Quang Tiềm, việc đọc sách hiện nay gặp những khó khăn và các thiên hướng sai lệch như thế nào? 
+ Ở mỗi luận cứ ấy tác giả đưa ra những hình ảnh so sánh nào để thuyết phục người đọc?
“Liếc qua tuy nhiều nhưng đọng lại rất ít giống như ăn uống các thứ không tiêu hoá được dễ sinh bệnh đau dạ dày” - lối ăn tươi nuốt sống.
“Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Nếu chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hoá ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng”.
B3: Tìm hiểu phương pháp đọc sách có hiệu quả:
- Cho HS đọc phần còn lại.
+ Theo ý kiến của tác giả thì cần lựa chọn sách như thế nào để đọc? 
+ Để th/phục mọi người, t/giả đã lí giải v/đề nhtn? 
Nếu đọc 10 quyển không quan trọng không bằng dành thời gian ấy đọc một quyển có giá trị.
Mỗi môn chọn 3-5 quyển (sách chuyên sâu)
Nhưng cũng cần lưu ý “không có học vấn nào là cô lập và tách rời các học vấn khác.”
Nếu chỉ đọc sách chuyên môn, chuyên sâu thì “giống như con chuột chui vào sừng trâu càng chui sâu càng hẹp, không lối thoát.
+ Chọn đúng sách rồi vậy thì nên đọc như thế nào để thật sự có hiệu quả?
+ Tác giả đưa ra những ví dụ nào để thuyết phục người đọc?
(đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như kẻ trọc phú khoe của; cách đó chỉ lừa mình dối người... phẩm chất tầm thường, thấp kém) 
B4: Tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả.
I/ Tìm hiểu chung văn bản:
1/ Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986), nhà mĩ học, lí luận v/học nổi tiếng T/Quốc.
2/ Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: “Bàn về đọc sách” trích “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” xuất bản tại Bắc Kinh - 1995.
b/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
- Đọc: rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết - giọng tâm tình.
- Chú thích: 1, 2, 3, 4.
c/ Thể loại: Nghị luận xã hội.
d/ Bố cục:
* Vấn đề nghị luận: Việc đọc sách.
Luận điểm 1: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. (đ1, đ2)
Luận điểm 2: Những khó khăn và các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay.(đ3)
Luận điểm 3: Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách có hiệu quả (đ4, đ5, đ6)
 bố cục hợp lí, chặt chẽ.
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tầm quan trọng của sách, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
a/ Tầm quan trọng của sách:
- Sách ghi chép, cô đúc và lưu giữ những tri thức, thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại “là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.
- Những cuốn sách có giá trị, có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
 b/ Ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
- Đọc sách là 1 con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; ch/bị h/trang để có thể bước vào tương lai 1 cách vững chắc “có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”.
- Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
2/ Những khó khăn và các thiên hướng hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, dễ lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực đọc những cuốn sách vô bổ.
lí do vì sao phải lựa chọn sách để đọc.
3/ Phương pháp đọc sách có hiệu quả:
a/ Cách lựa chọn sách để đọc:
- Phải chọn cho tinh những quyển sách nào thật sự có giá trị, có lợi cho mình để đọc.
- Chọn những cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu. 
- Nhưng cũng không xem thường những loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn của mình. (Vì theo tác giả “không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác” và “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”).
b/ Phương pháp đọc:
- Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc tràn lan, cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
* Tính thuyết phục của văn bản:
- ND: các ý kiến, nhận xét, lời bàn đưa ra trong bài xác đáng; lí lẽ thấu tình đạt lí được trình bày bằng giọng văn chân tình, thân ái cùng chia sẻ.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Cách viết giàu hình ảnh sinh động (so sánh).
IV/ Tổng kết: (SGK)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
 Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học; HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập.
 Phương pháp: Làm việc cá nhân, vấn đáp.
 Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, khái quát, tiếp nhận.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Câu 1: Giao nhiệm vụ: Lập SĐTD khái quát nội dun ... (trích B/Ngô đại cáo)
- Bàn về phép học
1. Truyện, kí:
a. Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà, Bến quê; Những ngôi sao xa xôi
b. Kí: Cô Tô, Lao xao
2.Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi
3.Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con
4. Kịch: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta. 
5. Văn nghị luận: Thuế máu, Tiếng nói của v/nghệ, Chuẩn bị h/trang bước vào thế kỉ mới
TIẾT 2
B/ Nhìn chung về văn học Việt Nam: (60’)
I/ Các bộ phận hợp thành của nền VHVN: Gồm 2 bộ phận (VHDG và VH viết)
1) Văn học dân gian: (Hình thành từ xa xưa – chưa có chữ viết)
- Hoàn cảnh ra đời: trong LĐSX, đấu tranh xã hội.
- Đối tượng sáng tác: người lao động tầng lớp dưới (bình dân).
- Đặc tính: tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính diễn xưởng.
- Thể loại: truyện (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười), ca dao, dân ca, vè, câu đố, chèo) à phong phú.
- Nội dung sâu sắc, gồm:
+ Tố cáo XH cũ.
+ Thông cảm với những nỗi nghèo khổ, bất hạnh.
+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn, gia đình.
+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời
2) Văn học viết: (Từ TK X- hết TK XIX)
- Về chữ viết: có những sáng tác bằng chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, Pháp nhưng vẫn đậm đà tính dâc tộc.
- Về nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mỗi thời kỳ lịch sử.
+ Tinh thần đấu tranh chống xâm lược.
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí, lòng yêu nước, tình bạn, tình cảm đối với cha mẹ, ông bà...
II/ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (bộ phận văn học viết):
Từ thế kỷ X àXIX (Văn học trung đại)
- VH yêu nước chống xâm lược thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
- VH tố cáo XHPK và thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)
2. Từ thế kỷ XXà1945:
- VH yêu nước và CM - 30 năm đầu thế kỷ
- Sau 1930: 
+ Thơ mới (lãng mạn-Nhớ rừng)
+ VH hiện thực phê phán (Tắt đèn)
+ VHCM (Tố Hữu - HCM)
3. Từ 1945 – 1975:
- VH viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, làng,)
- VH viết về thời chống Mỹ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng, Những ngôi sao xa xôi, Chiếc lược ngà)
- VH viết về cuộc sống mới, con người lao động mới (Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa-pa)
4. Từ sau 1975:
- Viết về hồi ức chiến tranh.
- VH viết về sự nghiệp xây dựng, đổi mới.
III/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN:
1) Tư tưởng yêu nước
2) Tinh thần nhân đạo (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Người con gái Nam Xương)
+ Tố cáo cái xấu.
+ Thông cảm nỗi khổ con người.
+ Bênh vực quyền lợi con người. 
3) Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
4)Tính thẩm mỹ cao (chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị).
TIẾT 3
C. Sơ lược về một số thể loại văn học: (30’)
I/ Một số thể loại VHDG:
1. Tự sự dân gian: Truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười.
2. Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
3. Sân khấu dân gian: Tuồng, chèo
- Ngoài ra còn có tục ngữ được xem như một dạng đặc biệt của nghị luận.
II/ Một số thể loại VH trung đại:
1. Các thể thơ:
a) Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc:Thơ cổ phong, Đường luật.
b) Các thể thơ có nguồn gốc dân gian Việt Nam: Thơ lục bát, song thất lục bát
2. Các thể truyện kí: Truyền kì mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự
3. Truyện thơ Nôm (Viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát; có cốt truyện, nhân vật, sự việc): Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,
4. Một số thể văn nghị luận: Hích, cáo, chiếu, biểu
III/ Một số thể loại văn học hiện đại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, tuỳ bút
* Dặn dò: Về chuẩn bị bài “Tổng kết phần tập làm văn”.
* RÚT KINH NGHIỆM:
...
----------------------------------HẾT-------------------------------------
Tuần: 33,34
Tiết: 165,166
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN 
Soạn: 04/04/2021
Giảng: 12,13/05/2021
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức: 
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương biểu đạt đã được học ở bậc THCS.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
2. Phẩm chất: 
- Nghiêm túc khi tạo lập các kiểu văn bản theo thể loại.
- Nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt3. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
b. Năng lực chuyên biệt: 
+ Viết: Huy động kiến thức đã tiếp nhận và thực hiện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về kiểu văn bản đã học và thực hành trong CT Tập làm văn THCS. Nhận diện đặc điểm và so sánh sự khác biệt của từng thể loại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu.
2. HS: Chuẩn bị bài.
III/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình...
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HỆ THỐNG – CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Mục tiêu: Tổng hợp hệ thống hóa kiến thức về các thể loại đã học.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Năng lực: Năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic, năng lực sử dụng tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HĐ1: Cho HS đọc bản tổng kết và trả lời câu hỏi
Căn cứ vào bảng tổng kết, em biết mình đã học mấy kiểu văn bản? (6 kiểu)
Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu văn bản trên?
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Các phương thức biểu đạt chủ yếu mà em đã biết? (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành)
Các phương thức trên có được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu 1 ví dụ minh hoạ.
HĐ 2: ôn mối quan hệ giũa văn bản và các thể loại văn học
Bước 1: GV mở rộng kiến thức (xem mục “Những điều cần lưu ý” – SGV/179)
Bước 2: Quan hệ kiểu văn bản và thể loại văn học
 Phần văn và TLV có quan hệ với nhau như thế nào? 
Phần TV có quan hệ như thế nào với phần Văn và TLV
(Các phương thức miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các phương thức ấy để tạo lập văn bản nghĩa là làm 1 bài TLV)
HĐ3: Ôn lại 3 kiểu văn bản học ở lớp 9
Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
Cần chuẩn bị gì để làm văn bản thuyết minh?
Cho biết các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh?
Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì? Các yếu tố tạo thành? Phương thức biểu đạt kết hợp?
Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì? Các yếu tố nào tạo thành?
Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận.
Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về SV,HT ĐS; TT,ĐL; tác phẩm truyện hoặc về một đoạn thơ, bài thơ.
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
1/ Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản
Tự sự: Diễn biến SV - kết cục - biểu lộ ý nghĩa.
Miêu tả: Tái hiện sự vật – người đọc cảm nhận và hiểu được chúng.
Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, có ích, có hại, giúp người đọc có tri thức về đối tượng
Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, khơi gợi sự đồng cảm.
Nghị luận: Trình bày chủ trương, tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, XH, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận à thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu
Điều hành: Trình bày theo mẫu chung chịu trách nhiệm pháp lý về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể
2/ Mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế cho nhau được. Vì:
+ Mỗi kiểu sử dụng 1 PTBĐ chủ yếu.
+ Có những mục đích biểu đạt riêng.
+ Có những yêu cầu về nội dung, PP thể hiện và ngôn ngữ riêng.
+ Tuy nhiên, chúng vẫn có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
3/ Các phương thức : tự sự - miêu tả - biểu cảm – thuyết minh, nghị luận thường kết hợp với nhau trong 1 văn bản cụ thể làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản
Ví dụ: đoạn trích “Lão Hạc”
“Luôn mấy hômđáng buồn”
àphối hợp : Tự sự với nghị luận và biểu cảm
4/ 5/ 6/ Tự tìm hiểu
Đoạn thơ có dùng yếu tố nghị luận 
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
àYếu tố nghị luận làm chho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lý, gợi cho người đọc suy tư
7/ Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố miêu tả, thuyết minh, tự sự mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể, sinh động, lay động lý trí, tình cảm người đọc (phụ, bổ trợ).
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS:
1/ Mối quan hệ giữa văn bản và Tập làm văn
Là mẫu để HS mô phỏng, học PP kết cấu, cách thức diễn đạt
Văn bản 	gợi ý sáng tạo khi làm văn
	Giúp cách tư duy, trình bày TT
àĐọc nhiều văn bảnàviết tốt, viết hay
2/ Mối quan hệ giữa Tiếng Việt với Văn và Tập làm văn
Nắm quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại.
Văn bản 	Thấy được cái hay, cái đẹp trong cách diễn đạt của các văn bản.
	Nhờ nắm vững kiến thức TV àlàm TLV hiệu quả hơn.
3/ Tự tìm hiểu
III. Các kiểu văn bản trọng tâm :
1/ Văn bản thuyết minh:
a) Mục đích biểu đạt là: trình bày đúng, khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
b) Cần chuẩn bị: quan sát tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác đối tượng, tìm cách trình bày theo thứ tự hợp lý
c) Có 6 phương pháp cần dùng;
- Nêu định nghĩa giải thích
- Nêu ví dụ
- Phân tích, phân loại
- Liệt kê
- Dùng số liệu
- So sánh
d) Ngôn ngữ : chính xác, cô đọng, sinh động 
2/ Văn bản tự sự:
a) Mục đích biểu đạt: kể 1 câu chuyện theo 1 tr/tự nào đó
b) Các yếu tố tạo thành VB tự sự: Sự việc, tình huống, nhân vật, hành động, lời kể, kết cục.
c) Văn tự sự thường dùng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm à làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.
- Muốn câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý, gợi những suy tư thì thêm yếu tố nghị luận.
- Khi cần thể hiện th/độ, t/cảm à thêm yếu tố biểu cảm
3/ Văn bản nghị luận:
1. Mục đích biểu đạt của văn nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
2. Văn nghị luận có các yếu tố : luận điểm, luận cứ, lập luận.
3. Luận điểm, luận cứ phải rõ ràng có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.
SGK/24 5. SGK/68
* RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------HẾT-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_tuan_19_den_34_nam_hoc_2020.doc